CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46-CP |
Hà nội, ngày 06 tháng 8 năm 1996 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 46-CP NGÀY 6 THÁNG 8 NĂM 1996 QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Y TẾ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC Y TẾ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
MỤC A - HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ VỆ SINH; HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 1: Vi phạm các quy định về vệ sinh lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Những người làm công việc liên quan trực tiếp đến việc chế biến, sản xuất thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút không chấp hành các quy định về vệ sinh cá nhân hoặc đang mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da hoặc không có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
b. Không che đậy, bao gói các loại thức ăn chín, các loại thực phẩm ăn ngay và các loại đồ uống.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không bảo đảm các quy định vệ sinh hoàn cảnh, vệ sinh dụng cụ tại các nơi sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh và chuyên chở thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống và rượu.
b. Nguyên liệu sản xuất, phụ gia thực phẩm và nước dùng để sản xuất thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút không bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh.
c. Không có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy đã hết hạn nhưng không xin giấy mới đối với cơ sở sản xuất và kinh doanh thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút.
d. Sản xuất, kinh doanh thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút phải bao gói sẵn nhưng không có nhãn hoặc nhãn sai quy định.
e. Sản xuất, kinh doanh thành phẩm lương thực, thực phẩm, nước uống, rượu và thuốc hút không có đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm.
g. Bán lẻ ra thị trường các loại nông sản có dư lượng hoá chất trừ sâu, phân bón hoá học vượt quá giới hạn cho phép.
h. Kinh doanh thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút quá hạn dùng hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng đường hoá học, phẩm màu và các phụ gia khác sử dụng trong sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút ngoài danh mục Bộ Y tế cho phép.
b. Vận chuyển với mục đích tiêu thụ hoặc kinh doanh các loại thịt gia súc, gia cầm bị bệnh truyền nhiễm.
c. Sản xuất dụng cụ dùng cho việc ăn uống, các loại bao bì để đóng gói thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút từ các nguyên liệu, phụ gia mới không có giấy chứng nhận kiểm nghiệm của cơ quan y tế có thẩm quyền.
d. Sản xuất, chế biến thành phẩm lương thực, thực phẩm, các loại nước uống, rượu và thuốc hút không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
e. Bán buôn ra thị trường các loại nông sản có dư lượng hoá chất trừ sâu, phân bón hoá học vượt quá giới hạn cho phép.
4. Tiêu huỷ các vật phẩm quy định tại điểm g, h khoản 2 và điểm a, b, d, e khoản 3 của Điều này.
Điều 2.- Vi phạm các quy định vệ sinh về nước:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi xả rác, xả nước thải, tắm giặt và các hành vi khác làm ô nhiễm nguồn nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân.
2. Phạt tiền 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quy định về xét nghiệm theo dõi chất lượng nước của nhà máy, xí nghiệp cung cấp nước sạch.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh để chất thải gây ô nhiễm nguồn nước dùng cho sinh hoạt của nhân dân.
b. Các nhà máy, xí nghiệp cung cấp nước sạch không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
4. Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a, khoản 3 của Điều này.
Điều 3. Vi phạm các quy định về vệ sinh lao động:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không tổ chức khám sức khoẻ trước khi tuyển dụng, không tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động hoặc không tổ chức điều trị cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.
b. Không lập hồ sơ vệ sinh xí nghiệp, hồ sơ khám sức khoẻ, hồ sơ khai báo bệnh nghề nghiệp và đăng ký kiểm tra vệ sinh lao động hàng năm hoặc theo định kỳ.
c. Không có phương tiện kỹ thuật, y tế, phương án tổ chức cấp cứu để bảo đảm cấp cứu ở những nơi có các yếu tố nguy hiểm, độc hại dễ gây tai nạn lao động.
d. Không có biện pháp khử trùng, khử độc ở những nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không có biện pháp và thiết bị xử lý để hơi độc, khí độc, khói bụi, nước thải nhiễm độc, chất thải công nghiệp và các yếu tố độc hại khác vượt tiêu chuẩn cho phép.
b. Không bảo đảm các quy định vệ sinh lao động về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và tiếng ồn, độ rung, bụi, hơi, khí độc và các yếu tố độc hại khác.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sử dụng các chất phóng xạ hay X-quang không bố trí ở nơi riêng biệt hoặc không thực hiện đúng các quy định về an toàn bức xạ hoặc không xử lý chất thải theo quy định.
b. Không bảo đảm các quy định vệ sinh lao động về phóng xạ và điện từ trường.
4. Đình chỉ và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 của Điều này.
Điều 4.- Vi phạm các quy định về vệ sinh trong xây dựng:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc xây dựng, cải tạo hoặc đưa vào sử dụng các công trình không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
2. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 5.- Vi phạm các quy định khác về vệ sinh:
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với các cá nhân vi phạm quy định về phòng và chống dịch bệnh.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh hoàn cảnh ở các cơ quan, bệnh viện, trường học, nhà trẻ và các nơi công cộng khác.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ quan, tổ chức vi phạm quy định về phòng và chống dịch bệnh.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh các loại đồ dùng học tập, đồ chơi cho trẻ em gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của học sinh và trẻ em hoặc sản xuất, kinh doanh các loại đồ chơi trẻ em thuộc danh mục cấm sản xuất, kinh doanh. 5. Buộc tiêu huỷ các vật phẩm vi phạm các quy định tại khoản 4 của Điều này.
Điều 6.- Vi phạm các quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Thông tin, quảng cáo nhằm khuyến khích các bà mẹ có sữa, đang cho con bú sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
b. Thông tin, quảng cáo sai sự thật việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.
c. Tặng cho các bà mẹ mới sinh con có sữa hoặc các thành viên trong gia đình họ các loại hàng mẫu sản phẩm nhằm khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm đó để thay thế sữa mẹ.
d. Tặng quà hoặc tài trợ dưới mọi hình thức cho cán bộ y tế ở các bệnh viện, nhà hộ sinh hoặc các cơ sở y tế khác nhằm quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc vi phạm các quy định về chất lượng và nhãn hiệu sản phẩm thay thế sữa mẹ.
