CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung
theo Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Điều chuyển trại viên
Để phù hợp với quy mô quản lý trại viên của các cơ sở giáo dục hoặc do yêu cầu nghiệp vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định điều chuyển trại viên từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác theo quy định của Bộ Công an.”
2. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết định này phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ sở giáo dục và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.”
3. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Trong trường hợp người đó đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi cơ quan Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ khi về địa phương, người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục phải đến trình diện Công an xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Khoản 12 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28. Chế độ ăn mặc
1. Mỗi năm, mỗi trại viên được cấp 02 bộ quần áo dài, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 01 đôi dép, 02 bàn chải đánh răng, 02 chiếc chiếu cá nhân, 01 áo mưa, 01 chiếc mũ che mưa, nắng; mỗi quý được cấp 01 hộp kem đánh răng 150 gam, 0,6 kg xà phòng; 02 năm được cấp 01 chăn sợi, 01 màn; đối với trại viên ở các cơ sở giáo dục từ Thừa Thiên Huế trở ra được cấp thêm 01 áo ấm và 01 chăn bông nhưng không quá 02 kg dùng trong 02 năm.
Trại viên là phụ nữ được cấp tiền vệ sinh cá nhân mỗi tháng tương đương với 02 kg gạo tẻ thường tính theo giá thị trường của từng địa phương.
2. Định mức ăn hàng tháng của trại viên được quy định như sau: gạo tẻ thường 17 kg, thịt hoặc cá 1,5 kg, đường loại bình thường 0,5 kg, muối 01 kg, bột ngọt 100 gam, nước mắm 01 lít, rau xanh 15 kg, chất đốt 15 kg củi hoặc tương đương. Ngày lễ, ngày Tết dương lịch được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết Nguyên đán được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường. Đối với những người lao động nặng hoặc trong môi trường độc hại có thể tăng thêm 15% so với tiêu chuẩn, định lượng trên. Các tiêu chuẩn ăn được tính theo giá thị trường của từng địa phương.
3. Chế độ ăn, nghỉ của trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế.”
2. Điểm 2 khoản 14 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Căn cứ vào điều kiện cụ thể cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở giáo dục tổ chức khám sức khỏe định kỳ và có biện pháp phòng bệnh cho trại viên. Tiền thuốc, khám, chữa bệnh thường xuyên hàng tháng cho mỗi trại viên được cấp tương đương với 02 kg gạo tẻ thường theo giá thị trường của từng địa phương.
Trường hợp trại viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sở giáo dục xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ lao động trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xá của cơ sở hoặc cho đi bệnh viện; trường hợp bệnh nặng, cần đưa về gia đình điều trị thì Giám đốc cơ sở giáo dục báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Trường hợp trại viên bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì Giám đốc cơ sở giáo dục phải làm các thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp cho trại viên theo quy định.
Trường hợp trại viên có biểu hiện mắc bệnh tâm thần thì Giám đốc cơ sở giáo dục có văn bản gửi Bệnh viện tâm thần Trung ương theo khu vực và cử cán bộ đưa trại viên đến để đề nghị giám định tâm thần. Các bệnh viện tâm thần Trung ương theo khu vực có trách nhiệm giám định tâm thần cho trại viên và có kết luận bằng văn bản gửi Giám đốc cơ sở giáo dục để giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1. Khoản 2 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xét giảm hoặc miễn của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại quy định tại khoản 1 Điều này. Các quyết định này được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ và học sinh được xét giảm hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.”
2. Khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Khi người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”
Trường hợp người đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cơ quan Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị đưa họ vào trường giáo dưỡng.”
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 66/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Điểm 3 khoản 14 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Quy mô mỗi trường giáo dưỡng được quản lý từ 500 đến 1500 học sinh. Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định quy mô của từng trường và địa điểm xây dựng trường giáo dưỡng. Trường giáo dưỡng có trên 1000 học sinh có thể thành lập các phân hiệu theo quy định của Bộ Công an.
Nếu số học sinh vượt quá quy mô của trường hoặc vì lý do chính đáng, cần thiết khác mà phải điều chuyển học sinh từ trường giáo dưỡng này sang trường giáo dưỡng khác thì Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định điều chuyển theo quy định của Bộ Công an. Quyết định điều chuyển phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi học sinh cư trú, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.”
2. Điểm 2, điểm 3, điểm 4 khoản 21 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Học sinh bị ốm được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng. Trường hợp học sinh bị ốm nặng vượt quá khả năng điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng thì đưa đi bệnh viện điều trị, nếu gia đình có đơn bảo lãnh xin đưa về gia đình điều trị, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo, đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm xem xét, ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
Trường hợp học sinh được tạm đình chỉ để đưa về gia đình điều trị, thì gia đình phải chi trả toàn bộ kinh phí khám, chữa bệnh cho học sinh.
