CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 1996 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 16-CP NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 1996 QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1.-
1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan, bao gồm:
a. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
b. Vi phạm các quy định về giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan;
c. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh đối với hàng hoá, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, ngoại hối, tiền Việt Nam và những vật phẩm khác (dưới đây gọi chung là hàng hoá, vật phẩm) và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam;
d. Hành vi buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới Việt Nam chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 4.-
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
a. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b. Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c. Buộc thiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, nếu xét hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính về hải quan thì xử phạt theo quy định của Nghị định này; thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng, kể từ ngày có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới về hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 5.- Những trường hợp bất khả kháng:
1. Hàng hoá, phương tiện vận tải đưa vào Việt Nam do bất khả kháng, nếu khai báo đầy đủ với hải quan thì không bị xử phạt, nhưng trong vòng 30 ngày phải đưa hàng hoá ra khỏi Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mọi trường hợp không khai báo đều bị xử phạt theo điểm i Khoản 6 Điều 12 Nghị định này.
2. Việc nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá, vật phẩm, xuất khẩu, nhập khẩu sẽ không bị xử phạt khi người gửi hàng đã khai báo đầy đủ trước thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và trước khi phương tiện vận tải hàng hoá, vật phẩm được hoàn thành thủ tục nhập cảnh. Quy định tại khoản này không áp dụng đối với hàng hoá, vật phẩm cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HẢI QUAN
Điều 6.- Vi phạm quy định về thời gian khai báo, làm thủ tục hải quan:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đền 200.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Không thực hiện đúng thời gian đã đăng ký làm thủ tục hải quan;
b. Không đến khai báo để làm thủ tục hải quan đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Không đến làm thủ tục hải quan sau 45 ngày, kể từ ngày phương tiện vận chuyển hàng hoá, vật phẩm đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh;
b. Để quá thời hạn 10 ngày không tái xuất hàng hoá, vật phẩm buộc phải tái xuất.
Điều 7.- Vi phạm quy định về niêm phong và áp tải hải quan:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Niêm phong hải quan không còn nguyên vẹn khi xuất trình đối tượng kiểm tra, giám sát hải quan;
b. Không bảo quản nguyên vẹn niêm phong kho hàng hoá, bao gói, đồ vật, phương tiện vận tải đang chịu sự giám sát hải quan.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý di chuyển phương tiện vận tải, hàng hoá, vật phẩm do Hải quan áp tải.
Điều 8.- Vi phạm quy định về trao đổi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cư dân trong khu vực biên giới có một trong các vi phạm sau đây:
a. Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không đúng tuyến đường và cửa khẩu quy định;
b. Mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm không thuộc diện Nhà nước cho phép được trao đổi;
c. Mang hàng hoá, vật phẩm trao đổi qua biên giới vượt định lượng Nhà nước quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số hàng hoá, vật phẩm mang qua biên giới vượt tiêu chuẩn quy định có trị giá trên 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang qua biên giới hàng hoá, vật phẩm thuộc loại cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người không phải là cư dân trong khu vực biên giới, lợi dụng quy định về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới để xuất khẩu, nhập khẩu trái phép.
5. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều này ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 9.- Vi phạm quy định tiêu chuẩn hành lý, quà biếu xuất khẩu, nhập khẩu:
1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hành lý, quà biếu vượt quá tiêu chuẩn Nhà nước quy định mà số lượng vượt tiêu chuẩn thuộc diện hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch, giấy phép hoặc kế hoạch định hướng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá tương đương 10.000.000 đồng trở lên.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm sau ngày có hiệu lực của quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trái với các quy định khác về xuất khẩu, nhập khẩu.
b. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá trên 20.000.000 đồng.
4. Cá nhân, tổ chức vi phạm điểm c khoản 3 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị buộc tái xuất ra khỏi Việt Nam hoặc đình chỉ xuất khẩu hoặc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Điều 10.- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế không có giấy phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tài sản di chuyển, tài sản thừa kế thuộc loại Nhà nước cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
3. Vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tái xuất vật phẩm là tài sản di chuyển hoặc tài sản thừa kế.
Điều 11.- Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan:
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Người không có nhiệm vụ tự ý lên, xuống phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra hải quan.
b. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam không dừng đúng các địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Tự ý cặp mạn tàu, thuyền và phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát của Hải quan;
c. Trì hoãn hoặc gây khó khăn khi Hải quan yêu cầu mở nơi để hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu; buồng máy, nơi làm việc và những khu vực khác của phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh để kiểm tra hải quan hoặc khám xét theo thủ tục hành chính.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
b. Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam không đi đúng tuyến đường, cửa khẩu đã cho phép.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Tìm cách tẩu tán hoặc vứt bỏ hàng hoá, vật phẩm để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b. Ngăn cản việc bắt giữ, vận chuyển hoặc đánh tráo, tẩu tán tang vật vi phạm hành chính về hải quan đã bị phát hiện, bắt giữ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
6. Ngoài việc phạt tiền, còn bị phạt bổ sung hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Buộc phải rời ngay phương tiện vận tải nếu vi phạm điểm a khoản 1 hoặc điểm a khoản 3 Điều này;
b. Buộc phải dừng phương tiện vận tải để Hải quan kiểm tra; buộc phải thực hiện yêu cầu kiểm tra của hải quan nếu vi phạm điểm b, khoản 1 và điểm b, c khoản 3 Điều này;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong vòng 30 ngày, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần những vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5, điểm a, b khoản 4 Điều này.
