CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013 |
QUY ĐỊNH VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Nghị định này quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt (sau đây gọi chung là cưỡng chế), trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.
1. Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của người có thẩm quyền.
2. Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
3. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo thứ tự quy định tại Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ áp dụng các biện pháp tiếp theo khi không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó hoặc đã áp dụng nhưng chưa thu đủ số tiền bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế.
Điều 4. Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế
1. Đối với tổ chức là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì thực hiện khấu trừ từ nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị, tổ chức đó.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp nhà nước có thu, đơn vị vũ trang được tổ chức các hoạt động có thu theo quy định của pháp luật, khi bị khấu trừ, kê biên tài sản và trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế thì lấy từ nguồn thu và tài sản do các hoạt động này mang lại.
3. Đối với tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các quỹ xã hội, quỹ từ thiện thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản của tổ chức, quỹ đó.
4. Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã thì khấu trừ tiền, kê biên tài sản, trả chi phí cho hoạt động cưỡng chế từ tiền, tài sản hoặc thu nhập bằng tiền, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Điều 5. Gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Ngay sau khi ra quyết định cưỡng chế, người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải tổ chức gửi quyết định cưỡng chế cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính thì quyết định cưỡng chế phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện.
2. Quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết.
Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của mình và của cấp dưới.
2. Đối với quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân ra quyết định cưỡng chế căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân để phân công cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Việc phân công cơ quan chủ trì phải trên nguyên tắc vụ việc thuộc lĩnh vực chuyên môn của cơ quan nào thì giao cơ quan đó chủ trì; trường hợp vụ việc liên quan đến nhiều cơ quan thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định giao cho một cơ quan chủ trì tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
3. Các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan được giao chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện quyết định cưỡng chế.
Điều 7. Bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế
1. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc quyết định cưỡng chế của các cơ quan nhà nước khác khi được yêu cầu.
Trường hợp có yêu cầu lực lượng Cảnh sát nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế phải gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan Công an cùng cấp 05 ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng.
2. Khi tham gia cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm ngăn chặn các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ, bảo đảm trật tự, an toàn.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ
MỤC 1. KHẤU TRỪ MỘT PHẦN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP
Điều 8. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
1. Cá nhân bị cưỡng chế là cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức.
2. Cá nhân bị cưỡng chế đang được hưởng bảo hiểm xã hội.
Điều 9. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức xác minh thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội được hưởng của cá nhân bị cưỡng chế để làm căn cứ ra quyết định cưỡng chế.
2. Cá nhân bị cưỡng chế; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp thông tin về tiền lương, thu nhập, mức bảo hiểm xã hội của cá nhân bị cưỡng chế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.
Điều 10. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân bao gồm những nội dung sau: Số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân bị cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; số tiền bị khấu trừ; lý do khấu trừ; tên, địa chỉ của Kho bạc Nhà nước nhận tiền; phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ đến Kho bạc; thời gian thi hành; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Điều 11. Tỷ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có thể tiến hành nhiều lần, tỷ lệ như sau:
1. Đối với tiền lương, bảo hiểm xã hội tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng.
2. Đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.
1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đến kỳ lĩnh tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ đến tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
3. Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền theo quyết định cưỡng chế mà cá nhân bị cưỡng chế đã chấm dứt hợp đồng có hưởng lương hoặc thu nhập thì cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
4. Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ của cơ quan có thẩm quyền thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. KHẤU TRỪ TIỀN TỪ TÀI KHOẢN
Điều 13. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản là tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt, quyết định khắc phục hậu quả, không thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế mà có tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
Điều 14. Xác minh thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không có thẩm quyền yêu cầu cung cấp thông tin về tài khoản thì đề nghị người có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin. Người được cung cấp thông tin có trách nhiệm bảo mật những thông tin được cung cấp.
Điều 15. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản
1. Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản bao gồm những nội dung sau: Số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; số tiền bị khấu trừ, lý do khấu trừ; họ tên, số tài khoản của cá nhân, tổ chức bị khấu trừ; tên, địa chỉ tổ chức tín dụng nơi đối tượng bị áp dụng khấu trừ mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản của Kho bạc Nhà nước, phương thức chuyển số tiền bị khấu trừ từ tổ chức tín dụng đến Kho bạc Nhà nước; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu cơ quan ra quyết định.
2. Khi nhận được quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản, cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tín dụng nơi mình mở tài khoản chuyển tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản.
Điều 16. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế mở tài khoản
1. Cung cấp các thông tin bằng văn bản về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế hiện đang mở tài khoản tại tổ chức tín dụng của mình khi có yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
2. Giữ lại trong tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà cá nhân, tổ chức đó phải nộp theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế.
3. Trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước số tiền mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải nộp.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định này thì tổ chức tín dụng thông báo cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế biết việc trích chuyển; việc trích chuyển không cần sự đồng ý của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
4. Trường hợp trong tài khoản không còn số dư hoặc còn nhưng không đủ để khấu trừ thì tổ chức tín dụng sau khi khấu trừ số tiền hiện có phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này.
Điều 17. Thủ tục thu tiền khấu trừ
1. Việc khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại tổ chức tín dụng của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định hiện hành. Chứng từ thu sử dụng để khấu trừ tiền lương hoặc thu nhập được gửi cho các bên có liên quan.
