CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2012/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2012 |
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bí mật cá nhân của người tiêu dùng là thông tin có đủ các điều kiện sau:
a) Là thông tin liên quan đến cá nhân người tiêu dùng;
b) Đã được người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan khác áp dụng các biện pháp bảo mật;
c) Việc tiết lộ hoặc sử dụng thông tin này không có sự chấp thuận của người tiêu dùng và có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc các thiệt hại về vật chất và tinh thần khác đối với người tiêu dùng.
2. Bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng là các tổ chức, cá nhân được tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ tới người tiêu dùng;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh tham gia vào việc xây dựng thông tin về hàng hóa, dịch vụ;
c) Chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông;
d) Tổ chức, cá nhân khác được yêu cầu thực hiện việc cung cấp thông tin.
Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 70.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể đối với từng hành vi vi phạm được quy định tại Chương II Nghị định này.
HÀNH VI VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG, HÌNH THỨC VÀ MỨC PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM VỀ THÔNG TIN VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 5. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy các tài liệu vi phạm có chứa đựng thông tin của người tiêu dùng;
b) Buộc xây dựng các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn thông tin của người tiêu dùng.
Điều 6. Hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng
a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu;
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khi cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa;
b) Không cung cấp thông tin về khả năng cung ứng linh kiện, phụ kiện thay thế của hàng hóa;
c) Không cung cấp hướng dẫn sử dụng; không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành;
d) Không thông báo chính xác, đầy đủ cho người tiêu dùng về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch;
đ) Che giấu, cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng về các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu cho người tiêu dùng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin của hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp;
b) Không có chứng cứ chứng minh hoặc không thực hiện tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của thông tin về hàng hóa, dịch vụ.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với chủ phương tiện truyền thông, nhà cung cấp dịch vụ truyền thông là bên thứ ba thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không có giải pháp kỹ thuật ngăn chặn việc phương tiện, dịch vụ do mình quản lý bị sử dụng vào mục đích quấy rối người tiêu dùng;
c) Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý để quấy rối người tiêu dùng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
MỤC 2. VI PHẠM VỀ HỢP ĐỒNG GIAO KẾT VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
Điều 9. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết với người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc điều chỉnh hợp đồng đã giao kết theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm về hình thức của hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao dịch với người tiêu dùng vi phạm một trong các nội dung sau:
a) Cỡ chữ nhỏ hơn 12;
b) Ngôn ngữ hợp đồng không là tiếng Việt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;
c) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung không tương phản nhau.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định về hình thức đối với hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 11. Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không đăng ký hoặc không đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
b) Không thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký, đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu giữ hợp đồng theo mẫu đã giao kết cho đến khi hợp đồng hết hiệu lực;
b) Không cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng trong trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng theo mẫu vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các quy định về lưu giữ và cấp bản sao hợp đồng theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 13. Hành vi vi phạm về thực hiện điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng điều kiện giao dịch chung thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo công khai điều kiện giao dịch chung trước khi giao dịch với người tiêu dùng;
b) Điều kiện giao dịch chung không xác định rõ thời điểm áp dụng hoặc không được niêm yết ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thông báo công khai điều kiện giao dịch chung đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc xác định rõ thời điểm áp dụng điều kiện giao dịch chung hoặc buộc niêm yết điều kiện giao dịch chung ở nơi thuận lợi tại địa điểm giao dịch để người tiêu dùng có thể nhìn thấy đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc hủy bỏ hoặc sửa đổi điều kiện giao dịch chung đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giao kết hợp đồng với người tiêu dùng có điều khoản không có hiệu lực theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hợp đồng liên quan là hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện từ 02 tỉnh, thành phố trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ký lại hoặc điều chỉnh nội dung hợp đồng, điều kiện giao dịch chung đã giao kết;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
MỤC 3. VI PHẠM ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HỢP ĐỒNG KHÁC
Điều 15. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khi giao kết hợp đồng từ xa với người tiêu dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không hoàn lại tiền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc không trả lãi đối với khoản tiền chậm trả cho người tiêu dùng theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc hoàn lại tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạm về hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục tới người tiêu dùng thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không ký hợp đồng bằng văn bản hoặc không cung cấp cho người tiêu dùng một bản hợp đồng;
c) Yêu cầu người tiêu dùng thanh toán tiền trước khi dịch vụ được cung cấp đến người tiêu dùng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
d) Không thông báo trước cho người tiêu dùng chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày ngừng cung cấp dịch vụ trong trường hợp sửa chữa, bảo trì hoặc nguyên nhân khác, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Không kịp thời kiểm tra, giải quyết trong trường hợp người tiêu dùng thông báo sự cố hoặc khiếu nại về chất lượng dịch vụ;
e) Đơn phương chấm dứt hợp đồng, ngừng cung cấp dịch vụ mà không có lý do chính đáng;
g) Từ chối hoặc gây cản trở người tiêu dùng chấm dứt hợp đồng cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật;
h) Buộc người tiêu dùng phải thanh toán chi phí đối với phần dịch vụ chưa sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện việc ký hợp đồng bằng văn bản hoặc cung cấp bản sao hợp đồng cho người tiêu dùng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Buộc hoàn lại tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và h Khoản 1 Điều này;
d) Buộc tiếp tục cung cấp dịch vụ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;
đ) Buộc chấm dứt hành vi cản trở đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm về hợp đồng bán hàng tận cửa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tận cửa thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người bán hàng tận cửa không giới thiệu tên của tổ chức, cá nhân kinh doanh, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở, địa chỉ cơ sở chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
b) Người bán hàng tận cửa cố tình tiếp xúc với người tiêu dùng để đề nghị giao kết hợp đồng trong trường hợp người tiêu dùng đã từ chối;
c) Từ chối cho người tiêu dùng rút lại giao kết trong trường hợp người tiêu dùng gửi văn bản thông báo về việc rút lại giao kết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng;
d) Buộc người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo hợp đồng trước khi hết thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Từ chối trách nhiệm đối với hoạt động của người bán hàng tận cửa trong trường hợp người đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c và d Khoản 1 Điều này;
c) Buộc chịu trách nhiệm đối với hoạt động của người bán hàng tận cửa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.