3. Buộc tiêu huỷ đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ không bảo đảm chất lượng.
Điều 7.- Vi phạm các quy định về kiểm dịch y tế biên giới:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không thực hiện các biện pháp chống chuột trên các phương tiện vận tải biển khi các phương tiện đó neo đỗ tại cảng.
b. Sử dụng giấy chứng nhận về diệt chuột, giấy miễn diệt chuột không đúng quy định.
c. Các khoang chở người, khoang để hàng trên phương tiện vận tải không đảm bảo vệ sinh và phương tiện vận tải không trang bị đủ hoá chất diệt trùng, diệt côn trùng và diệt chuột.
d. Sửa đổi hoặc giả mạo giấy chứng nhận kiểm dịch y tế.
e. Xuất, nhập khẩu chất thải, đồ vật cũ, phương tiện đã sử dụng mà không khai báo với cơ quan kiểm dịch y tế, không xử lý y tế, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch y tế.
g. Phương tiện vận tải nhập cảnh không báo tín hiệu xin kiểm dịch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Che dấu hiện trạng vệ sinh dịch tễ bệnh phải kiểm dịch hoặc xoá bỏ hiện trường bệnh dịch.
b. Vận chuyển thi hài, hài cốt, các sản phẩm đặc biệt như vi trùng, các sản phẩm sinh học, các mô, các cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể con người, máu và các thành phần của máu qua biên giới chưa được cơ quan kiểm dịch y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch. 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Chủ phương tiện vận tải không khai báo theo quy định về kiểm dịch y tế với cơ quan kiểm dịch y tế để tiến hành kiểm dịch y tế trước khi xuất cảnh hoặc nhập cảnh.
b. Đối tượng phải kiểm dịch y tế từ chối kiểm dịch y tế hoặc không thực hiện các yêu cầu của cán bộ kiểm dịch y tế.
c. Tháo nước dằn tàu, vứt bỏ rác, chất thải có mầm bệnh và các yếu tố độc hại trước khi cơ quan kiểm dịch y tế thi hành các biện pháp xử lý về y tế.
MỤC B - HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH; HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Cơ sở hành nghề không đúng địa chỉ ghi trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề, không có biển hiệu theo quy định.
b. Không bảo đảm đủ điều kiện, thiết bị kỹ thuật theo quy định.
c. Không thực hiện việc mở sổ sách thống kê, không lưu sổ kê đơn thuốc, sổ thuốc độc, thuốc hướng thần.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Hành nghề quá khả năng chuyên môn, không đúng theo phạm vi được quy định trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề.
b. Cho người khác sử dụng bằng bác sĩ, giấy chứng nhận chuyên môn, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn thuốc mà không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
4. Đình chỉ hành vi quy định tại khoản 3 và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.
Điều 9.- Vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kê đơn thuốc không đúng bệnh nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng người bệnh.
b. Không thực hiện đúng quy chế vô khuẩn và sát khuẩn trong châm cứu, tiêm, chích, phẫu thuật và các thủ thuật khác trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không thực hiện đúng các quy chế, điều lệ về chuyên môn kỹ thuật y tế.
b. Vừa kê đơn, vừa bán thuốc ngoài cơ số cấp cứu (trừ khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền dân tộc).
c. Sử dụng thiết bị y tế không đạt chất lượng trong khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các phương pháp khám bệnh, chữa bệnh, các thiết bị, dược phẩm không hoặc chưa được phép của Bộ Y tế.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này.
Điều 10.- Vi phạm các quy định khác về khám bệnh, chữa bệnh:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không tham gia các hoạt động y tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu và tuyên truyền hướng dẫn nhân dân bảo vệ sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh theo yêu cầu của cơ quan quản lý y tế địa phương.
b. Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan y tế trực tiếp quản lý về hoạt động chuyên môn, kỹ thuật của cơ sở.
c. Khi phát hiện người bị mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, bệnh AIDS, bệnh nghiện ma tuý mà không báo cáo với cơ quan y tế địa phương.
d. Không thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định đối với người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
2. Phạt tiền từ 500.000 đống đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo với các cơ sở y tế của Nhà nước khi phát hiện các bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch, bệnh lạ, nhiễm độc hàng loạt để nhanh chóng giải quyết hậu quả.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Quảng cáo không đúng với khả năng chuyên môn và phạm vi hành nghề được quy định trong giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề.
b. Không chấp hành lệnh huy động của cơ quan y tế có thẩm quyền khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
Điều 11.- Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện đối với hành nghề xoa bóp:
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không có biển hiệu ở phòng xoa bóp.
b. Nhân viên hành nghề không mang trang phục, không đeo biển hiệu đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Giường xoa bóp không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
b. Không đặt chuông cấp cứu.
c. Không đảm bảo ánh sáng, vệ sinh theo quy định trong phòng xoa bóp.
d. Không bảo đảm diện tích, không có vách ngăn theo quy định trong phòng xoa bóp.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không có tủ thuốc cấp cứu theo quy định.
b. Hệ thống cửa ra vào của các phòng xoa bóp không bảo đảm theo quy định.
c. Nhân viên xoa bóp không thực hiện đúng quy định chuyên môn kỹ thuật theo quy định.
d. Nhân viên xoa bóp không hành nghề đúng nơi quy định.
4. Hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khác:
a. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục đối với các hành vi quy định tại khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 3 của Điều này.
b. Tước quyền sử dụng giấy chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật xoa bóp đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 của Điều này.
Điều 12.- Vi phạm các quy định về bảo hiểm y tế:
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác hoặc sửa chữa thẻ bảo hiểm y tế. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng thẻ bảo hiểm y tế vì lợi ích cá nhân.
b. Chủ sử dụng lao động không mua hoặc gian lận trong hồ sơ mua thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong việc lập chứng từ và thanh toán chi phí sai quy định gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm y tế nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13.- Vi phạm các quy định về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Bị nhiễm HIV/AIDS nhưng không tự giác khai báo trong tờ khai kiểm dịch y tế khi nhập cảnh vào Việt Nam.
b. Không thông báo ngay cho vợ hoặc chồng biết khi biết mình bị nhiễm HIV/AIDS.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Tiết lộ bí mật về việc xét nghiệm và kết quả xét nghiệm cho người khác khi không được phép nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Vi phạm các quy định về giữ bí mật tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV/AIDS. Nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
c. Đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về tên, tuổi, địa chỉ, hình ảnh của người bị nhiễm HIV/AIDS mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân người bị nhiễm HIV/AIDS trong trường hợp người đó đã chết.
d. Từ chối việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị nhiễm HIV/AIDS. e. Người bị nhiễm HIV/AIDS cố tình làm các công việc không được phép làm.
g. Người sử dụng lao động không chuyển người bị nhiễm HIV/AIDS đang làm công việc thuộc danh mục người bị nhiễm HIV/AIDS không được phép làm sang làm việc khác.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về truyền máu, về vô khuẩn, sát khuẩn và các quy định khác về chuyên môn xử lý nhiễm HIV/AIDS.
MỤC C- HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ DƯỢC; HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
Điều 14.- Vi phạm các quy định về tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện thành lập cơ sở hành nghề dược (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược).
b. Cho người khác sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược, bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn.
c. Người bán thuốc không đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
d. Trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc sản xuất và kinh doanh thuốc không đúng theo quy định của Bộ Y tế.
e. Chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc mở cửa.
g. Nhà thuốc bán buôn.
2. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.
Điều 15.- Vi phạm quy định về sản xuất thuốc.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sản xuất thuốc không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược.
b. Sản xuất thuốc dùng cho súc vật giống với thuốc dùng cho người, nhãn thuốc không in chữ "dùng cho súc vật".