2. Sau khi thu tiền, Kho bạc Nhà nước nơi nhận tiền khấu trừ có trách nhiệm thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
MỤC 3. KÊ BIÊN TÀI SẢN CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ỨNG VỚI SỐ TIỀN PHẠT ĐỂ BÁN ĐẤU GIÁ
1. Cá nhân không được hưởng tiền lương, thu nhập hoặc bảo hiểm xã hội tại một cơ quan, đơn vị, tổ chức và không có tài khoản hoặc số tiền gửi từ tài khoản tại tổ chức tín dụng không đủ để áp dụng biện pháp khấu trừ tiền từ tài khoản.
Chỉ được kê biên tài sản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế.
Điều 19. Những tài sản không được kê biên
1. Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
4. Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
5. Tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh.
6. Tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.
Điều 20. Xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt.
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Điều 21. Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản
1. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị kê biên tài sản; số tiền bị xử phạt; địa điểm kê biên; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Điều 22. Tổ chức thi hành cưỡng chế kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ.
2. Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
3. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người thành niên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự trong gia đình, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế.
Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
5. Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Cơ quan tiến hành kê biên có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
Điều 23. Biên bản kê biên tài sản
1. Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
2. Người chủ trì thực hiện việc kê biên, người đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ, người chứng kiến, đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Biên bản kê biên tài sản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
3. Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản giao cho cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản.
Điều 24. Giao bảo quản tài sản kê biên
1. Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a) Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản;
b) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung;
c) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
2. Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
3. Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Biên bản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, cá nhân, đại diện tổ chức bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ 01 bản.
4. Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
5. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 25. Định giá tài sản kê biên
1. Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại nhà của cá nhân hoặc trụ sở của tổ chức bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên, trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá tài sản.
2. Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản. Hội đồng định giá tài sản gồm có người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá tài sản phải tiến hành việc định giá. Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà Nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do Nhà nước quy định.
Hội đồng định giá tài sản làm việc theo nguyên tắc tập thể. Cuộc họp định giá tài sản của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Trong cuộc họp định giá, mỗi thành viên của Hội đồng định giá tài sản phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tài sản. Các quyết định về giá tài sản phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng hoặc người được ủy quyền điều hành cuộc họp định giá tài sản. Cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá tài sản.
3. Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
Điều 26. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
1. Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, giá khởi điểm được xác định theo quy định tại Điều 25 Nghị định này. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản bị kê biên để bán đấu giá; trường hợp không ký được hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thì thành lập Hội đồng bán đấu giá tài sản.
Việc bán đấu giá tài sản bị kê biên được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
2. Sau khi đã ký hợp đồng bán đấu giá tài sản, người chủ trì thực hiện kê biên tiến hành chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá. Việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ: Thời gian bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: Quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
3. Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
4. Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán cho người đồng sở hữu trước.
5. Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định xử phạt và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản bán đấu giá làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Điều 27. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
1. Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
a) Bản sao quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá;
b) Biên bản bán đấu giá tài sản;
c) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác (sau đây gọi chung là bên thứ ba) đang giữ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2 và 3 Chương II Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền phạt, chưa thanh toán hoặc thanh toán chưa đủ chi phí cưỡng chế.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế.
Điều 29. Xác minh thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ
1. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản do bên thứ ba đang giữ và chứng minh được hành vi cố tình tẩu tán tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế sau khi vi phạm.
2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế và hành vi tẩu tán của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
Điều 30. Trách nhiệm của bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế
1. Cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thông tin về số tiền, tài sản đang giữ của đối tượng cưỡng chế khi có yêu cầu.
2. Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, không được chuyển trả tiền, tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế để làm thủ tục bán đấu giá.
3. Trường hợp bên thứ ba không thực hiện được yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc tẩu tán tiền, tài sản đang giữ của đối tượng bị cưỡng chế thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản bao gồm những nội dung sau: Số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đang giữ tiền, tài sản; số tiền, tài sản bị thu; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
1. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
2. Khi cưỡng chế để thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
3. Việc cưỡng chế phải được lập thành biên bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm tổ chức cưỡng chế; cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức đang giữ tiền, tài sản; đại diện chính quyền địa phương nơi tiến hành cưỡng chế, người chứng kiến; số tiền, tài sản và tình trạng tài sản bị thu.
4. Cá nhân hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế; cá nhân, đại diện tổ chức đang giữ tiền, tài sản; đại diện cơ quan ra quyết định cưỡng chế, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến ký vào biên bản. Biên bản có nhiều tờ thì phải ký vào từng tờ biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân, đại diện tổ chức đang giữ tiền, tài sản cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
MỤC 5. BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Điều 33. Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm những nội dung sau: số quyết định; ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện; thời gian hoàn thành cưỡng chế; cá nhân, cơ quan có trách nhiệm chủ trì tổ chức các hoạt động cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm tham gia; chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định.
Điều 34. Tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
1. Khi nhận được quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, cá nhân, tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế phải phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp đã ghi trong quyết định.
2. Trước khi tiến hành cưỡng chế, nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành.
3. Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành biện pháp khắc phục hậu quả phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.
6. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật mà người bị cưỡng chế chưa thực hiện được ngay thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 35. Biên bản thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
1. Việc thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả gây ra phải được lập biên bản và giao cho người bị cưỡng chế một bản. Trong biên bản ghi rõ: Thời gian, địa điểm, cơ quan chủ trì tiến hành cưỡng chế; cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến; kết quả thực hiện.