MỤC 4. VI PHẠM VỀ BẢO HÀNH HÀNG HÓA VÀ VI PHẠM VỀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT
Điều 18. Hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện khi vi phạm một trong các nghĩa vụ sau:
a) Không cung cấp cho người tiêu dùng giấy tiếp nhận bảo hành, trong đó ghi rõ thời gian và điều kiện thực hiện bảo hành;
b) Không cung cấp cho người tiêu dùng hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự để sử dụng tạm thời hoặc không có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận trong thời gian thực hiện bảo hành;
c) Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp hết thời gian thực hiện bảo hành mà không sửa chữa được hoặc không khắc phục được lỗi;
d) Không đổi hàng hóa, linh kiện, phụ kiện mới tương tự hoặc thu hồi hàng hóa và trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp đã thực hiện bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện từ 03 lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà vẫn không khắc phục được lỗi;
đ) Không trả chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đến nơi bảo hành và từ nơi bảo hành đến nơi cư trú của người tiêu dùng;
e) Từ chối trách nhiệm về việc bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cho người tiêu dùng trong trường hợp đã ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc bảo hành.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ trên 500.000.000 đồng đến 1 tỷ đồng.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng.
7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, linh kiện, phụ kiện liên quan có giá trị trên 2 tỷ đồng.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành theo cam kết hoặc theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại Khoản 4 Điều 22 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sửa chữa hoặc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thông báo công khai hoặc buộc báo cáo theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
MỤC 5. CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG KHÁC
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định;
b) Cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ khác không được kinh doanh theo quy định của pháp luật;
c) Không cung cấp đúng, đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật về thương mại và pháp luật khác có liên quan;
d) Không đổi lại hàng hóa hoặc không trả lại tiền cho người tiêu dùng và nhận lại hàng hóa trong trường hợp hàng hóa do mình cung cấp không đảm bảo chất lượng, số lượng, công dụng như thông tin đã cung cấp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ liên quan có giá trị trên 2.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc cung cấp đầy đủ, rõ ràng thông tin, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Buộc thực hiện nghĩa vụ đổi lại hàng hóa hoặc trả lại tiền và nhận lại hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
Điều 21. Hành vi vi phạm về cung cấp bằng chứng giao dịch
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng;
b) Không cho người tiêu dùng truy nhập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu trong trường hợp giao dịch bằng phương tiện điện tử.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc cho người tiêu dùng truy cập, tải, lưu giữ và in hóa đơn, chứng từ, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 22. Hành vi quấy rối người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên;
b) Có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 23. Hành vi ép buộc người tiêu dùng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua việc thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch;
b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để ép buộc giao dịch.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định khác về giao dịch với khách hàng và người tiêu dùng
Đối với các hành vi vi phạm quy định về giao dịch với khách hàng và người tiêu dùng khác, việc xử lý thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
Điều 25. Hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, tổ chức xã hội không giải trình hoặc không cung cấp thông tin, bằng chứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc giải trình hoặc buộc cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Điều 27. Thẩm quyền của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh
Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền sau đây:
1. Phạt cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
3. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền sau đây:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có thẩm quyền sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.
Cơ quan Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, cơ quan Thuế, Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
Điều 31. Lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1, Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản.
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là: người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tuân thủ theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 22 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
3. Biên bản lập xong phải được giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm một bản. Nếu biên bản do người không có thẩm quyền xử phạt lập hoặc vụ việc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, người lập biên bản phải gửi biên bản vi phạm hành chính (bản gốc) và toàn bộ tài liệu, hồ sơ có liên quan đến hành vi vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Ban hành kèm theo Nghị định này là Phụ lục các mẫu biên bản, mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2012.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC MẪU BIÊN BẢN, MẪU QUYẾT ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2012 của
Chính phủ)
I. CÁC MẪU BIÊN BẢN
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Mẫu biên bản số 03: Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Mẫu biên bản số 04: Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Mẫu biên bản số 05: Biên bản bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan chức năng.
6. Mẫu biên bản số 06: Biên bản bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan điều tra.
7. Mẫu biên bản số 07: Biên bản niêm phong/mở niêm phong tài liệu, tang vật, phương tiện.
8. Mẫu biên bản số 08: Biên bản kiểm kê tài sản.
9. Mẫu biên bản số 09: Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
II. CÁC MẪU QUYẾT ĐỊNH
1. Mẫu quyết định số 01: Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Mẫu quyết định số 02: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng hình thức phạt tiền (Theo thủ tục đơn giản).
3. Mẫu quyết định số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bằng hình thức phạt cảnh cáo (Theo thủ tục đơn giản).
4. Mẫu quyết định số 04: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Mẫu quyết định số 05: Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
6. Mẫu quyết định số 06: Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../BB-TGTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số ………………. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………/QĐ-TGTVPT ngày … tháng … năm… của ......................................................................................................................................... ;
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính/hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi …… giờ…..ngày…..tháng….năm…… tại…...........................................................
...............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Bên vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức: ....................................................................................................................
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: .............................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số: .....................................................
Ngày cấp: ……………………………………………. Nơi cấp:.........................................................
Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
TT |
Tên tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện bị tạm giữ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm bất kỳ thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản.
Biên bản gồm ……. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
|
NGƯỜI VI PHẠM HOẶC
|
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./BB-KPTĐV |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Căn cứ Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Hôm nay, hồi……giờ……ngày……tháng…..năm……tại:.............................................................
...............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà) ………………………………………….. Chức vụ:........................................................
2. Ông (bà) ………………………………………….. Chức vụ:........................................................
3. Ông (bà) ………………………………………….. Chức vụ:........................................................
Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật là: .........................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Vì có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật này có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Chủ phương tiện vận tải, đồ vật (hoặc người điều khiển phương tiện vật tải) là:
1. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Những phương tiện vận tải, đồ vật vi phạm hành chính bị phát hiện gồm:
TT |
Tên tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng phương tiện, đồ vật |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính kết thúc hồi …… giờ …… ngày …… tháng …… năm …………..