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sản xuất thuốc không đúng quy trình hoặc không có hồ sơ theo dõi.
b. Sản xuất thuốc không đúng công thức đã được duyệt.
c. Sản xuất thuốc không có số đăng ký của cơ quan y tế có thẩm quyền.
d. Sản xuất thuốc đông dược bằng dược liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sản xuất thuốc kém phẩm chất (không đạt tiêu chuẩn chất lượng).
b. Sản xuất thuốc tân dược bằng nguyên liệu chưa được kiểm nghiệm.
4. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này.
5. Buộc tiêu huỷ thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d và khoản 2 khoản 3 của Điều này.
Điều 16. Vi phạm các quy định về bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật bảo quản để bảo đảm an toàn chất lượng của thuốc và nguyên liệu làm thuốc.
b. Không có hồ sơ kỹ thuật và sổ sách ghi chép xuất thuốc, nhập thuốc và nguyên liệu làm thuốc đúng quy định.
Điều 17.- Vi phạm các quy định về kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Bán nhầm thuốc nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
b. Bán các loại thuốc chỉ được bán theo đơn của bác sĩ mà không có đơn hoặc không theo đơn.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh nguyên liệu sản xuất thuốc tân dược không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược.
b. Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc sản xuất, không còn nguyên bao bì xuất xứ.
c. Kinh doanh thuốc ngoài danh mục đã được Bộ Y tế cho phép lưu hành, thuốc không có số đăng ký.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh thuốc kém phẩm chất (không đạt tiêu chuẩn chất lượng) hoặc thuốc quá hạn dùng.
b. Nhập khẩu thuốc, hoặc nguyên liệu làm thuốc không còn nguyên bao bì xuất xứ.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc ngoài danh mục Bộ Y tế quy định.
b. Nhập khẩu thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.
5. Buộc tiêu huỷ thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, khoản 4 của Điều này.
6. Tịch thu thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này.
7. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4 của Điều này nếu có tình tiết tăng nặng.
Điều 18.- Vi phạm các quy định về thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc phóng xạ:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi kê đơn và sử dụng thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc phóng xạ không đúng quy định của Bộ Y tế nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi sản xuất, pha chế, bảo quản, kinh doanh thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc phóng xạ không đúng quy định của Bộ Y tế.
3. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.
4. Đối với các hành vi vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm sang cơ quan điều tra dể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 19.- Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo thuốc và nhãn thuốc:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Thông tin, quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của thuốc.
b. Thông tin quảng cáo về thuốc không có giấy phép của cơ quan y tế có thẩm quyền.
c. Sử dụng nhãn thuốc không được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt hoặc in nhãn thuốc không đúng mẫu đã được duyệt.
d. Mạo nhãn của một thứ thuốc khác đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký.
e. Không in nhãn thuốc bằng tiếng Việt đối với thuốc sản xuất trong nước hoặc không in tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
g. Không in thời hạn dùng thuốc.
2. Tịch thu nhãn thuốc, thuốc mạo nhãn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d, e khoản 1 của Điều này;
3. Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 1 của Điều này nếu có tình tiết tăng nặng.
Điều 20.- Hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả:
Khi phát hiện hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, người có thẩm quyền xử lý phải lập biên bản, tạm thu giữ tang vật và phương tiện vi phạm, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề dược, giấy phép thành lập và giấy phép kinh doanh, sau đó chuyển hồ sơ và tang vật, phương tiện vi phạm sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 21.- Vi phạm các quy định về mỹ phẩm:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Kinh doanh và sản xuất mỹ phẩm không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp. b. Trang bị cơ sở vật chất không đúng các quy định của Bộ Y tế.
c. Mạo nhãn hoặc không đăng ký nhãn hiệu mỹ phẩm.
d. Sử dụng nhãn mỹ phẩm không được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt hoặc in nhãn không đúng mẫu đã được duyệt.
e. Không ghi trên nhãn mỹ phẩm ngày sản xuất hoặc hạn dùng và các thông tin về mỹ phẩm: thành phần, cách sử dụng, cách bảo quản theo quy định của Bộ Y tế.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh các loại xà phòng, kem đánh răng, phấn rôm và đồ dùng cá nhân không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sản xuất mỹ phẩm không có số đăng ký của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
b. Sản xuất mỹ phẩm bằng nguyên liệu chưa được kiểm nghiệm.
c. Sản xuất mỹ phẩm không đúng công thức đã được duyệt.
d. Không đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để bảo đảm an toàn chất lượng mỹ phẩm.
e. Kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sản xuất, không đạt tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn dùng hoặc mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
b. Nhập khẩu mỹ phẩm hoặc nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm đã bị nước sản xuất công bố cấm lưu hành trên thị trường.
c. Nhập khẩu, kinh doanh mỹ phẩm không còn nguyên vẹn bao bì xuất xứ.
5. Buộc tiêu huỷ mỹ phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c, d, e khoản 2, khoản 3 và điểm a, b khoản 4 của Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 22.- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra Nhà nước về y tế:
1. Thanh tra viên về vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh và dược trong khi thi hành công vụ trong phạm vi chức năng của mình có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng và áp dụng các biện pháp xử lý khác quy định tại các điểm a, b, d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trừ biện pháp buộc bồi thường thiệt hại.
2. Chánh thanh tra Sở Y tế có quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề theo thẩm quyền; ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dưới vốn pháp định và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Chánh thanh tra Bộ y tế có quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề theo thẩm quyền; ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép thành lập doanh nghiệp, công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dưới vốn pháp định và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 23.- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng, buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh, tiêu huỷ những vật phẩm độc hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ con người.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, quyết định việc áp dụng các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước cấp có thẩm quyền thu hồi giấy phép.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.
Điều 24.- Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác:
1. Ngoài những người quy định tại điều 22, 23 của Nghị này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt như phải thực hiện đúng các quy định tại các Điều 46, 47, 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
THỦ TỤC, NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP XỬ PHẠT
1. Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.
2. Việc quyết định xử phạt cảnh cáo được thực hiện bằng văn bản, khi xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền xử phạt thông báo quyết định xử phạt đến chính quyền địa phương hoặc cơ quan, tổ chức, nơi người vi phạm cư trú hoặc công tác.
Điều 26.- Thủ tục, biện pháp phát triển:
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản. Nội dung biên bản và thủ tục lập biên bản theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt và ghi rõ cho cơ quan người vi phạm biết điều khoản, tên văn bản pháp luật mà họ đã vi phạm, mức độ trách nhiệm, hình thức xử phạt áp dụng đối với hành vi của họ theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Bộ Y tế quy định thống nhất mẫu biên bản, mẫu quyết định xử phạt phù hợp với từng lĩnh vực quản lý về y tế.
Bộ Tài chính quy định thống nhất mẫu biên lai, phát hành và quản lý biên lai thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế bị phạt tiền đều phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Người ra quyết định xử phạt không được thu tiền phạt trực tiếp tại chỗ.
4. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt mà tổ chức hoặc cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính cố tình không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế chấp hành theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Các cơ quan, tổ chức hoặc đại diện hợp pháp của người bị xử phạt có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh các biện pháp cưỡng chế của cơ quan đã ra quyết định xử phạt.
Điều 27.- Tước quyền sử dụng giấy phép và thu hồi giấy phép:
1. Giấy phép thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề, giấy phép kinh doanh do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân hoặc tổ chức để hoạt động kinh doanh đều có thể bị tước quyền sử dụng nếu vi phạm các quy định có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng giấy phép đó.
2. Chánh thanh tra nhà nước chuyên ngành về y tế (thanh tra vệ sinh, khám bệnh, chữa bệnh, và dược) có quyền tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a. Đối với các vi phạm xét thấy vẫn có thể cho tiếp tục hành nghề được thì tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề có thời hạn.
b. Đối với các vi phạm nghiêm trọng, xét thấy không thể tiếp tục hành nghề được thì tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề không thời hạn.
c. Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập, giấy phép kinh doanh phải thu hồi trong các trường hợp sau:
- Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
- Giấy phép có nội dung trái với quy định pháp luật.
Điều 28.- Thủ tục áp dụng các biện pháp hành chính khác:
1. Cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 22, 23, 24 của Nghị định này khi quyết định áp dụng các biện pháp hành chính khác phải căn cứ vào quy định của pháp luật và mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hành chính đó gây ra.
2. Trường hợp vật phẩm có thể gây hại cho sức khoẻ con người bị buộc tiêu huỷ là các loại thực phẩm cần phải tiêu huỷ ngay, khi thi hành phải lập biên bản có chữ ký của người bị phạt, người ra quyết định xử phạt và người làm chứng. Trường hợp vật phẩm có thể gây hại cho sức khoẻ con người bị buộc tiêu huy nhưng chưa cần tiêu huỷ ngay thì phải niêm phong tang vật và thành lập hội đồng xử lý để huỷ bỏ.
Điều 29.- Nguyên tắc áp dụng các hình thức xử phạt:
1. Ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền, có thể kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng những biện pháp hành chính khác theo quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Hình thức xử phạt hành chính có thể được áp dụng độc lập, hình thức xử phạt bổ sung và việc áp dụng các biện pháp hành chính khác không thể áp dụng độc lập mà chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
4. Tổ chức bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời tiến hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra vi phạm hành chính trong khi thi hành công vụ được giao để truy cứu trách nhiệm kỷ luật và để bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính về y tế được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Tổ chức và cá nhân có thẩm quyền xử phạt mà vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì phải bồi thường.
Điều 32.- Xem xét lại các quyết định xử phạt khi có khiếu nại:
1. Chánh thanh tra sở y tế xem xét lại quyết định xử phạt của thanh tra viên y tế cấp sở khi tổ chức và cá nhân bị xử phạt có khiếu nại.
2. Chánh thanh tra Bộ Y tế xem xét lại quyết định xử phạt của Chánh thanh tra Sở, thanh tra viên y tế cấp Bộ khi tổ chức và cá nhân bị xử phạt có khiếu nại.
Điều 33.- Thủ tục giải quyết khiếu nại và tố cáo:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người ra quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.
Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt đó trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người có khiếu nại.
Khiếu nại đối với giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh thanh tra Bộ Y tế phải gửi cho Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm xem xét, kết luận và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được trả lời, người ra quyết định giải quyết khiếu nại phải thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trong trường hợp chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không đồng ý với kết luận của Bộ trưởng Bộ Y tế thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền khiếu nại lên Tổng Thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ nhận được khiếu nại, Tổng thanh tra Nhà nước xem xét và quyết định về khiếu nại. Quyết định của Tổng thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.
3. Việc khiếu nại xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
4. Trong trường hợp người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì có thể quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý về quyết định bồi thường, bồi hoàn thì họ có thể yêu cầu toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Điều 34.- Phạm vi áp dụng Nghị định:
Nghị định áp dụng cho tất cả cá nhân, tổ chức, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Nghị định số 341/HĐBT ngày 22 tháng 9 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Điều 36.- Trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định:
1. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý việc sử dụng tiền phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM --------- |
No. 46-CP |
Hanoi , August 06,
1996 |
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD
OF STATE MANAGEMENT OVER PUBLIC HEALTH
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the Protection of the People’s Health of June 30, 1989;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July
6, 1995;
At the proposal of the Minister of Health,
DECREES:
ADMINISTRATIVE
VIOLATIONS IN THE FIELD OF PUBLIC HEALTH, FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Section A - ADMINISTRATIVE
VIOLATIONS OF THE HYGIENE REGULATIONS; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
...
...
...
1. Warning or a fine of 20,000 to 50,000 VND for
one of the following acts:
a) Persons whose work is directly related to the
processing, production of food products, foodstuffs, drinks of various kinds,
liquors and smoking stuffs, but who fail to observe the regulations on personal
hygiene or contract infectious diseases or skin diseases or have no training
certificates in food hygiene and safety.
b) Failing to cover or pack cooked foods,
instant food and drinks.
2. A fine of 200,000 to 800,000 VND for one of
the following acts:
a) Failing to observe the regulations on ambient
and tool hygiene at the places of production, processing, preservation, trading
and transport of food products, foodstuffs, beverages and liquors.
b) Using materials, food additives and water not
up to hygiene standard, for the production of food products, foodstuffs,
beverages, liquors and smoking stuffs.
c) Establishments producing and trading in food
products, foodstuffs, beverages, liquors and smoking stuffs having no
certificates of food safety and hygiene or failing to renew their already
expired certificates.
d) Producing and/or trading in food products,
foodstuffs, beverages, liquors and smoking stuffs, which must be packed but are
not labeled or improperly labeled.
e) Producing and/or trading in food products,
foodstuffs, beverages, liquors and smoking stuffs without registration of food
safety and hygiene.
...
...
...
g) Trading in expired foodstuffs, beverages,
liquors and smoking stuffs or failing to ensure hygiene standards.
3. A fine of 1,000,000 to 3,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Using chemical sugar (sweetener), coloring
matters and other additives in the production and processing of foods,
foodstuffs, beverages, liquors and smoking stuffs outside the list issued by
the Ministry of Health.
b) Transporting for the purpose of consuming or
trading meats of poultry and cattle affected by infectious diseases.
c) Manufacturing dining tools, containers for
food products, foodstuffs, drinks, liquors and smoking stuffs from new
materials and additives without certificates of quality control issued by the
competent health agency.
d) Producing and processing food products,
foodstuffs, drinks, liquors and smoking stuffs not up to hygiene standards.
e) Wholesaling on the market farm products with
a residue of pesticide or chemical fertilizer exceeding the allowed limits.
4. Destruction of objects mentioned in Points f
and g, Clause 2 and Points a, b, d and e, Clause 3 of this Article.
Article 2.- Violations
of the regulations on water hygiene:
...
...
...
