Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 145/2006/NĐ-CP

  Hà Nội, ngày  30  tháng 11  năm 2006

 

 

NGHỊ ĐỊNH

 

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí là hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về dầu khí mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính, bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí;

b) Vi phạm các quy định về an toàn, an ninh và môi trường trong lĩnh vực dầu khí;

c) Vi phạm các quy định về chế độ báo cáo, cung cấp thông tin và các quy định khác trong hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dầu khí.

3. Các hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác, không quy định tại Nghị định này mà có liên quan đến lĩnh vực dầu khí thì thực hiện xử phạt hành chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí thuộc phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí là một năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án vi phạm pháp luật ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực dầu khí hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 5. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây :

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

3. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Chương 2:

HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ

MỤC 1:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM,  THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ

Điều 8. Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không lập chương trình công tác năm tương ứng gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo từng giai đoạn phù hợp với cam kết trong hợp đồng dầu khí về thời hạn, nội dung công việc, tài chính.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí khi đề án tổng thể và đề án chi tiết chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không nộp tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan cho cơ quan có thẩm quyền;

c) Kéo dài thời hạn của giai đoạn tìm kiếm, thăm dò khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền;

d) Giữ lại diện tích phát hiện khí có khả năng thương mại khi chưa được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí tại khu vực Nhà nước tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.

e) Khoan ra ngoài diện tích hợp đồng dầu khí khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

Buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật đối với vi phạm nêu tại các điểm a, b khoản 2 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không lập chương trình công tác năm tương ứng gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Không lưu giữ sổ sách ghi chép về công tác đo lường thiết bị đo lưu lượng tổng hoặc thiết bị kiểm tra lưu lượng theo quy định;

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Phân bổ sản lượng khai thác dầu từ cụm giếng của mỏ trên cơ sở chia tỷ lệ của từng giếng không phù hợp với hệ thống phân dòng và quy trình phân bổ đã được phê duyệt;

b) Không chuẩn chỉnh và duy trì việc chuẩn chỉnh tất cả các thiết bị đo tổng lưu lượng, đo nước, đo khí theo tiêu chuẩn, chế độ định kỳ đã được chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

c) Tiến hành các hoạt động sửa chữa giếng hoặc xử lý để tăng dòng sản phẩm khi chưa có sự phê duyệt của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

d) Tiến hành khai thác dầu khí từ hai vỉa trở lên bằng một ống khai thác hoặc một thân giếng chung mà không đo lưu lượng riêng của từng vỉa khi chưa được sự phê duyệt của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

đ) Khi tiến hành khai thác đồng thời nhiều vỉa đã được chấp thuận mà không đo tổng lưu lượng của các vỉa sản phẩm và xác định lưu lượng khai thác của từng vỉa riêng biệt.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai thác dầu khí với sản lượng làm giảm áp suất vỉa xuống thấp hơn mức áp suất đã được phê duyệt của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định về van an toàn trong lòng giếng;

c) Không hợp nhất mỏ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không tính lại trữ lượng dầu khí theo quy định của pháp luật;

đ) Không thực hiện đúng quy định về đo hoặc khảo sát áp suất vỉa;

e) Không thực hiện đúng quy định về lấy và phân tích mẫu lưu thể;

g) Không thực hiện đúng quy định về ống khai thác và ống chống khai thác;

h) Không bảo đảm thiết bị đầu giếng và cây thông phù hợp với quy định của pháp luật;

i) Bơm chất lưu vào vỉa theo mạng lưới giếng bơm ép và vỉa khác với mạng lưới giếng bơm ép và vỉa đã được phê duyệt;

k) Không thực hiện đúng quy trình về đốt và xả khí đồng hành;

l) Trong quá trình thử giếng mà khai thác vượt quá khối lượng đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đốt hoặc huỷ;

m) Khai thác khí đồng hành trong trường hợp tỷ suất khí dầu cao hơn giới hạn đã phê duyệt khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về việc bán dầu thô tại thị trường Việt Nam;

c) Không thực hiện đúng nội dung kế hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển mỏ dầu khí đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chấp thuận;

d) Tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mà Nhà nước tuyên bố cấm hoặc tạm cấm;

đ) Khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm c, d và đ khoản 2; điểm a, h và m khoản 3; điểm a, d và đ khoản 4 và khoản 5 Điều này;

Điều 10. Vi phạm quy định hoạt động kết thúc dự án dầu khí

1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khi tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí mà không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chương trình, kế hoạch, dự toán chi phí cho việc tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Tiến hành tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí khi chương trình, kế hoạch, dự toán chi phí cho việc tháo dỡ các công trình đó chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện đúng quy định về bảo quản và huỷ giếng khoan dầu khí.