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, chủ phương tiện vận tải, đồ vật/người điều khiển phương tiện vận tải được giao một bản, một bản lưu cơ quan lập biên bản.
Biên bản gồm ...... trang, được người vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
|
NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH KHÁM
|
CHỦ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, ĐỒ VẬT HOẶC NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN
|
NGƯỜI THAM GIA KHÁM |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/BB-VPHC |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hôm nay, hồi …… giờ…..ngày…..tháng….năm…… tại…...........................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà) ………………………………………….. Chức vụ:........................................................
2. Ông (bà) ………………………………………….. Chức vụ:........................................................
3. Ông (bà) ………………………………………….. Chức vụ:........................................................
Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đối với:
Ông (bà)/tổ chức: ....................................................................................................................
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………….
Ngày cấp: …………………………. Nơi cấp:................................................................................
Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau:...............................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 1
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điểm …… Khoản …… Điều ……. Nghị định số ……………… của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Người bị thiệt hại/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):
1. Ông (bà)/tổ chức: ................................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………….
Ngày cấp: ……………………… Nơi cấp: ...................................................................................
2. Ông (bà)/tổ chức: ................................................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ………………………………….
Ngày cấp: ……………………… Nơi cấp: ...................................................................................
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính: ..................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người làm chứng: .....................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người bị thiệt hại/đại diện tổ chức bị thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (nếu có):
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Ý kiến của người có thẩm quyền: .............................................................................................
Yêu cầu ông (bà)/tổ chức: …………………………………. đình chỉ ngay các hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính được áp dụng gồm: ............................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Chúng tôi tạm giữ những giấy tờ sau: ......................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt tại …………… lúc ….... giờ…… ngày …… tháng …… năm ……….. để giải quyết vụ vi phạm.
Biên bản được lập thành …………….. bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm một bản, một bản gửi báo cáo người có thẩm quyền xử phạt và .........................
...............................................................................................................................................
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Biên bản này gồm …….. trang, được những người có mặt cùng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI VI PHẠM |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI (nếu có)
|
NGƯỜI LÀM CHỨNG |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN (nếu có)
|
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
|
____________
1 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
2 Nếu không ký, ghi rõ lý do người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/BB-TTTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính/Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……. ngày … tháng … năm ……… của ………… về ..........................................................................
Căn cứ Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ……… ngày ….. tháng … năm ………… của ...............................................................................................................................................
Hôm nay, hồi …… giờ…..ngày…..tháng….năm…… tại…...........................................................
...............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Bên vi phạm hành chính là:
Ông (bà)/tổ chức: ................................................................................................................. 1
Nghề nghiệp (lĩnh vực hoạt động): ...........................................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân/QĐ thành lập hoặc ĐKKD số: ..........................................................
Ngày cấp: ……………………………………………. Nơi cấp:.........................................................
Với sự chứng kiến của:
1. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………. Nghề nghiệp:......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy Chứng minh nhân dân số: …………………………… Ngày cấp:............................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
TT |
Tên tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện bị tịch thu nêu trên, chúng tôi không thu giữ thêm bất kỳ thứ gì khác.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau và được giao cho cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm một bản, cơ quan lập biên bản một bản.
Biên bản gồm ……. trang, được cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm, người làm chứng, người lập biên bản ký xác nhận vào từng trang.
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản hoặc có ý kiến khác như sau:
Ý kiến bổ sung khác (nếu có): ..................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
NGƯỜI VI PHẠM
|
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN XỬ PHẠT |
NGƯỜI LÀM CHỨNG |
____________
1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../BB-BGTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan chức năng
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ….. ngày ….. tháng … năm ………… của ………. về
Căn cứ Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ………………… ngày …… tháng … năm ……….. của .........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hôm nay, hồi …… giờ…..ngày…..tháng….năm………................................................................
tại ...........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao:
1. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
2. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
3. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
Đại diện bên nhận:
1. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
2. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
3. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
Tiến hành bàn giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
TT |
Tên tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các ý kiến của bên nhận (nếu có): ............................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hai bên đã giao nhận đầy đủ tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi … giờ ……. ngày …… tháng …… năm……………….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Biên bản gồm ……… trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../BB-BGHSTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sang cơ quan điều tra
Căn cứ Quyết định số ……………….. ngày …….. tháng … năm ………… của…………………… về việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sang cơ quan điều tra;
Hôm nay, hồi …… giờ…..ngày…..tháng….năm………................................................................
tại ...........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện bên giao:
1. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
2. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
Đại diện bên nhận:
1. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
2. Ông (bà):………………………………………Chức vụ:...............................................................
Đơn vị: ...................................................................................................................................
Tiến hành bàn giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
TT |
Tên tài liệu, tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tài liệu, tang vật, phương tiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các ý kiến của bên nhận: .........................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Hai bên đã giao nhận đầy đủ hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm nói trên. Việc giao nhận kết thúc hồi … giờ ……. ngày …… tháng …… năm……………….
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Biên bản gồm ……… trang, được đại diện bên nhận và đại diện bên giao ký xác nhận vào từng trang.
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN |
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/BB-NPTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Niêm phong/mở niêm phong tài liệu, tang vật, phương tiện
Hôm nay, hồi …… giờ….., ngày ….. tháng….năm…..................................................................
tại…........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện Cơ quan lập biên bản:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Đại diện tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tài liệu, tang vật, phương tiện:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………… Ngày cấp:................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………… Ngày cấp:................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Với sự chứng kiến của:
Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:...........................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………… Ngày cấp:................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Tiến hành niêm phong/mở niêm phong tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan gồm: .................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
(Trường hợp mở niêm phong phải ghi cụ thể tình trạng của niêm phong trước khi mở).
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, đại diện tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu tài liệu, tang vật, phương tiện giữ một bản, một bản lưu cơ quan lập biên bản.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
NGƯỜI NIÊM PHONG |
NGƯỜI LÀM CHỨNG |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/BB-KKTS |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Căn cứ Quyết định số ………………… ngày …… tháng ….. năm………… của …………………… về việc kiểm kê tài sản.
