Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 31/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 31/2001/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 6 NĂM 2001 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - THÔNG TIN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Để thực hiện thống nhất việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này thì phải bị xử phạt hành chính.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin quy định trong Nghị định này bao gồm: những hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong các hoạt động báo chí (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử); xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm); điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh; quyền tác giả; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; bảo tồn bảo tàng; thư viện; xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá; công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài.

3. Vi phạm hành chính trong các hoạt động báo chí, xuất bản, điện ảnh, xuất khẩu văn hoá phẩm có nội dung tiết lộ bí mật nhà nước thì áp dụng theo quy định tại các điểm c, e, m khoản 1 Điều 27 của Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin trên lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt như đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động điện ảnh; các loại hình nghệ thuật biểu diễn; hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng; mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh; quyền tác giả; quảng cáo, viết, đặt biển hiệu; bảo tồn bảo tàng; thư viện là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động xuất bản, xuất bản báo chí, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng có thể bị áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b, d khoản 3, Điều 11 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính.

3. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thời hiệu xử phạt hành chính là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

4. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 4. Nguyên tắc xử phạt

1. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo đúng pháp luật. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật.

2. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp được quy định tại Nghị định này.

4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin phải xử phạt đúng thẩm quyền; đối với những vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt, những vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, người thụ lý phải lập biên bản, chuyển giao biên bản, các tài liệu có liên quan khác và tang vật, phương tiện vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong tình trạng đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

Điều 5. Áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khác

1. Khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và biện pháp được quy định đối với hành vi đó theo quy định của pháp luật.

2. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn mức trung bình nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn mức trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại các Điều 7 và 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác được quy định tại Nghị định này chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm và khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

4. Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - THÔNG TIN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

MỤC 1: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BÁO CHÍ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 6. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động báo chí

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động báo chí;

b) Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động báo chí dưới bất cứ hình thức nào;

b) Cơ quan, tổ chức hoạt động xuất bản báo chí mà không có giấy phép.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động báo chí đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm khoản 1 Điều này;

b) Thu hồi giấy phép hoạt động báo chí đối với hành vi vi phạm điểm a khoản 2 hoặc tái phạm khoản 1 Điều này.

Điều 7. Vi phạm quy định về trình bày báo chí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày báo chí;

b) Trình bày trang 1 báo, bìa 1 tạp chí không phù hợp với nội dung báo chí;

c) Minh họa không phù hợp nội dung báo chí, khiến người đọc hiểu sai nội dung vấn đề báo chí nêu ra.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu ấn phẩm báo chí đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này khi gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Điều 8. Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện cải chính không đúng các quy định về vị trí, diện tích, thời lượng, cỡ chữ;

b) Thực hiện không đúng các quy định về đăng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân có liên quan đến tác phẩm báo chí.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về thời gian cải chính.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Buộc phải bồi thường về thiệt hại do hành vi vi phạm quy định về cải chính gây ra. Nếu mức bồi thường vượt quá 1.000.000 đồng thì được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 9. Vi phạm quy định về những điều không được thông tin trên báo chí

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

b) Công bố thư riêng của cá nhân khi chưa được sự đồng ý của người viết thư, người nhận thư hoặc chủ sở hữu hợp pháp bức thư đó;

c) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng xấu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, chém giết rùng rợn trong các bản tin, bài viết, hình ảnh;

b) Đăng, phát tranh ảnh kích dâm; khoả thân, hở thân thiếu thẩm mỹ, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

c) Truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan;

d) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với một tổ chức, cá nhân.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm khoản 4 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm khoản 1, 2, 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Đăng, phát lại tác phẩm báo chí đã có lệnh cấm lưu hành hoặc tịch thu.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu ấn phẩm, tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này nếu gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định tại Điều này nếu gây thiệt hại còn bị áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Vi phạm các quy định về cung cấp thông tin cho báo chí

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về quyền cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, công dân được quy định tại khoản 2 Điều 4 và Điều 7 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 11. Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhà báo, đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật

dự, nhân phẩm, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thẻ nhà báo của người khác hoặc cho người khác mượn thẻ nhà báo để hoạt động;

b) Sử dụng thẻ nhà báo không đúng nhiệm vụ được giao.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, cản trở nhà báo hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Lợi dụng tư cách nhà báo để can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Bồi thường thiệt hại cho nhà báo được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi vi phạm điểm a khoản 2 Điều này, nếu mức bồi thường quá 1.000.000 đồng;

b) Tước quyền sử dụng thẻ nhà báo từ 1 năm đến 2 năm đối với hành vi vi phạm khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 12. Vi phạm các quy định về họp báo

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Họp báo mà không thông báo trước hoặc thông báo không đúng quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về báo chí;

b) Họp báo có nội dung vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tổ chức họp báo mà không được cơ quan quản lý nhà nước chấp nhận hoặc đã có lệnh đình chỉ;

b) Họp báo có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Báo chí nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 13. Vi phạm các quy định về lưu chiểu báo chí

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về thời gian, số lượng lưu chiểu báo chí.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu báo chí.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép xuất bản từ 1 kỳ đến 3 kỳ báo chí đối với hành vi vi phạm khoản 2 Điều này.

Điều 14. Vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo chí

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm về vị trí, tỷ lệ (theo số trang, thời lượng phát sóng) và phụ trang quảng cáo.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi quảng cáo có nội dung vi phạm Điều 10 Luật Báo chí, quảng cáo sản phẩm thuộc loại cấm quảng cáo và vi phạm các quy định pháp luật khác về quảng cáo nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu ấn phẩm báo chí đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm các quy định về phát hành báo chí, phá hoại phương tiện hoạt động báo chí

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát hành báo chí không đúng quy định ghi trong giấy phép hoạt động báo chí;

b) Báo chí in không ghi giá bán hoặc bán quá giá đã ghi trên báo chí;

c) Sử dụng các băng in, sao lậu để quảng cáo cho việc bán báo chí;

d) Đại lý phát hành báo chí mà không đăng ký kinh doanh;

đ) Cản trở việc phát hành báo chí hợp pháp;

e) Phá hoại phương tiện hoạt động báo chí của nhà báo.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc thu trực tiếp qua vệ tinh, qua mạng máy tính để thông tin lại của đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở Internet, Intranet của các tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài cư trú tại Việt Nam mà không có giấy phép của Bộ Văn hoá-Thông tin.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát hành ấn phẩm báo chí không có giấy phép xuất bản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Phát hành ấn phẩm báo chí không được phép lưu hành hoặc đã có lệnh cấm lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu ấn phẩm báo chí, tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm khoản 3 Điều này.

Điều 16. Vi phạm các quy định về lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO);

b) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài( TVRO).

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO);

b) Lắp đặt và sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO) mà không có giấy phép;

c) Cho người khác sử dụng thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO).

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

Tịch thu hoặc buộc dỡ bỏ thiết bị thu chương trình truyền hình nước ngoài (TVRO) đối với hành vi vi phạm khoản 2 Điều này.

MỤC 2: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC XUẤT BẢN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 17. Vi phạm quy định về trình bày, minh họa xuất bản phẩm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi đủ hoặc không ghi đúng những quy định về trình bày xuất bản phẩm;

b) Trình bày bìa xuất bản phẩm không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm;

c) Minh họa không phù hợp với nội dung của xuất bản phẩm.

2. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này nếu hành vi đó gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác.

Điều 18. Vi phạm quy định về tàng trữ, phát hành xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cản trở việc phát hành xuất bản phẩm hợp pháp;

b) Bán các loại sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê các loại sách, báo, không có giấy phép xuất bản hoặc giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản, giấy phép nhập khẩu;

c) Bán hoặc cho thuê xuất bản phẩm có nội dung bị đánh tráo;

d) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu từ 50 bản đến 200 bản.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán xuất bản phẩm thuộc loại không nhằm mục đích kinh doanh hoặc lưu hành nội bộ;

b) Tàng trữ trái phép xuất bản phẩm in, sao lậu trên 200 bản.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phát hành hoặc tàng trữ nhằm mục đích lưu hành xuất bản phẩm thuộc loại không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu;

b) Bán sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách, báo đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành;

c) Bán sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách, báo mà có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 19. Vi phạm các quy định về sử dụng giấy phép hoạt động xuất bản

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh dịch vụ sách, báo, tranh, ảnh, lịch hoặc cho thuê sách, báo mà không có đăng ký kinh doanh;

b) Hoạt động xuất bản không đúng địa điểm ghi trong giấy phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép xuất bản hoặc giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản;

b) Chuyển nhượng giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản hoặc giấy phép xuất bản dưới bất kỳ hình thức nào;

c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản hoặc giấy phép xuất bản.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động phát hành sách, báo, ấn phẩm mà không có giấy phép hoạt động;

b) Hoạt động xuất bản mà không có giấy phép hoạt động.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động xuất bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 hoặc tái phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 20. Vi phạm các quy định cấm đối với nội dung xuất bản phẩm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với tác giả có tác phẩm xuất bản mà nội dung xúc phạm danh dự hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, hoặc thân nhân của người đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản những xuất bản phẩm có nội dung xúc phạm danh dự hoặc tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó hoặc thân nhân của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản phẩm có nội dung thể hiện lối sống dâm ô, đồi trụy, các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục; đưa tin không chính xác nhằm xúc phạm uy tín của tổ chức nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà nội dung xuất bản phẩm vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Xuất bản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản phẩm có nội dung thể hiện kích động bạo lực, tội ác, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, truyền bá tư tưởng, văn hoá phản động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Tác giả có tác phẩm xuất bản, nhà xuất bản, tổ chức được phép xuất bản mà xuất bản phẩm có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 và 4 Điều này.

6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Vi phạm các quy định về hoạt động in

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh các nghề ép nhũ, in roneo, photocopi, chế bản vi tính, in lưới (in lụa) thủ công, in khắc gỗ, đóng xén, vật tư thiết bị ngành in, sản xuất vật liệu in, dạy nghề in, nhân bản mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sửa chữa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc kinh doanh không đúng địa chỉ đăng ký.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động in;

b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động in dưới bất kỳ hình thức nào;

c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động in;

d) In xuất bản phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép hoặc hợp đồng in với số lượng từ 50 bản trở lên;

đ) Cơ sở hoạt động in, nhân bản khi phát hiện nội dung sản phẩm đặt in vi phạm Điều 22 Luật Xuất bản mà không báo cáo ngay với cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) In, nhân bản xuất bản phẩm không có giấy phép xuất bản hoặc giấy chấp nhận kế hoạch xuất bản;

b) In sản phẩm không đúng thủ tục quy định, không ký hợp đồng với bên đặt in;

c) Cơ sở in, nhân bản của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (không phải là doanh nghiệp in nhà nước) hoạt động in nội bộ mà không có giấy phép;

d) Cơ sở photocopy nhân bản báo chí, xuất bản phẩm thuộc loại cấm lưu hành.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) In, nhân bản báo chí, xuất bản phẩm đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy, hoặc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Cơ sở hoạt động kinh doanh in, nhân bản mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này).

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4, tái phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại điểm a và d khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về lưu chiểu xuất bản phẩm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu xuất bản phẩm không đủ số lượng theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu xuất bản phẩm theo quy định.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc nộp đủ số lượng xuất bản phẩm lưu chiểu theo quy định.

MỤC 3: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN ẢNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 23. Vi phạm quy định về sản xuất phim, băng hình, đĩa hình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hoạt động dịch vụ làm thư video mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quay phim ở những khu vực có biển cấm quay phim hoặc có nội dung cấm quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 48/CP ngày 17 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động điện ảnh;

b) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung tiết lộ bí mật đời tư của công dân;

c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép sản xuất phim, băng hình, đĩa hình;

d) Chuyển nhượng giấy phép cho cá nhân, tổ chức khác hoặc sử dụng giấy phép của cá nhân, tổ chức khác để sản xuất phim, băng hình, đĩa hình;

đ) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép sản xuất phim, băng hình, đĩa hình.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình nhằm mục đích phổ biến rộng rãi mà không có giấy phép;

b) Cung cấp dịch vụ làm phim cho nước ngoài hoặc hợp tác làm phim với nước ngoài không đúng nội dung quy định trong giấy phép;

c) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, khuyến khích tệ nạn xã hội, hành vi tội ác, mê tín dị đoan, ảnh hưởng thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hoạt động dịch vụ, hợp tác làm phim với nước ngoài mà không có giấy phép.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân;

b) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, thể hiện tư tưởng, văn hoá phản động, các hành vi tội ác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Sản xuất phim, băng hình, đĩa hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Cá nhân, tổ chức nước ngoài sản xuất phim tại Việt Nam mà không có giấy phép.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm d, đ khoản 2, điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, các điểm a và c khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 24. Vi phạm quy định về in, nhân bản, tàng trữ phim, băng hình, đĩa hình

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép phim, băng hình, đĩa hình thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành với số lượng dưới 20 bản;

b) Tàng trữ trái phép phim, băng hình, đĩa hình thuộc loại in, nhân bản lậu với số lượng trên 100 bản.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;

b) Chuyển nhượng giấy phép hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình cho tổ chức khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức khác để hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình;

c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình;

d) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hoạt động nhân bản phim, băng hình, đĩa hình.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành với số lượng từ 100 bản trở lên;

b) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình mà không có giấy phép hoạt động nhân bản;

c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh quảng cáo những mặt hàng cấm quảng cáo vào phim, băng hình, đĩa hình.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc cấm lưu hành;

b) Nhân bản phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào phim, băng hình, đĩa hình đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 3, khoản 5, tái phạm điểm a khoản 4 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3, các khoản 4 và 5, tái phạm điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 25. Vi phạm quy định về phát hành phim, băng hình, đĩa hình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 10 bản đến dưới 20 bản;

b) Bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng dưới 20 bản;

c) Bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không đúng địa điểm ghi trong giấy phép;

d) Mua, bán nhãn băng hình, đĩa hình chưa ghi đủ các đề mục theo quy định;

đ) Mua nhãn băng hình, đĩa hình giả với số lượng từ 10 đến dưới 50 nhãn;

e) Tẩy xoá, sửa đổi nhãn dán trên băng hình, đĩa hình.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành;

b) Mua, bán hoặc cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;

c) Đánh tráo nội dung phim, băng hình, đĩa hình đã được dán nhãn để kinh doanh;

d) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình;

đ) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình;

e) Mua nhãn băng hình, đĩa hình giả với số lượng từ 50 nhãn trở lên.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Mua phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 100 bản trở lên;

b) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả với số lượng từ 100 bản đến dưới 500 bản.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình mà không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá thông tin;

b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình;

c) Phát hành phim, băng hình, đĩa hình chưa có quyết định cho phép lưu hành;

d) Phát hành phim, băng hình, đĩa hình quá phạm vi được phép ở trong nước;

đ) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình;

e) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình;

f) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả từ 500 bản đến dưới 1.000 bản.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thêm, bớt làm sai nội dung tác phẩm điện ảnh đã được phép phổ biến;

b) Kinh doanh phát hành phim, băng hình, đĩa hình mà không có giấy phép kinh doanh;

c) Sản xuất, tàng trữ, bán nhãn băng hình, đĩa hình giả;

d) Bán, cho thuê phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn hoặc dán nhãn giả từ 1.000 bản trở lên.