Điều 12.- Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Sửa đổi lược khai về số lượng, trọng lượng, tên hàng hoá, vật phẩm khi phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục nhập cảnh;
b. Từ chối hoặc trì hoãn việc xuất trình các giấy tờ liên quan đến việc xác định tính hợp pháp của hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Tự ý chuyển nhượng không đúng quy định đối với hàng hoá, vật phẩm tạm nhập, tái xuất của đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan;
b. Tự ý sử dụng hàng hoá, vật phẩm được giao cho chủ hàng quản lý chờ làm thủ tục hải quan;
c. Không đưa đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá chuyển tiếp;
d. Chứa chấp, mua bán hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép;
g. Tự ý thay đổi bao bì hàng hoá, vật phẩm đã kiểm tra hải quan;
h. Đánh tráo hàng hoá, vật phẩm đã kiểm tra hải quan với hàng hoá, vật phẩm chưa kiểm tra hải quan.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng chất lượng ghi trong hợp đồng thương mại, gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế khi có kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái quy định về ưu đãi miễn trừ hải quan;
b. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm trái quy định của Nhà nước về viện trợ nhân đạo;
c. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngoài hợp đồng, lược khai hoặc vận tải đơn;
d. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng cấm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g. Trao đổi hàng hoá, vật phẩm trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
h. Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, cắt toa, tiêu thụ hàng hoá, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
i. Không khai báo hải quan;
k. Chuyển nhượng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
Đối với vi phạm ghi tại điểm d, e, k khoản 6 của Điều này là vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan nào phát hiện và thụ lý đầu tiên thì cơ quan đó xử phạt.
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh.
8. Ngoài việc phạt tiền còn phải tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tạm đình chỉ làm thủ tục xuất khẩu; tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hoặc buộc tái xuất đối với một trong các vi phạm sau:
a. Tịch thu hàng hoá, vật phẩm nếu vi phạm quy định tại điểm b, d, e, h khoản 3; khoản 6, khoản 7 Điều này;
b. Tước quyền sử dụng giấy phép từ 30 đến 90 ngày đối với một trong các vi phạm:
- Vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Vi phạm quy định tại điểm k, m khoản 6 Điều này;
c. Tạm đình chỉ làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh đối với một trong các vi phạm:
- Vi phạm quy định tại điểm b, khoản 2, khoản 6 Điều này, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
- Vi phạm quy định tại điểm k, m khoản 6 Điều này;
d. Buộc tái xuất khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày, nếu vi phạm điểm e khoản 6 Điều này mà hàng hoá nhập khẩu là thiết bị, dây chuyền sản xuất để góp vốn đầu tư, đã sử dụng hoặc công nghệ lạc hậu;
e. Buộc tái xuất khỏi Việt Nam trong vòng 7 ngày hoặc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm, nếu vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
9. Vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều này có thể bị phạt theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
10. Hàng hoá, vật phẩm đưa vào Việt Nam quá thời hạn giao hàng theo hợp đồng Thương mại, mà người nhận hàng từ chối nhận hàng thì áp dụng mức phạt theo quy định tại khoản 5 Điều này và buộc phải đưa hàng ra khỏi Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức nhập khẩu ngoại hối không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần khoản 1 của Điều này.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối nhập khẩu.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối nhập khẩu, có trị giá tương đương 100.000.000 đồng trở lên.
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức xuất khẩu ngoại hối không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, tịch thu từ 10% đến 20% số ngoại tệ xuất khẩu không khai báo hải quan theo quy định của pháp luật, nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần khoản 5 của Điều này.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối trái phép mà cố tình giấu diếm thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1, 2, 5, 6 Điều này, còn bị tịch thu tang vật vi phạm sung vào công quỹ.
Điều 14.- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam: 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 200.000 đồng khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam không khai báo Hải quan.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số lượng từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a. Nhập khẩu tiền Việt Nam không có nguồn gốc rõ ràng với số lượng trên 50.000.000 đồng;
b. Xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam sử dụng để thanh toán trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
4. Vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, ngoài việc phạt tiền còn bị phạt bổ sung hoặc buộc thực hiện các biện pháp sau đây:
a. Đình chỉ xuất khẩu;
b. Tịch thu số tiền là tang vật vi phạm nếu cố tình giấu diếm sự kiểm tra hải quan.
Điều 15.- Xúc phạm đe doạ nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc đe doạ nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 16.-
1. Đội trưởng các đội công tác nghiệp vụ có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 200.000 đồng.
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền dến 2.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật và phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a. Phạt cảnh cáo;
b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c. Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại;
d. Tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này.
Điều 17.-
1. Đối với hành vi có mức phạt tiền trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố chuyển hồ sơ kèm theo tang vật đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt, đồng thời báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của hải quan nơi nào thì hải quan ở đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định này.
3. ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Thủ trưởng đơn vị bộ đội Biên phòng đóng tại địa điểm đó được quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
4. Cơ quan Cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường khi phát hiện hàng hoá, vật phẩm có nguồn gốc nhập khẩu trái phép, hàng hoá quá cảnh, tạm nhập, tái xuất tiêu thụ trái phép trên thị trường Việt Nam, thì xử phạt theo quy định tại điểm a, b, d, e khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 18.- Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính được áp dụng trong trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính hoặc ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi cản trở việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
2. Thời hạn giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo nơi xa cửa khẩu, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 48 giờ. 3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Không được giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
Điều 19.- Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
1. Trưởng Hải quan cửa khẩu, Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục hải quan tỉnh, thành phố; Đội trưởng đội kiểm soát thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này vắng mặt thì cấp Phó của họ được quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Điều 20.- Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Những người quy định tại Điều 19 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, những người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều 16 của Nghị định này được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo Thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại Điều 19 của Nghị định này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì ngoài trách nhiệm bồi thường, còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành niêm phong với sự có mặt của người vi phạm hoặc đại diện của họ hoặc chính quyền địa phương và người chứng kiến.
5. Đối với người Việt Nam, ngoại hối, các chất ma tuý và những đồ vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hưng hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và có thể lập hội đồng tổ chức bán các tang vật đó theo quy định hiện hành, tiền thu được nộp vào kho bạc Nhà nước.
5. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền quyết định tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tang vật hoặc tiền đã tổ chức bán tang vật trong thời gian tạm giữ cho đương sự.
Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Điều 21. Khám người theo thủ tục hành chính:
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định người đó cất giấu trong người các đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người có thẩm quyền được quy định tại Điều 19 của Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Nhân viên hải quan đang thi hành công vụ được phép khám người theo thủ tục hành chính, khi có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám người ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ. Nhân viên Hải quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và phải báo cáo ngay cho Thủ trưởng đơn vị.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư Hải quan và thông báo quyết định cho người đó biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
Điều 22.- Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính:
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Các trường hợp khám phương tiện vận tải là tàu biển, máy bay, tàu hoả của Việt Nam và nước ngoài vận chuyển trên các tuyến đường quốc tế, phải có quyết định của Trưởng Hải quan cửa khẩu hoặc cấp tương đương trở lên.
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Trong trường hợp có cơ sở để khẳng định phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng trên có chứa đựng hàng hoá thuộc danh mục mà Chính phủ Việt Nam cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu thì phải có quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Khi xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức quảng cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ.
Quyết định xử phạt phải giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và nơi thu tiền xử phạt.
Điều 24.- Lập biên bản vi phạm hành chính:
- Khi vi phạm hành chính không thuộc trường hợp xử phạt theo quy định tại Điều 23 Nghị định này thì phải kịp thời lập biên bản và trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản; nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt thì biên bản và các hồ sơ liên quan phải được gửi kịp thời đến cấp có thẩm quyền.
- Hình thức, nội trung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 47 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
1. Khi cá nhân hoặc tổ chức vi phạm nhiều hành vi quy định trong Nghị định này thì người có thẩm quyền xử phạt phải xác định mức phạt đối với từng hành vi vi phạm, sau đó cộng các mức phạt lại thành mức phạt chung của vụ vi phạm. Nếu trong các hành vi đó có mức phạt tiền vượt thẩm quyền thì phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền để quyết định.
2. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
3. Quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày ra quyết định.
4. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên và quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.
Hình thức và nội dung quyết định xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 26.- Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
1. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu đối với các vụ vi phạm xảy ra tại địa phương nào thì Cục Hải quan chuyển giao cho Sở Tài chính vật giá tại địa phương đó. Đối với những tang vật, phương tiện bị tịch thu tại những cửa khẩu biên giới xa xôi, đường vận chuyển khó khăn hoặc là loại hàng hoá mau hỏng, khó bảo quản thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp huyện tại địa bàn đó.
Tiền thu được từ bán tang vật, phương tiện vi phạm nộp vào Kho bạc Nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí lưu kho, bốc dỡ, bảo quản, vận chuyển, giám định, xác minh, xử lý đối với từng trường hợp vi phạm.
2. Việc giải quyết tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ, tính mạng con người và môi trường sống; hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 52 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 27. - Xử lý đối với trường hợp hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam hay tái xuất:
1. Hàng hoá, vật phẩm nhập khẩu quá thời hạn 60 ngày kể từ sau thời hạn cuối cùng phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan Hải quan thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì làm thủ tục sung công quỹ Nhà nước.
2. Mọi trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi Việt Nam, nếu quá thời hạn quy định trong quyết định xử phạt mà đương sự không thực hiện sẽ bị sung công quỹ.
Điều 28.- Xử lý đối với hàng hoá, vật phẩm vô chủ, tang vật vi phạm là đối tượng chịu thuế:
1. Đối với hàng hoá tang vật vi phạm phát hiện được qua khám xét mà không có người nhận, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trôi dạt, vứt bỏ và những trường hợp khác không xác định được chủ sở hữu, người có thẩm quyền xử phạt quyết định thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu không có người đến nhận thì người có thẩm quyền xử phạt chuyển giao cho cơ quan tài chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
2. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Hàng hoá là tang vật vi phạm bị xử phạt nếu thuộc đối tượng chịu thuế thì ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn buộc phải nộp đủ thuế xuất khẩu, nhập khẩu và tiền phạt chậm nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Điều 29.- Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
2. Cá nhân, tổ chức khi đã nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng cố tình không chấp hành thì bị cưỡng chế chấp hành.
Điều 30.- Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, thực hiện theo các biện pháp sau đây:
a. Khấu trừ tiền lương, thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản Ngân hàng;
b. Kê biên và thu giữ tài sản có trị giá tương ứng với số tiền phạt;
c. Tạm đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho tới khi thi hành xong quyết định xử phạt.
2. Cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm, đồng thời là cấp ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế.
3. Các đơn vị quản lý, kinh doanh có cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành quyết định xử phạt, khi Hải quan yêu cầu thì các đơn vị này có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a, khoản 1 của Điều này.
Các cơ quan Tài chính, Ngân hàng, Lực lượng cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế của Hải quan.
4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
Điều 31.- Khiếu nại việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính:
1. Cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 22 của Nghị định này thì cá nhân tổ chức hoặc người đại diện hợp pháp của họ được quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định áp dụng các biện pháp này.
2. Người có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Điều 32.- Khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại với người ra quyết định xử phạt trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, người ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại.
Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại đó thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định xử phạt trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại đó là quyết định cuối cùng.
3. Khiếu nại đối với quyết định xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) được gửi cho chính người đã ra quyết định xử phạt để giải quyết. Nếu người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh thì có quyền gửi khiếu nại đến Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan để xem xét.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm xem xét, kết luận, trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, đồng thời thông báo kết luận của mình cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh. Trong trường hợp kết luận đó khác với quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thì trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kết luận, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, nếu nhất trí với kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thay đổi quyết định xử phạt. Quyết định này là quyết định cuối cùng.