BẢO ĐẢM THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ
Điều 36. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
1. Khi có quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế, nếu có dấu hiệu cho thấy cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tiền bạc, tài sản thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú hoặc công tác, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn việc tẩu tán tiền bạc, tài sản.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế sau khi đã vận động, giải thích, thuyết phục nhưng không có hiệu quả thì người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thi hành cưỡng chế.
3. Cá nhân bị cưỡng chế mà chưa thực hiện hoặc trốn tránh thực hiện thì bị đưa vào diện chưa được xuất cảnh.
Điều 37. Chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để bảo đảm thi hành
1. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở để tổ chức thi hành. Nếu nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở không có cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp huyện thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo hoặc những vùng xa xôi, hẻo lánh khác mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không có điều kiện chấp hành tại nơi bị ra quyết định cưỡng chế thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
2. Cơ quan chuyển việc thi hành cưỡng chế có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cho cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi cá nhân cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo chuyển và hồ sơ vụ việc, cơ quan cùng cấp ở địa phương nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Trường hợp cá nhân, tổ chức vừa không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, vừa không chấp hành một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 hoặc 4 Chương II và Mục 5 Chương II Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó, trừ trường hợp quy định tại Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức chỉ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả hoặc chỉ chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả mà không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại Mục 1, 2, 3 và 4 Chương II hoặc Mục 5 Chương II Nghị định này đối với cá nhân, tổ chức đó.
Điều 39. Xác định chi phí cưỡng chế
1. Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
a) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
b) Chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
c) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
d) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
đ) Chi phí thực tế khác (nếu có).
Điều 40. Tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế
1. Chi phí cưỡng chế được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
Điều 41. Thanh toán chi phí cưỡng chế
Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế. Nếu cá nhân, tổ chức không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có thể ra quyết định cưỡng chế bằng các biện pháp quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 2 Điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 12 năm 2013; thay thế Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính.
1. Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 166/2013/ND-CP |
Hanoi, November 12, 2013 |
ON ENFORCEMENT OF DECISIONS TO IMPOSE ADMINISTRATIVE PENALTIES
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Administrative Actions against Violations dated June 20, 2012;
Upon the request of the Minister of Public Security,
The Government hereby issues the Decree on enforcement of decisions to impose administrative penalties.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Decree prescribes principles, processes and procedures for application of measures to enforce the decision to impose administrative penalties or the decision to impose administrative remedies instead of administrative penalties (hereinafter referred to as enforcement), responsibility for compliance and provision of security for compliance with enforcement decisions.
Article 2. Subjects of application
1. An affected Vietnamese or foreign person or entity subject to an administrative penalty that has not voluntarily complied with the decision to impose an administrative penalty by the stipulated deadlines, the deadline for postponement of compliance with that decision or the prescribed deadline for compliance with the decision to impose an administrative remedy.
Where otherwise prescribed by any international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is the member state, such international treaty shall prevail.
2. Competent persons, entities charged with carrying out administrative enforcement, and organizations or individuals engaged in administrative enforcement.
Article 3. Principles of application
1. Enforcement shall be carried out only if the written enforcement decision issued by a competent person is obtained.
2. Decision to impose enforcement actions shall be made taking into consideration inclusions, nature, extent and requirements for implementation of the enforcement decision and practical conditions of specific local jurisdictions.
3. The person having competence in making the enforcement decision shall decide to impose enforcement measures according to the processes referred to in Clause 2 Article 86 of the Law on Handling of Administrative Penalties. Other subsequent measures may be applied to the extent of whether it is unlikely that the abovementioned enforcement measures are not applied or the amount of monetary penalty specified in the enforcement decision has not been collected in full.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. If the affected entity that is a state authority, armed force unit, political organization or socio-political organization is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its reimbursed or distributed budget of expenditure shall be withheld or deducted.
2. If the affected entity that is a revenue- generating public service provider prescribed by laws or armed force unit obtaining permission to carry out revenue-generating activities is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its amount of revenue and property generated from its revenue-generating activities shall be withheld or deducted.
3. If the affected entity that is a social organization, occupation-related social organization, non-governmental organization, social fund or charity fund is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its own monetary amounts or property shall be withheld or deducted.
4. If the affected entity that is an enterprise or cooperative is subject to enforcement measures such as withholding or disallowance of monetary amounts, distraint of property and payment of costs for enforcement activities, its own monetary amounts, property, cash or property income shall be withheld or deducted.
Article 5. Service of an enforcement decision upon affected and/or interested persons or entities
1. Immediately after issuing an enforcement decision, the person having jurisdiction to issue enforcement decisions shall serve that enforcement decision upon affected and/or interested persons or entities.
In case of enforcement activities carried out by applying enforcement measures referred to in Point b, c and d Clause 2 Article 86 of the Law on Handling of Administrative Violations, the enforcement decision shall be sent in advance to the Chairman of People's Committee of the commune where enforcement activities are conducted to seek his/her cooperation in implementation of that enforcement decision.
2. The enforcement decision shall be served, whether by direct delivery or registered mail services, and shall be notified to affected and/or interested persons or entities.
If an affected and/or interested person or entity intentionally rejects the enforcement decision sent by direct delivery service, the competent person shall give a written notice of such rejection attested by a relevant local authority and consider that the enforcement decision has been successfully served.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. The duration to implement the enforcement decision shall be 15 days from the date of receipt thereof; where the enforcement decision prescribes that the duration for implementation thereof is longer than 15 days, the latter shall prevail.