6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép tác phẩm điện ảnh thuộc loại cấm phổ biến hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim, băng hình, đĩa hình đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, hoặc tiêu hủy;

b) Bán, cho thuê hoặc phát hành phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 2, các điểm b, đ và e khoản 4, khoản 7 Điều này;

c) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, d, đ và e khoản 1, các điểm a, b, c và e khoản 2, khoản 3, các điểm c, và f khoản 4, các điểm a, c và d khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều này;

d) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định về chiếu phim, băng hình, đĩa hình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chiếu phim, băng hình, đĩa hình gây ồn quá mức quy định;

b) Cho trẻ em dưới 16 tuổi vào rạp chiếu phim, nơi chiếu băng hình, đĩa hình để xem phim cấm trẻ em dưới 16 tuổi.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi chiếu phim, băng hình, đĩa hình không dán nhãn tại nơi công cộng.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chiếu phim, băng hình, đĩa hình chưa được phép lưu hành tại nơi công cộng;

b) Chuyển nhượng giấy đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh chiếu phim, băng hình, đĩa hình;

c) Thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy đăng ký kinh doanh chiếu phim, băng hình, đĩa hình;

d) Sửa chữa, tẩy xoá giấy đăng ký kinh doanh chiếu phim, băng hình, đĩa hình.

4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim, băng hình, đĩa hình với mục đích kinh doanh mà không có giấy đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Chiếu phim băng hình, đĩa hình đã có quyết định thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, hoặc tiêu hủy;

b) Chiếu phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 3, khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 27. Vi phạm quy định về lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh không đủ số lượng, không đúng chủng loại theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh theo quy định.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc phải nộp lưu chiểu, lưu trữ tác phẩm điện ảnh theo đúng quy định của pháp luật.

MỤC 4: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 28. Vi phạm quy định về nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng dưới 20 bản.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng từ 20 bản đến dưới 100 bản;

b) Chuyển nhượng giấy đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân khác để hoạt động nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng từ 100 bản đến 300 bản;

b) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc mà không có giấy phép hoạt động nhân bản.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành với số lượng trên 300 bản.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu;

b) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực;

c) Nhân bản băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung phản động.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3, khoản 4 và 5 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 29. Vi phạm quy định về sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc không đúng nội dung, địa điểm ghi trong giấy phép;

b) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc;

c) Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào băng nhạc, đĩa nhạc đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực hoặc trích ghép thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực vào băng nhạc, đĩa nhạc đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc nhằm mục đích kinh doanh mà không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung phản động hoặc trích ghép thêm âm thanh, hình ảnh có nội dung phản động vào băng nhạc, đĩa nhạc đã được phép lưu hành nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy đinh tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 và 3 Điều này.

Điều 30. Vi phạm quy định về mua, bán, cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc không đúng địa điểm ghi trong giấy đăng ký kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép lưu hành;

b) Mua, bán băng nhạc, đĩa nhạc thuộc loại in, nhân bản lậu từ 50 bản trở lên.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung cấm;

b) Bán hoặc cho thuê băng nhạc, đĩa nhạc mà không có giấy đăng ký kinh doanh.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký kinh doanh đến 3 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 31. Vi phạm quy định về tàng trữ, phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc chưa được phép phổ biến tại nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép băng nhạc, đĩa nhạc thuộc loại in, nhân bản lậu từ 50 bản trở lên.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tàng trữ trái phép băng nhạc, đĩa nhạc thuộc loại cấm phổ biến;

b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để phát hành băng nhạc, đĩa nhạc.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;

b) Phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sau:

Phổ biến băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung phản động.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này.

Điều 32. Vi phạm quy định về biểu diễn nghệ thuật

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi tổ chức cho các đoàn, nhóm nghệ thuật, nghệ sĩ trong nước hoặc nước ngoài biểu diễn tại nơi công cộng mà không có giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin có thẩm quyền cấp hoặc tổ chức cho người không có giấy phép hành nghề biểu diễn trước công chúng nhằm mục đích thu tiền;biểu diễn nghệ thuật trước công chúng để thu tiền mà không có giấy phép hành nghề biểu diễn.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn nghệ thuật không đúng nội dung ghi trong giấy phép hoặc tổ chức biểu diễn cho người đã bị cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin cấm biểu diễn.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức biểu diễn tác phẩm nghệ thuật chưa được phép biểu diễn ở nơi công cộng.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật đã có quyết định cấm biểu diễn;

b) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung kích động chiến tranh xâm lược, gây chia rẽ giữa các dân tộc và nhân dân các nước, các hành vi tội ác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Biểu diễn tác phẩm nghệ thuật có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

MỤC 5: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ VÀ DỊCH VỤ VĂN HOÁ NƠI CÔNG CỘNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 33. Vi phạm quy định về nếp sống

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người say rượu vào vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke;

ưb) Hành nghề mê tín như: lên đồng, xem bói, gọi hồn, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức mê tín khác;

c) Say rượu ở công sở, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng, quán ăn, vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke, nơi hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá, trên các phương tiện giao thông và những nơi công cộng khác;

d) Lợi dụng tín ngưỡng để quyên góp tiền của, vật chất khác.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu xung công quỹ Nhà nước số thu bất chính đối với hành vi quy định tại điểm b, d khoản 1 Điều này.

Điều 34. Vi phạm các quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá tại nơi công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá tại nơi công cộng từ 24 giờ đến 05 giờ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đảm bảo đủ ánh sáng theo quy định tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng hát karaoke;

b) Sử dụng vũ nữ mà không đăng ký danh sách với cơ quan có thẩm quyền;

c) Phát hành vé quá số ghế hoặc quá sức chứa tại nơi tổ chức hoạt động văn hoá - nghệ thuật.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đảm bảo đủ diện tích theo quy định của vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke;

b) Che kín, không lắp kính hoặc lắp kính mà bên ngoài không nhìn rõ toàn bộ phòng karaoke;

c) Tắt đèn tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, phòng karaoke khi đang hoạt động;

d) Tổ chức các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, vũ trường, chiếu phim, chiếu băng hình, đĩa hình, karaoke gây ồn quá mức quy định.

4. Phạt tiền 1.500.000 đồng đối với hành vi sử dụng một vũ nữ làm việc tại vũ trường mà không ký kết hợp đồng lao động.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi tái phạm quy định tại các khoản1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 35. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh hoặc các hình thức khác để quảng cáo, cổ động tại nơi công cộng mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung ghi trong giấy phép.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động vũ trường quá giờ được phép.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không đúng nội dung không đúng quy định của pháp luật;

b) Chuyển nhượng giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke, thi hoa hậu, thi người mẫu thời trang;

c) Tổ chức trò chơi điện tử và các trò chơi khác để kinh doanh mà có nội dung phản động, đồi truỵ, khiêu dâm, kích động bạo lực, đánh bạc;

d) Tổ chức thi hoa hậu, thi người mẫu thời trang không đúng nội dung được phép.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kinh doanh hoạt động vũ trường, karaoke không có giấy phép;

b) Tổ chức thi hoa hậu, thi người mẫu thời trang mà không có giấy phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 3, tái phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 36. Vi phạm các quy định về sản xuất, lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử mà không có đăng ký kinh doanh;

b) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Bán hoặc cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung độc hại khác nhưng không thuộc quy định tại điểm b khoản này;

d) Sản xuất, nhân bản băng, đĩa trò chơi điện tử mà không có đăng ký kinh doanh;

đ) Lưu hành băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm lưu hành tại nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất, nhân bản băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm;

b) Sản xuất, nhập khẩu máy, nhập khẩu băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung cấm;

c) Cài đặt chương trình trò chơi điện tử có nội dung cấm vào máy tính để lưu hành.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng đăng ký kinh doanh đối với hành vi quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1, các điểm a và c khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 1, điểm a và c khoản 2 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, cá nhân tổ chức vi phạm còn bị buộc xoá bỏ chương trình trò chơi điện tử quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 37. Vi phạm các quy định cấm đối với hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá nơi công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo trưng bày tranh, ảnh, lịch hay vật khác có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke hoặc tại nơi hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Lưu hành tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke, phim, băng hình, đĩa hình, băng nhạc, đĩa nhạc hoặc biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa chưa được phép lưu hành.

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê, cho mượn địa điểm làm vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, hoạt động karaoke và những hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá khác mà biết nơi cho thuê, cho mượn được sử dụng cho hoạt động mại dâm, nghiện hút, ma túy, đánh bạc mà không có biện pháp ngăn chặn hoặc tố giác.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dung túng, bao che cho các hoạt động có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực, hoạt động mại dâm, sử dụng ma túy, đánh bạc hoặc "cá độ" được thua bằng tiền hoặc hiện vật tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá công cộng khác;

c) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá công cộng khác;

b) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại vũ trường, nơi khiêu vũ công cộng, nhà hàng karaoke và những nơi tổ chức hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá công cộng khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 1, các điểm b và c khoản 4, khoản 5 Điều này;

b) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 2, các điểm b và c khoản 4, khoản 5 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 4, khoản 5 Điều này.

Điều 38. Vi phạm quy định cấm đối với hoạt động văn hoá tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, trưng bày tranh, ảnh có tính chất đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống;

b) Dùng các phương thức phục vụ có tính chất khiêu dâm tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống;

b) Lưu hành băng nhạc, đĩa nhạc có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống;

b) Lưu hành phim, băng hình, đĩa hình, biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, kích động bạo lực tại cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đến 6 tháng đối với người biểu diễn có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng đăng ký kinh doanh đối với hành vi quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

c) Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 39. Vi phạm các quy định sản xuất, đốt hàng mã

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đốt hàng mã tại nơi công cộng.

2. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hàng mã; tuyên truyền mê tín dị đoan để tiêu thụ hàng mã.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

MỤC 6: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC MỸ THUẬT, TRIỂN LÃM, NHIẾP ẢNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 40. Vi phạm các quy định về giấy phép hoạt động

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, truyền thần, dịch thuật không đúng địa điểm đăng ký;

b) Chuyển nhượng giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, truyền thần, dịch thuật dưới bất kỳ hình thức nào;

c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy đăng ký kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh truyền thần, dịch thuật.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dịch vụ về mỹ thuật, nhiếp ảnh, truyền thần, dịch thuật không có đăng ký kinh doanh.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng mà không được phép;

b) Tổ chức triển lãm văn hoá nghệ thuật mà không có giấy phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này.

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn bị buộc dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép.

Điều 41. Vi phạm các quy định cấm trong lĩnh vực mỹ thuật, triển lãm, nhiếp ảnh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đến 1.500.000 đồng đối với hành vi sau:

a) Chụp ảnh ở khu vực có biển cấm;

b) Lồng ghép ảnh gây hậu quả xấu cho quan hệ của người khác hoặc xúc phạm cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm những ấn phẩm chưa được phép phổ biến.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm ra tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh, dịch sách, báo có nội dung độc hại để phổ biến hoặc tàng trữ nhằm mục đích phổ biến.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi triển lãm những ấn phẩm, tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh và những sản phẩm văn hoá nghệ thuật khác thuộc loại cấm phổ biến.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, thể hiện tư tưởng, văn hoá phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng có nội dung độc hại nhưng không thuộc quy định tại các điểm a và b khoản này.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 4 Điều này.

7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này còn bị buộc dỡ bỏ công trình đã xây dựng.