MỤC 2:

VI PHẠM QUY ĐỊNH AN TOÀN, AN NINH VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ

Điều 11. Vi phạm quy định an toàn, an ninh dầu khí

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi trồng cây lâu năm trong hành lang an toàn các công trình dầu khí trên đất liền.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thiết lập hành lang an toàn xung quanh các công trình dầu khí  theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

b) Tiến hành xây dựng các công trình, sử dụng lửa trần, các thiết bị phát nhiệt, phát lửa và các hoạt động khác trong hành lang an toàn các công trình dầu khí trên đất liền gây nguy hại cho công trình dầu khí đó;

c) Các phương tiện tàu, thuyền thả neo trong phạm vi 2 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí biển;

d) Xâm nhập trái phép hoặc tiến hành các hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào trong vùng an toàn dầu khí của các công trình dầu khí trên biển khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép;

đ) Sử dụng bình chịu áp lực, bình chịu lửa được thiết kế và lắp đặt không theo các tiêu chuẩn quy định;

e) Không thực hiện đúng các quy định về kiểm tra các van, các thiết bị cảm biến;

g) Sử dụng hệ thống thiết bị xử lý, bình tách, các loại bình áp lực, máy bơm, máy nén khí, đường ống, bộ phận dòng (manifold), đầu giếng và các thiết bị khai thác dầu khí khác khi các thiết bị đó chưa được bảo vệ bằng hệ thống an toàn;

h) Không lắp đặt van đóng khẩn cấp ở đầu giếng và cây thông hoặc sử dụng van đóng khẩn cấp không đạt tiêu chuẩn theo quy định;

i) Không thực hiện đúng quy định về khoảng cách đặt động cơ diesel  trên đất liền;

k) Sử dụng công trình khai thác ngoài khơi khi hệ thống ống dẫn và các thiết bị có liên quan được thiết kế và lắp đặt không theo tiêu chuẩn quy định;

l) Không nối các van xả áp và thiết bị xử lý hydrocacbon lỏng với bình lắng hoặc thùng chứa hoặc thùng bọc cao su có thể tích đủ để chứa được thể tích lỏng lớn nhất có thể thoát ra trước khi hệ thống được đóng an toàn;

m) Không lắp đặt hệ bị các thiết bị báo động có khả năng báo cho tất cả mọi người trên công trình trong tình huống có thể gây nguy hiểm cho người, cho công trình hoặc có hại cho môi trường tự nhiên theo quy định.

3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thiết lập hoặc không duy trì hệ thống quản lý công tác an toàn trong quá trình hoạt động từ khâu thiết kế, xây dựng, chạy thử, vận hành, khai thác và huỷ bỏ công trình;

b) Không thiết lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;

c) Lập kế hoạch ứng cứu khẩn cấp không phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động dầu khí đối với hành vi quy định tại điểm b, d, đ và e khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với vi phạm quy định tại khoản 1; điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định ứng phó sự cố tràn dầu

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không tiến hành ký kết thoả thuận, hợp đồng ứng phó sự cố tràn dầu đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động này theo kế hoạch đã được duyệt;

b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các thiết bị, phương tiện có khả năng gây ra sự cố tràn dầu.

Điều 13. Vi phạm quy định an toàn đường ống vận chuyển khí trên đất liền

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn, khai thác đá trong phạm vi khu vực ảnh hưởng, tính từ ranh giới hành lang an toàn đến ranh giới khu vực ảnh hưởng.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện đúng quy định về độ dày thành ống;

b) Không thực hiện đúng quy định về độ sâu của đường ống ngầm;

c) Không thực hiện đúng quy định về thiết kế, thi công đường ống mới;

d) Thay đổi tiêu chuẩn thiết kế khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;