Article 6. Responsibility for implementation of the enforcement decision
1. The enforcement decision maker shall be responsible for carrying out enforcement activities for the decision to impose administrative penalties issued by himself/herself and his/her junior staff.
2. With respect to enforcement decisions issued by Chairmen of People's Committees at all levels, the Chairman shall, based on functions and duties of specialized subordinate divisions of the People's Committee, issue the enforcement decision to mandate these divisions to undertake implementation of that enforcement decision. Such mandate must be based on the specialization principle according to which matters would be assigned to respective specialized divisions; in case where a matter involves multiple divisions, the decision on which division would undertake such mater shall be made depending on the specific circumstances.
3. Organizations or individuals concerned shall be obliged to cooperate with persons having jurisdiction to issue the enforcement decision or entities mandated to undertake enforcement activities in applying measures to implement the enforcement decision.
Article 7. Orderly and safe implementation of the enforcement decision
1. People’s Police forces shall be responsible for ensuring orderly and safe implementation of the enforcement decisions issued by Chairmen of same-level People’s Committees or the enforcement decisions issued by other state regulatory authorities as requested.
In order to request a People’s Police force to participate in protection of orderly and safe implementation of the enforcement decision, the entity charged with implementing the enforcement decision must send a written request to the same-level police authority 05 days before commencement of enforcement activities in order for them to arrange their personnel.
2. When participating in enforcement activities, the People’s Police force shall have the burden of deterring or preventing any disturbance or attack against law enforcement officers, and maintaining order and safety.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PROCESSES AND PROCEDURES FOR IMPOSITION OF ENFORCEMENT MEASURES
SECTION 1. WITHHOLDING OR DISALLOWANCE OF PART OF SALARY OR INCOME
Article 8. Subjects of withholding or disallowance of part of salary or income
1. Persons subject to these enforcement measures are public officials or public servants who are working for and paid salary or income by an entity or organization.
2. Persons subject to these enforcement measures are those who are paid social security benefits.
Article 9. Verification of salary and income
1. The person having jurisdiction to issue enforcement decisions shall assume responsibility for verifying information about salary, income and amount of social security benefits received by affected persons as the basis for making the enforcement decision.
2. Affected persons, entities or persons that manage salary or income, and interested entities or persons, must provide information about salary, income or amount of social security benefits of persons subject to enforcement within the duration of 03 business days of receipt of the request for provision of such information and bear legal liability for provided information.
Article 10. Enforcement decision on withholding or disallowance of part of personal salary or income
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 11. Withholding or disallowance rate of part of personal salary or income
A part of personal salary or income may be withheld or disallowed by installments at the following rates:
1. The rate of salary or social security benefits withheld or disallowed in each instalment shall not exceed 30% of total salary or social security benefit.
2. The rate of other income withheld or disallowed in each instalment shall not exceed 50% of total income.
1. Entities, organizations or employers currently managing salary or income of persons subject to withholding or disallowance of a part of salary or income shall be responsible for strictly complying with an enforcement decision imposed by a competent authority.
2. On the latest date of payment of salary or income, the entity, organization or employer currently managing salary or income of persons subject to withholding or disallowance of a part of their personal salary or income shall be responsible for withholding or disallowing a part of salary or income which is transferred into the State Treasury’s account as defined in the enforcement decision, and concurrently notifying the competent authority issuing enforcement decisions.
3. Where the amount withheld or disallowed is not adequate in comparison with the amount specified in the enforcement decision but the person subject to enforcement has terminated his/her contract under which (s)he is paid salary or income, the entity, organization or employer must promptly notify the authority having jurisdiction to issue the enforcement decision.
4. Where the entity, organization or employer currently managing salary or income paid to persons subject to withholding or disallowance of a part of personal salary or income intentionally rejects compliance with the enforcement decision issued by the competent authority, it shall be subject to sanctions prescribed by laws.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 13. Subjects of withholding or disallowance of money from the account
Organizations or persons that do not voluntarily comply with the decision to impose administrative penalty or the decision to impose administrative remedy, do not pay or pay in full enforcement costs, and deposit their money at credit institutions in Vietnam, shall be subject to an enforcement measure that takes the form of withholding or disallowance of money from their accounts.
1. The person having jurisdiction to issue the enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts shall be vested with the right to request credit institutions to provide information about accounts of persons or organizations subject to enforcement in accordance with applicable laws and regulations; in cases where the person having jurisdiction to issue enforcement decisions is not authorized to request information about accounts, that person can petition another person having jurisdiction to do so to request credit institutions to provide required information. The person provided with information shall be responsible for protecting confidentiality of provided information.
2. Persons or organization subject to enforcement shall be responsible for advising the person having jurisdiction to issue the enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts of names of credit institutions where their accounts are opened, numbers of their accounts as requested.
Article 15. Enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts
1. The enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts shall specify the decision number, date of issue of the decision, bases for issue of the decision, full name, title, workplace of the decision maker, the amount of money withheld or disallowed, reasons for such withholding or disallowance, full name and account number of person or organization subject to such withholding or disallowance, name and address of the credit institution where subjects of withholding or disallowance open their accounts, name, address and account number of the receiving State Treasury; method of payment of the amount withheld or disallowed to the State Treasury, method for transferring the withheld or disallowed amount of money from credit institutions to the State Treasury; signature of the decision maker and stamp affixed by the decision-making authority.