Hôm nay, hồi …… giờ….., ngày…..tháng….năm…....................................................................
tại…........................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
Đại diện Cơ quan lập biên bản:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Đại diện tổ chức, cá nhân có tài sản bị kiểm kê:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………… Ngày cấp:................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:.......................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………… Ngày cấp:................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Với sự chứng kến của:
Ông (bà): ………………………………………….. Chức vụ:...........................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ………………………… Ngày cấp:................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Tiến hành kiểm kê tài sản gồm: ................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
(Ghi rõ tên, số lượng, tình trạng tài sản).
Việc kiểm kê kết thúc vào hồi …….. giờ …….. ngày ...... tháng…… năm ……
Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản, không có ý kiến gì khác và cùng ký vào biên bản.
Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau, đại diện tổ chức, cá nhân là có tài sản bị kiểm kê giữ một bản, một bản lưu cơ quan lập biên bản.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………/BB-THTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Khoản 2 Điều 61 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ………../QĐ-XPVP ngày …. tháng …. năm ….....;
Hôm nay, vào hồi …… giờ…..ngày…..tháng….năm...................................................................
tại…........................................................................................................................................
Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính gồm:
1. Ông (bà): ………………………………………….. Chức danh:....................................................
Đại diện đơn vị: .......................................................................................................................
2. Ông (bà): ………………………………………….. Chức danh:....................................................
Đại diện đơn vị: .......................................................................................................................
3. Ông (bà): ………………………………………….. Chức danh:....................................................
Đại diện đơn vị: .......................................................................................................................
4. Ông (bà): ………………………………………….. Chức danh:....................................................
Đại diện đơn vị: .......................................................................................................................
5. Ông (bà): ………………………………………….. Chức danh:....................................................
Đại diện đơn vị: .......................................................................................................................
6. Ông (bà): ………………………………………….. Chức danh:....................................................
Đại diện đơn vị: .......................................................................................................................
Tiến hành tiêu hủy các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau đây:
TT |
Tên tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hình thức tiêu hủy: ..................................................................................................................
Quá trình tiêu hủy có sự chứng kiến của1:
Ông (bà): …………………………………………… Chức vụ:..........................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ……………………… Ngày cấp:...................................................
Nơi cấp:..................................................................................................................................
Việc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính kết thúc vào hồi …………. giờ …….. ngày…… tháng ……. năm …………………
Biên bản này được lập thành ……… bản, cơ quan giải quyết giữ 01 bản.
Những người ký tên dưới đây đã được nghe đọc lại và nhất trí với toàn bộ nội dung biên bản.
Biên bản này gồm ……… trang, được người làm chứng và các thành viên Hội đồng ký xác nhận vào từng trang.
NGƯỜI LÀM CHỨNG |
CÁC THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG2 |
____________
1 Ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp người làm chứng. Nếu có đại diện của chính quyền phải ghi rõ họ tên chức vụ.
2 Từng thành viên hội đồng ký và ghi rõ họ tên.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-TGTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều ……. Nghị định số ……… của Chính phủ quy định .................................................
...............................................................................................................................................
Tôi:………………………………………. Chức vụ:.........................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm giữ các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:
- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................ 1
- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:............................................................................................
- Địa chỉ:..................................................................................................................................
- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……………………………..
Ngày cấp:……………………………Nơi cấp:...............................................................................
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính:............................................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 2
Quy định tại Điểm ……. Khoản …….Điều……. Nghị định số…………. của Chính phủ ...................
...............................................................................................................................................
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………….. để chấp hành.
2. ...........................................................................................................................................
Quyết định này gồm …….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-XPHC |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều …… Nghị định số …… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …………… ngày ….. tháng ……. năm .......................... ;
Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………….. thực hiện tại Điểm ...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tôi: …………………………. Chức vụ: ........................................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục đơn giản đối với:
- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................ 1
- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:............................................................................................
- Địa chỉ:..................................................................................................................................
- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:………………...…………………
Ngày cấp:………………………………. Nơi cấp:..........................................................................
Bằng hình thức phạt tiền với mức phạt là: ………………………………………………………... đồng
(Ghi bằng chữ:...................................................................................................................... )
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính: ........................................................................................ 2
Hành vi của ông (bà)/tổ chức ………………….… đã vi phạm quy định tại Điểm ….. Khoản …. Điều …… Nghị định số ……………… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: …………………………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức: ………………………………… cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế.
Số tiền phạt phải nộp tại điểm thu tiền phạt là: ……………………. tại Kho bạc Nhà nước ............
Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………….. có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………………. để chấp hành.
2. Kho bạc ……………………………………………………………………………….. để thu tiền phạt.
3. ...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-XPHC |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều…………. Nghị định số………… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức ………………………………………………..
thực hiện tại Điểm: ............................................................................................................... ;
Tôi:…………………………………………….. Chức vụ:..................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt cảnh cáo theo thủ tục đơn giản đối với:
- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................ 1
- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:............................................................................................
- Địa chỉ:..................................................................................................................................
- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:……………………...……………
Ngày cấp:………………………………. Nơi cấp:..........................................................................
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính: ...........................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 2
Quy định tại Điểm …… Khoản …… Điều …… Nghị định số ………………… của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ……………………………………………………………………... để chấp hành.
2. ...........................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-XPHC |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều…. Nghị định số…………….. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số…………………… ngày.................................................. ;
Xét hành vi vi phạm hành chính do ông (bà)/tổ chức ………………………………………………..
thực hiện tại: ........................................................................................................................ ;
Tôi:…………………………………………….. Chức vụ:..................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................ 1
- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:............................................................................................
- Địa chỉ:..................................................................................................................................
- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:……………...……………………
Ngày cấp:………………………………. Nơi cấp:..........................................................................
Với các hình thức sau:
1. Hình thức xử phạt chính:
Cảnh cáo/phạt tiền với mức phạt là …………………………………………… đồng
(bằng chữ: ........................................................................................................................... )
2. Hình thức xử phạt bổ sung (nếu có):
a) Tước quyền sử dụng giấy phép/Chứng chỉ hành nghề: ..........................................................
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính bao gồm: .....................
...............................................................................................................................................
3. Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ..........................................................................
Lý do:
Đã có hành vi vi phạm hành chính: ...........................................................................................