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for failure
to observe the regulations on examining and controlling the quality of water
supplied by water plants/enterprises.
3. A fine of 2,000,000 to 8,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Discharging waste by State agencies,
organizations, production or business establishments, causing the pollution of
water sources used by the people in their daily life.
b) Failing to ensure hygiene standards by water
plants/enterprises.
4. Forcible application of measures to overcome
consequences of the violations mentioned in Clause 1 and Point a, Clause 3 of
this Article.
Article 3.- Violations
of the regulations on labor sanitation:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Failing to organize health checks before
recruitment, failing to organize periodical health checks and medical checks
for employees to detect occupational diseases or failing to give medical
treatment to employees suffering from occupational diseases.
b) Failing to prepare dossiers on sanitation of
enterprises, health check records, occupational disease dossiers and annual or
periodical registrations of labor sanitation control.
...
...
...
d) Failing to take disinfecting and poison
neutralizing measures at places where noxious and infectious elements are
present.
2. A fine of 1,000,000 to 4,000,000 VND for one
of the acts:
a) Failing to take measures and install
equipment for disposal of poisonous steam and gases, dust, noxious waste water,
industrial discharge and other hazardous factors exceeding the allowed limits.
b) Failing to observe the regulation on labor
sanitation with regard to temperature, humidity, lighting, noise, vibration,
dust, steam, noxious gases and other hazardous factors.
3. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Using radioactive or X-ray emitting
substances without storing them at separate places or without observing the
regulations on radiation safety or without disposing radioactive waste in
accordance with prescriptions.
b) Failing to observe the labor sanitation
regulations on radiation and magnetic electricity.
4. Suspension and forcible application of
measures to overcome the consequences of the violations mentioned in Clauses 2
and 3 of this Article.
Article 4.- Violations
of the regulations on hygiene in construction:
...
...
...
2. Forcible application of measures to overcome
the consequences of the violations mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 5.- Violations
of other hygiene regulations:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND shall be
imposed on individuals for violating the regulations on the prevention and
fight against epidemics and diseases.
2. A fine of 200,000 to 500,000 VND shall be
imposed on violations of the regulations on ambient hygiene in offices,
hospitals, schools, kindergartens and other public places.
3. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND shall be
imposed on agencies or organizations for violating the regulations on the
prevention and fight against epidemics and diseases.
4. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND shall be
imposed on acts of manufacturing and trading in teaching aids and children�s
toys which badly effect the health of pupils and children or manufacturing and
trading in children�s toys banned from
manufacture and trade.
5. Forcible destruction of objects mentioned in
Clause 4 of this Article.
Article 6.- Violations
of the regulations on trading in and use of substitutes for breast milk:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
...
...
...
b) Conducting false information and/or
advertisements on the use of substitutes for breast milk.
c) Presenting mothers who have sufficient breast
milk after childbirth or members of their family with samples of goods, aimed
at encouraging the use of such products as substitutes for breast milk.
d) Giving presents or donations in any form to
medical personnel working in hospitals, maternity homes or other medical
establishments in order to advertise the substitutes for breast milk.
2. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND shall
be imposed on violations of the regulations on quality and labels of substitutes
for breast milk.
3. All substitutes for breast milk that fail to
meet the quality standard shall be destroyed.
Article 7.- Violations
of the regulations on border epidemiological control:
1. A fine of 1,000,000 to 3,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Failing to take anti-rat measures on maritime
transport means when they anchor at ports.
b) Using rat-free certificates or certificates
of exemption from rat killing at variance with prescriptions.
...
...
...
d) Modifying without authorization or forging
epidemiological control certificates.
e) Exporting or importing waste matters, used
articles, used transport means without declaring at the epidemiological control
agency, without subjecting them to medical treatment or without epidemiological
control certificates issued by the epidemiological control agency.
f) Entry transport means failing to give signals
asking for an epidemiological check.
2. A fine of 3,000,000 to 9,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Concealing the actual situation of
epidemiological hygiene which must be checked, or wiping out evidences of
epidemics.
b) Transporting human corpses, remains, and
other special objects such as microbes, biological items, tissues, organs or
parts of human body, blood and blood constituents across the border without
being checked and granted certificates by the epidemiological control agency.
3. A fine of 10,000,000 to 30,000,000 VND for
one of the following acts:
a) Failing to make the prescribed
epidemiological control declarations by the transport means owners at the
epidemiological control agency in order to conduct the epidemiological control
before their entry or exit.
b) Refusing to submit to epidemiological control
or to implement the requirements of epidemiological control officials by
persons who are subject to epidemiological control.
...
...
...
1. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Medical establishments having addresses other
than defined in the certificates of qualification for practice or having no
signboard as prescribed.
b) Failing to ensure the necessary technical
conditions and equipment as prescribed.
c) Failing to open statistical books, or to keep
books of medication prescriptions and lists of poisons and psychotropic drugs.
2. A fine of 3,000,000 to 12,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Conducting medical practice beyond one’s
professional capability or not in conformity with the area of practice defined
in the certificate of qualification and conditions for practice.
b) Allowing another person to use diplomas of medical
doctor, the certificates of medical practice or the certificate of
qualification and conditions for practice.
...
...
...
4. Suspension of acts mentioned in Clause 3 and
forfeiture of the right to use the certificate of qualification and conditions
for practice with regard to violations prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 9.- Violations
of the regulations on medical profession:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Giving medication prescriptions which are not
appropriate to the disease but which have not yet caused serious consequences
to the health and life of the patient.
b) Failing to observe the regulations on
sterilization and bacteria-killing in the course of acupuncture, injection,
pricking, surgery and other methods used for medical examination and treatment.
2. A fine of 2,000,000 to 8,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Failing to observe the regulations on medical
technical profession.
b) Giving medication prescriptions and selling
drugs besides the quantity prescribed for emergency (except for medical
examination and treatment by methods of traditional national medicine).
c) Using medical instruments of poor quality for
medical examination and treatment.
...
...
...
4. Forfeiture of the right to use the
certificate of qualification and conditions for practice for violations mentioned
in Clause 3 of this Article.
Article 10.- Violations
of other regulations on medical examination and treatment:
1. A fine of 200,000 to 1,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Failing to take part in the medical
activities for primary health care and popularization of measures of health
protection, disease prevention and treatment among the population at the
request of the local health authorities.
b) Failing to observe the regime of periodical
reports to the health agencies directly managing the professional and technical
operations of the establishments.
c) Failing to report to the local health
authorities when discovering persons having contracted sexually transmitted
diseases including AIDS or addicted to drugs.
d) Failing to take measures for controlling as
prescribed persons having contracted serious infectious diseases.
2. A fine of 500,000 to 3,000,000 VND for acts
of failing to report to the State health agencies when discovering infectious
diseases that must be quarantined, strange diseases or collective contamination
in order to promptly solve the consequences.
3. A fine of 3,000,000 to 10,000,000 VND for one
of the following acts:
...
...