Trong trường hợp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh không đồng ý với kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh khiếu nại lên Tổng thanh tra Nhà nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Tổng Thanh tra Nhà nước xem xét và ra quyết định xử lý về khiếu nại. Quyết định của Tổng Thanh tra Nhà nước là quyết định cuối cùng.
4. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.
5. Người giải quyết khiếu nại ra quyết định thay đổi hình thức, mức độ, biện pháp xử phạt, huỷ quyết định xử phạt thì có thể quyết định việc bồi thường, bồi hoàn thiệt hại trực tiếp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý về quyết định bồi thường, bồi hoàn thì họ có thể yêu cầu Toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
6. Mọi khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan được áp dụng theo pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
Điều 35.-
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 04 năm 1996 và thay thế Nghị định 232/HĐBT ngày 25 tháng 6 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các đoàn thể, tổ chức xã hội ở Trung ương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE
GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 16-CP |
Hanoi , March 20, 1996 |
REGULATING ADMINISTRATIVE SANCTIONS IN STATE MANAGEMENT OVER
CUSTOMS
THE GOVERNMENT
Proceeding from the Law on Organization of
the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative
Regulations of July 6, 1995;
Proceeding from the Ordinance on Customs of February 20, 1990;
At the proposal of the General Director of the General Department of Customs,
DECREES:
...
...
...
a) The violations of the regulations on customs procedures;
b) The violations of the regulations on expertise, inspection and customs control;
c) The violations of the regulations on import, export or transit of goods, baggages, mail items post packages, foreign currencies, Vietnamese currency and other articles (hereafter referred to collectively as goods and articles) and transport means for import, export and transit of goods in Vietnam.
d) The acts of smuggling or illegal transport of goods or currencies across the Vietnamese border, which are not so serious as to be subject to examination for penal liability.
2. The individuals and organizations specified in Article 5 of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations that commit violations of administrative regulations in the field of State management over customs shall be sanctioned in accordance with the provisions of this Decree.
...
...
...
b) Forcible elimination of the contamination of the living environment or the spread of diseases and epidemics caused by the violation of administrative regulations;
c) Forcible destruction of items which are hazardous to human health, and the harmful cultural products.
2. For an individual who has been prosecuted or put on trial or who has been subjected to criminal litigation and whose case is now suspended, if his/her act of violation is liable to sanctions under administrative regulations on customs, he/she shall be sanctioned in accordance with the provisions of this Decree; and the time limit for the sanction is three months from the date of the suspension of the investigation or the trial.
3. Within the time limits stipulated in Items 1 and 2 of this Article, if the individual or organization in question commits new violations of administrative regulations on customs or intentionally evades or hinders the application of sanctions, these time limits as stipulated in Items 1 and 2 of this Article shall not apply.
Article 5.- The cases of force majeure:
1. The goods and transport means which are brought into Vietnam under force majeure conditions shall not be subject to sanctions if they are fully declared to the Customs authorities, but they shall be moved out of Vietnam within 30 days unless otherwise provided for by law. All failures to make the declaration shall be subject to sanctions stipulated in Point (h), Item 6, Article 12 of this Decree.
2. All errors made in the process of delivering the goods and articles through import and export shall not be sanctioned if their sender has made a full declaration before registering their customs declaration and before the transport means of these goods and articles has completed entry formalities. The provisions of this Item shall not apply to goods and articles which are banned from import and export.
SANCTIONS AGAINST
INDIVIDUALS AND ORGANIZATIONS VIOLATING ADMINISTRATIVE REGULATIONS ON CUSTOMS
...
...
...
1. To receive a warning or be fined from 50,000 VND to 200,000 VND in one of the following violations:
a) Not to comply with the time limit for customs declaration;
b) Not to report at the Customs Office to complete customs procedure as stipulated by law.
2. To be fined from 200,000 VND to 500,000 VND in one of the following violations:
a) Not to inform or inform incorrectly the time of arrival and departure of the transport means on exit, entry or transit as required by law;
b) To make temporary import for re-export; or to make temporary export for re-import, of goods and articles and transport means outside the time specified in licenses, customs declaration or other substitute papers as required by law.
3. To be fined from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND in one of the following violations:
a) Not to report to the Customs Office to complete customs procedure 45 days after the date the transport means of the goods and articles completes entry formalities;
b) To delay by 10 days or more the time limit for re-export of goods and articles which are bound for re-export.
...
...
...
1. To be fined from 200,000 VND to 1,000,000 VND in one of the following violations:
a) The customs seal is not intact when presented to customs inspection and control;
b) Failure to keep intact the seal on the store and package of goods, articles and transport means which are under customs inspection.
2. To be fined from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for any act of deliberate displacement of transport means, goods and articles which are being escorted by Customs authority.
3. To be fined from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for any act of deliberate breaking of the seal to take away goods or replace them with goods and articles of different categories, quantity or quality, but not so serious as to be subject to examination for penal liability.
4. The individual and organization that repeat violations or commit many violations of Items 2 and 3 of this Article shall, apart from monetary fines, be subject to a suspension of procedure for import, export and transit clearance for 30 days.
1. To receive a warning or be fined from 50,000 VND to 200,000 VND when a border inhabitant commits one of the following violations:
a) To transport across the border goods and articles not through prescribed routes and border gates;
...
...
...
c) To trade goods and articles across the border in excess of the quotas set by the State.
2. A fine of from 1,000,000 VND to 2,000,000 VND if the excess amount of goods and articles traded across the border has a value of over 10,000,000 VND.
3. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the acts of transporting across the border goods and articles banned from import or export, but not so serious as to be subject to examination for penal liability.
4. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for a person who is not a border inhabitant but who takes advantage of the regulations on exchange of goods for border inhabitants to carry out unauthorized import-export activities.
5. The violations of the provisions stipulated in Point (b), Item 1, and Items 3 and 4, of this Article shall, apart from the monetary fine, be subject to confiscation of the material evidences and involved means.