2. Upon receipt of the enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts, persons or organizations subject to enforcement shall be responsible for requesting the credit institution where they open accounts to transfer the amount of money from their accounts to the State Treasury which is defined in the enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Maintain the amount of money in accounts of affected organizations or persons subject to enforcement that is equivalent to the amount of money that they have to pay upon the request of the person having jurisdiction to issue the enforcement decision.
3. Transfer the amount of money payable by affected organizations or persons from their accounts to the state budget through accounts opened at the State Treasury.
Where affected organizations or persons do not comply with Clause 2 Article 15 hereof, credit institutions shall notify them of such transfer; such transfer shall not require consent from affected organizations or persons.
4. In either case where there is not money left in the account or money left in the account is not enough to cover the withheld or disallowed amount, credit institutions shall, after withholding or disallowing the available amount of money, notify in writing the authority issuing the enforcement decision on withholding or disallowance of money from accounts opened at credit institutions in order for this authority to apply another enforcement measure, i.e. distraint of property, in accordance with Section 3 Chapter II hereof.
5. If credit institutions fail to transfer money left in the account balance of organizations or persons subject to enforcement as the withheld or disallowed amount specified in the enforcement decision issued by the competent person, they shall be sanctioned in accordance with applicable laws and regulations.
1. Withholding or disallowance of a part of income, or money from accounts opened at credit institutions, of affected organizations or persons shall be based on collection proofs or evidencing documents prescribed by applicable laws and regulations. Collection proofs or evidencing documents used for processing withholding or disallowance of salary or income shall be sent to interested parties.
2. After collection, the State Treasury that collects the withheld or disallowed amount shall be responsible for notifying the person having competence in issuing enforcement decision.
SECTION 3. DISTRAINT OF PROPERTY WHOSE VALUE IS EQUAL TO THE PENALTY AMOUNT FOR AUCTION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Persons who are not paid salaries or income or social security benefits by an entity or organization, and do not hold any account or whose money deposited in their accounts opened at credit institutions is not enough to cover the amount that is withheld or disallowed according to the enforcement measure to withhold or disallow money from accounts.
2. Organizations that do not hold any account or whose money deposited in their accounts opened at credit institutions is not enough to cover the amount that is withheld or disallowed according to the enforcement measure to withhold or disallow money from accounts.
Only property of an affected organization or person whose value is equal to the penalty amount specified in the decision to impose administrative penalties or the decision to impose administrative remedies and the amount of costs incurred from carrying out enforcement activities shall be distrained.
Article 19. Property exempted for being distrained
1. Only houses of persons and families of persons subject to enforcement that have the minimum space as prescribed by laws on residence.
2. Medicines, food and food supplies used for meeting basic demands of persons and families of persons subject to enforcement.
3. Working tools or common property necessary for daily life of persons and families of persons subject to enforcement.
4. Articles or objects for worship, relics, medals or merit certificates.
5. Property used for national defence and security.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 20. Verification of information about property owned by subjects of enforcement measures
1. The person having jurisdiction to issue enforcement decisions shall assume responsibility for verifying information about property of subjects of enforcement, conditions for implementation of the enforcement decision on distraint of property whose value is equivalent to the penalty amount.
2. Interested entities, organizations or persons shall be responsible for providing information about property of subjects of enforcement upon the request of the authority issuing the enforcement decision.
Article 21. Enforcement decision on property distraint
1. The enforcement decision on distraint of property shall specify the decision number, date of issue of the decision, bases for issue of the decision, full name, title, workplace of the decision maker, full name, residence and workplace of person or organization subject to property distraint, penalty amount, distraint location, signature of the decision maker and stamp affixed by the decision-making authority.
2. Distraint of property shall be notified to the person or organization subject to distraint, People's Committee of the commune where that person resides or that organization’s office is located or workplace of that person 05 working days prior to commencement of such distraint, unless such notification causes any difficulty in carrying out such distraint.
Article 22. Process for carrying out property distraint activities
1. Property distraint activities shall be carried out during daylight and time frame of 8 a.m. to 5 p.m.
2. The enforcement decision maker or the person authorized to implement enforcement decisions shall undertake distraint activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
If affected persons or legally mature family members are intentionally absent, property distraint activities may be carried out as usual in the presence of representatives of local authorities and witnesses.
4. Affected organizations or persons can suggest which property should be distrained first and the person authorized to undertake distraint activities must approve such request when considering that it will not cause any adverse impact on enforcement activities.
If affected persons or organizations do not make the said suggestion on which property should be distrained first, the property under private ownership shall be distrained first.
5. Property under shared ownership between the affected person and others is distrained only if that affected person has none of his/her own property or his/her own property is not enough to ensure discharge of obligations defined in the enforcement decision. In the event that property to be distrained is in dispute, distraint activities shall be carried out as normal and explanation for the right to initiate civil proceedings shall be given to the persons who have the shared ownership interest in such property.
The authority carrying out distraint activities shall be responsible for notifying time and location of distraint to co-owners of such property. Upon expiration of the stipulated duration of 03 months from the date of distraint, if civil proceedings have not been brought, distrained property shall be auctioned in accordance with laws on property auction.
Article 23. Record of property distraint
1. Distraint of property must be recorded or documented. The record of such distraint must specify time, location of distraint; full name, title of the person in charge of distraint; representative of the affected organization or person or their legal representative; witness; representative of local authority (or host entity of the affected person); description of name, condition and characteristics of specific distrained property.