đ) Không có chương trình quản lý an toàn cho từng giai đoạn của quá trình thi công, nghiệm thu và chạy thử công trình;

e) Không xây dựng các thủ tục, quy trình liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng đường ống;

g) Không tính toán lại áp suất vận hành tối đa định kỳ theo quy định của pháp luật;

h) Không lập kế hoạch bảo dưỡng, tổ chức kiểm tra, sửa chữa hư hỏng;

i) Không tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát, sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỹ thuật, các văn bản xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục;

k) Không duy trì các biển báo tuyến ống ở những nơi cần thiết phải lắp đặt các biển chú ý, biển cảnh báo và cọc ranh giới;

l) Không có phương án thiết kế và biện pháp thi công được các cấp thẩm quyền phê duyệt tại khu vực giao cắt qua dải đất tuyến ống hoặc hành lang an toàn tuyến ống.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động dầu khí đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 14. Vi phạm các quy định về công tác bảo vệ môi trường

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện đúng các quy định về ghi chép và báo cáo trạng thái môi trường vật lý;

b) Không thực hiện đúng các quy định về nước khai thác từ vỉa;

c) Không có cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các dung dịch khoan, các hóa chất gây độc hại hoặc nguy hiểm khi chưa được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong hoạt động dầu khí đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này.

MỤC 3:

VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 15. Vi phạm các quy định về thanh tra, kiểm tra và cản trở hoạt động hợp pháp trong tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi không cung cấp các tài liệu, cản trở hoạt động kiểm tra, thanh tra về dầu khí của người thi hành công vụ và của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí.

Điều 16. Vi phạm các quy định về báo cáo và cung cấp thông tin

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

1. Không thông báo kết quả thẩm lượng cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

2. Không đăng ký giá trị trữ lượng dầu khí được phê duyệt với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Không báo cáo về kết quả đo thông số khai thác trong thân giếng.

4. Không báo cáo định kỳ về sản lượng khai thác, thành phần, tỷ trọng dầu khí khai thác được của từng mỏ, từng đối tượng khai thác cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Không gửi những nội dung liên quan đến đồng hồ lưu lượng khí thuơng mại theo quy định.

6. Không báo cáo các tài liệu liên quan đến quy trình, thiết bị, người thực hiện hoạt động sửa chữa giếng hoặc xử lý để tăng dòng sản phẩm.

7. Không thông báo đầy đủ và kịp thời cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và chủ công trình về các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn đường ống vận chuyển khí đối với công trình trong khu vực ảnh hưởng.

8. Không thông báo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đốt hoặc huỷ dầu để đối phó với tình trạng khẩn cấp.

9. Không gửi cơ quan có thẩm quyền báo cáo trữ lượng dầu khí.

10. Không gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền những văn bản sau: các phương án, kế hoạch hoạt động dầu khí hàng năm và dài hạn; báo cáo tổng hợp về thực hiện và kết quả hoạt động dầu khí hàng quý, hàng năm; báo cáo tình hình thực hiện các dự án kinh tế, kỹ thuật về hoạt động dầu khí; báo cáo sự kiện quan trọng, sự cố liên quan đến hoạt động dầu khí.

Chương 3:

THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT

MỤC 1:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 17. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành công nghiệp

1. Thanh tra viên công nghiệp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Công nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra Bộ Công nghiệp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 18. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 19. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 20. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các hành vi quy định tại Nghị định này.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 21. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí của các cơ quan, lực lượng khác

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định từ Điều 17 đến Điều 20 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 22. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Thanh tra công nghiệp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính khác có liên quan đến lĩnh vực dầu khí được quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí xảy ra trong phạm vi địa phương mình quản lý.

3. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

MỤC 2:

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 23. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc nhận được báo cáo, biên bản về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, người có thẩm quyền xử phạt phải kiểm tra, xác minh, ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Điều  24. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng.

2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 25. Quyết định xử phạt

1. Việc ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 21 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 

Điều 26. Thủ tục phạt tiền

1. Thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết về thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí.

Điều 27. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 22 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 28. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhĐiều 27 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 29. Chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

1. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính ở một địa phương nhưng lại cư trú, hoặc có trụ sở ở địa phương khác mà không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại nơi bị xử phạt, thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức có trụ sở để thi hành. Trường hợp nơi cá nhân cư trú, nơi tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành. Hồ sơ xử  phạt vi phạm hành chính do cơ quan ký quyết định xử phạt vi phạm lưu giữ.