1. A fine of from 50,000 VND to 200,000 VND for the acts of importing or exporting baggages and gifts in excess of the quotas prescribed by the State, or the excess amount involves the goods which must be imported in licensed quotas or in line with the State plan.
2. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND if the violation against the provision of Item 1 of this Article involves evidence is in the form of goods and articles for import or export and has a value equivalent to 10,000,000 VND or more.
3. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
...
...
...
b) To violate the provision stipulated in Item 1 of this Article in which the involved evidence has a value of more than 20,000,000 VND.
c) To import or export goods and articles which are of the categories banned from import and export but not so serious as to be subject to examination for penal liability.
4. The individual and organization that violate Point (c), Item 3, of this Article shall, apart from paying monetary fine, be forced to re-export out of Vietnam, or be suspended from export, or have the material evidence and instruments involved in the violation confiscated; and the licenses for import and export revoked.
1. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for the acts of importing and exporting re-assigned and inherited properties without the required licenses.
2. A fine of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for the acts of importing and exporting re-assigned and inherited properties which are banned by the State from import and export.
3. The violations of Items 1 and 2 of this Article shall, apart from monetary fine, result in the suspension of export or forcible re-export of the re-assigned or inherited properties.
Article 11.- Regarding the violations of regulations on customs control:
1. A fine of from 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following violations:
...
...
...
b) Failure to stop the transport means on exit from, entry into or transit through Vietnam at the designated checkpoints to fill customs formalities.
2. A fine of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND against ocean-going vessels which are transporting import or export goods on international routes and which call on undesignated ports without informing the Customs Office in advance.
3. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a) Unauthorized docking of vessels, boats and other transport means transporting import and export goods which are under customs inspection and control;
b) Failure to obey orders of the Customs Office when driving the transport means in the area under customs control;
c) Delaying or not readily responding to requests by Customs officers to open stores of import and export items, engine rooms, work places and other areas on the transport means on exit or entry or in transit for customs inspection or control in accordance with administrative procedure.
4. A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following violations:
a) Lacking the legal papers for transport means of import and export goods to move in the area under customs control;
b) Failure to drive the transport means on exit or entry or in transit on the designated routes and through the designated gateways.
...
...
...
a) Attempt to remove or jettison goods and articles to evade customs inspection and control which does not amount to an offense subject to examination for penal liability;
b) Attempt to hinder arrest or to move, replace or remove evidences of violations of administrative regulations on customs, which are detected and seized but which does not amount to an offense to be subject to examination for penal liability.
6. Apart from monetary fines, the violators may be subjected to the following additional sanctions or other administrative measures if they commit one of the following violations:
a) To be forced to move the transport means if they violate the provisions of Point (a), Item 1, or Point (a), Item 3, of this Article;
b) To be forced to halt the transport means for customs inspection; and to comply with inspection requests by the Customs Office if the violation is against Point (b), Item 1, and Points (b) and (c), Item 3, of this Article 3;
c) To have the material evidences and instruments involved in the violation confiscated, or the license for import, export and transit withdrawn for 30 days, if the violation is repeated once or many times against the provisions of Points (a) and (b), Item 5, and Points (a) and (b), Item 4, of this Article.
Article 12.- Regarding the violations against regulations on customs inspection:
1. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for the act of changing the name of the shipment recipient in the bill of lading or in the brief description of goods when the transport means has completed immigration procedures.
2. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
...
...
...
b) Refusing or delaying to produce papers to verify the legality of the import or export goods and articles and the transport means on entry or exit.
3. A fine of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a) Unauthorized and improper assignment of goods and articles which are imported temporarily for re-export by those who are entitled to preferential tax treatment;
b) Unauthorized use of goods and articles which have been assigned to the owners for keeping pending customs clearance;
c) Failure to bring the goods in transit to the designated places for customs clearance.
d) Storage or purchase of goods and articles which are imported illegally;
e) Storage or purchase of goods and articles for import and export within the area controlled by the customs in contravention of law;
f) Unauthorized change of wrappings of goods and articles which have been inspected by customs;
g) Replacement of goods and articles which have not been inspected by customs by goods and articles already inspected by customs.
...
...
...
5. A fine of from 15,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following violations:
a) Making declarations which vary with the commercial contracts in terms of quantity, weight, quality, goods names, categories, codes, value, country of origin of the goods, or importing or exporting goods and articles not in line with the license;
b) Changing the appearance and engine specifications of transport means and other goods to legalize their import and export.
6. A fine of from 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following violations:
a) Importing and exporting goods and articles in violation of preferential treatment on customs;
b) Importing and exporting goods and articles in violation of the State provisions on humanitarian aid;
c) Importing and exporting goods and articles outside the contract or the brief description or the bill of lading;
d) Importing and exporting goods and articles the import and export of which are restricted or banned, but the violation does not amount to an offense to be subject to examination for penal liability;
e) Importing and exporting goods and articles which are not licensed or vary with the content of the license as provided by law;
...
...
...
g) Unloading, transferring, leaving behind and consuming goods and articles for import and export which are under customs control and inspection;
h) Failing to file a customs declaration;
i) Assigning licenses or substitute papers for import and export;
j) Unauthorized removal or change and falsification of customs papers for import and export of goods and articles, but which do not amount to an offense to be subject to penal liability.
With regard to the violations specified in Points (d), (e) and (I), Item 6, of this Article which fall under the jurisdiction of various specialized management agencies, the agency which is the first to discover and handle it shall impose the fine.
7. A fine of from 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for one of the following violations which do not amount to an offense to be subject to examination for penal liability:
a) Importing and exporting goods and articles which are hazardous to human health;
b) Importing and exporting goods and articles which spread environmental pollution, epidemics and diseases.
8. Apart from monetary fines, confiscation of material evidences and instruments involved in the violation; withdrawal of the right to use the license or temporary suspension of proceeding of export license; and destruction of material evidences and instruments involved in the violation, or forcible re-export of goods and product items, shall be applied to one of the following violations:
...