3. Trường hợp học sinh bị ốm nặng phải đưa đến bệnh viện điều trị lâu dài, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày đưa học sinh đến bệnh viện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp biết. Kinh phí khám, chữa bệnh cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp. Trường giáo dưỡng trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện nơi học sinh được chuyển đến để điều trị. Trong thời gian học sinh điều trị tại bệnh viện, trường giáo dưỡng có trách nhiệm chăm sóc học sinh, nếu học sinh có gia đình thì phối hợp với gia đình chăm sóc họ; trường giáo dưỡng có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, không để học sinh có điều kiện trốn hoặc vi phạm pháp luật.
Trường hợp học sinh có biểu hiện mắc bệnh tâm thần thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có văn bản gửi Bệnh viện tâm thần Trung ương theo khu vực, đồng thời, cử cán bộ đưa học sinh đến để giám định tâm thần. Các bệnh viện tâm thần trung ương theo khu vực có trách nhiệm giám định cho học sinh theo đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng và có kết luận bằng văn bản gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng để làm thủ tục theo quy định của pháp luật.
Thời gian học sinh điều trị bệnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được tính vào thời gian thi hành quyết định. Một ngày điều trị được tính bằng một ngày chấp hành quyết định. Nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định còn lại từ sáu tháng trở lên thì học sinh phải tiếp tục chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng. Nếu thời gian còn lại dưới sáu tháng, thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng báo cáo đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp xem xét, ra quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh đó.
4. Đối với trường hợp học sinh mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ có thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh đó.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM.
CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 118/2010/ND-CP |
Hanoi, December 29, 2010 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREES PRESCRIBING THE APPLICATION OF THE MEASURE OF CONSIGNMENT TO EDUCATION CAMP OR REFORMATORY
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations,
amended and supplemented under Ordinance No. 04/2008/UBTVQH12 of April 2, 2008;
At the proposal of the Minister of Public Security,
DECREES:
Article 1. To amend and supplement a number of articles of Decree No. 76/2003/ND-CP of June 27, 2003, prescribing and guiding in detail the application of the measure of consignment to educational camp
1. Article 22 is amended and supplemented as follows:
"Article 22. Transfer of inmates
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Clause 3, Article 25 is amended and supplemented as follows:
"3. The General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance may decide on the reduction of consignment periods, postponement of or exemption from the serving of consignment decisions under Clauses 1 and 2 of this Article at the proposal of directors of education camps. Such a decision must be sent to the chairperson of the provincial-level People's Committee which has issued a decision to consign the person concerned to an education camp and the commune-level People's Committee of the place in which such person resides."
3. Clause 1, Article 26 is amended and supplemented as follows:
"1. When an inmate in an education camp has completely served his/her consignment period, the director of the education camp shall issue a certificate to such person and send a copy thereof to the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance, the chairperson of the provincial-level People's Committee which has issued a decision to consign that person to the education camp and the commune-level People's Committee of the place in which such person resides.
In case such person has completely served his/her consignment period but shows no progress, the director of the education camp shall make a separate written assessment proposing measures for further managing and educating such person and send it to the district-level police office and the commune-level People's Committee of the place in which such person resides.
Within five days after returning to his/her locality, the person who has completely served his/her period of consignment to education camp shall present himself/herself to the police office of the commune, ward or township in which he/ she resides."
Article 2. To amend and supplement a number of articles of Decree No. 125/2008/ND-CP of December 11, 2008, amending and supplementing Decree No. 76/2003/ND-CP of June 27, 2003, prescribing and guiding in detail the application of the measure of consignment to educational camp
1. Clause 12, Article 1 is amended and supplemented as follows:
"Article 28. Food and clothing regimes
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Female inmates shall be provided with monthly personal hygiene money equivalent to 2 kg of ordinary rice, calculated at local market prices.
2. The monthly food ration for an inmate is as follows: 17 kg of ordinary rice, 1.5 kg of meat or fish, 0.5 kg of ordinary sugar, 1 kg of salt, 100g of seasoning, 1 liter offish sauce, 15 kg of vegetables, 15 kg of firewood or equivalent for fuel. On public holidays and solar New Year day, their daily food ration may be trebled at most; and on lunar New Year days, they shall be given additional food not more than 5 times the daily ration. For persons doing heavy jobs or working in hazardous environment, their monthly food ration may increase 15% over the above ration. Food rations shall be calculated at local market prices.
3. The food and rest regimes for sick inmates shall be decided by directors of their education camps on clinic prescription."
2. Point 2, Clause 14, Article 1 is amended and supplemented as follows:
"2. Depending on specific conditions of their education camps, directors of education camps shall organize periodical medical checks and take preventive measures for inmates. Monthly money for medical examination and treatment and medicines per inmate is equivalent to 2 kg of ordinary rice at local market prices.
