CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 6 năm 1999 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam ngày 28 tháng 3 năm 1998;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính cũng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Điều 2. Trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này trong các lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tài nguyên khoáng sản, hành vi vận chuyển trái phép người và vận chuyển mua bán trái phép hàng hóa, vũ khí, chất nổ, chất ma túy và các chất kích thích, các hành vi buôn lậu và các hành vi vi phạm hành chính thuộc các lĩnh vực khác có liên quan. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt theo thẩm quyền, nếu không thuộc thẩm quyền thì phải lập biên bản và chuyển cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xử phạt theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Trong vùng nội thủy, khi có yêu cầu, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp, trợ giúp các lực lượng chuyên ngành khác thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm các hoạt động trên biển thực hiện đúng các quy định của pháp luật; trường hợp Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam chủ động phát hiện các hành vi vi phạm hành chính thì phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn, thông báo và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính.
1. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 35 Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
2. Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính khác được áp dụng theo các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 5. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; thời hạn trên được tính là hai năm đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực môi trường, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, các hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
2. Các quy định khác về thời hiệu áp dụng các khoản 2 và 3 Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu quá một năm, kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được áp dụng theo Chương II Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
MỤC 1: VI PHẠM VỀ AN NINH, TRẬT TỰ AN TOÀN TRÊN BIỂN
Điều 8. Xử phạt đối với vi phạm của tàu thuyền nước ngoài có một trong các hành vi sau đây:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dừng lại hoặc neo đậu trái phép trong lãnh hải Việt Nam.
2. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xả khói mù, bắn các loại súng, phóng các tín hiệu hoặc sử dụng các vật liệu nổ trong vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam vào bất cứ mục đích gì, trừ trường hợp bắn đạn tín hiệu cấp cứu và bắn súng chào;
b) Gây cản trở cho các hoạt động giao thông hàng hải, các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản, các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác các nguồn lợi biển.
3. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Gây nhiễu đối với hệ thống thông tin liên lạc, các loại máy, thiết bị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Sử dụng trái phép các loại máy ra đa, máy phát sóng siêu âm, máy quan trắc, máy đo đạc, các khí tài lặn và các loại máy khác để khảo sát thăm dò tình hình địa lý, khí tượng thủy văn, chất đáy, độ sâu hoặc bất kể mục tiêu thăm dò nào khác trong lãnh hải Việt Nam;
c) Không đưa toàn bộ các vũ khí cố định và lưu động trên tàu về tư thế bảo quản khi tàu thuyền có trang bị vũ khí vào vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng lãnh hải Việt Nam;
d) Không áp dụng các biện pháp chuyên môn phòng ngừa nguy hiểm và độc hại hoặc không cung cấp cho các nhà chức trách Việt Nam các tài liệu kỹ thuật về các chất phóng xạ, các chất nguy hiểm hay độc hại có ở trên tàu khi được yêu cầu đối với tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử và các tàu thuyền chở các chất phóng xạ, chuyên chở hoặc sử dụng các chất nguy hiểm hay độc hại được phép đi qua vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng lãnh hải Việt Nam;
e) Đưa người ra khỏi tàu thuyền hoặc đưa người xuống tàu thuyền không theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh; chứa chấp, đồng lõa, bao che hoặc tiếp tay cho những người vi phạm pháp luật của Việt Nam trong vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 2; điểm a và b khoản 3 Điều này;
b) Buộc người và phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Điều này rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Điều 9. Xử phạt đối với hành vi vi phạm của tàu thuyền đánh cá nước ngoài đi lại trong các vùng biển Việt Nam.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thu cất lưới hoặc các dụng cụ đánh bắt khác;
b) Không đưa về trạng thái bảo quản tất cả các loại máy thăm dò, phát hiện, dụ dẫn cá.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu tái phạm một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 10. Xử phạt đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào nghiên cứu khoa học ở các vùng biển Việt Nam.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu khoa học không đúng với địa điểm được phép nghiên cứu.
2. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mang theo vũ khí, đạn dược, chất nổ, phương tiện trinh sát, các chất độc hại.
3. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đặt, sử dụng các thiết bị hay dụng cụ, các công trình nghiên cứu mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc phải tháo dỡ các công trình, thiết bị, dụng cụ và có thể bị thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 11. Xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực an ninh, trật tự trên biển được áp dụng theo quy định tại Điều 18, trừ điểm b khoản 2 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.
Điều 12. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, được áp dụng theo quy định tại Điều 21, trừ các điểm b và c khoản 1, điểm d khoản 2 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng chống và kiểm soát ma túy được áp dụng theo quy định tại Điều 22, trừ khoản 2; các điểm a, b, c, g và h khoản 3; các điểm b, c và e khoản 4 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ.
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi vi phạm trong sử dụng, điều khiển phương tiện, hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có hộ chiếu thuyền viên;
b) Không có chứng chỉ chuyên môn hàng hải của thuyền viên.
2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu theo đúng quy định của pháp luật khi tàu đã được chuyển dịch sở hữu;
c) Hành nghề kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn;
d) Kinh doanh không đúng với nội dung, phạm vi được quy định trong giấy phép;
e) Không thực hiện đúng các quy định doanh nghiệp đã đăng ký (luồng tuyến, vùng hoạt động, tên tàu);
g) Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng đến 3 tháng các giấy chứng nhận chuyên môn hoặc giấy phép hoạt động hàng hải đối với vi phạm quy định tại các điểm b và e khoản 2 Điều này.
Điều 15. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn sinh mạng người và tàu.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tàu không có bảng quy định nhiệm vụ cứu sinh đặt tại các vị trí cần thiết;
b) Tàu không có các bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh;
c) Không có bảng phân công về cứu sinh, cứu đắm đối với từng thuyền viên trên tàu và các nơi công cộng trên tàu;
d) Không có đầy đủ các trang bị cứu sinh theo quy định;
e) Các trang bị cứu sinh không bảo đảm chất lượng tốt, không bảo đảm sẵn sàng hoạt động được ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
b) Tàu không có đủ biên chế an toàn tối thiểu theo quy định;
c) Người được bố trí đảm nhiệm chức danh không đúng với tên người đã đăng ký trong sổ danh bạ thuyền viên;
d) Không có nhật ký tàu hoặc sử dụng nhật ký tàu sai quy định;
e) Không có số hiệu đăng ký của phương tiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang bị cứu sinh đã hết hạn sử dụng;
b) Không có các trang bị cứu sinh.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc không thời hạn giấy phép hoạt động hàng hải của tàu, giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn cơ bản đối với vi phạm hành chính quy định tại Điều này.
Điều 16. Xử phạt đối với hành vi chở hàng hóa, hành khách quá trọng tải cho phép.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng trên mỗi hành khách vượt số lượng quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chở hàng hóa quá trọng tải cho phép.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 700.000 đồng trên mỗi hành khách đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp tái phạm.
Điều 17. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng chống cháy nổ với tàu thuyền.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Các trang bị cứu hỏa không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động;
b) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;
c) Không có sơ đồ hệ thống cứu hỏa, bảng phân công cứu hỏa và bảng chỉ dẫn thao tác trên tàu.
2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy;
b) Không trang bị đầy đủ các trang bị cứu hỏa theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;
c) Các bình cứu hỏa xách tay không còn hoạt động được;
d) Các trang bị cứu hỏa không đặt đúng nơi quy định trên tàu;
e) Thuyền viên trên tàu không sử dụng thành thạo các trang bị cứu hỏa;
g) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.
Điều 18. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy tắc bảo đảm an toàn hàng hải.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm quy tắc hành trình sau đây:
a) Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định;
b) Không thực hiện đúng các quy tắc về tránh va trên biển.
2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đặt dấu hiệu báo hiệu khi phương tiện hoặc các vật cản khác bị chìm đắm tạo thành vật chướng ngại trên biển;
b) Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển;
c) Làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải.
3. áp dụng các biện pháp khác:
Buộc đặt ngay báo hiệu đối với vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 2; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 điều này.