...
...
b) Withdrawal of the right to use the license from 30 days to 90 days in one of the following cases:
- Violation against provisions specified in Point (c), Item 3, of this Article, which is repeated once or many times;
- Violation against provisions specified in Point (a) and (b), Item 5, of this Article, which is repeated once or many times;
- Violation against provisions specified in Point (i) and (j), Item 6, of this Article;
c) Temporary suspension of proceeding of import and export license or transit permit in one of the following:
- Violation against provisions specified in Point (b), Item 2, and Item 6, of this Article, which is repeated once or many times;
- Violation against provisions specified in Points (i) and (j), Item 6, of this Article;
d) Forcible re-export of goods and articles from Vietnam within 60 days if the violation is against Point (e), Item 6, of this Article and involves imports which are used or technologically outdated equipment and production chain intended as capital contribution;
e) Forcible re-export of goods and articles from Vietnam within 7 days or destruction of material evidences and instruments involved in the violation, if the violation is against Item 7 of this Article;
...
...
...
10. The goods and articles which are brought into Vietnam behind the date of delivery specified in the commercial contract for which they are refused by the recipient shall be fined in accordance with the provisions specified in Item 5 of this Article and forced to remove from Vietnam within 30 days from the reception of the fining decision.
11. The goods and articles which are to be stored in bonded warehouses but which are brought into Vietnam before the bonded-warehouse contract is signed shall be fined in accordance with the provisions specified in Point e, Item 6, of this Article.
1. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND against the individuals and organizations that import foreign exchanges without filing customs declarations as provided for by law.
2. A fine of from 3,000,000 VND to 5,000,000 VND if the violation of the provisions of Item 1 of this Article is repeated once or many times.
3. A fine of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for the act of advance declaration of imported foreign exchange.
4. A fine of from 10,000,000 to 20,000,000 VND against the act of advance declaration of imported foreign exchange which have a value equivalent to 100,000,000 VND or higher.
5. A fine of from 1,000,000 VND to 4,000,000 VND against the individuals and organizations that export foreign exchanges without filing customs declarations as provided for by law.
6. A fine of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND and confiscation of from 10% to 20% of the undeclared amount of foreign exchange as provided for by law, if the violation of item 5 of this Article is repeated once or many times.
...
...
...
1. Warn or a fine of from 50,000 VND to 200,000 VND for the act of importing and exporting Vietnamese currency without filing customs declaration.
2. A fine of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for the act of importing and exporting Vietnamese currency without a permit of the State Bank of Vietnam if the involved amount is from 10,000,000 VND to 50,000,000 VND.
3. A fine of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for one of the following violations:
a) Importing Vietnamese currency without a specified origin and with an amount of 50,000,000 VND or more;
b) Importing and exporting Vietnamese currency for payment not in line with the provisions of the State Bank of Vietnam;
4. With regard to the violations of Items 1, 2 and 3 of this Article, apart from monetary fine, additional fines or the following measures shall apply:
a) Suspension of the export;
b) Confiscation of the money which is the evidence of the violation if a deliberate act is committed to evade customs inspection.
...
...
...
A fine of from 200,000 VND to 500,000 VND for the acts of offending the honor of or threatening customs officers on duty, which do not amount to an offense to be subject to examination for penal liability.
1. The chief of the work team has the powers:
a) To issue a warning;
b) To fine up to 200,000 VND.
2. The Chief of the border gate customs, the Chief of the inspection team of the provincial or municipal Customs Department; and the Chief of the inspection team of the Department for Investigation against Illicit Trade of the General Department of Customs, have the powers:
a) To issue a warning;
...
...
...
c) To confiscate the material evidences and instruments employed in the violation of administrative regulations which are valued up to 20,000,000 VND.
3. The Chief of the Department of Customs of the province or city directly under the Central Government has the powers:
a) To issue a warning;
b) To fine up to 20,000,000 VND;
c) To confiscate the material evidences and instruments employed in the violation of administrative regulations and destroy the articles which are hazardous to human health or culturally noxious;
d) To revoke the right to use, or withdraw, import and export licenses as provided for in this Decree.
2. All acts of violation of the laws on customs on the land, in the territorial waters, on the continental shelf and in the exclusive economic zone of the Socialist Republic of Vietnam shall be handled by the customs authority in charge of the area where the violations take place, in line with the jurisdiction provided for in this Decree.
...
...
...
4. The Economic Police and Market Management Agencies which detect goods and articles which are imported illegally or in transit or temporarily imported for re-export and are illegally consumed on the Vietnamese market shall administer sanctions in accordance with the provisions specified in Points (a), (b), (d) and (e), Article 12, of this Decree.
MEASURES TO PREVENT
VIOLATIONS OF ADMINISTRATIVE REGULATIONS AND ENSURE ADMINISTRATIVE SANCTIONS
Article 18.- Temporary detention of violators in accordance with administrative procedures:
1. Temporary detention of violators in accordance with administrative procedures shall be applied in case it is necessary to help gather and verify important details as basis for the decision to sanction or to prevent or immediately check the acts of preventing the work of customs inspection, supervision and control.
2. The time limit for temporary detention of the violator of administrative regulations shall not exceed 12 hours. In case of emergency, it can be extended but not to more than 24 hours. In remote mountainous areas and islands which are far from border gates, it can be further extended but not to more than 48 hours.
3. All cases of temporary detention shall be decided in writing, a copy of which shall be handed to the temporarily detained person.
4. The person under temporary detention on charge of violation of administrative regulations shall not be put in the same houses for temporary detainees or for criminal offenders or in any places where sanitary and safety conditions are not satisfactory.
5. At the request of the temporarily detained person, a notice shall be conveyed to his/her family, office and the place where they work or study. The detention of an under-age which lasts more than 6 hours must be notified to his/her parents or guardian.