2. Cơ quan nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính chuyển đến có trách nhiệm giao quyết định xử phạt và tổ chức việc thi hành cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và thông báo kết quả cho cơ quan chuyển quyết định biết.

3. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng để thu tiền nộp phạt. Các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) phải được thực hiện ngay tại nơi vi phạm. Trường hợp đối tượng không tự nguyện chấp hành hoặc không có điều kiện chấp hành các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) thì các chi phí cho việc thực hiện đó được ghi rõ vào quyết định xử phạt để chuyển quyết định xử phạt.

Điều 30. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính

1. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính và việc áp dụng các biện pháp đó được quy định tại Điều 43 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí được thực hiện theo quy định tại các Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 31. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa, nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 32. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính. Việc khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính không làm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.

3. Thẩm quyền, thời hạn, thủ tục khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 33. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí được khen thưởng kịp thời theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí nếu lạm dụng quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính các quy định trong Nghị định này nếu không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành; trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính mà có hành vi cản trở, chống đối người thi hành công vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối, hối lộ để trì hoãn, trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát hoặc xử phạt vi phạm của người có thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Điều 71 và Điều 72 Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:  
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;  
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, DK (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 145/2006/ND-CP

Hanoi, November 30, 2006

 

DECREE

PROVIDING FOR THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE PETROLEUM DOMAIN

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 6, 1993 Petroleum Law and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the June 9, 2000 Petroleum Law;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Industry,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Administrative violations in the petroleum domain mean acts of intentionally or unintentionally violating the regulations on the state management of petroleum, which, however, are not crimes and, under the provisions of this Decree, must be administratively sanctioned, including:

a/ Violation of the regulations on prospecting, exploration and exploitation of petroleum;

b/ Violation of the regulations on safety, security and environment in the petroleum domain;

c/ Violation of the regulations on reporting regime, disclosure of information and other regulations in the state management of the petroleum domain.

3. Administrative violations which are governed by other legal documents and not provided for in this Decree but related to the petroleum domain shall be administratively sanctioned in accordance with those legal documents.

 

 

1. Vietnamese organizations or individuals that commit administrative violations in the petroleum domain shall be sanctioned according to the provisions of this Decree and relevant provisions of law on the sanctioning of administrative violations.

2. Foreign organizations or individuals that commit administrative violations in the petroleum domain within the territory, exclusive economic zones or the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be sanctioned according to the provisions of this Decree; if a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provides for, the provisions of that treaty prevail.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Principles for sanctioning administrative violations

Principles for sanctioning administrative violations in the petroleum domain comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 3 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 4.- Statue of limitations for sanctioning administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the petroleum domain is one year, counting from the date that violation is committed. Past this time limit, if the violation is detected, the violating organization or individual shall not be sanctioned but is required to take remedies provided for in this Decree.

2. For individuals against whom prosecution or judicial proceedings are sought or whose cases have been decided to be brought to trial according to criminal procedures but later the investigations or the cases are decided to be stopped, they shall be administratively sanctioned if their acts show signs of administrative violation. Within three days after issuing a decision to stop the investigation or a case, the decision maker is required to send the decision to the person with sanctioning competence; in this case, the statute of limitations for sanctioning the violation is three months after the person with sanctioning competence receives the decision to stop the violation and the case dossier.

3. Within the time limit specified in Clauses 1 and 2 of this Article, if concerned individuals or organizations commit new violations in the petroleum domain or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statute of limitations provided for in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. The statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be re-counted from the time a new violation is committed or the act of shirking or obstructing the sanctioning stops.

4. Persons with sanctioning competence who are at fault in letting the statute of limitations for sanctioning expire shall be handled in accordance with Article 121 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 5.- Time limit for being considered as having not yet been administratively sanctioned

The time limit for being considered as having not yet been administratively sanctioned shall comply with the provisions of Clause 1, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 7 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Extenuating or aggravating circumstances in the sanctioning of administrative violations in the petroleum domain shall comply with the provisions of Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 7.- Forms of sanctioning administrative violations

1. For each administrative violation in the petroleum domain, violating individuals or organizations shall be subject to either of the two following principal sanctions:

a/ Caution;

b/ Fine.