Điều 19. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông trên biển.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho phương tiện khác bám, buộc sai quy định vào phương tiện của mình khi tàu đang hành trình;
b) Sử dụng phương tiện lai dắt không đúng chức năng;
c) Tàu khách không có nội quy hoặc để người ngồi trên mui hoặc hai bên mạn tàu;
d) Xếp hàng hóa không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chở hàng hóa độc hại, các chất dễ gây cháy, nổ cùng với hành khách;
b) Lắp biển số giả khi lưu hành phương tiện.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng có thời hạn từ 3 tháng đến 6 tháng hoặc không thời hạn bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng đối với vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 điều này.
Điều 20. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về tìm kiếm cứu nạn.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh điều động không có lý do chính đáng hoặc thiếu trách nhiệm khi thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 21. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm ở biển.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đúng khi phát hiện tài sản chìm đắm ở biển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm các quy định về trục vớt hoặc bảo quản, giải quyết tài sản chìm đắm ở biển.
3. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm các quy định về trục vớt hoặc mua bán các hiện vật khảo cổ và lịch sử trên vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 điều này.
MỤC II: VI PHẠM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Điều 22. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về xả các chất thải và các chất độc hại.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thải dầu mỡ, hóa chất độc hại, chất phóng xạ vượt quá giới hạn cho phép trên các vùng biển;
b) Xả các loại rác, nước bẩn, cặn bẩn, nước thải có lẫn dầu và các chất độc hại khác từ trên tầu xuống biển trong những khu vực cấm, khu vực hạn chế;
c) Xả các chất thải và các chất độc hại trên biển không theo đúng các quy định về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm.
3. Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.
4. Áp dụng các biện pháp khác:
Buộc bồi thường thiệt hại; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; tạm giữ phương tiện vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2 và 3 điều này.
Điều 23. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về vận chuyển chất độc hại.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có tài liệu về các chất độc hại;
b) Không có giấy phép vận chuyển các chất độc hại;
c) Không áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định về bảo vệ môi trường.
2. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm.
3. Phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.
4. Áp dụng các biện pháp khác:
Buộc phương tiện vi phạm rời khỏi vùng nước đang hoạt động hoặc rời khỏi vùng biển Việt Nam.
Điều 24. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản công bố được áp dụng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường.
Điều 25. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về phòng tránh sự cố môi trường trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí được áp dụng theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ.
Điều 26. Xử phạt đối với hành vi vi phạm trong việc khắc phục hậu quả sự cố môi trường được áp dụng theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ.
MỤC 3: VI PHẠM VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN
Điều 27. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về sử dụng giấy phép, bao gồm không có giấy phép, giấy phép giả, giấy phép do cơ quan không đúng thẩm quyền cấp.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với phương tiện có trọng tải dưới 50 tấn.
2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với phương tiện có trọng tải từ 50 tấn đến 100 tấn.
3. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với phương tiện có trọng tải từ trên 100 tấn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ hải sản, sản phẩm thủy sản chế biến, ngư cụ dùng để đánh bắt hải sản trái phép.
Điều 28. Xử phạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sống và bảo vệ các loài thủy sản, về quản lý khai thác thủy sản, về quản lý tàu thuyền đánh cá được áp dụng theo quy định tại các Điều 4 và 5; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 6; các khoản 2 và 3 Điều 7 Nghị định số 48/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Điều 29. Xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động nghề cá đối với người và phương tiện nước ngoài được áp dụng theo quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định số 49/CP ngày 13 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ.
MỤC 4: VI PHẠM TRONG CÁC LĨNH VỰC KHÁC
Điều 30. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về trao đổi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới được áp dụng theo Điều 8 Nghị định số 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
Điều 31. Xử phạt đối với hành vi khai man, trốn thuế được áp dụng theo Điều 3; việc tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế được áp dụng theo Điều 6 Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Điều 32. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; vi phạm của chủ phương tiện vận tải được áp dụng theo các khoản 2 và 3 Điều 14; điểm a Điều 21 Nghị định số 01/CP ngày 03 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
Điều 33. Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về khảo sát, thăm dò, khai thác, quản lý khoáng sản được áp dụng theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 và 8 Nghị định số 35/CP ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.