...
b) Failing to comply with the mobilization order
of the competent health agency when natural calamities or epidemics break out.
Article 11.- Violations
of the regulations on qualification and conditions for massage service:
1. A fine of 50,000 to 200,000 VND for one of
the following acts:
a) Having no signboard at the massage room.
b) Failing to dress and wear name cards as
required.
2. A fine of 200,000 to 500,000 VND for one of
the following acts:
a) Massage beds not up to the required standards.
b) Failing to install emergency buzzers.
c) Failing to ensure lighting and hygienic
standards required for massage rooms.
...
...
...
3. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Having no emergency medicine chest as
prescribed.
b) Failing to meet the requirements on exit
and/or entry doors of massage rooms.
c) Failing to observe the regulations on
professional technique of massage practitioners.
d) Practicing massage not at the prescribed
place.
4. Forms of additional sanction and other
measures:
a) Forcible application of measures to overcome
the consequences of acts prescribed in Clauses 1, 2 and Points a, b, Clause 3
of this Article.
b) Forfeiture of the right to use the
certificate of professional massage service for violations defined in Point c,
Clause 3 of this Article.
Article 12.- Violations
of the regulations on medical insurance:
...
...
...
2. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Abusing position and powers to use medical
the insurance card for personal interests.
b) Employers failing to buy or cheating in
making dossiers for buying compulsory medical insurance cards for their
employees.
3. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for
acts of cheating in making vouchers and paying for expenditures not in
accordance with regulations, thus causing losses to the medical insurance fund,
but not seriously enough to be examined for penal liability.
Article 13.- Violations
of the regulations on HIV/AIDS prevention and fight:
1. Warning or a fine of 50,000 to 200,000 VND
for one of the following acts:
a) A HIV/AIDS infected person failing to declare
the infection in the medical control form when entering Vietnam.
b) Failing to immediately inform his/her spouse
of his/her HIV/AIDS infection when it is detected.
2. A fine of 200,000 to 800,000 VND for one of
the following acts:
...
...
...
b) Violations of the regulations on keeping
secret the names, ages, addresses and photographs of those who are infected
with HIV/AIDS but not yet causing serious consequences.
c) Broadcasting on the mass media the names,
ages, addresses or photographs of HIV/AIDS infected persons without their
consent or their relatives’ consent after their death.
d) Refusing to provide HIV/AIDS infected persons
with medical examination and treatment.
e) HIV/AIDS-infected persons deliberately doing
jobs that they are not allowed to do.
f) An employer failing to transfer HIV/AIDS
infected persons to other jobs from jobs that they are not allowed to do.
3. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for
violations of the regulations on blood transfusion, sterilization,
bacteria-killing and other regulations on professional treatment of HIV/AIDS
infection.
Section C - ADMINISTRATIVE
VIOLATION OF THE REGULATIONS ON PHARMACY; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 14.- Violations
of the regulations on criteria and conditions for pharmaceutical practice:
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
...
...
...
b) Allowing another person to use the
certificate of qualification and conditions for pharmaceutical practice and
other professional diplomas or certificates.
c) Drug sellers not qualified for the job as
prescribed by the Ministry of Health.
d) Material and technical bases equipped for the
manufacture and sale of pharmaceuticals not conforming to the regulations of
the Ministry of Health.
e) Drugstore owners are absent when their
drugstores are open.
f) Wholesale-dealing in drugs by drugstores.
2. Forfeiture of the right to use the
certificate of qualification and conditions for pharmaceutical practice shall
be applied to violations mentioned in Point b, Clause 1 of this Article.
Article 15.- Violations
of the regulations on drug manufacture:
1. A fine of 3,000,000 to 10,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Manufacturing drugs without certificates of
qualification and conditions for pharmaceutical practice.
...
...
...
2. A fine of 5,000,000 to 15,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Manufacturing drugs through improper
processes or without monitoring records.
b) Manufacturing drugs not according to approved
formulas.
c) Manufacturing drugs without a registration
number issued by the competent health agency.
d) Manufacturing eastern medicines from
materials of low quality.
3. A fine of 20,000,000 to 50,000,000 VND for
one of the following acts:
a) Manufacturing drugs of low quality (not up to
the quality standards).
b) Manufacturing western medicines from
materials not yet subject to examination.
4. Forfeiture of the right to use certificates
of qualification and conditions for pharmaceutical practice shall be applied to
violations mentioned in Clause 3 of this Article.
...
...
...
A fine of 1,000,000 to 4,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Failing to satisfy technical requirements for
preservation to ensure the quality of drugs and materials for drug production.
b) Failing to keep technical records and books
on the quantities of drugs and materials received and issued for drug
production in accordance with regulations.
1. A fine of 500,000 to 2,000,000 VND for one of
the following acts:
a) Selling the wrong drugs but not yet causing
serious consequences.
b) Selling without a doctor’s prescription or
not according to prescriptions drugs that require a doctor�s
prescription.
2. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND for one
of the following acts:
...
...
...
b) Trading in drugs of unidentified sources of
production or with original containers no longer intact.
c) Trading in drugs which are not included in
the list of drugs allowed for circulation by the Ministry of Health, or drugs
having no registration number.
3. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Trading drugs of low quality (not up to the
quality standards) or drugs the usage date of which has expired.
b) Importing drugs or materials for drug
production with their containers no longer intact.
4. A fine of 20,000,000 to 60,000,000 VND for
one of the following acts:
a) Exporting and/or importing drugs or materials
for drug production, which are not included in the list prescribed by the
Ministry of Health.
b) Importing for drug production drugs or
materials, which have already been declared banned from circulation on the
market by the producing country.
5. Forcible destruction of drugs for violations
mentioned in Point b, Clause 4 of this Article.
...
...
...
7. Forfeiture of the right to use certificates
of qualification and conditions for pharmaceutical practice shall be applied on
violations mentioned in Points a and b, Clause 4 of this Article if such
violations involve aggravating factors.
1. A fine of 2,000,000 to 8,000,000 VND shall be
imposed on acts of writing prescribing and using poisons, addictive drugs,
psychotropic drugs, radioactive drugs not in conformity with regulations issued
by the Ministry of Health but not yet causing serious consequences.
2. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND shall
be imposed on acts of manufacturing, preparing, preserving and trading in
poisons, addictive drugs, psychotropic drugs or radioactive drugs not in
conformity with regulations issued by the Ministry of Health.
3. Forfeiture of the right to use certificates
of qualification and conditions for pharmaceutical practice shall be applied to
violations mentioned Clauses 1 and 2 of this Article.
4. With regard to violations of the regulations
on manufacturing and/or trading in poisons, addictive drugs, psychotropic
drugs, if there exist all factors for establishing crime, the dossiers,
material evidences and means of violation shall be transferred to the
investigation agency for examination of penal liability.
Article 19.- Violations
of the regulations on information, advertisement and labels of drugs:
1. A fine of 2,000,000 to 8,000,000 VND shall be
imposed on one of the following acts:
a) Conducting information and advertisement
untrue to the properties and effect of the drug.