2. In case of fine, the specific fine level applicable to an administrative violation is the average level of the fine bracket prescribed for such violation. For a violation involving extenuating circumstances, the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket. For a violation involving aggravating circumstances, the fine level may be increased but must not exceed the maximum level of the fine bracket.

3. Depending on the nature and severity of violations, violating individuals or organizations may also be subject to one or some of the following additional sanctions:

a/ Deprivation of the right to use permits or practice certificates;

b/ Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

FORMS AND LEVELS OF SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE PETROLEUM DOMAIN

Section 1. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON PETROLEUM PROSPECTING, EXPLORATION AND EXPLOITATION

Article 8.- Violation of regulations on petroleum prospecting and exploration

1. A caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of failing to elaborate annual working programs to be sent to competent agencies or organizations in each period under commitments in petroleum contracts regarding the time limits, contents of work and finance.

2. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Conducting petroleum prospecting or exploration when the master plans and detailed plans have not yet been approved by competent authorities;

b/ Failing to submit to competent agencies documents and samples collected in the drilling process;

c/ Prolonging the prospecting and exploration time without permission of competent agencies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Conducting petroleum prospecting and exploration in the restricted or temporarily restricted areas as announced by the State;

f/ Drilling outside the areas of petroleum contracts without permission of competent agencies.

3. A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for acts of encroaching upon territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones or the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam for the purpose of prospecting and exploring petroleum.

4. Additional sanctions:

Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clause 3 of this Article.

5. Remedies:

Forcible compliance with the provisions of law, for violations mentioned at Points a and b, Clause 2 of this Article.

Article 9.- Violation of regulations on field development and petroleum exploitation

1. A caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Failing to keep books with records on the measurement and the equipment measuring the total flow or the equipment checking the flow according to regulations.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Apportioning oil output exploited from a group of wells of an oilfield by proportioning each well not according to the flow division and the approved apportionment process;

b/ Failing to adjust and keep adjusting all equipment used to measure the total flow, water and gas according to periodical standards and regimes already approved by competent agencies or organizations;

c/ Conducting well repair or treatment in order to increase the flow of products without the approval of competent agencies or organizations;

d/ Exploiting petroleum from two seams or more with the same pipeline or well-bore without separately measuring the flow of each seam and without the approval of competent agencies or organizations;

e/ Failing to measure the total flow of product-bearing seams and determine the accumulation of each seam when concurrently exploiting several seams as approved.

3. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Exploiting petroleum with an output which reduces the pressure of a seam to a level lower than that already approved by competent agencies or organizations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Failing to consolidate fields at the request of competent state agencies;

d/ Failing to re-calculate petroleum reserves under the provisions of law;

e/ Failing to properly implement the regulations on measurement or survey of seam pressure;

f/ Failing to properly implement the regulations on exploitation and anti-exploitation pipelines;

g/ Failing to keep wellheads and Xmas trees in accordance with law;

h/ Pumping fluids into seams within a network of pressurized pumping wells and seams other than that already approved;

i/ Failing to follow the process of burning and discharging associated gas;

j/ Exploiting petroleum in excess of the volume permitted for burning or abandonment by competent agencies or organizations in the course of testing wells;

k/ Exploiting associated gas when the oil and gas ratio is higher than the approved limit without the approval of competent agencies or organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Conducting field development and petroleum exploitation when the field development plans have not yet been approved by competent agencies;

b/ Not responding to the Vietnamese Government's request for the sale of crude oil on the Vietnamese market;

c/ Failing to abide by the master plans and plans on oil and gas field development, which have been approved by competent agencies or organizations;

d/ Conducting petroleum exploitation in the restricted or temporarily restricted areas as announced by the State;

e/ Exploiting petroleum outside the contractual areas without permission of competent state agencies.

5. A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for acts of encroaching upon territorial waters, contiguous zones, exclusive economic zones or the continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam for the purpose of exploiting petroleum.

6. Apart from fines, violating organizations and individuals may also be subject to the following additional sanctions:

Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations, for violations mentioned at Points c, d and e, Clause 2; Points a, h and l, Clause 3; Points a, d and e, Clause 4, and Clause 5 of this Article.

Article 10.- Violation of the regulations on activities in completion of petroleum projects

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Dismantling fixed works in service of petroleum prospecting, exploration and exploitation when programs, plans and cost estimates therefor have not yet been approved by competent state management agencies;

b/ Failing to properly implement regulations on preservation and abandonment of wells.

