CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 139/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngày 04 tháng 4 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
Điều 3. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép gồm: Giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; giấy phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b và i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi do chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép;
b) Buộc nộp số tiền chi phí cho việc điều động cứu hộ.
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão là 50.000.000 đồng.
Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Điều 5. Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thủy lợi
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về vận hành công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không có nhiệm vụ mà tự ý vận hành công trình thủy lợi.
Điều 8. Vi phạm quy định về sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thủy lợi sai mục đích sử dụng.
Điều 9. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Xê dịch trái phép mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Chôn chất thải trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 10. Vi phạm quy định về điều khiển xe cơ giới qua công trình thủy lợi
Điều 11. Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
b) Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản;
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;
d) Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
g) Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC ĐÊ ĐIỀU
Điều 12. Vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng dưới 10 cây;
b) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng dưới 01 m3;
c) Để vật liệu xây dựng trên đê với khối lượng dưới 01 m3;
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng từ 10 cây trở lên;
c) Để vật liệu xây dựng trên đê với khối lượng từ 01 m3 trở lên;
đ) Để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy và thoát lũ với khối lượng dưới 10 m3.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 05 m3 trở lên;
c) Đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều;
d) Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê;
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây nổ làm nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Luật đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm a Khoản 2; Điểm c Khoản 3; Điểm b Khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Điều 13. Vi phạm quy định về xây dựng nhà, công trình tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng nhà, công trình tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng trái với quy định tại Điều 26 Luật đê điều.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 của Luật đê điều về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ phần công trình, nhà ở đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật đê điều về xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai quy định trong giấy phép quy định tại Điều 31 của Luật đê điều.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai quy định trong giấy phép quy định tại Khoản 1 Điều 25; Khoản 2, Khoản 3 Điều 26; Khoản 2 Điều 27 và văn bản chấp thuận quy định tại Khoản 2 Điều 28 của Luật đê điều.
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện Quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.
Điều 18. Vi phạm gây hư hại đến công trình phòng, chống lụt, bão
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống lụt, bão.
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định trong xây dựng gây ảnh hưởng đến công trình phòng, chống lụt, bão
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó lụt, bão
a) Không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thực hiện sơ tán để đảm bảo an toàn;
Điều 21. Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống lụt, bão
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp số tiền chi phí cho việc điều động cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định trong khắc phục hậu quả lụt, bão
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại hàng hóa hoặc giá trị hàng hóa đã chiếm dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 23. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra của Bộ có nhiệm vụ về phòng, chống lụt, bão có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 26. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Ngoài những người quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, những người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an nhân dân phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão thuộc thẩm quyền và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 39 của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này.
Điều 27. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, i Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 28. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
Thẩm quyền của Cảnh sát biển trong việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão quy định tại Chương IV Nghị định này, như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b Khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các Điểm a, b khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Điều 29. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Chương V Nghị định này.
2. Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2013.
2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau:
a) Nghị định số 140/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nghị định số 129/2007/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều;
c) Nghị định số 04/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão.
Điều 31. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện nhưng vẫn còn thời hiệu xử phạt hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
Số hiệu: | 139/2013/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/10/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 139/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão
Chưa có Video