MỤC 7: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 42. Vi phạm các quy định về nhân bản, tái bản, sao, lắp ghép tác phẩm, sản phẩm, chương trình

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi nhân bản, sao, lắp ghép băng nhạc, đĩa nhạc để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận của chủ sở hữu bản quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhân bản phim, băng hình, đĩa hình để kinh doanh mà không có văn bản thoả thuận của chủ sở hữu bản quyền.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sao lại tác phẩm tạo hình mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm;

b) Lắp ghép chương trình phim, băng hình, đĩa hình để kinh doanh, quảng cáo mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;

c) Bán bản sao tác phẩm tạo hình mà bản sao đó không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng để phổ biến nhằm mục đích kinh doanh khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu chương trình;

b) Sao tác phẩm kiến trúc mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Nhân bản, tái bản tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình khoa học để kinh doanh mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền;

b) Sao phần mềm máy tính mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tái phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.

Điều 43. Vi phạm các quy định về trích dẫn, thêm bớt, dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trích dẫn tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không đề tên tác giả và nguồn gốc tác phẩm.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dịch, biên soạn, phóng tác, cải biên, chuyển thể tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc;

b) Thêm, bớt hoặc làm thay đổi nội dung tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà không được tác giả đồng ý.

Điều 44. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến, biểu diễn tác phẩm ở trong nước

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trưng bầy, triển lãm tác phẩm nghệ thuật mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi biểu diễn tác phẩm âm nhạc mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm mà không được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm đồng tác giả mà không được sự đồng ý của đồng tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

c) Ghi âm, ghi hình hoặc trực tiếp phát sóng từ nơi đang biểu diễn mà không được sự đồng ý của người biểu diễn, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 761 Bộ Luật Dân sự.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Biểu diễn tác phẩm sân khấu mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;

b) Phát sóng những bộ phim, băng hình khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả;

c) Công bố, phổ biến tác phẩm của tác giả bị cấm công bố phổ biến tác phẩm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

MỤC 8: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC QUẢNG CÁO, VIẾT, ĐẶT BIỂN HIỆU, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 45.Vi phạm các quy định về giấy phép quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng đối với hành vi quảng cáo bằng áp phích, tờ rời, tờ gấp, thư và các hình thức tương tự khác không có giấy phép.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo bằng băng rôn không có giấy phép;

b) Nhận vẽ, trình bầy bảng, biển quảng cáo mà khách hàng chưa được cấp giấy phép quảng cáo.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không ghi số giấy phép, thời hạn hoặc tên chủ dịch vụ quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo hoặc số giấy phép trên xuất bản phẩm quảng cáo;

b) Quảng cáo sản phẩm, hàng hoá hoặc quảng cáo hoạt động của cơ sở mà không có giấy xác nhận, chứng nhận, đăng ký hoặc duyệt của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo quy định.

4. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo dược liệu, dược phẩm, mỹ phẩm, dụng cụ y tế và những hoạt động y tế mà chưa được cơ quan y tế có thẩm quyền cho phép;

b) Quảng cáo bằng bảng, biển quảng cáo quá thời hạn quy định trong giấy phép;

c) Quảng cáo trên phim, băng hình, đĩa hình, băng nhạc, đĩa nhạc, trên các phương tiện giao thông mà không có giấy phép;

d) Sản xuất các loại hàng quảng cáo mà người đặt hàng chưa có giấy phép quảng cáo;

đ) Quảng cáo trên mạng máy tính mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng giấy phép thực hiện quảng cáo cho tổ chức, cá nhân khác hoặc sử dụng giấy phép của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện quảng cáo.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động hợp đồng hợp tác kinh doanh quảng cáo với cá nhân, tổ chức nước ngoài mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cho phép;

b) Quảng cáo không có giấy phép tại nơi hoạt động văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao;

c) Treo, dựng, đặt bảng, biển quảng cáo không có giấy phép;

d) Cơ quan báo chí ra thêm phụ trang, chương trình quảng cáo mà không có giấy phép.

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc thực hiện quảng cáo ở Việt Nam mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động hoặc cho phép thực hiện quảng cáo.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.

9. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ băng rôn, áp phích, tờ rời, tờ gấp hoặc bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2, điểm b khoản 4, điểm c khoản 6 Điều này.

Điều 46. Vi phạm các quy định về hình thức, phương thức quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi dùng âm thanh quá quy định để quảng cáo từ 23 giờ đến 04 giờ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo có hình dáng, mầu sắc, hình thức thể hiện tương tự các tín hiệu giao thông, biển báo công cộng hoặc không rõ ràng, không sạch đẹp ảnh hưởng đến mỹ quan.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi 1m2 vượt quá, một lần vượt quá, một ngày vượt quá hoặc 1% vượt quá đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trên bảng, biển quảng cáo vượt quá diện tích(m2) quy định trong giấy phép;

b) Quảng cáo trên phim, băng hình, đĩa hình, trên đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số lần cho phép trong một ngày hoặc vượt quá thời lượng (%) được phép;

c) Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vượt quá số ngày cho phép trong một đợt;

d) Quảng cáo trên báo in vượt quá diện tích (%) cho phép;                   

đ) Quảng cáo trên phim, băng hình, đĩa hình, trên báo chí, xuất bản phẩm vượt quá số lần, số loại hàng cho phép đối với hàng hạn chế quảng cáo trong một ngày, một bản, một chương trình.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo sản phẩm hàng hoá do nước ngoài sản xuất mà không ký kết hợp đồng quảng cáo với tổ chức, cá nhân Việt Nam làm dịch vụ quảng cáo;

b) Quảng cáo không có phần chữ Việt Nam phía trên hoặc quảng cáo không rõ tên, loại hàng hoá, sản phẩm, hoạt động được phép quảng cáo mà chỉ nêu tên hiệu, tên hãng chung chung;

c) Quảng cáo trên báo in, đài phát thanh, đài truyền hình vi phạm khoảng cách tối thiểu được quy định giữa hai đợt quảng cáo;

d) Sử dụng nghiệp vụ xổ số để quảng cáo không đúng quy định của Bộ Tài chính;

đ) Quảng cáo không dùng tiếng nói, chữ viết Việt Nam (trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 194/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam);

e) Quảng cáo được phép có phần chữ nước ngoài mà chữ nước ngoài lớn hơn 2 lần chữ Việt Nam hoặc phần chữ nước ngoài đặt trên phần chữ Việt Nam.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo trên trang nhất của báo, trên bìa 1 của tạp chí, đặc san;

b) Kinh doanh loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, sản phẩm cấm quảng cáo;

c) Quảng cáo xen lẫn trong nội dung tin bài hoặc xen kẽ trong chương trình thời sự, hoặc xen kẽ trong chương trình chuyên đề trên đài phát thanh, đài truyền hình trái quy định trừ các chương trình tiếp âm, tiếp sóng trực tiếp của nước ngoài;

d) Quảng cáo sau nhạc hiệu Đài Phát thanh và hình hiệu Đài Truyền hình.

6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sản xuất loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, sản phẩm cấm quảng cáo;

b) Thuê quảng cáo, thuê sản xuất loại hàng hoá có quảng cáo cho hàng hoá, sản phẩm cấm quảng cáo.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy, ảnh Lãnh tụ, Đảng kỳ, Quốc tế ca làm nền cho quảng cáo.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu hàng hoá đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 5, khoản 6 Điều này.

9. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, các điểm a và b khoản 4, khoản 7 Điều này.

Điều 47. Vi phạm các quy định về địa điểm, vị trí, phạm vi quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng đối với mỗi áp phích, tờ rời, tờ gấp quảng cáo không đúng nơi quy định trong giấy phép.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 150.000 đồng đối với mỗi băng rôn quảng cáo không đúng nơi quy định trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, dựng, đặt biển, bảng quảng cáo không đúng địa điểm, vị trí đã quy định trong giấy phép;

b) Treo, dựng, đặt biển, bảng quảng cáo trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông;

c) Quảng cáo số điện thoại địa chỉ của người làm dịch vụ không đúng nơi quy định.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo tại địa điểm cấm quảng cáo.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.

6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, và 5 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ băng rôn, áp phích, tờ rời, tờ gấp hoặc bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 buộc xoá số điện thoại, địa chỉ đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Điều 48. Vi phạm các quy định về nội dung quảng cáo

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi tranh, ảnh, áp phích, tờ rời, tờ gấp, dù che, xe đẩy, dây cờ, thùng hàng và những hình thức tương tự để quảng cáo hàng hoá, sản phẩm thuộc loại cấm quảng cáo.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi quảng cáo nội dung cho báo chí, xuất bản phẩm, phim, băng hình, đĩa hình, tác phẩm nghệ thuật chưa được phép xuất bản, chưa được phép phát hành, phổ biến hoặc công diễn.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã duyệt trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Quảng cáo sai sự thật, sai chất lượng hàng hoá đã đăng ký;

b) Quảng cáo có nội dung làm giảm uy tín, chất lượng hàng hoá của tổ chức, cá nhân khác.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo hàng hoá, sản phẩm thuộc loại cấm quảng cáo.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ bảng, biển quảng cáo đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 49. Vi phạm các quy định về viết, đặt biển hiệu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Treo, đặt biển hiệu không gắn với trụ sở của cơ quan, tổ chức, khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu có biển hiệu;

b) Không ghi đầy đủ hoặc viết tắt tên gọi bằng tiếng Việt trên biển hiệu;

c) Treo, đặt biển hiệu có kích thước, mầu sắc, kiểu chữ không đúng quy định.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 150.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thể hiện không đầy đủ nội dung theo quy định trên biển hiệu;

b) Không sử dụng tên gọi, chữ viết bằng tiếng Việt trên biển hiệu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam mà chỉ sử dụng tên gọi, chữ viết bằng tiếng nước ngoài;

c) Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam;

d) Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam;

đ) Biển hiệu có kèm nội dung quảng cáo;

e) Biển hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài mà thể hiện tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài phía trên tên bằng chữ Việt Nam;

f) Biển hiệu của các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài mà thể hiện tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tháo dỡ biển hiệu là tang vật vi phạm.

MỤC 9: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO TỒN BẢO TÀNG, THƯ VIỆN, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 50. Vi phạm các quy định về bảo vệ hiện vật trong các bảo tàng, các công trình văn hoá, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hoen bẩn di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá nghệ thuật.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm ô nhiễm môi trường nơi có di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá nghệ thuật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại hiện vật có giá trị nhỏ trong các bảo tàng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nhưng chưa nghiêm trọng di tích lịch sử văn hoá.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hại nặng hiện vật có giá trị lớn trong bảo tàng; làm hư hại nặng di tích lịch sử văn hoá;

b) Lấn chiếm, sử dụng trái phép di tích lịch sử văn hoá, công trình văn hoá nghệ thuật vào bất cứ mục đích gì;

c) Xây dựng trái phép tại các di tích lịch sử văn hoá.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nghiêm trọng, làm huỷ hoại các công trình văn hoá nghệ thuật, di tích lịch sử văn hoá.

7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp dưới đây:

a) Buộc khôi phục lại trạng thái ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 4, điểm c khoản 5, khoản 6 Điều này;

b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, thu hồi diện tích lấn chiếm đối với hành vi quy định tại điểm b, c khoản 5 Điều này;

c) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 51. Vi phạm các quy định về khai quật khảo cổ, trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện được cổ vật, di chỉ khảo cổ mà khai man hoặc dấu diếm.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai quật khảo cổ học không đúng nội dung ghi trong giấy phép;

b) Trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai quật khảo cổ học không có giấy phép; đào bới, trục vớt trái phép tại các địa điểm khảo cổ;

b) Trùng tu tôn tạo di tích lịch sử văn hoá mà không có giấy phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:                                                    

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và 3 Điều này;

c) Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 52. Vi phạm các quy định về bảo vệ tài liệu trong thư viện

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng tài liệu, sách báo và vật mang tin khác có giá trị dưới 200.000 đồng trong các thư viện.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng sách báo, tài liệu có giá trị trên 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong các thư viện.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu, sách báo có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên trong các thư viện;

b) Sử dụng trái phép tài liệu lưu giữ trong thư viện thuộc loại sử dụng hạn chế.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hại nặng, hủy hoại tài liệu trong thư viện.

5. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

MỤC 10: HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU SẢN PHẨM VĂN HOÁ; CÔNG BỐ, PHỔ BIẾN TÁC PHẨM RA NƯỚC NGOÀI, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT

Điều 53. Vi phạm các quy định về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai man, dấu diếm văn hoá phẩm trong khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu với số lượng dưới 10 bản.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai man, dấu diếm văn hoá phẩm trong khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu số lượng từ 10 bản trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, tùy theo tính chất của từng hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Điều 54. Vi phạm các quy định về giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm văn hoá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép với số lượng dưới 50 bản.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không đúng danh mục ghi trong giấy phép với số lượng dưới 50 bản;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm vượt quá số lượng ghi trong giấy phép với số lượng từ 50 bản trở lên;

c) Xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng dưới 50 bản.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng từ 50 bản đến dưới 500 bản.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm theo quy định phải có giấy phép mà không có giấy phép với số lượng từ 500 bản trở lên.