2. The person undertaking distraint activities, representative of the affected organization or person or their legal representative, witness, or representative of local authority (or host entity of the affected person), shall sign the record. If the record text contains multiple pages, they must sign all single pages. In case where any of them are absent or any of participants that are present refuses to sign the record, such absence or refusal must be noted down in the record that should give relevant explanations.
3. The record of distraint shall be made into 02 copies of which one is deposited with the decision-making authority and the other is kept by the organization or person subject to distraint immediately after completion of creation of such record.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The person undertaking distraint activities shall choose one of the following forms of safekeeping of distrained property:
a) Entrusting the person subject to enforcement, relatives of the person subject to enforcement or the person currently operating and managing such property with safekeeping of such distrained property;
b) Entrusting one of the co-owners with safekeeping of such distrained property, if such property is held under shared ownership;
c) Entrusting accredited organizations or persons for safekeeping of such property.
2. Property that is a gold, precious metal, jewel or foreign currency shall be entrusted for the State Treasury’s safekeeping; property that is an industrial explosive material, support instrument, historical, cultural artifact, national treasure, antique or previous forestry products shall be entrusted for safe custody by a sectoral state authority.
3. Upon entrustment of distrained property for safekeeping, the person undertaking distraint activities shall make a record of this. The record of such safekeeping should specify time of entrustment for safekeeping, full name of the person undertaking enforcement activities, person or representative of the organization subject to enforcement, person entrusted for safekeeping of the property, witness of handover of the property for safekeeping, quantity and condition (quality) of such property, rights and obligations of the person entrusted with safekeeping of the property.
The person undertaking distraint activities, the person entrusted with safekeeping of the property, person or representative of the organization subject to enforcement and witness shall attach their signature to the record. If the record text contains multiple pages, they must sign all single pages. In either case where any of them are absent or any of participants that are present refuses to sign the record, such absence or refusal must be noted down in the record that should give relevant explanations.
Each copy of the record text shall be deposited with the person entrusted with safekeeping of the distrained property, person or representative of the organization subject to enforcement, witness and the person undertaking distraint activities.
4. The person entrusted with safekeeping of the distrained property shall be paid actual and reasonable costs for safekeeping of the distrained property, unless otherwise prescribed by Point a Clause 1 of this Article.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 25. Valuation of distrained property
1. Valuation of distrained property shall be carried out at the home of the person or the office of the organization subject to distraint or the place of safekeeping of that distrained property, except if establishment of the Council for valuation of property is required.
2. The distrained property shall be valued under the agreement between the person undertaking implementation of the enforcement decision, on one side, and the representative of the organization or person subject to enforcement and co-owners in case of distraint of property under shared ownership, on the other side. The duration to reach an agreement on price of the distrained property shall not exceed 05 business days from the distraint date.
Where these parties fail to reach an agreement on price, the person issuing the enforcement decision shall make a decision on establishment of the Council for property valuation within the duration of no more than 10 business days from the distraint date. The Council shall be composed of the person making the enforcement decision that will be appointed as the Chair, the representative of a financial institution at the same level and the representative of a relevant specialized entity.
Within the duration of 07 business days from the establishment date, the Council shall carry out valuation activities. Valuation of the distrained property shall be based on the market value defined upon the valuation date. With respect to the property of which price is solely managed by the Government, valuation of such property shall be based on the State-regulated prices.
The Council for property valuation shall work according to the principles of collective bargaining. The meeting for valuation of the distrained property shall be convened by the Council’s Chair and must be attended by at least two thirds of membership. In the valuation meeting, each member must give his/her own opinion on value of the distrained property. The Council shall make its decision on value of the distrained property after obtaining approval from more than a half of membership. If the voting result is tied, the Chair or the person authorized to chair the meeting shall have the deciding vote. The person subject to distraint or the representative of the organization whose property is distrained may give his/her opinion on valuation but the right to approve the price of the distrained property is granted to the Council for property valuation.
3. Valuation of the distrained property must be documented into a record that specifies time and location of valuation, composition of participants in valuation, name and value of the property after valuation, signatures of members participating in valuation and of the property owner.
Article 26. Transfer of the distrained property for auction
1. The starting price of the property distrained for auction shall be determined in accordance with Article 25 hereof. Within the duration of 15 business days from the distraint date, the person making the enforcement decision shall sign an auction contract with the professional auctioneer operating within a centrally-affiliated city and province where the property is distrained for auction; where there is no auction contract with the professional auctioneer, the Council for auction of property must be established.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. After signing an auction contract, the person undertaking distraint activities shall transfer the distrained property for auction. Transfer of the distrained property must be documented into a record that clearly specifies transfer time, transferor, receiver, signature of the transferor and receiver, quantity and condition of the property. Documentation on transfer of the distrained property to the entity in charge of auction shall comprise the decision on enforcement of distraint, documents or materials relating to the legal right to own and use such property (if any), written document on valuation of the property and written document evidencing transfer of that property.
3. Where the distrained property is a bulky commodity or a commodity in large quantity, but the authority in charge of auction is not able to provide storage of the property, after completion of procedures for transfer of the property, that authority may sign a contract for safekeeping of the property with the provider of facility for safekeeping of that property. Costs incurred from executing of a safekeeping contract shall be covered by using the amount of money earned from auction.
4. Upon auction of the commonly shared property, co-owners shall be given priority to buy such property.
5. In case where the amount of money earned from auction of the distrained property is more than the amount specified in the decision to impose administrative penalty and enforcement costs, within the duration of 10 business days after the date of completion of auction, the authority implementing the enforcement measure by distraining property for auction shall carry out required procedures for refunding the surplus amount to the affected organization or person.