............................................................................................................................................ 2
Hành vi của ông (bà)/tổ chức ……………… đã vi phạm quy định tại Điểm … Khoản …. Điều …… Nghị định số ……. của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức: ………… phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt.
Quá thời hạn này, nếu ông (bà)/tổ chức: ……………….. cố tình không chấp hành Quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành và phải chịu mọi phí tổn cho việc tổ chức cưỡng chế.
Số tiền phạt phải nộp tại điểm thu tiền phạt là: …………………………………... tại Kho bạc Nhà nước
Ông (bà)/tổ chức: …………………… có quyền khiếu nại, khởi kiện đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại, khởi kiện của ông (bà)/tổ chức không làm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được giao cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: ………………………………………………………………………. để chấp hành.
2. Kho bạc ……………………………………………………………………………… để thu tiền phạt.
3. ...........................................................................................................................................
Quyết định này gồm ……… trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
1 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
2 Nếu có nhiều hành vi vi phạm thì ghi cụ thể từng hành vi.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-TLTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Điều … Nghị định số ………… của Chính phủ quy định về ..............................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................ 1
Căn cứ: ..................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tôi:…………………………………………….. Chức vụ:..................................................................
Đơn vị công tác:......................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho:
- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................ 2
- Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động:............................................................................................
- Địa chỉ:..................................................................................................................................
- Giấy chứng minh nhân dân/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……………………………..
Ngày cấp:………………………………Nơi cấp:............................................................................
Lý do:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được trả lại gồm:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………... để thực hiện.
2. Ông (bà)/tổ chức: …………………………………………………………………... để biết.
3. Ông (bà)/tổ chức: ................................................................................................................
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
____________
1 Ghi cụ thể Điều của Nghị định nào quy định thẩm quyền của người ra quyết định.
2 Nếu là tổ chức ghi họ tên, chức vụ người đại diện cho tổ chức.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:………./QĐ-TTTVPT |
...…, ngày …… tháng ...… năm ...… |
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Căn cứ Điều 35 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Điều 11 Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số ……… ngày ………. tháng …….. năm ……….
của .........................................................................................................................................
Tôi: ……………………………………….. Chức vụ:.......................................................................
Đơn vị công tác: .....................................................................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tịch thu các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm:
TT |
Tên tang vật, phương tiện |
ĐV tính |
Số lượng |
Chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng tang vật, phương tiện |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Vì không xác định được chủ sở hữu/người quản lý/người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập thành biên bản (kèm theo Quyết định này).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định này được gửi cho cơ quan tài chính có thẩm quyền hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc Kho bạc Nhà nước.
Quyết định này gồm …….. trang, được đóng dấu giáp lai giữa các trang.
|
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH |
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPBULIC OF VIETNAM |
No:19/2012/NĐ-CP |
Hanoi, March 16, 2012 |
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF CONSUMERS’ RIGHTS PROTECTION
Pursuant to the Law on the organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on protection of consumers’ rights of November 17, 2010;
Pursuant to the Ordinance on handling of administrative violations of July 02, 2002 and the Ordinance of April 02, 2008 amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on handling of administrative violations;
At the proposal of the Ministry of Industry and Trade;
The Government hereby issues the Decree on sanction against administrative violations of consumers’ right protection,
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 1. Scope of application
1. This Decree prescribes acts of violations, sanction forms, fine rates and competence to impose sanctions against administrative violations of consumers’ right protection.
2. Administrative violations of consumers’ right protection means intentional or unintentional acts committed by individuals, agencies and organizations violating law provisions on consumers’ right protection that do not constitute crimes and must be administratively sanctioned as prescribed by law.
3. For other acts of administrative violation of consumers’ right protection not being prescribed in this Decree, provisions of other Government’s Decrees on handling of administrative violations in the relevant fileds of state management shall apply.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to domestic and foreign agencies, organizations and individuals that commit acts of violations of consumers’ right protection in the territory of Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. Private secrets of consumers are information that satisfies all of the following conditions:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The information has been applied security measures by the consumer or related organizations and individuals;
b) The information to which the security measures have been applied by the consumer or related organizations and individuals
c) The disclosure or use of such information is not accepted by the consumer and may have negative impact on health, life, property or cause physical and mental damage to the consumer.
2. The third party in the provision of goods and services for the consumer means organizations and individuals who are requested to provide goods and services by organizations and individuals trading goods and/or services, including:
a) Trading organizations and individuals that perform the service of providing information on goods and services to the consumer;
b) Trading organizations and individuals involved in building up of information on goods and services;
c) The media owner, the provider of communications service;
d) Other organizations and individuals who are requested to provide information.
Article 4. Forms of administrative sanctions and remedies
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Warnings;
b) Fines.
The maximum fine for each act of violations of consumers’ right protection shall be 70,000,000 VND.
2. Depending on the nature and seriousness of violation, violating organizations and individuals may be subject to one of a number of of the following additional sanctions:
a) Depriving the right to use practice certificates and licenses
b) Confiscating exhibits and/or means used to commit administrative violations.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the violating individuals and organizations may also be subject to one or a number of remedies for each act of violations as prescribed in Chapter II of this Decree.
ACTS OF VIOLATIONS OF CONSUMERS’ RIGHTS PROTECTION, SANCTIONING FORMS AND RATES
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 5. Acts of violations in protection of consumers’ information
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts of violations:
a) Failing to inform the consumer clearly and openly of the purpose before collecting and using the consumer’s information;
b) Using consumers’ information not in conformity with the purpose agreed with the customer and without the consent of the consumer;
c) Failing to ensure the safety, accuracy and completeness of the consumer information during collection, use and transfer of such information;
d) Not actively adjusting the information or to helping the consumers to update and adjust information as such information is found to be incorrect;
e) Transferring consumers’ information to third parties without the consent of consumers, unless otherwise prescribed by law.
2. A fine of 20.000.000 VND to 30,000,000 VND for acts of violations stipulated in Clause 1 of this Clause in case the concerned information is the consumers’ personal secrets.
3. Remedies:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Coercively taking necessary measures to protect the consumers’ information safety.