Điều 34. Xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính khác trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam thuộc thẩm quyền của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được áp dụng theo các quy định của pháp luật xử phạt hành chính có liên quan của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 35. Những người sau đây có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
1. Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Tổ trưởng tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh;
g) Tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại, những vật phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
6. Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;
e) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh;
g) Tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại, những vật phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép theo thẩm quyền, trừ trường hợp giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
e) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh;
g) Buộc khôi phục lại tình trạng đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
h) Buộc tàu thuyền và thuyền viên nước ngoài rời khỏi vùng biển Việt Nam;
i) Tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại, những vật phẩm độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
8. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa phương do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định này.
Trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này vắng mặt hoặc được sự ủy quyền của họ thì cấp phó của những người đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.
Điều 36. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính.
1. Những người sau đây có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính:
a) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
b) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;
c) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển;
d) Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát biển.
2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
3. Khi áp dụng các biện pháp này người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các Điều 39, 41, 42, 43 và 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
4. Trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt hoặc không thể thực hiện nhiệm vụ của mình thì cấp phó của họ có quyền quyết định.
Điều 37. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 38. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định này hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998. Trong thời gian chờ kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp phải tháo dỡ công trình xây dựng.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định này của các tổ chức, cá nhân khác theo các quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998.
3. Cá nhân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 35 Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Nghị định này mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, xử phạt hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 41. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Cảnh sát biển chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF
VIET NAM |
No: 36/1999/ND-CP |
Hanoi, June 09, 1999 |
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6,
1995;
Pursuant to the Ordinance on Vietnam Coast Guard of March 28, 1998;
At the proposal of the Minister of Defense,
DECREES:
...
...
...
Article 4.- Principles for sanctioning administrative violations
1. The sanctioning of administrative violations must be made strictly according to the provisions of law by the competent persons defined in Article 35 of this Decree.
2. The other principles for sanctioning administrative violations shall comply with Clauses 2, 3, 4, 5 and 6, Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation shall be one year after such violation is committed; such time-limit shall be two (2) years for administrative violations in the fields of environment, export, import, exit, entry, smuggling and trading in fake goods; past the above-said time-limits, the sanctions shall not apply but the measures prescribed at Points a, b and d, Clause 3, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations may be applied.
2. The other provisions on the statute of limitations shall comply with Clauses 2 and 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
FORMS AND LEVELS OF
SANCTION AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section I.- VIOLATIONS OF
SECURITY, ORDER AND SAFETY ON THE SEA
Article 8.- Sanctions against the following violations by foreign ships and/or boats:
1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of illegally stopping or anchoring in the territorial waters of Vietnam.
2. A fine of from over 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Emitting smoke, firing gun of different kinds, launching signals or using explosives in the territorial waters and adjacent areas of Vietnam for any purposes, except for firing rescue signals and firing salute gun-fires;
b/ Hindering maritime navigation activities and activities of fishing and aquaculture, prospecting, exploring and exploiting marine resources.
...
...
...
a/ Interfering in the information and communication system, devices and equipment of different types of the Socialist Republic of Vietnam;
b/ Illegally using radars, supersonic wave transmitters, theodolites, measuring devices, diving equipment and other devices for geographical and meteorological surveys, sea-bed and depth probing or any other exploring purposes in the territorial waters of Vietnam;
c/ Failing to put all the fixed and mobile weapons on the ship in the preservation position when the armed ships or boats enter the territorial waters and adjacent areas of Vietnam;
d/ Failing to apply professional measures to prevent hazards and poisonousness, or failing to provide Vietnamese officials with technical documents on radioactive, dangerous or noxious substances on board the ship when so requested, with regard to ships operated by atomic energy and ships and/or boats carrying radioactive materials, carrying or using dangerous or noxious substances, which are allowed to travel through the territorial waters and adjacent areas of Vietnam;
e/ Taking people out of the ship/boat or on board the ship/boat in contravention of the provisions of Vietnamese legislation on entry and exit; harboring, conniving with, covering or abetting violators of Vietnamese law in the territorial waters and adjacent areas of Vietnam.