Article 27. Transfer of the property ownership interest
1. The buyer’s ownership of the distrained property shall be recognized and protected by laws.
2. The competent authority shall be responsible for carrying out procedures for transferring the ownership interest to the buyer in accordance with laws.
3. Dossiers of transfer of ownership interest shall be composed of the followings:
a) The duplicate copy of the enforcement decision that take the form of distraint of property for auction;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Other documents relating to the property (if any).
The measure to enforce collection of monetary amount or acquisition of property of subjects of enforcement that is held by other organizations or persons (hereinafter referred to as third party) shall be applied if:
1. The person issuing the enforcement decision fails to apply or has already applied the enforcement measures referred to in Section 1, 2 and 3 Chapter II hereof, but the specified penalty amount has not been fully collected, enforcement costs has yet to be paid or has not been paid in full.
2. The person having jurisdiction to issue enforcement decisions has sufficient proof that the third party is holding money and property of subjects of enforcement.
1. The person having jurisdiction to issue enforcement decisions shall assume responsibility for verifying information about money or property of subjects of enforcement, conditions for implementation of the decision to enforce collection of money or acquisition of property that is held by the third party, and providing proof of illegal concealment of money or property of subjects of enforcement after commission of violation.
2. Interested entities, organizations or persons shall be responsible for providing information about money or property of subjects of enforcement and about illegal concealment by subjects of enforcement upon the request of the authority issuing the enforcement decision.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Provide the authority having jurisdiction to issue enforcement decisions information about the amount of money or property currently held by subjects of enforcement upon request.
2. Upon receipt of the written request from the authority having jurisdiction to issue enforcement decisions, the third party is not allowed to transfer money or property to subjects of enforcement till the date of payment to the state budget or transfer of property to the authority having jurisdiction to issue enforcement decisions for implementation of auction procedures.
3. Where the third party does not comply with the request of the authority having jurisdiction to issue enforcement decisions or illegally conceal money or property of subjects of enforcement that it is currently held, it shall be sanctioned in accordance with applicable laws.
The decision to enforce collection of money or acquisition of property of subjects of enforcement that is currently held by the third party in case of illegal concealment of property by violating organizations or persons shall specify the decision number, date of issue of the decision, bases for issue of the decision, full name, title, workplace of the decision maker, full name and address of person or organization subject to enforcement, full name and address of person or organization currently holding money or property, amount of money collected or value of property acquired, signature of the decision maker and stamp affixed by the decision-making authority.
1. Prior to commencement of enforcement activities, if the third party is holding money or property of subjects of enforcement voluntarily complies with the enforcement decision, the entity undertaking enforcement activities shall recognize such voluntary compliance in writing.
2. The representative of local authority and witness must be present during the process of enforcing collection of monetary amount or acquisition of other property from subjects of enforcement that is held by the third party in case of illegal concealment of property by violating organizations or persons.
3. The enforcement shall be documented into a record. The record should clearly specify time, location of enforcement, authority undertaking enforcement activities, full name and address of organization or person subject to enforcement, full name and address of organization or person currently holding money or property, representative of the local jurisdiction where enforcement activities are carried out, witness, amount of money collected and value of property acquire and condition of property acquired.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. In case where the person or organization subject to enforcement, person or representative of the organization currently holding money or property is intentionally absent, enforcement activities shall be carried out as normal but the representative of local authority and witness must be present.
SECTION 5. ENFORCEMENT OF ADMINISTRATIVE REMEDIES
Article 33. Decision to enforce administrative remedies
The decision to enforce administrative remedies shall specify the decision number, date of issue of the decision, bases for issue of the decision, full name and title of the decision maker, full name and address of person or organization subject to enforcement, remedy that must be sought, time of completion of enforcement, person or organization taking responsibility for undertaking enforcement activities, entities responsible for getting involved in such enforcement activities, signature of the decision maker and stamp affixed by the decision-making entity.
Article 34. Conduct of enforcement of administrative remedies
1. Upon receipt of the decision to enforce administrative remedies, the person or organization charged with conducting implementation of the enforcement decision shall cooperate with relevant authorities in mobilization of forces or equipment to carry out enforcement measures specified in the enforcement decision.
2. Prior to commencement of enforcement activities, if the organization or person subject to enforcement voluntarily complies with the enforcement decision, the entity undertaking enforcement activities shall recognize such voluntary compliance in writing.
3. In the course of enforcement of administrative remedies, representative of local authority and witness must be present.
4. In case where the person or organization subject to enforcement is intentionally absent, enforcement activities shall be carried out as normal but the representative of local authority and witness must be present.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
In case they refuse to accept their property, the person conducting enforcement activities shall keep a record of the number, classification and condition of specific property item, and hire an authorized organization or person to provide custody of their property or keep their property at the storage facility of the entity issuing enforcement decisions and notify them of location or time for their claim of such property. The person or organization subject to such enforcement shall be liable for costs of transportation, custody or storage of their property.
Upon expiration of the stipulated duration of 06 months from the date of receipt of the said notification, if the organization or person subject to such enforcement does not contact to claim their property back, the property shall be up for auction in accordance with applicable laws. The amount of money collected from which costs of transportation, custody, storage or handling of property have been deducted shall be deposited into indefinite-term saving accounts at the credit institution and notify the organization or person subject to such enforcement to contact to receive such amount of money. In the event that the property subject to such enforcement is damaged and become invalid for use, the person conducting enforcement activities shall eliminate the property in accordance with laws. The person conducting enforcement activities shall be required to keep a clear record of condition of the property prior to such elimination.