...
...
...
c) Using drugs label not ratified by the
competent health agency or printing drug label not identical to the approved
pattern.
d) Imitating labels of registered drugs being
circulated on the market.
e) Failing to print drug labels in Vietnamese
for domestically produced drugs, or failing to print the name and address of
the producer.
f) Failing to print the expiry date of the drug.
2. Seizure of imitated drug labels and/or drugs
with imitated labels shall be applied to violations mentioned in Points c, d
and e, Clause 1 of this Article;
3. Forfeiture of the right to use the
certificates of qualification and conditions for pharmaceutical practice shall
be applied to violations mentioned in Points a and b, Clause 1 of this Article
if such violations involve aggravating factors.
Article 20.- Acts of
manufacturing and trading in fake drugs:
When detecting acts of manufacturing and trading
in fake drugs, the person with competence to handle the case shall have to make
a record, temporarily seize the material evidences and means used for the
violation, the certificate of qualification and conditions for pharmaceutical
practice, establishment licenses and business licenses, and then transfer the
dossiers and material evidences and means used for the violation to
investigation agency of the examination for penal liability in accordance with
provisions of law.
Article 21.- Violations
of the regulations on cosmetics:
...
...
...
a) Trading in and manufacturing cosmetics
without certificates of qualification and conditions for business issued by the
competent health agency.
b) Material base equipped not in accordance with
regulations issued by the Ministry of Health.
c) Imitating or failing to register cosmetics
labels.
d) Using cosmetics labels not approved by the
competent health agency or printing labels not identical to the approved ones.
e) Failing to specify on the cosmetics labels
the date of manufacture or the expiry date and other information about the
cosmetics: components, instructions for use and preservation in accordance with
regulations issued by the Ministry of Health.
2. A fine of 2,000,000 to 5,000,000 VND shall be
imposed on acts of manufacturing and trading in soaps, toothpaste, talc and
other personal items, that are not up to the hygiene standards.
3. A fine of 2,000,000 to 8,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Manufacturing cosmetics without registration
number issued by the competent health agency.
b) Manufacturing cosmetics from materials not
yet examined.
...
...
...
d) Failing to satisfy the technical requirements
to ensure the quality safety of cosmetics.
e) Trading in cosmetics of unidentified
production sources not up to the quality standards, beyond the expiry date or
cosmetics which have been declared banned from circulation on the market by the
producing country.
4. A fine of 5,000,000 to 15,000,000 VND for one
of the following acts:
a) Manufacturing cosmetics which are below the
quality standards.
b) Importing cosmetics or materials for
cosmetics production which have been declared banned from circulation on the
market by the producing country.
c) Importing and trading in cosmetics with
containers no longer intact.
5. Forcible destruction of cosmetics shall be
imposed on violations mentioned in Points b, c, d and e, Clauses 2 and 3 and
Points a and b, Clause 4 of this Article.
COMPETENCE TO IMPOSE
SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
...
...
...
1. An Inspector for hygiene, medical examination
and treatment and pharmaceutical practice, while performing his/her duty within
his/her jurisdiction, shall have the competence to issue warnings, impose fines
up to 200,000 VND, seize the material evidences and means used for violation
valued at up to 500,000 VND, and apply other measures provided for in Points a,
b and d, Clause 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of
Administrative Violations, except for forcible compensation for damage.
2. The Chief Inspector of the provincial Health
Service can impose fines of up to 10,000,000 VND, forfeit the right to use
certificates of qualification and conditions for practice according to his/her
competence; issue decisions to stop the violation and request the competent
agency to forfeit the right to use the permits for establishing an enterprise
or company, the certificate of registration for under-prescribed capital
business, and apply other measures provided for in Clauses 2 and 3, Article 11
of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
3. The Chief Inspector of the Ministry of Health
can impose fines up to 20,000,000 VND, forfeit the right to use certificates of
qualification and conditions for practice according to his/her competence; issue
decisions to stop the violation and request the competent agency to forfeit the
right to use the permit for establishing an enterprise or company the
certificate of registration for under-prescribed capital business and apply
supplementary forms of sanction and other measures provided for in Clauses 2
and 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 23.-
Sanctioning competence of the President of the People�s Committee at all levels:
1. The President of the People’s Committee of
commune, ward or district town can impose warnings, fines of up to 200,000 VND,
seize the material evidences and means used for violations valued at up to
500,000 VND, order compensations of up to 500,000 VND for damage caused by the
administrative violation, suspend the acts causing the pollution of the living
environment, the spread of epidemics and diseases and destroy matters harmful
to human health.
2. The President of People’s Committee of
district, precinct, township or provincial city can impose warnings or fines of
up to 10,000,000 VND, decide the application of supplementary forms of sanction
and other measures provided for in Clauses 2 and 3, Article 11 of the Ordinance
on the Handling of Administrative Violations; except for the forfeiture of the
right to use permits issued by the higher State agencies in which case the
President of the People�s Committee at
district level shall issue a decision to stop the violation and propose the
competent State agency to revoke the permit.
3. The President of the People’s Committee of
the province or city directly under the Central Government can impose warnings
or fines of up to 100,000,000 VND, apply supplementary forms of sanction and
other measures provided for in Clauses 2 and 3, Article 11 of the Ordinance on
the Handling of Administrative Violations; except for the forfeiture of the
right to use permits issued by the higher State agencies in which case the
President of the People’s Committee at provincial level shall issue a decision
to stop the violation and propose the competent State agency to revoke the
permit.
Article 24.- The
sanctioning competence of other agencies:
1. In addition to persons defined in Articles 22
and 23 of this Decree, those persons who have competence to impose sanctions
according to the Ordinance of the Handling of Administrative Violations, when
discovering an administrative violation defined in this Decree that fall within
their respective jurisdiction and geographical area, can impose sanctions but
must observe the provisions of Articles 46, 47 and 48 of the Ordinance on the
Handling of Administrative Violations.
...
...
...
PROCEDURES, PRINCIPLES
AND MEASURES FOR IMPOSING SANCTIONS
1. Warnings shall be served to individuals
and/or organizations that have committed for the first time minor
administrative violations which involve extenuating factors.
2. The decision on warnings shall be made in
writing; when deemed necessary, the agency with sanctioning competence shall
notify the administration of the locality or agency or organization where the
violator resides or works.
Article 26.- Procedures
and measures to impose fines:
1. Upon detection of an administrative
violation, the person with sanctioning competence shall promptly make a record,
except for cases requiring only simple procedures. The content of and
procedures for making a record shall conform with Article 47 of the Ordinance
on the Handling of Administrative Violations.
2. Within 15 days from the date of making the
record, the person with sanctioning competence shall issue a decision on
sanction clearly stating the provisions and name of the legal document which
have been violated, the level of liability and the form of sanction to be
imposed in accordance with Article 48 of the Ordinance on the Handling of
Administrative Violations.