4. Forms of additional sanction and other measures:
a/ To confiscate material evidences and means of administrative violations defined at Point a, Clause 2; Points a and b, Clause 3, this Article;
b/ To force administrative violators and means of administrative violations stipulated in this Article to leave the water areas where they are operating or the sea areas of Vietnam.
...
...
...
a/ Failing to pull up fishing nets or tools;
b/ Failing to put in the preservation position all devices for probing, detecting and attracting fishes.
2. A fine of from 20,000,00 VND to 50,000,000 VND for recidivism of one of the acts mentioned in Clause 1 of this Article.
1. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of conducting scientific research in places other than those already prescribed for research.
2. A fine of from over 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for act of carrying along weapons, ammunitions, explosives, reconnaissance means or noxious substances.
3. A fine of from over 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for act of installing and using equipment or devices or research projects without permission of the Vietnamese competent agency(ies).
4. Forms of additional sanction and other measures:
a/ To confiscate material evidences and means of administrative violations stipulated in Clauses 2 and 3 of this Article;
...
...
...
1. A fine of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a/ Failing to have crew members’ passports
b/ Failing to have crew members’ maritime navigation certificates.
2. A fine of from over 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a/ Failing to have the sea-going ship registration certificate;
...
...
...
c/ Practicing in sea transport and maritime service business without permits or with expired permits;
d/ Conducting business in contravention of the contents and scope of business prescribed in the permit;
e/ Failing to strictly comply with the contents already registered by the enterprise (on sea lanes and lines, channels, operation areas, ship’s name);
f/ Amending, erasing the sea transport and/or maritime service business permit.
3. Forms of additional sanction:
To strip for up to 3 months the right to use professional certificates or maritime navigation permits, for violations stipulated at Points b and e, Clause 2, this Article.
Article 15.- Sanctions against acts of violating regulations on human life and ship safety
1. Warning or a fine of from 100,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:
a/ The ship has no boards providing for the life-saving task put up at necessary places;
...
...
...
c/ Failing to have a board on the assignment of life-saving and salvage responsibilities to each crew member on board the ship and at the public places on the ship;
d/ Failing to equip the ship with life-saving equipment as prescribed;
e/ The life-saving equipment fails to meet the requirements for good quality and the operation readiness.
2. A fine of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a/ The crew members fail to acquire enough diplomas and/or professional certificates as prescribed;
b/ The ship fails to have the minimum staff for safety as prescribed;
c/ The person appointed to a post is not compatible with the name registered in the crew members’ book;
d/ Failing to have a ship diary or using such diary in contravention of the regulations;
e/ Failing to obtain the means’ registration number as prescribed.
...
...
...
a/ The use time of the life-saving equipment has expired;
b/ There’s no life-saving equipment on board the ship.
4. Forms of additional sanction:
To strip definitely for 3 to 6 months or indefinitely the right to use ship�s maritime operation permit and the certificate of basic safety training, for administrative violations stipulated in this Article.
1. Warning or a fine of from 100,000 VND to 500,000 VND per each passenger in excess of the prescribed number.
2. A fine of from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of transporting goods beyond the prescribed load.
3. Warning or a fine of from 200,000 VND to 700,000 VND on each passenger for violations defined in Clause 1; a fine of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for violations defined in Clause 2, this Article in case of recidivism.
...
...
...
a/ The fire-extinguishing equipment is not ready for operation;
b/ Failing to give signs of warning or necessary instructions at places where fires and/or explosions may easily occur;
c/ There’s no fire-extinguishing system diagram, a board on fire-extinguishing duty assignment and a board of instructions on operations on board the ship.
2. A fine of from over 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a/ Failing to abide by or having not fully abided by the regulations on fire prevention and combat;
b/ Failing to adequately equip the ship with fire-extinguishing equipment as prescribed by Vietnamese law and the relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to;
c/ The portable fire-extinguishers are out of order;
d/ The fire-extinguishing devices are located at places not provided for on the ship;
e/ The crew members on board the ship cannot skillfully use the fire-extinguishing equipment;
...
...
...
Article 18.- Sanctions against acts of violating rules on ensuring maritime safety.
1. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND against a means operator for breaches of the following voyage rules:
a/ Failing to use or improperly use signals of different types as prescribed;
b/ Failing to strictly comply with the rules on anti-collision on the sea.
2. A fine of from over 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to place signs of warning when the means or other sunken objects constitute obstacle on the sea;
b/ Failing to place signs of warning of artificial islands or projects on the sea;
c/ Removing or making maritime signals ineffective.
3. Application of other measures:
...
...
...
1. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Letting other means cling onto or tie to one�s own means in contravention of the regulations when the ship is sailing;
b/ Using towing means in contravention of its functions;
c/ Having no rules for the passenger ship or letting the passengers sit on the ship’s deck roof or sides;
d/ Loading goods in contravention of the regulations.
2. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Carrying noxious goods, explosive and/or inflammable substances together with passengers;
b/ Using fake number plate when operating the means.
...
...
...
To strip definitely for 3 to 6 months or indefinitely the right to use the ship master’s diploma or professional certificate, for administrative violations defined in Clause 2, this Article.
Article 20.- Sanctions against acts of violating regulations on search and rescue
1. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for act of failing to perform the prescribed obligation on maritime search and rescue;
2. A fine of from over 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for act of failing to obey the mobilization order without plausible reasons or for the irresponsibility in executing the mobilization order of the competent agency.
1. Warning or a fine of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for act of failing to report or untruthfully reporting on the detection of sunken property in the sea.
2. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for each act of violating regulations on salvage or preservation, handling of sunken properties.
3. A fine of from over 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for each act of violating regulations on salvage or trading in archeological and historical objects in the territorial waters and adjacent areas.
4. Form of additional sanction:
...
...
...
Section II.- VIOLATIONS IN
THE FIELD OF SEA ENVIRONMENT PROTECTION
Article 22.- Sanctions against acts of discharging waste matters and noxious substances
1. A fine of from 5,000,000 VND to 20,000 000 VND for one of the following acts:
a/ Discharging oil and grease, noxious chemicals or radioactive substances beyond the prescribed limits on the sea areas;
b/ Discharging assorted garbage, dirty water and matters, waste water mixed with oil and other noxious substances from the ship into the prohibited areas or restricted areas on the sea;
c/ Discharging waste matters and noxious substances into the sea in contravention of the regulations on environment protection.
2. A fine of from over 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for violations defined in Clause 1, this Article, in case of recidivism.
3. A fine of from over 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for violations defined in Clause 2, this Article, in cases where many aggravating factors are involved.
4. Application of other measures:
...
...
...
Article 23.- Sanctions against acts of transporting noxious substances
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Having no documents on noxious substances;
b/ Having no permits for the transportation of noxious substances;
c/ Failing to apply special preventive measures in accordance with the regulations on environment protection.
2. A fine of from over 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for violations defined in Clause 1, this Article, in case of recidivism.
3. A fine of from over 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for violations defined in Clause 1 of this Article, in cases where many aggravating factors are involved.
4. Application of other measures:
To force the violation means to leave the water area where it is operating or leave the sea area of Vietnam.
...
...
...
Section III.- VIOLATIONS OF
REGULATIONS ON THE EXPLOITATION AND PROTECTION OF AQUATIC RESOURCES
1. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for means with a tonnage of under 50 tons.
2. A fine of from over 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for means with a tonnage of from 50 to 100 tons.
3. Fine of from over 10,000,000 VND to 50,000,000 VND for means with a tonnage of over 100 tons.
4. Form of additional sanction:
To confiscate the total aquatic and sea products which have been processed as well as fishing facilities used for the illegal fishing.
...
...
...
Section IV.- VIOLATIONS IN
OTHER FIELDS
...
...
...
1. A member of the Coast Guard professional team on official duty shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 200,000 VND.
2. The head of the Coast Guard professional group shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 500,000 VND.
3. The head of the Coast Guard professional team shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 1,000,000 VND.
...
...
...
4. The chief of the Coast Guard flotilla shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 2,000,000 VND;
c/ To force compensation of up to 1,000,000 VND for damages caused by administrative violations;
d/ To force the restoration of the initial state which has been altered by administrative violations;
e/ To suspend activities that have caused pollution to the living environment and/or spread of diseases.