...
...
...
The following authorities shall have the powers to order the temporary detention of the violator in accordance with administrative procedures:
1. The Chief of the Border Customs Station and the Chief of the Inspection Team of the provincial or municipal Department of Customs; the Chief of the Inspection Team of the Department for Investigation against Illicit Trade of the General Department of Customs;
2. The Chiefs of the Departments of Customs of the provinces and cities directly under the Central Government;
3. The Chief of the Department for Investigation against Illicit Trade of the General Department of Customs.
In cases the authorities specified in Items 1, 2 and 3 of this Article are absent, their deputies shall have the powers to order temporary detention of the violator in accordance with administrative procedures.
1. The temporary seizure of material evidences and instruments involved in the violation shall only be applied in case it is necessary to immediately check the violation of administrative regulations or to verify the details which serve as basis for handling the decision.
The authorities specified in Article 19 of this Decree have the powers to order temporary seizure of the material evidences and instruments involved in the violation of administrative regulations.
2. In case of necessity, the authorities who are vested with the powers to administer administrative sanctions specified in Item 1, Article 16, of this Decree shall have the powers to order temporary seizure of material evidences and instruments involved in the violation of administrative regulations. Within 24 hours from the issuing of the order, the issuer shall report to, and obtain the written consent from, the immediate higher authority as provided for in Article 19 of this Decree.
...
...
...
In case the evidences and instruments must be sealed off, the sealing must be done in the presence of the involved person or his/her representative or of the local administration representative, and witnesses.
4. If the seizure involves the Vietnamese currency, foreign exchange, drugs and materials which are required to be kept according to a special procedure, the storing shall be made in accordance with the provisions of law.
With regard to material evidences involved in the violation of administrative regulations which are vulnerable goods and articles, the authority who orders the seizure must file a separate record and may set up a council to sell them in accordance with the existing provisions, the proceedings from which shall be remitted to the State Treasury.
5. Within 15 days from the date of the temporary seizure, the authority who has the powers to order the temporary seizure and sanction must handle the material evidences and instruments which are temporarily seized in accordance with the measures specified in the sanction order. If no confiscation is to be applied, the evidences or the proceedings from their sale during the temporary seizing shall be returned to the concerned persons.
The time limit for the temporary seizure may be extended, but not to more than 30 days in case the violation has many complicated details or is related to many persons and organizations at home and abroad.
6. The ordering of the temporary seizure of the material evidences and instruments involved in the violations of administrative regulations must be done in writing, a copy of which shall be handed to the concerned person and the representative of the concerned organization.
Article 21.- Body search in accordance with administrative procedure:
1. The body search in accordance with administrative procedure shall be undertaken only when there is a basis to determine that the concerned person is hiding in his/her body objects, papers and instruments which are used in the violation of administrative regulations.
2. Only the personnel vested with the authority specified in the provision of Article 19 of this Decree shall have the right to order a body search in accordance with administrative procedures.
...
...
...
3. Before conducting a body search, the searching personnel must show to the object of the search his/her customs identity card and inform the latter of his/her decision. The body search shall be made by a person of the same sex and the witnesses must also be of the same sex.
4. All body searches must be recorded in a minute, a copy of which shall be handed to the searched person.
Article 22.- Searching transport means and objects in accordance with administrative procedures:
1. All searches of transport means and objects in accordance with administrative procedures shall be conducted when there is adequate ground to determine that there is evidence of a violation of administrative regulations hidden in the transport means and objects in question.
2. The customs personnel on duty has the right to conduct the search on transport means and of objects in accordance with administrative procedures.
3. The search on a transport means and of an object must be conducted in the presence of the owner of that transport means and object, or the captain or operator of that transport means and a witness.
4. All searches of transport means and objects must be recorded in a minute, a copy of which shall be handed to the owner of the transport means and objects, or the captain or operator of the transport means.
5. All searches of transport means which are ocean-going vessels, airplanes and trains of Vietnam and foreign countries and which are operating on international routes must be ordered by the Chief of Border Customs Stations or personnel of equivalent or higher ranks.
The search of transport means and objects of the persons who enjoy diplomatic immunity must be conducted in accordance with the International Conventions that Vietnam has signed or acceded to. In case where there is adequate evidence to determine that the transport means and objects of these person are containing goods which are included in the list of banned imports and exports of the Vietnamese Government, the search must be ordered by the General Director of the General Department of Customs.
...
...
...
PROCEDURES FOR
ADMINISTRATIVE SANCTIONS
Article 23.- Simple procedure:
In administrative sanctions which require a warning or a fine up to 20,000 VND, the authorized personnel shall give the sanctioning order on the spot.
Copies of the sanctioning order shall be handed to the sanctioned person and organization and the place where the fine is delivered.
Article 24.- Filing the minute recording the violation of administrative regulations:
- When a violation of administrative regulations does not fall under the categories to be subject to the provisions of Article 23 of this Decree, it must be promptly recorded into a minute a copy of which shall be handed to the concerned person and organization; if the minute writer has no authority to order the sanction, the minute and other related papers must be promptly transferred to the authorized personnel.
- The form, content and filing procedure of a minute shall conform to the provisions specified in Items 2 and 3, Article 47, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
Article 25.- Sanctioning order:
1. When a person or organization violates many provisions of this Decree, the sanctioning authority shall order sanctions on each of the violations and add them up to form the total sanction. If one of the violations carries a fine which is beyond the powers of the sanctioning authority, the whole dossiers of the violation shall be transferred to the competent authority to decide.
...
...
...
3. A copy of the sanctioning order shall be handed to the sanctioned person and organization and the place where the fine is delivered within three days from the date of signing.
4. All fines from 2,000,000 VND upward and orders to confiscate material evidences and instruments involved in the violations which are valued at 5,000,000 VND or more must be sent to the People’s Procurator of the same level.