The Ministry of Health shall uniformly set the
model form of record, the model form of sanctioning decision for each field of
medical management.
...
...
...
3. Individuals and organizations that commit
administrative violations in the field of State management over medicine and
are fined shall have to pay fines at the places defined in the sanctioning
decisions and shall be given fining receipts. The persons who issue decisions
shall not be entitled to collect the fines on the spot.
4. Within 5 days from the date of receiving the
sanctioning decision, the sanctioned individual or organization that
deliberately disobey the decision shall be forced to comply with the
sanctioning decision in accordance with Article 55 of the Ordinance on the
Handling of Administrative Violations.
The agency, organizations or lawful
representative of the sanctioned shall have to strictly comply with the
coercive measures taken by the agency that has issued the sanctioning decision.
Article 27.- Forfeiture
of the right to use permit and revocation of permit:
1. The right to use permit for establishing an
enterprise, the certificate of qualification and conditions for practice and
the business license granted by the State competent agencies to individuals or
organizations to conduct business activities may be forfeited of if the
violations of the regulations is directly related to the use of the permit or
license.
2. The Chief State Inspector of the medical
service (inspection on hygiene, medical examination and treatment,
pharmaceutical practice) can forfeit the right to use certificates of
qualification and conditions for practice and propose to the agency with
competence to issue permits for establishment, certificates of registration of
business the following:
a) Where the violator is allowed to continue
his/her professional practice, his/her right to use the certificate of
qualification and conditions for practice shall be forfeited for a given period
of time.
b) In serious cases where the violator is not
allowed to continue his/her professional practice, his/her right to use the
certificate of qualification and conditions for practice shall be indefinitely
forfeited.
c) To propose to the agency with competence to
grant the permit of establishment and business licenses to withdraw such
permits and licenses in the following cases:
...
...
...
- The contents of permits and licenses are
contrary to the provisions of law.
Article 28.- Procedures
for the application of other administrative measures:
1. State agencies and persons having sanctioning
competence to impose sanctions stipulated in Articles 22, 23 and 24 of this
Decree shall have to base themselves on the provisions of law and the extent of
the actual damage caused by such administrative violations when issuing
decisions on application of other administrative measures.
2. Where material objects which may have harmful
effects on human health must be destroyed immediately, when enforcing the
destruction, records must be made signed by the sanctioned person, the person
who has issued the sanctioning decisions and witnesses. Where objects which may
have harmful effects on human health must be destroyed but not necessarily
right away such objects must be sealed and a council for the destruction shall
be set up.
Article 29.- Principles
of applying the forms of sanction:
1. In addition to the main forms of sanction:
warning and fine, supplementary forms of sanction and other administrative
measures may be applied in accordance with Article 11 of the Ordinance on the
Handling of Administrative Violations.
2. The main forms of administrative sanction can
be applied separately, the supplementary forms of sanction and other administrative
measures cannot be applied separately but together with the main form(s) of
sanction.
3. When a fine is imposed, the specific amount
of the fine against an administrative violation shall be the average amount in
the fine bracket prescribed for such violation; if the violation involves
extenuating factors, the amount of fine may be reduced but not lower than the
minimum in the fine bracket; if the violation involves aggravating factors, the
in fine may be increased but not more than the maximum amount of the fine
bracket.
4. The sanctioned organization must comply with
the sanctioning decision, and at the same time identify the faults of its
members who directly committed the administrative violation while performing
their assigned duties for examination of discipline liability and the payment
of compensation for damage in accordance with the provisions of law.
...
...
...
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Organizations and individuals that have merits
in supplying information, detecting, preventing, handling administrative
violations in the field of medicine shall be commended in accordance with the
common regime of commendation and reward of the State.
Article 31.- Handling
of violations:
If an organization or individual with
sanctioning competence commits violations they shall be disciplined or examined
for penal liability; depending on the nature and extent of their violations, if
damage is caused to other organizations and individuals, compensations must be
paid.
Article 32.-
Re-examination of sanctioning decisions in case of complaints:
1. The Chief Inspector of the provincial Health
Service shall review the sanctioning decision issued by the medical inspector
of the provincial service when the sanctioned organization and individual file
their complaints.
2. The Chief Inspector of the Ministry of Health
shall review the sanctioning decision issued by the chief medical inspector of
the provincial health services or the medical inspectors of the ministerial
level when the sanctioned organization and individual file their complaints.
Article 33.- Procedures
for handling complaints and denunciations:
...
...
...
2. Within 15 days from the date of receiving
complaints, the person(s) that issued the sanctioning decision(s) shall have to
decide and answer in writing to the complainants.
If the complainant disagrees with the decision
of settlement, he/she can lodge a complaint to the immediate superior of the
person that issued the sanctioning decision within 3 days from the date of
receiving the settlement decisions.
Within 20 days from the date of receiving the
complaint, the head of the immediate higher agency of the person that issued
the sanctioning decision shall have to decide and answer in writing to the
complainant.
Complaints against the settlement of complaints
by the Presidents of the province or city directly under the Central Government
must be sent by the Chief Inspector of the Ministry of Health to the Minister
of Health.
Within 30 days from the date of receiving such a
complaint, the Minister of Health shall have to examine, conclude and answer in
writing to the complainant. Within 7 days from the date of receiving the
answer, the person who has issued the decision on settling the complaint shall
have to comply with the decision of the Minister of Health.
In case the President of the People�s
Committee of the province or city directly under the Central Government
disagrees with the settlement of the Minister of Health, he/she shall have the
right to lodge a complaint to the General State Inspector. Within 45 days from
the date of receiving the complaint the General State Inspector shall have to
consider and issue a decision on the complaint. The decision of the General
State Inspector shall be final.
3. The complaint about sanctions against
administrative violations shall not cause the suspension of the implementation
of the sanctioning decisions.
4. Where the person in charge of settling
complaints issue a decision to change the form, level and measure of sanction,
or annul the previous sanctioning decision, he/she may also decide the
compensation or direct repayment for damage (if any) in accordance with the
provisions of law.
If the complainants disagrees with the decisions
on compensation or repayment, he/she can request the Court to settle the complaint
through the procedure of civil proceedings.
...
...
...
Article 34.- Scope of
application:
This Decree shall apply to all individuals and
organizations, including the foreign individuals and organizations and
foreign-invested enterprises in Vietnam.
This Decree takes effect from the date of its
signing and replaces Decree No.341-HDBT of September 22, 1992 of the Council of
Ministers (now the Government) promulgating the Regulation on the Handling of
Administrative Violations in the Field of Medicine.
Article 36.-
Responsibility for guiding the implementation of this Decree:
1. The Minister of Health shall have to guide
the implementation of this Decree.
2. The Minister of Finance and the Minister of
Health shall have to guide and manage the use of fines against administrative
violations in the field of State management over medicine.
...
...
...
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Vo Van Kiet
;
Nghị định 46-CP năm 1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế
Số hiệu: | 46-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 06/08/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 46-CP năm 1996 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế
Chưa có Video