Article 6. Advertising deceiving the consumer
1. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for advertising deceiving or misleading the consumer about one of the following contents:
a) Products, services provided by organizations or individuals trading goods, services;
b) Reputation, business ability, and ability to provide goods, services of organizations or individuals trading goods and/or services
c) The contents and characteristics of transactions between consumers and organizations or individuals trading goods and/or services.
2. Forms of additional sanctions:
Confiscating exhibits and means of administrative violations regarding the act of violations stipulated in Clause 1 of this Article.
3. Remedies:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Being compelled to provide sufficient and accurate information and documents;
c) Being compelled to remit illegal profits obtained from administrative violations to the state budget regarding the violations stipulated in Clause 1 of this Article.
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals trading goods and services that commit one of the following acts of violations upon providing information on goods and/services:
a) Failing to give warnings if goods and/or services may be harmful to health, life and property of consumers, and the preventive measures;
b) Failing to provide information on the availability of components and spare parts of goods;
c) Failing to provide manual guides; information on conditions, duration, location and procedures of warranty for goods and/or services under warranty;
d) Failing to provide the consumers accurately and fully of the form-based contracts, general conditions for transaction prior to the transaction
dd) Hiding information from the consumers or providing the consumers with incomplete, false or inaccurate information on the contents stipulated in Clause 1 of Article 10 of the Law on consumers’ right protection.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Being compelled to provide sufficient and accurate information and material for the consumer in cases of acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article.
1. A fine of from 10,000,000 VND to 30.000.000 VND shall be imposed on organizations and individuals being the third party in the provision of goods and services for consumers that commit one of the following acts of violations:
a) Providing inaccurate and insufficient information about the provided goods and/or services;
b) Not providing evidence proving the accuracy or implementing all measures as prescribed by law to check the accuracy and completeness of information about goods and services;
2. A fine of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed on the media owner, the media service provider being the third party that commit one of the following acts of violations:
a) Acts of violations as stipulated in Clause 1 of this Article;
b) Not taking technical measure to prevent the means and service under their management from being used for disturbing the consumers;
c) Allowing organizations and individuals trading goods and service to use means and service under the former’s management to disturb the consumer.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Confiscating the exhibits and/or means used to commit administrative violations stipulated in Clause 2 of this Article;
b) Depriving the right to use licenses, practice certificates from 03 months to 12 months if the acts of violations stipulated in Clause 1 and 2 of this Article is committed many times or repeated.
SECTION 2. VIOLATIONS OF CONTRACTS CONCLUDED WITH THE CONSUMMER AND GENERAL TRANSACTION CONDITIONS
Article 9. Acts of violations of contracts concluded with consumers
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts of violations:
a) Signing contracts with the consumer in the form and the language unconformable to provisions of law;
b) Not letting the consumer examine the entire contract before signing in where the contract is made by electronic means.
2. Remedies:
Being compelled to amend signed contracts in conformity with provisions of law regarding the violations stipulated in Point 1 Clause 1 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals using form-based contracts, general transaction conditions that commit one of the following violations during the transactions with their consumers:
a) The font size is smaller than 12;
b) The contract language is not Vietnamese, unless otherwise agreed by the parties or prescribed by law;
c) The paper background and the ink color demonstrating the content of form-based contracts, general transaction conditions are not contrasting.
2. Remedies:
Being compelled to observe the regulated appearance applicable to form-based contracts, general transaction conditions regarding violations stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 11. Violations of registration of form-based contracts, general transaction conditions
1. A fine of from 50,000,000 VND to 70,000,000 VND for one of the following acts of violations:
a) Not registering or re-registering the form-based contract, general transaction conditions at the State management agency competent to protect consumer’s rights as regulated;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Remedies:
a) Being compelled to register, re-register the form-based contract, general transaction conditions in cases of acts of violations stipulated in Point a Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to inform the consumer of the change in form-based contracts, general transaction conditions in cases of acts of violations in Point b Clause 1 of this Article.
Article 12. Violations in implementation of the form-based contracts
1. A fine of 1 from 0,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals trading product and services that commit one of the following acts of violations:
a) Not archiving the form- based contracts until they expire;
b) Not providing the consumer with a copy of the signed contract in case the contract kept by the consumer has been lost or damaged.
2. A fine of from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals trading product and services that fail to satisfy the request of competent authorities on the annulment or amendment of the form-based contracts violating provisions of law on consumers’ right protection or against common principles of contracts.
3. Remedies:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Acts of violations of the implementation of general transaction conditions
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals using general transaction conditions that commit one of the following acts of violations:
a) Not publicly announcing the general transaction conditions prior to the transaction with consumers;
b) The general transaction conditions do not specify the time of application and are not posted at a convenient and noticable place within the location of transaction.
2. A fine of from 20,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals trading product and services that fail to annul or amend the general transaction conditions as requested by State competent authorities in case such conditions violate the provisions of law on consumers’ right protection or contradict the general principles of contract.
3. Remedies:
a) Being compelled to publicly announce the general transaction conditions regarding acts of violations stipulated in Point a Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to define the time of effect of the general transaction conditions or being compelled to post the general transaction conditions at a convenient and noticeable place within the locality of transaction regarding acts of violations stipulated in Point b Clause 1 of this Article;
c) Being compelled to annul or amend general transaction conditions regarding acts of violations stipulated in Clause 2 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals concluding contracts with consumers that contain invalid terms under the law provisions on consumers’ right protection.
2. A fine of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND for the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article in case the relevant contract is a form-based contract or general transaction conditions.
3. A fine of 50,000,000 VND to 70,000,000 VND for the acts of violations stipulated in Clause 2 of this Article in case the violations are committed in 02 provinces, cities or more.
4. Remedies:
a) Being compelled to amend the contract, general transaction conditions;
b) Being compelled to remit to illegal profits earned from administrative violation regarding the acts of violations stipulated in Clauses 1, 2 & 3 of this Article.
SECTION 3. VIOLATIONS OF OTHER TYPES OF CONTRACTS
Article 15. Violations in conclusion of distance contracts
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals concluding distant contracts with consumers that commit one of the following acts:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Not making refunds to the consumer within 30 days as from the day the consumer unilaterally terminates the signed contract or refuses pay interest on the deferred payment to the consumer as stipulated.