The form and content of the sanctioning order shall conform to the provisions specified in Item 2, Article 48, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
1. The material evidences and instruments involved in a violation of administrative regulations which are confiscated shall be transferred by the Customs Department to the Finance Service of the locality where the violation is committed. With regard to the material evidences and instruments which are confiscated in remote border gate to which access is difficult, or which are vulnerable and difficult to preserve, the sanctioning authority shall hand them over to the district-level financial agency of that locality.
The proceeds from the sale of the material evidences and instruments involved in the violation shall be remitted to the State Treasury after deducting the expenses on storage, unloading, preservation, transport, expertise, verification and handling in each case.
2. The handling of material evidences and instruments involved in the violation of administrative regulations, which are noxious cultural products, faked goods of no use value, and products harmful to human health and life and living environment, and which are vulnerable goods and articles, shall be conducted according to the provisions of Items 2 and 3, Article 52, of the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
1. The goods and articles which exceed their time limit for customs clearance as required by law by 60 days or by 30 days from the date of the announcement of the Customs Office on the mass media without having anyone to clear customs procedures for them, shall be remitted to the public fund.
...
...
...
1. Regarding the goods which are material evidences of violations of administrative regulations and which are discovered through inspection without anyone claiming them, and the import and export goods which are floating or discarded and whose owners are indefinable, the sanctioning authority shall order an announcement on the mass media and post it in public places; and if still no one is forthcoming to claim them, the sanctioning authority shall transfer them to the Financial agency as specified in Article 26 of this Decree.
2. The goods which are imported not in line with the specifications of the license, contract, bill of lading or brief description and which are refused by the recipient, the handling shall be conducted as specified in Item 1 of this Article.
3. Regarding the goods which are material evidences of the violation and which are subject to taxation, the concerned persons and organizations shall, apart from paying the fines, pay in full all import and export taxes and also the fine on overdue tax as specified by the provisions of law.
Article 29.- Executing the sanctioning order on violations of administrative regulations:
1. The person/organization that is fined for violating administrative regulations shall execute the sanctioning order within 5 days from its reception.
2. The person/organization that has received the sanctioning order but deliberately refuses to execute it shall be forced to do it.
Article 30.- Measures to force execution of the sanctioning order:
1. The forcing of the execution of the sanctioning order on violations of administrative regulations shall be conducted through the following measures:
...
...
...
b) Inventorization and seizure of properties to the extent equivalent to the fine;
c) Temporary suspension of customs proceeding for import and export goods and of transport means on exit and entry and in transit until the execution of the sanctioning order is completed.
2. The authority who is competent in sanctioning shall at the same time be the authority who orders and organizes the forcible measures.
3. The managing and business units which have the persons/organizations that are forced to execute the sanctioning order shall upon request by the Customs Office have the responsibility to implement the provisions specified in Point (a), Item 1, of this Article.
The Financial and Banking agencies, People’s Police units, Frontier units and local administrations at all levels have the responsibility to coordinate the execution of the order on forcible measures of the Customs Office.
4. The persons/organizations that are forced to execute the sanctioning order shall bear all expenses on the implementation of the forcible measures.
...
...
...
2. The competent authority who receives the complaint has the responsibility to reply in writing to the complainant within 5 days from the reception of the complaint.
Article 32.- Complaining against orders for administrative sanctions:
1. The individual/organization that is sanctioned for violation of administrative regulations or their legitimate representative has the right to lodge complaints to the sanctioning authority within 10 days from the reception of the sanctioning order.
2. Within 15 days from the reception of the complaint, the sanctioning authority has the responsibility to settle them and reply in writing to the complainant.
In case the complainant is not satisfied with the handling of his/her complaint, he/she has the right to lodge the complaint to the authority immediately higher than the one who orders the sanction, within three days from the reception of the decision on the settlement of the complaint.
Within 20 days from the reception of the complaint, the Chief of the immediately higher level of the sanctioning authority shall have to settle and reply in writing to the complainant. This settlement is final.
3. The complaint against the sanctioning order of the President of the People’s Committee of the province/city directly under the Central Government (hereafter referred to as the provincial level) shall be addressed to the authority who orders the sanction. If the complainant is not satisfied with the settlement of his/her complaint by the President of the provincial-level People’s Committee, he/she may lodge the complaint to the General Director of the General Department of Customs for consideration.
Within 30 days from the reception of the complaint, the General Director of the General Department of Customs shall have to consider, draw conclusion on and reply in writing to the complainant and, at the same time, report his/her conclusion to the President of the provincial-level People’s Committee. In case this conclusion differs from the decision of the President of the provincial-level People’s Committee, within 7 days from the reception of this written conclusion, the President of the provincial-level People’s Committee must consider and if he/she agrees with the conclusion of the General Director of the General Department of Customs, he/she shall change his/her sanctioning order. This decision is final.
In case the President of the provincial-level People’s Committee does not agree with the conclusion of the General Director of the General Department of Customs, he/she may lodge a complaint to the General State Inspector. Within 45 days from the reception of this complaint, the General State Inspector shall consider and take a decision on the settlement of the complaint. The decision of the General State Inspector is final.
...
...
...
5. The authority who settles a complaint and decides to change its form and severity, the sanctioning measures or revokes the sanctioning order may decide the direct compensation for the losses (if any) in accordance with the provisions of law.
In case the complainant does not agree with the decision on compensation, he/she may request the Court to handle the case according to civil litigation.
6. All complaints against the sanctions of violations of administrative regulations on State management in the field of customs shall be handled in accordance with the Ordinance on the Handling of Violations of Administrative Regulations.
...
...
...
3. The Ministers, the Heads of the agencies at ministerial level, the Heads of the agencies attached to the Government, the Heads of the people’s and social organizations at the central level, and the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for the implementation of this Decree.
ON BEHALF OF
THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Phan Van Khai
;
Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
Số hiệu: | 16-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/03/1996 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 16-CP năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan
Chưa có Video