5. The chief of the Coast Guard squadron shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 2,000,000 VND;
...
...
...
d/ To force the restoration of the initial state which has been altered by administrative violations;
e/ To suspend activities that have caused pollution to the living environment and/or spread of diseases.
f/ To destroy degraded cultural products and/or noxious articles harmful to the people�s health.
6. The Coast Guard�s regional commander shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means used for committing the administrative violations;
d/ To force the restoration of the initial state which has been altered by administrative violations;
e/ To force the overcoming of the living environment pollution and/or the spread of diseases;
...
...
...
7. The Head of the Coast Guard Department shall have the competence:
a/ To issue warning;
b/ To fine up to 20,000,000 VND;
c/ To strip the right to use permits according to his/her competence, except where the permits are issued by the higher State agency(ies), he/she shall issue a decision to suspend the violations and request the competent State agency(ies) to withdraw the permits.
d/ To confiscate material evidences and means used for committing the administrative violations;
e/ To force the overcoming of the living environment pollution and/or the spread of diseases;
f/ To force the restoration of the initial state which has been altered by administrative violations or force the dismantlement of illegally built projects;
g/ To force foreign ships and/or boats and crew members thereon to leave the sea areas of Vietnam;
h/ To destroy degraded cultural products and/or noxious articles harmful to the people’s health.
...
...
...
Where the persons with sanctioning competence stipulated in Clauses 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article are absent or where authorized by such persons, their deputies may sanction administrative violations according to their competence.
Article 36.- Competence to apply measures to prevent administrative violations.
1. The following persons shall be competent to apply measures to prevent administrative violations:
a/ The chief of the Coast Guard professional team;
b/ The chief of the Coast Guard flotilla;
c/ The chief of the Coast Guard squadron;
d/ The Coast Guard’s regional commander;
e/ The head of the Coast Guard Department.
2. The application of measures to prevent administrative violations and the handling of administrative violations shall comply with the provisions of Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
4. In cases where the persons stipulated in Clause 1 of this Article are absent or unable to fulfill their tasks, their deputies shall have the competence to make decision.
The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Defense in providing detailed guidance on the procedures for the payment, collection, management and use of administrative violation fines in accordance with the provisions of this Decree.
COMPLAINT, DENUNCIATION
AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 38.- Complaint, denunciation and settlement of complaints and denunciations
1. Organizations or individuals being sanctioned for administrative violations under this Decree or their lawful representatives shall have the right to complain about sanctioning decisions of the competent persons according to the 1998 Law on Complaints and Denunciations. Pending the settlement of their complaints by the competent agencies or persons, the sanctioned organizations or individuals shall still have to execute sanctioning decisions, except where the construction project(s) must be dismantled.
In cases where the complaining organizations or individuals disagree with the complaint-settling decisions, they shall have the right to further complain with the superior competent person or initiate an administrative lawsuit at court according to the provisions of law.
2. An individual may denounce to competent State agencies any administrative violations defined in this Decree, which are committed by organizations or other individuals according to the provisions of the 1998 Law on Complaints and Denunciations.
...
...
...
Article 39.- Handling of violations
1. The persons who have competence to handle administrative violations defined in this Decree and hassle the violators, tolerate, cover, fail to sanction or sanction not in time, improperly sanction or ultra vire sanction the administrative violations shall, depending on the nature and extent of their violations, be disciplined or examined for penal liability, and, if causing damage, pay compensation therefor as prescribed by law.
2. The persons sanctioned for administrative violations who obstruct or oppose the persons performing the official duty with the inspection, control or sanctioning responsibility; or who deliberately delay or evade the execution of decisions on sanctioning the administrative violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability, and, if causing damages, pay compensation therefor as prescribed by law.
Article 40.- This Decree takes effect 15 days after its signing.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and the head of the Coast Guard Department shall have to implement this Decree.
...
...
...
THE GOVERNMENT
Phan Van Khai
Nghị định 36/1999/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số hiệu: | 36/1999/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 09/06/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 36/1999/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chưa có Video