2. Remedies:
a) Being compelled to fully and clearly provide information and material regarding the acts of violations stipulated in Point a Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to make refunds regading the acts of violations stipulated in Point b Clause 1 of this Article.
Article 16. Acts of violations in continuous service contract
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals providing continuous service for the consumer that commit one of the following acts:
a) Not providing required information fully and clearly;
b) Not signing the written contract or provide the consumer with the contract copy;
c) Requesting the consumer to make payment prior to the provision of service, except otherwise agreed by the relevant parties;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dd) Not promptly examining and settling incidents or complaints on service quality raised by consumers;
e) Unilaterally terminating the contract, stopping providing service without any legitimate reason;
g) Refusing to terminate or preventing the consumer from terminating the service contract under provisions of law;
h) Forcing the consumer to make payment for the unused service.
2. Remedies:
a) Being compelled to fully and clearly provide information and documents regarding the acts of violations stipulated in Point a Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to sign the written contract or provide the consumer with the contract’s copy regarding the acts of violations stipulated in Point b Clause 1 of this Article;
c) Being compelled to make refunds regarding the acts of violations stipulated in Point c Clause 1 of this Article;
d) Being compelled to continue providing service regarding the acts of violations stipulated in Point e Clause 1 of this Article;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 17. Acts of violations regarding door-to-door sale contracts
1. A fine of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals performing door-to-door sales that commit one of the following acts:
a) The door-to-door salesperson fails to introduce the name, contact telephone number, address and head office and the address of units responsible for the contract offer;
b/ The door-to-door salesperson intentionally contacts with the consumer to offer the contract after this offer has been refused by the consumer;
c/ Refusing to let the consumer withdraw his/her acceptance of the contract conclusion offer when the customer has notified such withdrawal in writing of 3 days as from the date of the contract signing.
d) Forcing the consumer to pay or fulfill other contractual obligations before the expiry of the time limit of 3 working days as from the date of signing the contract, unless otherwise prescribed by law;
d) Denying responsibilities for the activities of the door-to-door salesperson in case that person causes damage to the consumer.
2. Remedies:
a) Being compelled to fully and clearly provide information and material regarding the acts of violations stipulated in Point a Clause 1 of this Article;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Being compelled to take responsibility for the activities of the door-to-door salesperson regarding the acts of violations stipulated in Point dd Clause 1 of this Article.
Article 18. Violations regarding liability for warranty of goods, components and accessories
1. A fine of from 5.000.000 VND to 10.000.000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals liable for the warranty of goods, components and accessories that violate one of the following obligations:
a) Not providing the consumers with the warranty receipts specifying the term and conditions of the warranty;
b) Not providing the consumers with similar goods, components or accessories for temporary use or not providing other forms of settlement accepted by consumers during the warranty;
c) Not providing the customers with new and similar goods, components or accessories or take back goods, components or accessories and refund the consumers in the case the time for warranty i runs out while the error is still unable to be solved.
d) Not providing the customers with new and similar goods, components or accessories, or take back the goods and refund the consumers in the case the error is still unable to be solved after 3 times of repairs under the warranty;
dd) Not paying the cost of the repairs and transport of goods, components or accessories to the place of warranty, and from the place of warranty to the the consumer’s residence.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article as to goods, components and accessories with the value of from 20,000,000 VND to 50,000,000 dong.
3. A fine of 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for one of the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article for goods, components and accessories worth from 50,000,000 VND to 100,000,000 dong
4. A fine of 30,000,000 VND to 40,000,000 VND for one of the acts of violations stipulated in Clause 1 of this for goods, components and accessories worth from 100,000,000 VND to 500,000,000 dong.
5. A fine of 40,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article for goods, components and accessories worth from 500,000,000 VND to one billion dong.
6. A fine of 50,000,000 VND to 60,000,000 VND for one of the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article for goods, components and accessories worth from 1 billion VND to two billion dong
7. A fine of 60,000,000 VND to 70,000,000 VND for one of the acts of violations stipulated in Clause 1 of this for goods, components and accessories worth from two billion VND or more.
8. Remedies:
Being compelled to fully implement warranty obligations as committed or as prescribed by law regarding the acts of violations stipulated in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.
Article 19. Violations of liability for recalling defective goods
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Not taking necessary measures to stop the supply of defective goods in the market;
b) Not recalling defective goods consistently with the publicly-informed content or not paying the expenses arising during the recall.
2. A fine of from 30,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed on organizations and individuals exporting, importing goods that commit the following acts:
a) Not publicly informing about the defective goods and the recall of such goods;
b) Not reporting the results of the recall of defective goods to the state competent agencies of consumers’ right protection in accordance with Clause 4 Article 22 of the Law on consumers’ right protection.
3. Remedies:
a) Being compelled to repair or recall defective goods regarding the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to announce publicly or make reports under provisions of law regarding the acts of violations Clause 2 of this Article.
SECTION 5. OTHER VIOLATIONS OF CONSUMERS’ RIGHTS PROTECTION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000.000 VND shall be imposed on individuals engaged in independent and regular commercial activities not subject to business registration that commit one of the following acts of violations:
a) Not ensuring the quality, quantity, effects and food safety of their goods and service provided the consumer;
b) Providing consumers with the goods and services restricted or banned from trading as prescribed by law;
c) Not truthfully and fully providing information on the goods or services being provided for consumers under the law on consumer protection, the commercial law and other related laws;
d) Not replacing the goods or and take back the goods and refund the consumer when the goods fail to meet requirements on quality, quantity or effects as informed.
2. A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article in cases relevant goods and service are valued at 2,000,000 VND or more.
3. Remedies:
a) Being compelled to strictly comply with provisions of law regarding the acts of violations stipulated at Points a and b of Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to fully and clearly information and documents regarding the acts of violations stipulated in Point c Clause 1 of this Article;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 21. Violations of the provision of transaction evidence
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000.000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals that commit one of the following acts of violations:
a) Not providing the consumer with invoices or vouchers and documents relating to transactions under the provisions of law or requested by consumers;
b) Not allowing consumers to access, download, archive and print invoices, vouchers and documents in case of electronic transactions.