Section 2. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON SAFETY, SECURITY AND ENVIRONMENT IN THE PETROLEUM DOMAIN

Article 11.- Violation of regulations on petroleum safety and security

1. A caution or a fine of between VND 200,000 and VND 500,000 shall be imposed for acts of planting perennial trees within the corridors of petroleum works on land.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Failing to establish a safety corridor around petroleum works under regulations of competent agencies;

b/ Building works, using bare fire, heat-emitting or fire-igniting equipment or conducting other activities within the safety corridors of petroleum works on land which cause harms to those works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Illegally encroaching upon or conducting any activities in the petroleum safety areas of offshore platforms without permission of the Prime Minister;

e/ Using pressure or fireproof cylinders which are designed or installed in contravention of regulations;

f/ Failing to properly implement regulations on checking valves and gages;

g/ Using a system of treating equipment, separators, pressure cylinders, mechanical pumps, compressors, pipelines, manifolds, wellheads and other petroleum-exploiting tools without a safety protection system for them;

h/ Failing to install wing valves at wellheads and Xmas trees or using those valves not up to the prescribed standards;

i/ Failing to strictly comply with regulations on the distance between diesel engines installed on land;

j/ Using offshore exploitation works when the system of pipelines and related equipment are designed and installed in contravention of regulations;

k/ Failing to connect back pressure valves and equipment to treat liquid hydrocarbon with mud tankers or containers or cisterns with rubber casings which are large enough to contain the largest volume of liquid which may flow out before the whole system is safely shut up;

l/ Failing to install alarming devices to warn off all people on the site of works in circumstances which may cause dangers to humans or works or are harmful to the natural environment according to regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Failing to establish or maintain a system to control safety in the process of operation, from designing, construction, trial run, operation, exploitation and dismantlement of works;

b/ Failing to make an emergency response plan;

c/ Making an emergency response plan not suitable to the national emergency response system.

4. Apart from fines, violating organizations and individuals may also be subject to the following additional sanctions and remedies:

a/ Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations in petroleum activities, for acts specified at Points b, d, e and f, Clause 2 of this Article;

b/ Forcible restoration of the initial state which has been altered due to administrative violations or forcible dismantlement of illegal construction works, for violations specified in Clause 1; at Point b of Clause 2 of this Article.

Article 12.- Violation of regulations on response to oil spills

1. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for acts of failing to make plans to respond to oil spills to be submitted to competent agencies for approval.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Failing to buy liability insurance for compensation of environmental damage for equipment and means which possibly cause oil spills.

Article 13.- Violation of regulations on safety of gas pipelines on land

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of mining, exploiting stones within the scope of an affecting area, determined from the boundary of the safety corridor to the boundary of the affecting area.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Failing to properly implement regulations on the pipe thickness;

b/ Failing to properly implement regulations on the depth of underground pipelines;

c/ Failing to properly implement regulations on designing and building of new pipelines;

d/ Changing designing criteria without permission of competent state agencies;

e/ Having no safety management programs for each stage of the construction, testing and trial operation process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Failing to periodically recalculate the maximum operation pressure in accordance with the provisions of law;

h/ Failing to make plans on maintenance or organize inspection and repair of damage;

i/ Failing to organize the archive of information and data on operation, accidents, incidents, losses as well as information on survey, repairs, patrols, results of technical expertise, records on handling of violations and remedies;

j/ Failing to maintain signboards of pipelines where notice boards, warning boards and landmark stakes are required;

k/ Having no plans and methods approved by competent authorities for construction at areas crossing pipelines on land or safety corridors of pipelines.

3. Apart from fines, violating organizations and individuals may also have materials and means used to commit administrative violations in the petroleum domain confiscated, for acts specified in Clause 1 of this Article.

Article 14.- Violation of regulations on environmental protection

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

a/ Failing to properly observe regulations on recording and reporting on the state of the physical environment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Having no persons in charge of environmental protection.

2. A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for acts of using drilling solutions, toxic or dangerous chemicals without permission of competent state agencies.