6. In case where the organization or person subject to the enforcement decision is required to pay back illegal proceeds earned from commission of administrative violations or is forced to pay back the amount of money equal to value of exhibits and means of administrative violations that have been illegally consumed, concealed or eliminated, but the affected person subject to enforcement has not yet to promptly comply, the person having jurisdiction to issue the enforcement decision shall apply one of enforcement measures referred to in Point a, b and c Clause 2 Article 86 of the Law on Handling of Administrative Violations.
Article 35. Record of implementation of the decision to enforce administrative remedies
1. Implementation of the decision to enforce administrative remedies shall be documented into a record and a copy of that record shall be deposited with the person subject to enforcement. The record should clearly specify time, location of enforcement, authority undertaking enforcement activities, the affected organization or person subject to enforcement, representative of the local jurisdiction, witness, and results of implementation of such enforcement decision.
2. Person or representative of the organization subject to enforcement, representative of the authority issuing enforcement decisions, representative of local jurisdiction and witness shall be required to sign the record. In either case where any of them are absent or are present but refuse to sign the record, such absence or refusal must be noted down in the record that should give clear explanations.
GUARANTEE OF COMPLIANCE WITH THE ENFORCEMENT DECISION
Article 36. Guarantee measures for compliance with the enforcement decision
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Where the organization or person subject to enforcement performs acts of protest against the enforcement decision after turning out any encouragement, explanation or persuasion, the person issuing the enforcement decision can mobilize personnel and equipment to guarantee compliance with the enforcement decision.
3. If the person subject to enforcement has yet to comply or evade obligations to comply with the enforcement decision, (s)he shall be prohibited from leaving Vietnam.
Article 37. Movement of the enforcement decision for guarantee of implementation thereof
1. Where the person or organization subject to enforcement resides in this province but has registered their permanent residence or office at another province and does not have necessary conditions for compliance with the enforcement decision at the local jurisdiction where they have committed violation, the enforcement decision shall be moved to the authority having jurisdiction to carry out enforcement at the same level of local jurisdiction where the person is residing or the organization's office is located to carry out enforcement procedures. If the local area where the person is residing or the organization’s office is located does not have the authority having jurisdiction to perform enforcement activities at the same level, the enforcement decision shall be moved to the district-level People’s Committee for its conduct of enforcement activities.
Where the person or organization subject to enforcement resides at a district of a mountainous or islandish province or another remote or isolated region with difficult traffic conditions and they do not have necessary conditions for compliance with that enforcement decision at the area where they have received the enforcement decision, that enforcement decision shall be moved to the authority of the same-level local jurisdiction where the person is residing or the organization’s office is located for its conduct of enforcement activities.
2. The authority moving and sending the enforcement decision shall be responsible for delivering all case documentation to the authority of the same-level local jurisdiction where the person is residing or the organization's office is located for its conduct of enforcement activities.
Within the duration of 10 business days from the date of receipt of the notification of movement and delivery of such case documentation, the authority of the same-level local jurisdiction where the affected person subject to enforcement is residing or the affected organization’s office is located shall be responsible for conducting implementation of the enforcement decision.
1. Where the person or organization does not comply with both the decision to impose administrative penalty and the decision to impose one or more administrative remedies, the person having jurisdiction to issue the enforcement decision shall, at the same time, apply all enforcement measures, stipulated by Section 1, 2, 3 or 4 Chapter II and Section 5 Chapter II hereof, to that organization or person, unless otherwise provided by Article 74 of the Law on Handling of Administrative Violations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 39. Determination of enforcement costs
1. Enforcement costs shall be determined on the basis of actual costs already arising during the process of implementation of the enforcement decision provided that these costs match prices quoted at specific local jurisdictions.
2. Enforcement costs shall include:
a) Costs of organization of personnel for implementation of the enforcement decision.
b) Costs incurred from remunerations paid to professional valuers for auction, and costs of property auction activities;
c) Costs incurred from renting of equipment for dismantling and carriage of objects or property items;
d) Costs incurred from hiring services for safekeeping or storage of distrained property;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 40. Advanced payment and repayment of enforcement costs
1. Enforcement costs shall be disbursed in advance by the state budget and such advanced disbursement shall be repaid promptly after receipt of money paid by the affected organization or person subject to enforcement.
2. The Ministry of Finance shall be responsible for providing instructions for management, disbursement, advanced allocation and repayment of enforcement costs in accordance with laws on the State Budget.
Article 41. Payment of enforcement costs
The organization or person subject to enforcement shall be liable for all costs of enforcement activities. If that organization or person does not voluntarily repay or make full repayment of enforcement costs, the person having jurisdiction to issue the enforcement decision can issue the decision to apply enforcement measures prescribed by Point a, b and c Clause 2 Article 86 of the Law on Handling of Administrative Violations.
This Decree shall enter into force from December 28, 2013 and replace the Government’s Decree No. 37/2005/ND-CP dated March 18, 2005 on procedures for application of measures to enforce administrative penalties.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. The Minister of Public Security shall undertake and cooperate with Ministries or sectoral departments in provision of guidance on implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, and Chairmen of People's Committees of centrally-affiliated cities or provinces, shall be responsible for implementation of this Decree./.
PP. THE
GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 166/2013/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 166/2013/NĐ-CP quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Chưa có Video