2. Remedies:
a) Being compelled to provide the consumer with invoices or vouchers and documents relating to transactions stipulated in Point a Clause 1 of this Article;
b) Being compelled to allow consumers to access, download, and store and print invoices, vouchers and documents regarding the acts of violations stipulated in Point b Clause 1 of this Article.
Article 22. Act of disturbing the consumer
1. A fine of from 10.000.000 VND to 20.000.000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals that commit one of the following acts of violations:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Obstructing of affecting usual works or activities of the consumer.
2. Additional sanctions:
Confiscating the exhibits and/or means used to commit the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 23. Act of forcing the consumer
1. A fine of from 10,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals that force the consumer through committing one of the following acts of violations:
a) Using force, threatening to use force or other means to cause damage to the life, health, honor, prestige, dignity and property of consumers to force them engage in the transaction;
b) Taking advantage of the consumers’ difficult situations or taking advantage of natural disasters and diseases to force the transaction.
2. Additional sanctions:
Confiscating the exhibits and/or means used to commit the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Being compelled to remit to the state budget illegal profits earned from acts of administrative violation stipulated in Clause 1 of this Article.
Article 24. Other violations of transactions with clients and consumers
For other violations of transactions with clients and consumers, the handling shall be made in accordance with Article 27 of the Government’s Decree No.06/2008/ND-CP of January 16, 2008 providing for administrative sanctions in commercial activities.
Article 25. Acts of trading goods and services of low quality
1. Trading organizations and individuals providing goods and service of low quality that violate the consumers’ right shall be sanctioned in accordance with the Government’s Decree No. 54/2009/ND-CP of July 05, 2009 providing for administrative sanctions against violations of standards, metrology, product and goods quality.
2. A fine of from 50,000,000 VND to 70.000.000 VND for acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article in the following cases:
a) Taking advantage of the consumers’ difficulties or taking advantage of natural disasters and diseases to provide goods and service of low quality;
b) Trading goods and service of low quality that cause damage to the life, health and property of consumers
3. Additional sanctions:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Remedies:
a) Being compelled to recall goods of low quality regarding the acts of violations stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article;
b) Being compelled to remit to the state budget the illegal profits earned from acts of administration violation stipulated in Clauses 1 and 2 of this Article.
1. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on trading organizations and individuals, social organizations that fail to explain or to provide information and evidence as requested by state administration agencies for consumers’ right protection.
2. Remedies:
Being compelled to explain or fully provide information and material regarding the acts of violations stipulated in Clause 1 of this Article.
COMPETENCE TO HANDLE ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF PROTECTION OF CONSUMERS’RIGHTS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Director of the Vietnam Competition Authority is competent to:
1. Issue warnings;
2. Impose fines of up to 70,000,000 dong;
3. Deprive the right to use licenses, practice certificates under the competence.
4. Confiscate the exhibits and/or means used to commit acts of administrative violation.
5. Impose the remedies stipulated in Chapter II of this Decree.
Article 28. Competence of the President of People’s Committees at localities
1. The Presidents of People’s Committees at commune level are competent to:
a) Issue warnings;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Confiscate the exhibits and/or means used to commit acts of administrative violation in case such evidence and means are valued up to 2,000,000 dong;
d) Impose the remedies stipulated in Chapter II of this Decree.
2. The Presidents of People’s Committees at district level are competent to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 30,000,000 dong;
c) Deprive the right to use permits, professional practice certificates within his competence;
d) Confiscate the exhibits and/or means used to commit acts of administrative violation;
dd) Impose the remedies stipulated in Chapter II of this Decree.
3. The Presidents of People’s Committees at provincial level are competent to:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Imposing fines of up to 70,000,000 dong;
c) Deprive the right to use permits, professional practice certificates within his competence;
d) Confiscate the exhibits and/or means used to commit acts of administrative violation;
dd) Impose the remedies stipulated in Chapter II of this Decree.
Article 29. Sanctioning competence by the market control units
1. The market control officers on duty shall are competent to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 200,000 dong.
2. The leader of the market control unit is competent to:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Impose fines of up to 5,000,000 dong;
c) Confiscate the exhibits and/or means used for administrative violations, with the value of up to 30,000,000 dong;
d) Impose remedies stipulated in Chapter II of this Decree.
3. The Head of the Market Control Authority competencies competent to to:
a) Issue warnings;
b) Impose fines of up to 20,000,000 dong;
c) Deprive the right to use permits, professional practice certificates within his competence;
d) Confiscate the exhibits and/or means used for administrative violations;
d) Impose remedies stipulated in Chapter II of this Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
People’s Police Agencies, Border Guard, Coast Guard, the Customs, tax agencies, specialized inspectors and other agencies shall impose sanctions to the acts of administrative violations of consumers’ right protection handle administrative violations within their respective competence prescribed by the Ordinance of 2002 on Handling of Administrative Violations in 2002 and the Ordinance of 2008 amending and supplementing a number of articles to the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 31. Making records of administrative violations of consumers’ right protection
1, When acts of administrative violation of consumer’s right protection are found, the competent persons must promptly make records.
The competent persons who makes records of administrative violations of protection are: the persons competent to handle administrative violations of consumers’ right protection; officers and staff in the state administration agencies of consumers’ right protection during the implementation of the assigned duties.
2. The records on administrative violations of consumers’ right protection must be made in accordance with Article 55 of the Ordinance of 2002 on Handling of Administrative Violations and the Government’s Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008 detailing a number of articles of the Ordinance of amending and supplementing a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. A copy of the records must be delivered to the violating organizations and individuals. In case the records are made by a person without competence or ultra vires, within 03 working days as from the date of making records on administrative violations, the record maker must submit the record on administrative violations (original) and all relevant documents and dossiers to the competent persons for handling.
Annexes of report and decision templates used in handling of administrative violations of consumers’ right protection shall be enclosed with this Decree.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree takes effect on May 1, 2012
Article 34. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Industry and Trade is responsible for implementing this Decree.
2. Ministries, Heads of ministry level agencies, Heads of governmental agencies, President of the People’s Committees of provinces and centrally-run are responsible for implementing this Decree./.
ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Số hiệu: | 19/2012/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/03/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 19/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Chưa có Video