5. Phạt tiền đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị in mà không có giấy phép như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những vi phạm mà tang vật có giá trị đến 100.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi mà tang vật có giá trị trên 100.000.000 đồng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

7. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tùy theo tính chất của từng hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Điều 55. Vi phạm các quy định cấm xuất khẩu, nhập khẩu đối với văn hoá phẩm

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu băng nhạc, đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh, lịch, tài liệu bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, nhập khẩu với số lượng dưới 10 bản.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Xuất khẩu, nhập khẩu băng nhạc, đĩa nhạc, sách, báo, tranh, ảnh, lịch, tài liệu bao gồm cả bản thảo thuộc loại cấm xuất khẩu, nhập khẩu với số lượng từ 10 bản đến 100 bản;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu phim, băng hình, đĩa hình thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu với số lượng trên 100 bản.

4. Phạt tiền đối với việc xuất khẩu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mà không được phép như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm mà tang vật có giá trị trên 50.000.000 đồng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, tùy theo tính chất của từng hành vi mà cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc tái xuất hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Điều 56. Vi phạm các quy định về công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm nhiếp ảnh ra nước ngoài mà không được phép;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm mỹ thuật ra nước ngoài mà không được phép.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm báo chí ra nước ngoài mà không được phép;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm sân khấu ra nước ngoài mà không được phép;

c) Công bố, phổ biến tác phẩm âm nhạc ra nước ngoài mà không được phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến tác phẩm xuất bản ra nước ngoài mà không được phép;

b) Công bố, phổ biến tác phẩm điện ảnh ra nước ngoài mà không được phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm nhiếp ảnh thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm mỹ thuật thuộc loại cấm công bố, phổ biến.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm báo chí thuộc loại cấm công bố, phổ biến; cung cấp cho báo chí nước ngoài thông tin thuộc loại cấm công bố, phổ biến ra nước ngoài;

b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm âm nhạc thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

c) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm sân khấu thuộc loại cấm công bố, phổ biến.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm xuất bản thuộc loại cấm công bố, phổ biến;

b) Công bố, phổ biến ra nước ngoài tác phẩm điện ảnh thuộc loại cấm công bố, phổ biến.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Điều 57. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 34 Luật Xuất bản đối với các vi phạm hành chính về hoạt động xuất bản, Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 27 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 26 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn quản lý ở địa phương.

Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin

1. Thanh tra viên chuyên ngành văn hoá - thông tin đang thi hành công vụ có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành văn hoá - thông tin các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.

3. Thanh tra viên, Chánh thanh tra chuyên ngành các cấp của các ngành có liên quan đến lĩnh vực văn hoá - thông tin có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.

Điều 59. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan, bộ đội biên phòng

Lực lượng hải quan, biên phòng có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 29, 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm văn hoá được quy định tại Nghị định này.

Điều 60. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan cảnh sát

Lực lượng cảnh sát nhân dân có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin có liên quan đến trật tự an toàn xã hội thuộc thẩm quyền quản lý được quy định tại Nghị định này.

Điều 61. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan quản lý thị trường

Lực lượng quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về kinh doanh dịch vụ các sản phẩm văn hoá - thông tin được quy định tại Nghị định này.

Điều 62. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra lao động

Thanh tra lao động có quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 34 Nghị định này.

Điều 63. Thủ tục xử phạt

Thủ tục xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được áp dụng theo các quy định tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 64. Thu, nộp tiền phạt

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà bị phạt tiền thì phải nộp tiền tại địa điểm theo quy định của pháp luật. Thủ tục thu, nộp tiền phạt thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Điều 65. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm

1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng thủ tục quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện bị tịch thu. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người ra quyết định tịch thu phải chuyển giao quyết định xử phạt, biên bản tịch thu và toàn bộ tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan tài chính để tổ chức bán đấu giá theo quy định tại Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Đối với tang vật là văn hoá phẩm mà chưa rõ nội dung, người ra quyết định thu giữ phải chuyển giao cho Bộ Văn hoá - Thông tin hoặc Sở Văn hoá - Thông tin để lập hội đồng giám định đánh giá nội dung.

Tang vật vi phạm là đồ cổ, tác phẩm điêu khắc, mỹ thuật hoặc vật có giá trị lớn về nghệ thuật, lịch sử mà chủ sở hữu hợp pháp không phải là người thực hiện hành vi vi phạm thì trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp; nếu không xác định được chủ sở hữu hợp pháp hoặc chủ sở hữu hợp pháp là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính đó thì văn hoá phẩm đó thuộc sở hữu của Nhà nước.

4. Mọi trường hợp chuyển giao và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều này đều phải được lập thành biên bản có ký xác nhận của các bên hữu quan.

5. Tiền thu được từ bán tang vật bị tịch thu và tiền bán đấu giá phương tiện vi phạm bị tịch thu phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Điều 66. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép trong lĩnh vực văn hoá - thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 67. Thủ tục tiêu hủy văn hoá phẩm độc hại

1. Đối với báo chí, xuất bản phẩm, tác phẩm điện ảnh và những sản phẩm văn hoá khác đã có quyết định cấm lưu hành, quyết định thu hồi, văn hoá phẩm bị tịch thu đã được giám định có nội dung độc hại và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin quyết định tiêu hủy thì phải lập thành hội đồng xử lý để tiêu hủy. Thành phần hội đồng xử lý bao gồm đại diện cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá - thông tin, cơ quan công an, tài chính và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

2. Khi tiến hành tiêu hủy văn hoá phẩm độc hại, cơ quan có trách nhiệm phải lập biên bản tiêu hủy. Biên bản phải có chữ ký xác nhận của các thành viên hội đồng tiêu hủy. Trong trường hợp cần thiết có thể mời đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan chứng kiến việc tiêu hủy.

3. Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn cụ thể thủ tục tiêu hủy các loại văn hoá phẩm cần phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định này.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 68. Khiếu nại, tố cáo

1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hoá - thông tin quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo những vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.

3. Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo và thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin được áp dụng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và các quy định về khiếu nại, tố cáo khác có liên quan.

Điều 69. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin mà sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền quy định, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin có hành vi chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 70. Hiệu lực của Nghị định

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

2. Những quy định tại Mục 1, Mục 2 và Mục 4 thuộc Chương II của Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ và các quy định tại các văn bản khác có liên quan trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 71. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định

Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 31/2001/ND-CP

Hanoi, June 26, 2001

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE CULTURE- INFORMATION FIELD

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30,1990 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 28, 1989 Press Law and the June 12, 1999 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Press Law;
Pursuant to the July 7, 1993 Law on Publication;
Pursuant to the October 28, 1995 Civil Code;
Pursuant to the July 6, 1995 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
In order to uniformly effect the sanctioning of administrative violations in the culture-information field;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The administrative violations in the culture-information field prescribed in this Decree include acts of violating the regulations on State management in the activities of press (including printed press, audio press, visual press, electronic press); publication (including publication, printing, distribution of publications); cinematography; forms of show business; cultural activities and cultural services at public places; fine arts, exhibition, photography; copyright; advertisement, writing, placing of signboards; conservation and museum; library; export and import of cultural products; publicization and dissemination of works overseas.

3. For administrative violations in the press, publishing, cinematographic activities, the export of cultural products with contents disclosing State secrets, the provisions at Points c, e and j of Clause 1, Article 27 of Decree No.49/CP of August 15, 1996 of the Government on sanctions against administrative violations in the field of security and order shall apply.

Article 2.- Regulation objects

1. Vietnamese individuals and organizations committing acts of administrative violation in the culture-information field shall all be sanctioned according to the provisions of this Decree and other law provisions related to the sanctioning of administrative violations.

2. Foreign individuals and organizations committing acts of administrative violation in the culture- information field on the Vietnamese territory shall be sanctioned like Vietnamese individuals and organizations, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

3. Minors committing acts of administrative violation in the culture-information field shall be sanctioned under the provisions at Point a, Clause 1, Articles 5 and 6 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 3.- Statute of limitations for sanctioning

1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in cinematographic activities; various forms of art performance; cultural activities and cultural services at public places; fine arts, exhibition, photography; copyright; advertisement, writing, placing signboards; conservation and museum; library, shall be one year counting from the date the administrative violation is committed.

2. The statute of limitation for sanctioning administrative violations in publishing activities, press publication, export and import of cultural products, shall be two years counting from the date the administrative violation is committed. Past the above-mentioned time limit, no sanction shall be imposed but other measures prescribed at Points a, b and d of Clause 3, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations may apply.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Within the time limits prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if individuals or organizations commit new administrative violations or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations stated in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall not apply. The statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be recalculated as from the time the new administrative violations are committed or the time the acts of evading or obstructing the sanctioning terminate.

Article 4.- Sanctioning principles

1. Individuals and organizations shall only be administratively sanctioned when they commit administrative violation acts prescribed by law. Upon detecting acts of administrative violation, the persons with sanctioning competence shall have to order the immediate stop of violation acts. The sanctioning must be carried out in a prompt, just and enlightened and absolute manner strictly according to law. All consequences caused by administrative violations must be overcome strictly according to law.

2. An act of administrative violation shall be sanctioned only once; a person committing many acts of administrative violation shall be sanctioned for every violation act; for many persons committing an act of administrative violation, each of the violators shall be sanctioned.

3. The sanctioning of administrative violations must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal identification of the violators and the extenuating as well as aggravating circumstances so that forms of principal sanction, additional sanction and measures prescribed in this Decree shall be decided on.

4. Persons competent to sanction administrative violations in the culture-information field must sanction them strictly according to their competence; for violations which go beyond their sanctioning competence and violations which show criminal signs, the agencies and/or persons receiving and processing them shall have to make the records thereon, then transfer the records as well as other relevant documents and material evidences and violation means to agencies with competence to sanction such administrative violations or competent penal agencies for settlement.

5. Sanctions shall not be imposed for administrative violations committed in cases of urgent circumstances, legitimate defense, unexpected events or administrative violations committed while suffering from mental disease or other ailments which have deprived the violators of their capability to cognize or control their acts.

6. It is strictly forbidden to retain cases of law offense showing criminal signs for administrative sanction.

Article 5.- Application of principal sanctioning forms and other measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When applying the form of pecuniary penalty, the specific fine level for an act of administrative violation shall be the average level of the fine bracket prescribed for such act; if the violation involves extenuating circumstances, the fine level may be lower than the average level, but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if the violation involves aggravating circumstances, the fine level may be higher than the average level but must not exceed the maximum level of the fine bracket.

The extenuating and aggravating circumstances shall comply with the provisions of Articles 7 and 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. Additional sanctioning forms and other measures prescribed in this Decree may only be applied together with the principal sanctioning forms in order to absolutely handle violations, do away with the causes and conditions for recidivism and overcome all consequences caused by the administrative violations.

4. The compensation for damage caused by administrative violations in the culture-information field shall comply with the provisions of Article 17 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE CULTURE- INFORMATION FIELD, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Section 1. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELD OF PRESS, SANCTIONING FORMS
AND LEVELS

Article 6.- Violating the regulations on permits for press activities

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Failing to abide by the provisions inscribed in the permits for press activities.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Assigning press activity permits in any form;

b) Agencies and organizations conducting press publishing activities without permits.

3. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use press activity permits for up to three months, for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article;

b) Withdrawing press activity permits for acts of violation prescribed at Point a, Clause 2, or recidivism in Clause 1 of this Article.

Article 7.- Violating the regulations on press layouts

1. Warning or a fine of between VND 300,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Presenting the cover pages of newspapers, the cover pages of magazines incompatibly with the press contents;

c) Making illustrations incompatible with the contents of papers, thus making readers misunderstand the contents of matters raised by the press.

2. Forms of additional sanction:

The confiscation of press publications shall apply to acts of violation prescribed at Points b and c of Clause 1, this Article, when serious consequences are caused.

Article 8.- Violating the regulations on press correction

1. Warning or a fine of between VND 500,000 and 1,500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Making corrections not in accordance with the regulations on position, space, time volume, letter sizes;

b) Failing to abide by the regulations on carrying speeches of organizations and/or individuals relating to press works.

2. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of violating the regulations on the time for correction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Forced compensation for damage caused by acts of violating the regulations on correction. If the compensation level exceeds VND 1,000,000, the cases shall be settled according to the civil procedures.

Article 9.- Violating the regulations on things not to be informed on the press

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Disclosing personal secrets without the consents of the concerned persons or their relatives, except otherwise provided for by law;

b) Making public individuals private mails without the consents of the mail writers, the mail receivers or the lawful owners of such mails;

c) Providing false information, thus causing adverse impacts.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Describing in detail obscene actions, horrible killings in news reports, articles, photos;

b) Carrying, transmitting lustful pictures, nude pictures, non-aesthetic naked pictures, unsuitable to the fine traditions and customs of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Providing untruthful information, thus causing serious effects on an organization or individual.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Violating Clause 4, Article 10 of the Press Law but not seriously enough for penal liability examination;

b) Distorting history, negating the revolutionary gains or offending great public figures or national heroes but not to the extent of being examined for penal liability.

c) Providing untruthful information, thus causing serious impacts on society but not to the extent of being examined for penal liability.

4. A fine of VND 30,000,000 and 70,000,000 and confiscation of material evidences as well as violation means, for one of the following acts:

a) Violating Clauses 1, 2 and 3 of Article 10 of the Press Law but not to the extent of being examined for penal liability;

b) Re-publishing or broadcasting press works which, by order, have already been banned from circulation or confiscated.

5. Forms of additional sanction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Individuals and organizations that violate the provisions of this Article, if causing damage, shall also be subject to measure of forced compensations for damage according to the provisions of law.