3. Apart from fines, violating organizations or individuals may also be subject to the confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations in petroleum activities, for acts specified at Point b, Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Section 3. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON REPORTING REGIME, SUPPLY OF INFORMATION AND OTHER REGULATIONS

Article 15.- Violation of regulations on examination, inspection and obstruction of lawful activities in petroleum prospecting, exploration, exploitation and transportation

1. A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed for acts of not supplying documents, obstructing petroleum examinations and inspections by officials on duty and competent state management agencies.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for acts of obstructing lawful activities of prospecting, exploring, exploiting and transporting petroleum.

Article 16.- Violation of regulations on reporting and supply of information

A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Failing to register the value of approved petroleum reserves with competent agencies or organizations.

3. Failing to report on the results of measuring exploitation indices in well-bore.

4. Failing to periodically report on exploitation output, composition, proportion of petroleum exploited from each field and by each exploiter to competent agencies or organizations.

5. Failing to send contents related to commercial gas meters under regulations.

6. Failing to report on documents related to the process, equipment and people in charge of repairing wells or treatment to increase product flow.

7. Failing to fully and promptly report to competent agencies or organizations as well as work owners on the threats which may affect safety of gas pipes for works in the affected areas.

8. Failing to report to competent state agencies or organizations when burning or destroying oils to cope with emergency cases.

9. Failing to send to competent agencies reports on petroleum reserves.

10. Failing to send to competent state agencies the following documents: annual and long-term schemes and plans on petroleum activities; quarterly and annual sum-up reports on petroleum activities and their results; reports on the execution of economic and technical projects on petroleum activities; and reports on important events and incidents related to petroleum activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



SANCTIONING COMPETENCE AND PROCEDURES

Section 1. SANCTIONING COMPETENCE

Article 17.- Competence of industrial specialized inspectorate to sanction administrative violations

1. Industrial inspectors on duty has the power:

a/ To impose caution;

b/ To impose fine of up to VND 200,000;

c/ To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations which have the value of up to VND 2,000,000;

d/ To apply remedies specified in Chapter II of this Decree.

2. Chief inspectors of provincial/municipal Industry Services have the power:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To impose fine of up to VND 20,000,000;

c/ To deprive of the right to use permits or practice certificates according to their competence;

d/ To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;

e/ To apply remedies specified in Chapter II of this Decree.

3. The Chief Inspector of the Ministry of Industry has the power:

a/ To impose caution;

b/ To impose fine of up to VND 100,000,000;

c/ To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations;

d/ To apply remedies specified in Chapter II of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To impose caution.

2. To impose fine of up to VND 500,000.

3. To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations, which have the value of up to VND 500,000.

4. To apply remedies specified in Chapter II of this Decree.

Article 19.- Competence of district-level People's Committee presidents to sanction administrative violations

1. To impose caution.

2. To impose fine of up to VND 20,000,000.

3. To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations.

4. To apply remedies specified in Chapter II of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To impose caution.

2. To impose fine of up to the maximum level, for violations defined in this Decree.

3. To confiscate material evidences and means used to commit administrative violations.

4. To apply remedies specified in Chapter II of this Decree.

Article 21.- Competence of other agencies and forces to sanction administrative violations in the petroleum domain

Apart from the persons with sanctioning competence defined in Articles 17 thru 20 of this Decree, persons competent to sanction administrative violations in other agencies under the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, may, within the ambit of their assigned functions and tasks, have the sanctioning competence under the provisions of Article 42 of the Ordinance, if detecting administrative violations specified in this Decree which fall within the domains or areas under their management.

Article 22.- Delimitation of sanctioning competence

1. Industrial inspectors shall sanction administrative violations specified in this Decree and other administrative violations related to the petroleum domain, which are defined in the Government decrees on sanctioning of administrative violations.

2. Presidents of People's Committees at all levels shall sanction administrative violations in the petroleum domain, which are committed in the localities under their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Section 2. PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 23.- Stopping administrative violations

When detecting administrative violations or receiving reports or records on administrative violations in the petroleum domain, the persons with sanctioning competence shall inspect, verify and order to stop those violations.

Article 24.- Making records of administrative violations

1. Except for cases of imposing caution or fine of up to VND 100,000, competent persons performing tasks or duties shall promptly make written records of administrative violations.

2. The making of written records on administrative violations shall comply with the provisions of Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 20 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 25- Sanctioning decisions

1. The issuance of sanctioning decisions according to simple procedures shall comply with the provisions of Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Except for the case defined in Clause 1 of this Article, the issuance of decisions on sanctioning of administrative violations shall comply with the provisions of Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 21 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The procedures to impose and collect fines shall comply with the provisions of Articles 57 and 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry in, guiding in detail the procedures for collection and payment of fines, management and use of collected fines from sanctions against administrative violations in the petroleum domain.