When an inmate gets sick, based on physician's prescription, the director of the education camp may consider allowing him/her to stop working or learning or work for fewer hours; when necessary, such person may receive treatment at the camp's dispensary or a hospital; when an inmate is seriously ill and needs family-based treatment, the director of the education camp shall report it to the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance for issuing a decision on the postponement of the serving of the consignment decision under Article 25 of this Decree.
When an inmate is injured in a labor accident, disaster or fire, the director of the education camp shall carry out procedures for him/her to receive an allowance according to regulations.
When an inmate shows signs of mental disease, the director of the education camp shall send a report thereon to the central mental disease hospital in the region and appoint an officer to take the inmate to the hospital for mental assessment. Such hospital shall conduct mental assessment for the inmate and issue a written conclusion thereon to the director of the education camp for settlement according to law."
Article 3. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 142/2003/ND-CP of November 24, 2003, prescribing the application of the administrative measure of consignment to reformatory
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
"2. Within five days after receiving a reduction or exemption proposal of the reformatory principal, the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance shall consider and issue a decision to reduce the consignment period or exempt from the serving of the remaining period under Clause 1 of this Article. Such decision shall be sent to the chairperson of the district-level People's Committee that has issued the consignment decision, the commune-level People's Committee that has compiled the dossier and the student concerned."
2. Clause 2, Article 39 is amended and supplemented as follows:
"2. When a student in a reformatory has completely served his/her consignment period, the reformatory principal shall issue a certificate to such person and send a copy thereof to the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance, the chairperson of the district-level People's Committee that has issued the consignment decision, the commune-level People's Committee of the place in which such person resides and to his/her parents or guardian.
In case such person has completely served his/her consignment period but shows no progress, the reformatory principal shall make a separate written assessment proposing measures for further managing and educating such person, and send it to the commune-level People's Committee of the place in which such person resides and the district-level police office that has compiled the dossier of proposal to consign such person to reformatory."
Article 4. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 66/2009/ND-CP of August 1, 2009, amending and supplementing a number of articles of Government's Decree No. 142/2003/ ND-CP of November 24, 2003, prescribing the application of the administrative measure of consignment to reformatory
1. Point 3, Clause 14, Article 1 is amended and supplemented as follows:
"3. Each reformatory may manage between 500 and 1,500 students. Depending on the specific situation and conditions, the Minister of Public Security may decide on the scale of each reformatory and reformatory construction sites. A reformatory with more than 1,000 students may establish branches under regulations of the Ministry of Public Security.
If the number of students exceeds the scale of the reformatory or for a plausible reason, students have to be transferred from one reformatory to another, the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance shall issue transfer decisions under regulations of the Ministry of Public Security. Such a decision must be sent to the district-level People's Committee which has issued the consignment decision, the commune-level People's Committee of the place in which the student resides and to his/her parents or guardian."
2. Points 2, 3 and 4, Clause 21, Article 1 are amended and supplemented as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Within five days after receiving the proposal of the reformatory principal, the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance shall consider and issue a decision to suspend the serving of the consignment decision.
For students who are allowed to receive treatment at their homes, their families shall pay all medical examination and treatment expenses for them.
3. When a seriously sick student is hospitalized for a long time, within seven days after taking him/her to a hospital, the reformatory principal shall report it to the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance. Medical examination and treatment expenses for students shall be covered by the state budget. Reformatories shall directly pay such expenses to treating hospitals. During students' hospitalization, their reformatory shall take care of them and collaborate with their families, if any, in doing so; and they shall closely manage students, preventing them from escaping or committing law-breaking acts.
For a student showing signs of mental disease, the reformatory principal shall send a report thereon to the central mental disease hospital in the region and concurrently appoint an officer to take that student to the hospital for mental assessment. Such hospital shall conduct mental assessment for the student at the request of the reformatory principal and issue a written conclusion thereon to the reformatory principal for carrying out procedures according to law.
The time of medical treatment under Clauses 2 and 3 of this Article may be counted in the time of sewing the consignment decision, with a day of treatment equal to a day of serving the consignment decision. If. after he/she recovers, the remaining time of serving the consignment decision is six or more months, the student shall continue serving such decision at the reformatory. If the remaining time is under six months, the reformatory principal shall report it to the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance for consideration and issuance of a decision to exempt such student from serving the remaining period of consignment.
4. Students suffering serious diseases and pregnant students shall be exempted from serving the remaining period of consignment. Within five days after receiving a request for exemption from serving the remaining period of consignment, the reformatory principal and the General Director of the General Department of Police for Enforcement of Criminal Sentences and Judicial Assistance shall consider and issue an exemption decision for such student."
Article 5. Effect
This Decree takes effect on February 15, 2011.
Article 6. Implementation responsibilities
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decree.
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
;
Nghị định 118/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ Sở Giáo dục, Trường Giáo dưỡng
Số hiệu: | 118/2010/NĐ-CP |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị định 118/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định áp dụng biện pháp đưa vào cơ Sở Giáo dục, Trường Giáo dưỡng
Chưa có Video