Article 10.- Violating the regulations on providing information for press

A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for acts of violating the regulations on organizations and citizens right to provide information to the press as provided for at Clause 2, Article 4, and Article 7 of the Press Law, but not to the extent of being examined for penal liability.

Article 11.- Violating the regulations on the use of press cards, intimidating, threatening the lives or infringing upon the honor and dignity of, journalists, obstructing them from their lawful professional activities

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Using other persons press cards or lending press cards to other persons for activities;

b) Using press cards not in accordance with the assigned tasks.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Intimidating, threatening the lives or infringing upon the honor and dignity of, journalists, obstructing journalists from their lawful professional activities, but not to the extent of being examined for penal liability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Forms of additional sanction:

a) Paying compensation for damage caused to journalists, which have been settled through civil proceedings when violating Point a, Clause 2 of this Article, if the compensation level exceeds VND1,000,000.

b) Stripping of the right to use press cards for one to two years, for acts of violating Clause 1 and Point b, Clause 2 of this Article.

Article 12.- Violating the regulations on press meetings

1. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Holding press meetings without advance notices or with notices made not in accordance with regulations to the State management bodies in charge of the press;

b) Holding press meetings with contents in violation of the provisions in Clause 4, Article 10 of the Press Law, but to the extent of being examined for penal liability.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Holding press meetings without the approval of the State management bodies or in spite of already issued suspension orders;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Violating the regulations on deposit of press copyright

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 shall be imposed for acts of violation concerning the time and quantity of press copyright deposit.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of failing to pay press copyright deposits.

3. Forms of additional sanction:

Stripping of the right to use publishing permits for one to three press issues for acts of violating Clause 2 of this Article.

Article 14.- Violating the regulations on advertisement on press

1. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for acts of violation concerning the position, proportion ( according to the number of pages, the broadcasting time volume) and advertising supplements.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for acts of making advertisement with contents in violation of Article 10 of the Press Law, advertising products of categories banned from advertisement and violating other law provisions on advertisement, but not to the extent of being examined for penal liability.

3. Forms of additional sanction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Violating the regulations on press distribution, destroying means for press activities

1. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Distributing press not according to the regulations inscribed in the permits for press activities;

b) Papers printed without prices inscribed thereon or sold at prices higher than those already inscribed on the papers;

c) Using illegally recorded or dubbed tapes for advertisement for the sale of papers;

d) Paper distributing agents operating without making business registration;

e) Obstructing lawful press activities;

f) Destroying journalists means for press activities.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for acts of directly receiving information through satellites or computer networks for re-provision of information by radio stations, television stations, Internet establishments, Intranets of Vietnamese organizations, foreign organizations residing in Vietnam without permits issued by the Ministry of Culture and Information.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Distributing press publications without permits, but not to the extent of being examined for penal liability;

b) Distributing press publications which are not allowed to be circulated or have, by order, been banned from circulation, but not to the extent of being examined for penal liability.

4. Forms of additional sanction:

Confiscation of press publications, material evidences and violation means, for acts of violating Clause 3 of this Article.

Article 16.- Violating the regulations on installation and use of equipment to receive foreign television programs

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to abide by the contents inscribed in the permits for installation and use of equipment for reception of foreign television programs (TVRO);

b) Modifying, erasing permits for installation and use of TVRO equipment;

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Installing and using TVRO equipment without permits;

c) Letting other people to use TVRO equipment.

3. Forms of additional sanction and other measures:

Confiscation or forced dismantlement of TVRO equipment, for acts of violating Clause 2 of this Article.

Section 2. ACTS OF VIOLATION IN THE PUBLISHING FIELD, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 17.- Violating the regulations on presentation and illustration of publications

1. Warning or a fine of between VND 300,000 and 3,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to inscribe fully or correctly the provisions on presentation of publications;

b) Presenting the cover pages of publications incompatibly with the contents thereof;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Forms of additional sanction and other measures:

a) Confiscation of material evidences, for acts of law violation prescribed at Point b, Clause 1 of this Article, if causing serious consequences;

b) Forced compensation for damage according to law provisions, for acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article, if such acts cause damage to other organizations and/or individuals.

Article 18.- Violating the regulations on stockpile and distribution of publications

1. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) Obstructing the lawful distribution of publications;

b) Selling assorted books, newspapers, paintings, pictures, calendars or leasing assorted books, newspapers without publishing permits or written approval of publishing plan, import permits;

c) Selling or leasing publications with their contents being substituted;

d) Illegally stockpiling publications, illegally copying publications with between 50 to 200 copies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Selling publications of non-business or internal circulation categories;

b) Illegally stockpiling publications, illegally copying publications with more than 200 copies.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Issuing or stockpiling for the purpose of circulation publications of the categories banned from circulation or subject to decisions on recovery or confiscation thereof;

b) Selling books, newspapers, paintings, pictures and calendars or selling books and newspapers, which, by decisions, must be recovered, confiscated or banned from circulation;

c) Selling books, newspapers, paintings, pictures and calendars or leasing books and newspapers with contents propagating the debauching, obscene lifestyles, or inciting violence, but not to the extent of being examined for penal liability.

4. Forms of additional sanction:

Confiscation of material evidences, for acts of violating the provisions of Points b, c and d of Clause 1, Point b of Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 19.- Violating the regulations on use of permits for publishing activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Trading in books, newspapers, paintings, pictures and calendars or leasing books and newspapers without business registration;

b) Conducting publishing activities not at the right places prescribed in the permits.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to abide by the contents inscribed in the publishing permits or the publishing plan- approving papers;

b) Assigning publishing plan-approving papers or publishing permits in any forms;

c) Modifying, erasing publishing plan-approving papers or publishing permits.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Publishing books, newspapers, publications without operation permits;

b) Conducting publishing activities without operation permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Stripping of the right to use permits for publishing activities, for acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points b and c, Clause 2 of this Article;

c) Confiscating material evidences, violation means, for acts prescribed at Point b, Clause 3 or for repetition of acts prescribed at Point a, Clause 3 of this Article.

Article 20.- Violating the regulations on ban on contents of publications

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 shall be imposed on authors whose published works contain contents infringing upon the honor or disclosing personal secrets of individuals without the consents of such persons or their relatives, except otherwise provided for by law.

2. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 shall be imposed on publishing houses and licensed organizations, which publish publications with contents infringing upon the honor or disclosing personal secrets of individuals without the consents of such persons or their relatives, except otherwise provided for by law.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on authors with published works, on publishing houses or licensed organizations, which publish publications with contents showing the debauching, obscene lifestyle, social vices, supertition, which affect fine customs and practices; carrying inaccurate information with a view to harming the prestige of organizations, but not to the extent of being examined for penal liability.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Publishing works by authors or publications by licensed publishing houses or organizations, whose contents violate the provisions in Clause 1, Article 22 of the Publication Law, but not to the extent of being examined for penal liability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Publishing works by authors or publications by publishing houses or licensed organizations, whose contents distort history, negate revolutionary gains, hurt great public figures or national heroes, but not to the extent of being examined for penal liability.

5. Forms of additional sanction:

Confiscation of material evidences, for acts prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article.

6. Apart from sanctioning forms prescribed in this Article, the violating individuals and organizations shall also be subject to the measure of forced compensation for damage according to the provisions of law.

Article 21.- Violating the regulations on printing activities

1. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for acts of practicing stalactite pressing, mimeographic printing, photocopy, computer printing, manual silk-screen printing, engraved wood printing, binding and shearing, trading in printing supplies, manufacturing printing materials, teaching printing or duplicating without business registration certificates or with modified business registration certificates or doing business not at the registered addresses.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to abide by the contents inscribed in the permits for printing activities;

b) Assigning the printing permits in any form;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Printing publications in excess of the volume inscribed in the permits or the printing contracts with a quantity of 50 copies or more;

e) Printing or duplicating establishments, when detecting that the contents of matters ordered for printing violate Article 22 of the Publication Law but failing to promptly report them to the State management bodies in charge of publication.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Printing, duplicating publications without publishing permits or publishing plan- approving papers;

b) Printing publications not according to the prescribed procedures, without signing contracts with the party placing the printing order;

c) Conducting internal printing activities without permits by printing or duplicating establishments of State bodies, economic organizations or social organizations (other than State-run printing enterprises);

d) Photocopying establishments duplicating press works, publications, which are banned from circulation.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Printing, duplicating press works or publications, which, by decisions, must be recovered, confiscated, banned from circulation or destroyed, or which contain debauching, obscene, violence contents, but not to the extent of penal liability examination;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Clause 1, Points b and c of Clause 2 of this Article;

b) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Point a, Clause 4, for repetion of acts prescribed at Point a, Clause 3 of this Article;

c) Confiscation of material evidences for acts prescribed at Points a and d, Clause 4 of this Article.

Article 22.- Violating the regulations on publication copyright deposit

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of failing to fully pay publication copyright deposits according to the prescribed quantity.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for acts failing to pay publication copyright deposit as prescribed.

3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating organizations and individuals shall also be forced to fully pay the publication copyright deposits according to regulations.

Section 3. ACTS OF VIOLATION IN CINEMATOGRAPHIC FIELD, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for activities of video mail service provision without business registration certificates.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Shooting film in areas banned from film shooting or with banned contents prescribed in Clause 3, Article 2 of Decree No.48/CP of July 17, 1995 of the Government on cinematographic organization and operation.

b) Producing films, video tapes, video discs, with contents disclosing secrets of citizens private lives;

c) Failing to abide by the contents inscribed in the permits for film, video tape and/or video disc production;

d) Assigning permits to other individuals or organizations, or using permits of other individuals or organizations for production of films, video tapes and/or video discs;

e) Modifying, erasing permits for film, video tape and/or video disc production.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Producing films, video tapes and/or video discs for the purpose of widespread dissemination without permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Producing films, video tapes and/or video discs with contents of slandering, hurting the prestige of organizations, honor and dignity of individuals, but not to the extent of being examined for penal liability.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Producing films, video tapes and/or video discs with debauching, obscene contents, which encourage social vices, criminal acts, supertition, thus affecting the nation’s fine traditions and customs as well as ecological environment, but not to the extent of being examined for penal liability;

b) Providing services or cooperation in film making with foreign country without permits.

5. A fine of between VND 50,000,000 and 70,000,000 for one of the following acts:

a) Producing films, video tapes and/or video discs with contents of opposing the State of the Socialist Republic of Vietnam; undermining the entire population’s unity bloc;

b) Producing films, video tapes and/or video discs with contents inciting violence, propagating aggressive wars, sowing division among nations and peoples of countries, expressing reactionary ideas and culture or criminal acts, but not to the extent of being examined for penal liability;

c) Producing films, video tapes and/or video discs with contents distorting history, negating revolutionary gains, hurting great men or national heroes, but not to the extent of being examined for penal liability;

d) Foreign individuals and organizations producing films in Vietnam without permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points d and e of Clause 2, Point b of Clause 3, Point a of Clause 4 and Clause 5 of this Article;

b) Confiscation of material evidences, for acts prescribed in Clauses 1 and 2, Points a and c of Clause 3, Point a of Clause 4 and Clause 5 of this Article;

c) Confiscation of violation means, for acts prescribed at Point a, Clause 2, Point a of Clause 4 and Clause 5 of this Article.

Article 24.- Violating the regulations on printing, duplicating and/or stockpiling films, video tapes and/or video discs

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of illegally stockpiling films, video tapes and/or video discs, which are illegally printed or duplicated with the quantity of between 20 and under 100 copies.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating films, video tapes and/or discs, which have not yet been allowed for circulation, with a quantity of under 20 copies;

b) Illegally storing illicitly-printed or duplicated films, video tapes and/or discs with a quantity of over 100 copies.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Assigning permits for activities of duplicating films, video tapes and/or video discs to other organizations or using permits of other organizations for activities of duplicating films, video tapes and/or video discs;

c) Failing to abide by the contents inscribed in the permits for activities of duplicating films, video tapes and/or video discs;

d) Modifying, erasing permits for activities of duplicating films, video tapes and/or video discs.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating films, video tapes and/or video discs, which have not yet been allowed for circulation, with a quantity of 100 copies or more;

b) Duplicating films, video tapes and/or video discs without permits for duplicating activities;

c) Inserting sounds and/or images advertising for goods items, which are banned from advertisement, into films, video tapes or video discs.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating films, video tapes and/or video discs which, by decisions, must be recovered, confiscated, destroyed or banned from circulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Inserting sounds and/or images of debauchery, obscenity, inciting violence into films, video tapes and/or video discs,which have been already permitted for circulation, but not to the extent of being examined for penal liability.

6. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points b, c and d of Clause 3, Clause 5, recidivism at Point a of Clause 4 of this Article;

b) Confiscating material evidences, for acts prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article;

c) Confiscating violation means, for acts prescribed at Point a of Clause 3, Clauses 4 and 5, recidivism at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 25.- Violating the regulations on releasing of films, video tapes and video discs

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Buying video tapes and/or video discs without labels or with fake labels with a quantity of between 10 and under 20 copies;

b) Selling or renting films, video tapes and/or video discs not affixed with labels or affixed with fake labels with a quantity of under 20 copies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Buying and/or selling video tape and/or video disc labels not yet fully inscribed with headings as prescribed;

e) Buying fake labels of video tapes and/or video discs with a quantity of between 10 and under 50 labels;

f) Erasing, modifying labels affixed on video tapes or video discs.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Selling or renting films, video tapes and/or video discs, which are not yet allowed for circulation;

b) Buying, selling or renting films, video tapes and/or video discs not affixed with labels or affixed with fake labels, with a quantity of between 20 and under 100 copies;

c) Fraudulently substituting contents of already labeled films, video tapes or video discs, for trading;

d) Assigning permits to other organizations or individuals or using permits of other organizations or individuals to sell, lease films, video tapes and/or video discs;

e) Modifying, erasing permits for sale, lease of films, video tapes and/or video discs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Buying films, video tapes and/or video discs not affixed with labels or affixed with fake labels, with a quantity of 100 copies or more;

b) Selling or renting films, video tapes and/or video discs not affixed with labels or affixed with fake labels, with a quantity of between 100 and under 500 copies.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Selling or renting films, video tapes and/or video discs without permits issued by agencies performing the State management over culture and information;

b) Assigning permits to other organizations or individuals or using permits of other organizations or individuals for dealing in the distribution of films, video tapes and/or video discs;

c) Distributing films, video tapes and/or video discs without decisions for their circulation;

d) Distributing films, video tapes and/or video discs beyond the permitted scope in the country;

e) Failing to abide by the contents inscribed in the business licenses for distribution of films, video tapes and/or video discs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g) Selling or renting films, video tapes and/or video discs not affixed with labels or affixed with fake labels, with a quantity of between 500 and under 1,000 copies.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Falsifying by making addition to or cut of the contents of cinematographic works already allowed for dissemination;

b) Dealing in the distribution of films, video tapes and/or video discs without business licenses;

c) Producing, stockpiling and/or selling fake labels of video tapes and/or video discs;

d) Selling, renting films, video tapes and/or video discs, which are either unfixed with labels or fixed with fake labels, with a quantity of 1,000 copies or more.

6. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for acts of illegally stockpiling cinematographic works of categories banned from dissemination or subject to decisions on recovery, confiscation and destruction thereof.

7. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Selling, renting or distributing films, video tapes and/or video discs, which are subject to decisions on their recovery, confiscation, circulation ban or destruction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits for up to three months, for acts prescribed at Point c, Clause 1 of this Article;

b) Stripping of the right to use permits for acts prescribed at Points d and e of Clause 2, Points b, e and f of Clause 4, and Clause 7 of this Article;

c) Confiscation of material evidences, for acts prescribed at Points a, b, d, e and f of Clause 1, Points a, b, c, and f of Clause 2, Clause 3, Points c and g of Clause 4, Points a, c and d of Clause 5, Clause 6, Clause 7 of this Article;

d) Confiscation of violation means, for acts prescribed at Point c, Clause 5 of this Article.

Article 26.- Violating the regulations on screening of films, video tapes and/or video discs

1. Warning or a fine of between VND 150,000 and 300,000 for one of the following acts:

a) Causing noises beyond the prescribed limits in screening of films, video tapes and/or video discs;

b) Admitting under-16 children into cinema houses and/or places, where are screened films, video tapes and/or video discs, which are banned from watching by children under 16 years old.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Screening films, video tapes and/or video discs, which have not yet been allowed for circulation, at public places;

b) Assigning business registration papers to other organizations or individuals or using the business registration papers of other organizations or individuals for doing business in film, video tape and/or video disc screening;

c) Failing to abide by the contents inscribed in the business registration papers for film, video tape and/or video disc screening;

d) Modifying or erasing business registration papers for film, video tape and/or video disc screening.

4. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for acts of screening films, video tapes or video discs for business purposes but without business registration papers.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Screening films, video tapes and/or video discs, which must, by decisions, be recovered, confiscated, banned from circulation or destroyed;

b) Screening films, video tapes and/or video discs with debauching, obscene or violence-inciting contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points b, c and d of Clause 3, and Clause 5 of this Article;

b) Confiscation of violation means for acts prescribed at Clause 5 of this Article.

c) Confiscation of violation means for acts prescribed at Clause 5 of this Article.

Article 27.- Violating the regulations on copyright deposit, archival of cinematographic works

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for acts of paying copyright deposit, archival of cinematographic works not with full prescribed quantity, not according to the prescribed categories.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for acts of failing to pay copyright deposit for and/or to archive, cinematographic works according to regulations.

3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating individuals and organizations shall also be forced to pay the copyright deposit for and/or to archive cinematographic works according to law provisions.

Section 4. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELD OF ART PERFORMANCE, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 28.- Violating the regulations on duplication of music tapes, music discs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Duplicating music tapes and/or music discs, which are yet permitted for circulation, with a quantity of between 20 and under 100 copies;

b) Assigning business registration papers to other organizations or individuals or using business registration papers of other organizations or individuals for duplicating music tapes and/or music discs.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating music tapes and/or music discs, which have not yet been permitted for circulation, with a quantity of between 100 and 300 copies;

b) Duplicating music tapes and/or music discs without duplication licenses.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for act of duplicating music tapes and/or music discs, which have not yet been permitted for circulation, with a quantity of over 300 copies.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating music tapes and/or music discs, which, by decisions, must be banned from circulation, recovered or confiscated;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Duplicating music tapes and/or discs with reactionary contents.

6. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed in Clauses 4 and 5 of this Article;

b) Confiscation of material evidences, for acts prescribed in Clause 1, Point a of Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article;

c) Confiscation of violation means, for acts prescribed in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.

Article 29.- Violating the regulations on production of music tapes and/or music discs

1. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Producing music tapes and/or music discs not according to the contents and/or locations inscribed in the permits;

b) Modifying, erasing permits for production of music tapes and/or music discs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Assigning permits to other organizations or individuals or using the permits of other organizations or individuals to produce music tapes and/or music discs.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Producing music tapes and/or music discs with debauching, obscene and/or violence-inciting contents or inserting sounds and/or images with debauching, obscene and/or violence-inciting contents into music tapes and/or music discs which have already been permitted for circulation, but not to the extent of being examined for penal liability;

b) Producing music tapes and/or music discs for business purpose without licenses.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for acts of producing music tapes and/or music discs with reactionary contents or inserting sounds and/or images with reactionary contents into music tapes and/or music discs which have already been permitted for circulation, but not to the extent of being examined for penal liability.

4. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points b, c and d of Clause 1, Point a of Clause 2, Clause 3 of this Article;

b) Confiscation of material evidences, for acts prescribed at Point c of Clause 1, Point a of Clause 2, Clause 3 of this Article;

c) Confiscation of violation means, for acts prescribed at Point c of Clause 1, Clauses 2 and 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of selling or renting music tapes and/or music discs not according to places inscribed in the business licenses.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Selling or renting music tapes and/or music discs, which have not yet permitted for circulation;

b) Purchasing, selling music tapes and/or music discs, which have been illegally printed or duplicated, with a quantity of 50 copies or more.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Selling or renting music tapes and/or music discs with banned contents;

b) Selling or renting music tapes and/or music discs without business registration papers.

4. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use business registration papers for up to three months, for acts prescribed in Clause 1, Point a of Clause 3 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- Violating the regulations on stockpiling, dissemination of music tapes and/or music discs

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of disseminating music tapes and/or music discs, which have not yet been permitted for dissemination, at public places.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of illegally stockpiling music tapes and/or music discs, which have been illegally printed or duplicated, with the quantity of 50 copies or more.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Illegally storing music tapes and/or music discs, which have been banned from dissemination;

b) Assigning permits to other organizations or individuals or using the permits of other organizations or individuals to disseminate music tapes and/or music discs.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Disseminating music tapes and/or music discs, which, by decisions, must be banned from circulation, recovered, confiscated, destroyed;

b) Disseminating music tapes and/or music discs with debauching, obscene and/or violence-inciting contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Disseminating music tapes and/or music discs with reactionary contents.

6. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Point b of Clause 3, Clauses 4 and 5 of this Article;

b) Confiscation of material evidences, for acts prescribed in Clauses 1, 2, Point a of Clause 3, Clauses 4 and 5, of this Article;

c) Confiscation of violation means, for acts prescribed in Clause 4 and Clause 5 of this Article.

Article 32.- Violating the regulations on art performance

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of organizing art performances at public places by domestic art troupes, art groups and/or artists without permits granted by competent State bodies in charge of culture and information, or organizing performances before the public by persons who have no professional practice licenses for the purpose of collecting money; organizing art performances before the public for the collection of money without licenses for performance practice.

2. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for acts of organizing art performances not in accordance with the contents inscribed in the permits or organizing performances by persons who have already been banned from performance by the State management body in charge of culture and information.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of organizing the performance of art works which have not yet been permitted for performances at public places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Performing art works which have, by decisions, already been banned from show;

b) Performing art works with debauching, obscene and/or violence-inciting contents, but not to the extent of being examined for penal liability;

c) Performing art works with contents inciting wars of aggression, sowing division among nations and peoples of countries, showing criminal acts, but not to the extent of being examined for penal liability;

d) Performing art works with contents distorting history, negating revolutionary gains, hurting great persons and/or national heroes, but not to the extent of being examined for penal liability.

5. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of material evidences and/or violation means, for acts prescribed in Clause 4 of this Article.

Section 5. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELD OF CULTURAL ACTIVITIES AND CULTURAL SERVICES AT PUBLIC PLACES, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 33.- Violating the regulations on life style

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Permitting drunkards to enter dancing halls, public dancing places and/or karaoke parlours;

b) Conducting supertitious practices such as tracing, fortune telling, spirits callings, divinatory wands shaking, amulet exorcising, bewitching, spreading of oracles and other forms of supertition;

c) Getting drunk in offices, working places, hotels, restaurants, eateries, dancing halls, public dancing places, karaoke parlours, places for cultural activities and/or services, on communications means and in other public places;

d) Taking advantage of religious beliefs to raise money, material things.

2. Forms of additional sanction:

a) Confiscation of material evidences and/or violation means, for acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Confiscation for public funds of illicit earnings, for acts prescribed at Points b and d, Clause 1 of this Article.

Article 34.- Violating the regulations on conditions for organizing cultural activities, cultural services at public places

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of organizing cultural activities and cultural services at public places from 24.00 hrs to 05.00 hrs, except for cases prescribed in Clause 2 of Article 35 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Failing to ensure adequate lighting as prescribed for dancing halls, public dancing places and karaoke parlours;

b) Employing female dancers without registering the lists thereof with the competent bodies;

c) Issuing tickets in excess of the number of seats or beyond the holding capacity of the places where cultural and art activities are organized.

3. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Failing to ensure enough spaces prescribed for dancing halls, public dancing places, karaoke parlours;

b) Shielding the entire karaoke parlours not with glass or with glass which prevent seeing from the outside;

c) Shutting off the light in dancing halls, public dancing places and/or karaoke parlours when they are in operation;

d) Organizing art performance, dancing hall, film, video tape or video disc screening and/or karaoke activities which cause noises beyond the prescribed limit.

4. A fine of VND 1,500,000 of act of employing a female dancer to work at a dancing hall without signing a labor contract.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Stripping of the right to use permits, for acts of recidivism prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 35.- Violating the regulations on operation permits

1. Warning or a fine of between VND 150,000 and 500,000 for acts of using loudspeakers or other forms for advertisement or agitation at public places without permits or not according to the contents inscribed in the permits.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of conducting dancing hall activities beyond the permitted hours.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Conducting business activities in dancing halls, karaoke parlours not according to the prescribed contents and law provisions;

b) Assigning permits to other organizations or individuals or using the permits of other organizations or individuals for business activities in dancing halls. karaoke parlours, beauty contests, fashion model contests;

c) Organizing electronic games and other games for business purposes, with reactionary, debauching, obscene, violence-inciting or gambling contents;

d) Organizing beauty contests and/or fashion model contests not in accordance with the permitted contents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Conducting dancing hall, karaoke business activities without permits;

b) Organizing beauty contests and/or fashion model contests without permits.

5. Forms of additional sanctions:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points a, b and d of Clause 3, recidivism prescribed in Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of material evidences and/or violation means, for acts prescribed in Clause 1, Point c of Clause 3 of this Article.

Article 36.- Violating the regulations on production and/or circulation of electronic game tapes and/or discs

1. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Selling or renting electronic game tapes and/or discs without business registration;

b) Selling or renting electronic game tapes and/or discs with debauching, obscene and/or violence-inciting contents, but not to the extent of being examined for penal liability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Producing and/or duplicating electronic game tapes and/or discs without business registration;

e) Circulating electronic game tapes and/or discs with contents banned from circulation at public dancing places, karaoke bars and other public places where cultural activities and/or public cultural services are organized.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Producing and/or duplicating electronic game tapes and/or discs with banned contents;

b) Producing and/or importing electronic-game machines and/or tapes, discs with banned contents;

c) Inserting electronic game programs with banned contents in computers for circulation.

3. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use business registration papers for acts prescribed at Points b, c and e of Clause 1, Points a and c of Clause 2 of this Article;

b) Confiscation of material evidences, for acts prescribed at Points b, c, d and e of Clause 1, Points a and c of Clause 2, of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the violating individuals and organizations shall also be forced to delete the electronic game programs prescribed at Point c, Clause 2 of this Article.

Article 37.- Violating the regulations on ban on cultural activities and cultural services at public places

1. Warning or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for acts of using service means of obscene nature at dancing halls, public dancing places, karaoke bars as well as other public places for cultural activities and cultural services.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Putting up for display paintings, pictures, calendars or other objects of debauching, obscene, violence-inciting nature at dancing halls, public dancing places, karaoke bars or other places of cultural activities and cultural services, but not to the extent of being examined for penal liability;

b) Circulating at dancing halls, public dancing places and/or karaoke bars films, video tapes and/or discs, music tapes and/or discs or performing theatrical works, music pieces and/or dances, which have not yet been permitted for circulation.

3. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for acts of leasing or lending places to be used as dancing halls, public dancing places, karaoke bars and other cultural activities as well as cultural services and knowing that the leased or lend places are used for prostitution activities, drug addiction and/or gambling but failing to take measures to prevent or denounce them.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Conniving at or covering activities of debauching, obscene and/or violent nature, prostitution activities, drug addiction, gambling or betting with prizes in cash or in kind at dancing halls, public dancing places, karaoke bars and other public places of cultural activities, but not to the extent of being examined for penal liability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Circulating music tapes and/or discs with debauching, obscene and/or violence-inciting contents at dancing halls, public dancing places, karaoke bars and other public places of cultural activities and cultural services, but not to the extent of being examined for penal liability.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Circulating films, video tapes and/or discs, which are subject to decisions on ban or withdrawal from circulation, at dancing halls, public dancing places, karaoke bars and other public places of cultural activities;

b) Circulating films, video tapes and/or discs with debauching, obscene and/or violence-inciting contents at dancing halls, public dancing places, karaoke bars and other public places of cultural activities and/or cultural services, but not to the extent of being examined for penal liability.

6. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed in Clause 1, Points b and c of Clause 4, Clause 5 of this Article;

b) Confiscation of material evidences for acts prescribed in Clause 2, Points b and c of Clause 4, Clause 5 of this Article.

c) Confiscation of violation means for acts prescribed at Point b, Clause 2, Points b and c of Clause 4, Clause 5 of this Article.

Article 38.- Violating the regulations on ban on cultural activities at accommodation establishments, restaurants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Hanging, displaying paintings and/or pictures of debauching, obscene, violence-inciting nature at accommodation establishments, restaurants;

b) Using service modes of obscene characters at accommodation establishments, restaurants.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Circulating music tapes and/or discs, which are subject to decisions on ban or withdrawal from circulation, at accommodation establishments, restaurants;

b) Circulating music tapes and/or discs with debauching, obscene, violence-inciting contents at accommodation establishments, restaurants, but not to the extent of being examined for penal liability.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Circulating films, video tapes and/or discs, performing theatrical works, music pieces and/or dances, which are subject to decisions on ban or withdrawal from circulation, at accommodation establishments, restaurants;

b) Circulating films, video tapes and/or discs or performing theatrical works, music pieces and/or dances with debauching, obscene, violence-inciting contents at accommodation establishments and/or restaurants, but not to the extent of being examined for penal liability.

4. Forms of additional sanction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Stripping of the right to use business registration papers for acts prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

c) Confiscation of material evidences for acts prescribed at Point a, Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 39.- Violating the regulations on producing and/or burning votive papers

1. Warning or a fine of between VND 150,000 and 500,000 for act of burning votive papers at public places.

2. A fine of between VND 150,000 and 500,000 for act of illegally producing votive papers; propagating supertition in order to sell votive papers.

3. Forms of additional sanction:

Confiscation of material evidences of violation, for acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Section 6. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELDS OF FINE ARTS, EXHIBITION, PHOTOGRAPHY, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 40.- Violating the regulations on operation permits

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Conducting business activities of providing fine art, photographic, portraying or translating services not at the right registered places;

b) Assigning business registration papers for fine art, photographic, portraying or translating services in any forms;

c) Modifying, erasing business registration papers for fine art, photographic, portraying or translating services.

2. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for acts of conducting business activities in providing fine art, photographic, portraying or translating services without business registration.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Constructing monuments and/or grandiose murals without permission;

b) Organizing cultural and art exhibitions without permits.

4. Forms of additional sanction:

Stripping of the right to use permits, for acts prescribed at Points b and c, Clause 1, this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 41.- Violating the regulations on ban in the fields of fine arts, exhibition and cinematography

1. Warning or a fine of between VND 150,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Taking photos in areas with photo-banning signboards;

b) Grafting photos, thus causing bad consequences to other persons relations or hurting individuals, families, agencies and/or organizations.

2. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for acts of exhibiting publications which have not yet been allowed for dissemination.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of producing fine art and/or photographic works or translating books and/or newspapers with baneful contents for dissemination or storage for the purpose of dissemination.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 30,000,000 for acts of exhibiting publications, fine art and/or photographic works as well as other cultural and art products of the categories banned from dissemination.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Constructing monuments and/or grandiose murals with contents inciting violence, aggressive war, sowing hatred among nations and peoples of countries, or expressing reactionary ideology or culture, obscene lifestyle and/or criminal acts, but not to the extent of being examined for penal liability;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Constructing monuments and/or grandiose murals with baneful contents other than those prescribed at Points a and b of this Article.

6. Forms of additional sanction:

a) Confiscation of material evidences, for acts prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article;

b) Confiscation of violation means, for acts prescribed in Clause 1 and 4 of this Article.

7. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, individuals and organizations violating the provisions in Clause 5 of this Article shall also be forced to dismantle the already constructed works.

Section 7. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELD OF COPYRIGHT PROTECTION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 42.- Violating the regulations on duplication, re-edition, copying, dubbing of works, products and/or programs

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of duplicating, copying or dubbing music tapes, music discs for business purpose without the written consents of the copyright owners.

2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of duplicating films, video tapes and/or discs for business without written consents of the copyright owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Copying plastic art works without the consents of their authors or the work owners;

b) Incorporating film programs, video tapes and/or discs for business and/or advertisement without the consents of the copyright holders;

c) Selling plastic works copies which have been made without the consents of the authors or work owners.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating already broadcast and disseminated radio or television programs for business purpose without the consents of the program owners;

b) Copying architectural works without the consents of the copyright owners.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 for one of the following acts:

a) Duplicating, re-editing literary and/or art works, scientific projects for business without the consents of the copyright owners;

b) Copying computer software without the consents of their owners.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. Forms of additional sanction:

a) Confiscation of material evidences of violation, for acts prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article;

b) Confiscation of violation means, for acts prescribed in Clauses 5 and 6 of this Article.

Article 43.- Violating the regulations on quotation, addition or cutting, translation, adaptation, transformation or re-writing of works

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of quoting other persons works for inclusion into one’s own works without inscribing the authors names and works origins.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Translating, compiling, adapting, transforming or re-writing works without the consents of their authors or owners of the original works copyright;

b) Adding, cutting or changing the contents of literary, art or scientific works without the consents of their authors.

Article 44.- Violating the regulations on domestic publicization, dissemination or performance of works

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of performing musical works without paying emoluments to authors or copyright holders.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Publicizing and/or disseminating works without the consents of their authors or copyright holders;

b) Publicizing and/or disseminating co-authored works without the consents of co-authors or copyright holders;

c) Making audio-recording and/or visual recording or live-broadcast of performances without the consents of performers, except for cases prescribed at Point h, Clause 1, Article 761 of the Civil Code.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Performing theatrical works without paying emoluments to authors of copyright owners;

b) Broadcasting films and/or video tapes without the consents of the copyright owners;

c) Publicizing and/or disseminating works of authors who are banned from publicizing and/or disseminating their works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Confiscation of material evidences and violation means, for acts prescribed at Point c, Clause 4 of this Article.

Section 8. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELDS OF ADVERTISEMENT, SIGNBOARD INSCRIPTION AND PLACEMENT, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 45.- Violating the regulations on advertising permits

1. Warning or a fine of up to VND 200,000 for acts of advertising with posters, leaflets, folding sheets, letters and similar forms without permits.

2. Warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Advertising with streamers without permits;

b) Undertaking the painting and presentation of advertising panels or boards while the customers have not yet been granted permits for advertisement.

3. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for one of the following acts:

a) Failing to inscribe the permit numbers, duration or the names of advertising service providers on the advertising panels or boards or the permit numbers on advertising publications;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Advertising pharmaceuticals, pharmaceutical products, cosmetics, medical instruments and medical activities without permission of the competent medical bodies;

b) Making advertisements with advertising panels or boards, beyond the time limits prescribed in the permits;

c) Making advertisements on films, video tapes and/or discs, audio tapes and/or discs, on traffic means without permits;

d) Producing advertising commodities for persons who have not yet obtained advertising permits;

e) Making advertisements on computer networks without permission of the competent State management bodies.

5. A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 for acts of assigning advertising permits to other organizations or individuals or using permits of other organizations or individuals to make advertisement.

6. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Conducting activities under advertising business cooperation contracts with foreign individuals or organizations without permission of the specialized State management bodies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Hanging, erecting or placing advertising panels or boards without permits;

d) Issuing advertisement supplements or broadcasting advertising programs by press agencies without permits.

7. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 shall be imposed on foreign individuals or organizations for providing advertising services or making advertisements in Vietnam while they have not yet been permitted by competent State management bodies of Vietnam to conduct advertising activities or to make advertisements.

8. Forms of additional sanction:

Stripping of the right to use permits, for acts prescribed in Clause 5 of this Article.

9. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article, the violating individuals and organizations shall also be forced to remove advertising streamers, posters, leaflets, panels and or boards, for acts prescribed in Clause 1, Point a of Clause 2, Point b of Clause 4, Point c of Clause 6 of this Article.

Article 46.- Violating the regulations on forms and modes of advertisement

1. Warning or a fine of between VND 100,000 and 300,000 for acts of using sounds beyond the prescribed levels for advertisement from 23.00 hrs to 04.00 hrs.

2. A fine of between VND 300,000 and 1,000,000 for acts of advertising on advertisement panels and/or boards, with shapes, colors and/or presentation forms, which are similar to traffic signals, public signboards or not clear, not clean, not beautiful, thus affecting the beautiful looks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Advertising on advertisement panels and/or boards in excess of the space (m2) prescribed in the permits;

b) Advertising on films, video tapes and/or discs, radio or television in excess of the permitted times in a day or in excess of the permitted time volume (%);

c) Advertising on printed newspapers, radio or television in violation of the regulation on minimum interval between two advertising rounds;

d) Making advertisements on printed papers beyond the permitted spaces;

e) Making advertisements on films, video tapes or discs, press, publications beyond the permitted times and/or goods categories, for goods restricted from advertisement in a day, a copy, a program.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Advertising for foreign-made goods without signing advertising contracts with Vietnamese organizations or individuals that provide advertising services.

b) Making advertisements without Vietnamese scripts above or advertisements with unclear names and types of commodities, products or operations which are allowed for advertisement but only mentioning their trademarks, names of firms in general;

c) Making advertisements on printed papers, radio and/or televisions in violation of the provisions on the minimum interval between two advertising rounds;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Failing to use Vietnamese scripts and/or speech in advertisement (except for cases prescribed in Clause 3, Article 5 of the Government’s Decree No.194/CP of December 31, 1994 on advertising activities on the Vietnamese territory);

f) Foreign-language words in advertisements which are allowed for use of foreign words are twice bigger than the Vietnamese words or are placed above the Vietnamese words.

5. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Advertising on the front pages of newspapers or the cover pages of magazines or special issues thereof;

b) Trading in kinds of goods with advertisement for commodities banned from advertisement;

c) Incorporating advertisements in news reports, articles or news programs, or in special-subject programs on radio, television in contravention of the regulations, except for programs directly relayed from overseas;

d) Advertising after the musical symbol of the radio station or image symbol of the television station.

6. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Producing kinds of goods with advertisement for commodities or products banned from advertisement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for acts of using the national flag, the national anthem, the national emblem, photos of leaders, the Party’s flag and/or the song Internationale as backgrounds for advertisement.

8. Form of additional sanction:

Confiscation of goods, for acts prescribed at Point b of Clause 5, Clause 6 of this Article.

9. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 ,7 and 8 of this Article, the violating individuals and organizations shall also be forced to remove advertising billboards, placards, for acts prescribed in Clause 2, Point a of Clause 3, Points a and b of Clause 4, Clause 7 of this Article.

Article 47.- Violating the regulations on advertising locations, positions or scopes

1. Warning or a fine of between VND 5,000 and 10,000 for each advertising poster, leaflet or folding sheet made not at the right places prescribed in the permits.

2. Warning or a fine of between VND 50,000 and 150,000 for each advertising streamer made not at the right places prescribed in the permits.

3. A fine of between VND 300,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

a) Hanging, erecting or placing advertising panels or boards not at the right places prescribed in the permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Advertising telephone numbers and/or addresses of service providers not at the right places as prescribed.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of advertising at places where advertisement is banned.

5. Forms of additional sanction:

Confiscation of material evidences of violation, for acts prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

6. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, the violating individuals and organizations shall also be forced to remove advertising streamers, posters, leaflets, folding sheets panels or, boards, for acts prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 or to blot out the telephone numbers and/or addresses, for acts prescribed at Point c, Clause 3 of this Article.

Article 48.- Violating the regulations on advertising contents

1. Warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for each picture, photo, poster, leaflet, folding sheet, parasol, trolley, banner string, goods cabinet and other similar forms used for advertisement of goods and/or products which are banned from advertisement.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of advertising for newspapers, publications, films, video tapes and/or discs or art works, which have not yet been permitted for publication, distribution, dissemination or performance.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for acts of falsifying the advertising contents already approved in the permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Making advertisement not true to reality, not true to the registered goods quality;

b) Making advertisement with contents which lower the prestige and/or quality of commodities of other organizations and/or individuals.

5. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for acts of advertising goods and/or products, which are banned from advertisement.

6. Forms of additional sanction:

Confiscation of material evidences for acts prescribed in Clause 1 of this Article.

7. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the violating individuals and organizations shall also be forced to dismantle the advertising billboards and placards, for acts prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article.

Article 49.- Violating the regulations on signboard inscription and/or placement

1. Warning or a fine of between VND 100,000 and 300,000 for one of the following acts:

a) Hanging, placing signboards not at the offices of agencies, organizations, hotels, restaurants, stores, shops with signboards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Hanging, placing signboards with sizes, colors and/or types of letter made not according to regulations.

2. Warning or a fine of between VND 150,000 and 500,000 for one of the following acts:

a) Failing to present fully the prescribed contents on signboards;

b) Failing to use appellations, scripts in the Vietnamese language on signboards of Vietnamese agencies, organizations or enterprises, but only using appellations and/or scripts in foreign language(s);

c) Presenting on signboards the foreign-language proper names, abbreviated names, international transaction names above the Vietnamese-language names;

d) Presenting on signboards the foreign-language appellations, abbreviated names, international transaction names with sizes larger than the Vietnamese-language names;

e) Incorporating advertising contents on signboards;

f) Presenting on the signboards of foreign economic organizations and joint ventures with foreign countries their foreign-language proper names and/or international transaction names above the Vietnamese-language names;

g) Presenting on the signboards of foreign economic organizations and joint ventures with foreign countries their foreign-language names and/or international transaction names with sizes larger than the Vietnamese-language names.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 9. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELDS OF CONSERVATION, MUSEUM AND LIBRARY, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 50.- Violating the regulations on the protection of exhibits in museums, cultural works, the protection of cultural and historical relics

1. Warning or a fine of between VND 50,000 and 200,000 for acts of tarnishing cultural or historical relics, cultural and art works.

2. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of polluting the environment in areas where exist cultural or historical relics, cultural and art works.

3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of damaging exhibits of small value in museums.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for acts of damaging cultural or historical relics but not seriously.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Heavily damaging exhibits of great value in museum; heavily damaging cultural or historical relics;

b) Encroaching upon, occupying and illegally using cultural and/or historical relics, cultural and art works for any purpose;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 for acts of seriously damaging or destroying cultural and art works, historical and/or cultural relics.

7. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, the violating individuals and organizations may also be subject to one of the following measures:

a) Forced restoration of the initial state, for acts prescribed in Clause 1, Clause 4, Point c of Clause 5 and Clause 6 of this Article;

b) Forced dismantlement of illegally constructed works, recovery of encroached land areas, for acts prescribed at Points b and c of Clause 5, this Article;

c) Forced overcoming of pollution, for acts prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 51.- Violating the regulations on archeological excavations, rehabilitation and embellishment of cultural and/or historical relics

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of discovering antiques, archeological finds but falsely declaring or hiding them.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Carrying out archeological excavations not in accordance with the contents inscribed in the permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Carrying out archeological excavations without permits; carrying out illegal unearthing, salvage at archeological sites;

b) Rehabilitating and/or embellishing cultural and/or historical relics without permits.

4. Forms of additional sanction:

a) Stripping of the right to use permits, for acts prescribed in Clause 2, this Article;

b) Confiscation of violation material evidences, for acts prescribed in Clauses 1 and 3 of this Article;

c) Confiscation of violation means, for acts prescribed in Clause 3 of this Article.

Article 52.- Violating the regulations on protection of documents in libraries

1. Warning or a fine of between VNA 50,000 and 200,000 for acts of damaging or appropriating documents, library books, newspapers and other information carrying objects valued at under VND 200,000.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Damaging or appropriating library documents, books and/or newspapers with value of VND 1,000,000 or more;

b) Illegally using library documents which are categorized for restricted use.

4. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for acts of heavily damaging or destroying library documents.

5. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, the sanctioning individuals and organizations shall also be forced to compensate for damage as prescribed by law.

Section 10. ACTS OF VIOLATION IN THE FIELDS OF EXPORT AND IMPORT OF CULTURAL PRODUCTS; PUBLICIZATION AND DISSEMINATION OF WORKS TO FOREIGN COUNTRIES, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 53.- Violating the regulations on procedures for export and/or import of cultural products

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of falsely declaring, hiding cultural products while carrying out procedures for export or import thereof with a quantity of under 10 copies.

2. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of falsely declaring, hiding cultural products while carrying out procedures for export or import thereof with a quantity of over 10 copies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Confiscation of violation material evidences, for acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

4. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, depending on the nature of each of their acts, the violating individuals and organizations shall also be forced to re-export or destroy the material evidences of violation.

Article 54.- Violating the regulations on permits for export and/or import of cultural products

1. A fine of between VND 500,000 and 1,500,000 for acts of exporting or importing cultural products in excess of the volumes prescribed in the permits with a quantity of under 50 copies.

2 A fine of between VND 1,500,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Exporting or importing cultural products not according to the lists inscribed in the permits with a quantity of under 50 copies;

b) Exporting or importing cultural products in excess of the volumes inscribed in the permits with a quantity of 50 copies or more;

c) Exporting or importing cultural products for which, according to regulations, there must be permits, but failing to obtain permits, with a quantity of under 50 copies.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for acts of exporting or importing cultural products, for which, according to regulations, there must be permits, but failing to obtain permits, with a quantity of between 50 and under 500 copies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Fines shall be imposed for the export or import of printing equipment without permits as follows:

a) A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for violations with the material evidences having the value of up to VND 100,000,000;

b) A fine of between VND 70,000,000 and 100,000,000 for violations with the material evidences having the value of more than VND 100,000,000.

6. Forms of additional sanction:

Confiscation of violation material evidences, for acts prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

7. In addition to the sanctioning forms prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, the violating individuals and organizations shall, depending on the nature of their acts, be forced to re-export or destroy the violation material evidences.

Article 55.- Violating the regulations on ban on export or import of cultural products

1. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for acts of exporting or importing music tapes and/or discs, books, newspapers, pictures, photos, calendars, documents, including drafts, of the categories banned from export or import, with a quantity of under 10 copies.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Exporting or importing films, video tapes and/or discs, of the categories banned from export or import.

3. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for acts of exporting or importing cultural products of the categories banned from export and/or import, with a quantity of above 100 copies.

4. Fines shall be imposed for the export of archeological finds, antiques, national precious objects without permits as follows:

a) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for violations with the material evidences being valued at up to VND 10,000,000;

b) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for violations with the material evidences being valued at up to VND 20,000,000;

c) A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for violations with the material evidences being valued at up to VND 50,000,000;

d) A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for violations with the material evidences being valued at more than VND 50,000,000.

5. Forms of additional sanction:

Confiscation of material evidences for acts prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 56.- Violating the regulations on publicization and/or dissemination of works to foreign countries

1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Publicizing, disseminating photographic works to foreign countries without permission;

b) Publicizing, disseminating fine art works to foreign countries without permission.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Publicizing, disseminating press works to foreign countries without permission;

b) Publicizing, disseminating theatrical works to foreign countries without permission;

c) Publicizing, disseminating music works to foreign countries without permission.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Publicizing, disseminating cinematographic works to foreign countries without permission.

4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts:

a) Publicizing, disseminating to foreign countries the cinematographic works of categories banned from publicization, dissemination;

b) Publicizing, disseminating to foreign countries fine art works of the categories banned from publicization or dissemination.

5. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Publicizing and/or disseminating to foreign countries press works of the categories banned from publicization and/or dissemination; supplying to foreign press information of the categories banned from publicization and/or dissemination to foreign countries;

b) Publicizing and/or disseminating to foreign countries musical works of the categories banned from publicization and/or dissemination;

c) Publicizing and/or disseminating to foreign countries theatrical works of the categories banned from publicization and/or dissemination.

6. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Publicizing and/or disseminating to foreign countries cinematographic works of the categories banned from publicization and/or dissemination.

Chapter III

COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF CULTURE AND INFORMATION

Article 57.- Competence of the People’s Committees at different levels to sanction administrative violations

1. The presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities are entitled to sanction, as provided for in Article 34 of the Law on Publication, the administrative violations in the publishing activities and, as provided for in Article 28 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations the administrative violations in the field of culture and information, prescribed in this Decree in their respective localities.

2. The presidents of the People’s Committees of the rural districts, urban districts, provincial capitals or towns, are entitled to sanction, as provided for in Article 27 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the administrative violations in the field of culture and information prescribed in this Decree in their respective localities.

3. The presidents of the People’s Committees of the communes, wards and district townships are entitled to sanction, as provided for in Article 26 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the administrative violations in the field of culture and information prescribed in this Decree in their respective localities.

Article 58.- Competence of the specialized culture-information inspectorate to sanction administrative violations

1. Specialized culture- information inspectors, while performing official duty, are entitled to sanction, as provided for in Article 34 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the administrative violations in the field of culture and information prescribed in this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Specialized inspectors and chief inspectors at all levels of the branches involved in the culture-information field may sanction according to the competence prescribed in Article 34 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations the violation acts prescribed in this Decree regarding the domains under the management of their respective branches.

Article 59.- Competence of the customs offices, and border guards to sanction administrative violations

The customs and border guard forces are entitled to sanction, according to their competence prescribed in Articles 29 and 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, acts of violation regarding the export and import of cultural products as prescribed in this Decree.

Article 60.- Competence of the police office to sanction administrative violations

The people’s police force may sanction, according to competence prescribed in Article 29 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, acts of administrative violations in the field of culture and information relating to social order and safety under their managerial competence prescribed in this Decree.

Article 61.- Competence of the market control agencies to sanction administrative violations

The market control force may sanction, according to the competence prescribed in Article 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, acts of violation regarding the business in services on cultural and information products as prescribed in this Decree.

Article 62.- Competence of the labor inspectorate to sanction administrative violations

The labor inspectorate may sanction acts of violation prescribed in Clause 4, Article 34 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The procedures to sanction administrative violations in the field of culture and information shall comply with the provisions in Chapter VI of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 64.- Fine collection and payment

Individuals and organizations committing administrative violations in the field of culture and information and being fined shall have to pay fines at places prescribed by law. The procedures for fine collection and payment shall comply with the guidance of the Finance Ministry.

Article 65.- Procedures for confiscating and handling material evidences and means of violations

1. When applying form of confiscating the material evidence and/or means of administrative violations in the field of culture and information, the persons with sanctioning competence shall have to comply with the procedures prescribed in Article 51 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Persons who issue confiscating decisions shall have to organize the protection of the confiscated material evidences and/or means. Within 5 days after the confiscation thereof, they shall have to transfer the sanctioning decisions, the confiscation records and all the confiscated material evidences and/or means to the finance bodies for organizing auctions as provided for in Article 52 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. For material evidences being cultural products with contents not yet clarified, the persons issuing confiscation decisions shall have to transfer them to the Ministry of Culture and Information or the provincial/municipal Services of Culture and Information for setting up councils to appraise their contents.

Material evidences being antiques, sculptural and/or fine art works or objects of great artistic or historical values and their lawful owners are not the persons who have committed acts of violation shall be returned to their lawful owners; if their lawful owners cannot be identified or are the persons who have committed such administrative violations, those cultural products shall belong to the State’s ownership.

4. All cases of transfer and handling of confiscated material evidences and means of violation prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article must be made in written records signed for certification by the concerned parties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 66.- Procedures to strip of the right to use permits

The procedures to strip of the right to use permits of various kinds in the field of culture and information shall comply with the provisions in Article 50 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 67.- Procedures for destruction of baneful cultural products

1. For press works, publication products, cinematographic works and other cultural products, which are subject to decisions on ban from circulation, withdrawal, cultural products which have been confiscated and evaluated as having harmful contents and the competent State bodies in charge of culture and information have decided to destroy them, the handling councils must be set up for the destruction thereof. The composition of such a council shall include representatives of the State management bodies in charge of culture and information, the police office, the finance body and the People’s Inspectorate of the same level.

2. When carrying out the destruction of harmful cultural products, the responsible bodies shall have to make records thereon. The records must be signed for certification by members of the destruction councils. In case of necessity, representatives of the concerned agencies and organizations may be invited to witness the destruction.

3. The Ministry of Culture and Information shall guide in detail the procedures for destruction of cultural products which must be destroyed according to the provisions of this Decree.

Chapter IV

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 68.- Complaints, denunciations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations or their lawful representatives may complain about decisions on sanctioning administrative violations according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

3. The order and procedures for making complaints and denunciations and the competence to settle complaints and denunciations about the sanctioning of administrative violations in the field of culture and information shall comply with the Law on Complaints and Denunciations of December 2, 1998 as well as other relevant provisions on complaints and denunciations.

Article 69.- Handling violations committed by persons with competence to sanction administrative violations in the field of culture and information

1. Persons who have competence to sanction administrative violations in the field of culture and information but harass, tolerate, cover up violators, fail to handle or handle violations not in time, improperly, not according to competence or beyond the prescribed competence shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability.

2. Persons who have competence to sanction administrative violations in the field of culture and information but commit acts of appropriating, illegally using the money, material evidences and/or means of violation, which have been confiscated, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability and have to compensate for damage according to the provisions of civil legislation.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 70.- Effect of the Decree

1. This Decree shall take effect 15 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 71.- Responsibility to guide and implement the Decree

The Minister of Culture and Information shall have to guide the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

;

Nghị định 31/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin

Số hiệu: 31/2001/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 26/06/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 31/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…