Article 27.- Execution of decisions on sanctioning of administrative violations, delay of execution of fining decisions

1. Organizations or individuals sanctioned for administrative violations shall execute sanctioning decisions according to Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 22 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. Individuals subject to a fine of VND 500,000 or more may delay the execution of sanctioning decisions under the provisions of Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 28.- Forcible execution of decisions on sanctioning of administrative violations and transfer of sanctioning decisions for execution

1. The forcible execution of sanctioning decisions shall comply with the provisions of Articles 66 and 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No. 37/2005/ND-CP of March 18, 2005, stipulating the procedures for application of coercive measures for execution of decisions on sanctioning of administrative violations.

2. The transfer of decisions on sanctioning of administrative violations for execution shall comply with the provisions of Article 68 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 27 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 29.- Forwarding of decisions on sanctioning of administrative violations for execution

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The agency which receives a forwarded decision on sanctioning of an administrative violation shall hand that decision to the sanctioned organization or individual and organize the execution tthereof according to the provisions of Article 64 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, then notify the forwarding agency of the execution results.

3. The forwarding of decisions on sanctioning of administrative violations shall apply for the collection of fines. Additional sanctions and remedies (if any) must be effected right at the places of commission of violations. When violators do not voluntarily or are unable to take remedies (if any), expenses for the application of those remedies shall be recorded in sanctioning decisions before those decisions are forwarded.

Article 30.- Application of measures to prevent administrative violations and ensure administrative sanctioning

1. Measures to prevent administrative violations and ensure administrative sanctioning are provided for in Article 43 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The competence, order and procedures for application of measures to prevent administrative violations and ensure the sanctioning of administrative violations in the petroleum domain shall comply with the provisions of Articles 44, 45, 46, 47, 48 and 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 31.- Statue of limitations for execution of decisions on sanctioning of administrative violations

The statute of limitations for execution of a decision on sanctioning of an administrative violation in the petroleum domain is one year counting from the date that decision is issued; past this time limit, if the decision has not yet been executed, it shall not be executed but the remedies stated in the decision must still be applied.

When a sanctioned organization or individual deliberately shirks or delays the execution of the sanctioning decision, the above statute of limitations shall be recalculated from the time the act of shirking or delay stops.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Complaint and denunciation

1. Administratively sanctioned individuals, organizations or their lawful representatives may complain about decisions on sanctioning of administrative violations, decisions on the application of preventive measures and assurance of handling of administrative violations. Complaints about decisions on sanctioning of administrative violations do not suspend the execution of decisions on sanctioning of administrative violations in the petroleum domain.

2. Citizens have the right to denounce with competent state agencies organizations or individuals that commit administrative violations defined in this Decree and denounce persons with competence to sanction administrative violations who abuse their power to act in contravention of the provisions of this Decree.

3. The competence, time limit and procedures for complaint and denunciation and the settlement of citizens' complaints and denunciations shall comply with the provisions of law on complaint and denunciation.

4. The initiation of lawsuits against decisions on sanctioning of administrative violations, decisions on the application of preventive measures and assurance of sanctioning of administrative violations in the petroleum domain shall comply with the provisions of law on the procedures for settlement of administrative cases.

Article 33.- Commendation

Organizations and individuals that record achievements in the supply of information, the detection, prevention and handling of administrative violations in the petroleum domain shall be promptly commended or rewarded in accordance with law.

Article 34.- Handling of violations

1. Persons with competence to sanction administrative violations in the petroleum domain who abuse their powers, harass, tolerate or cover violators, who do not sanction or impose sanctions not in time, with improper levels or ultra vires shall be disciplined or examined for penal liability. If causing harms to the state, citizens or organizations, they shall pay compensation in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 35.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." To annul Articles 71 and 72 of the Government's Decree No. 48/2000/ND-CP of September 12, 2000, detailing the implementation of the Petroleum Law.

Article 36.- Implementation responsibilities

1. The Minister of Industry shall have to guide, organize and inspect the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

;

Nghị định 145/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí

Số hiệu: 145/2006/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 30/11/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 145/2006/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…