Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 04 tháng 1 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 01/2001/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 2001 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là hành vi vô ý hoặc cố ý của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về hàng không dân dụng mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm trong hoạt động khai thác bay;

b) Vi phạm trong hoạt động quản lý bay;

c) Vi phạm trong hoạt động vận chuyển hàng không;

d) Vi phạm các quy định về bán vận chuyển, giá cước và dịch vụ đặt chỗ;

đ) Vi phạm trong hoạt động khai thác cảng hàng không.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trên lãnh thổ Việt Nam và vùng trời thuộc trách nhiệm quản lý của Việt Nam đều bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các quy định cụ thể tại Nghị định này.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải do người có thẩm quyền quy định tại các điều 13, 14 và 15 của Nghị định này thực hiện.

3. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải được đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành kịp thời, công minh; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khẩn trương khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra được tiến hành theo thỏa thuận giữa các bên. Đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường; những thiệt hại trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp, mức xử phạt thích hợp. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại các điều 7 và 8 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

6. Không xử phạt hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc cá nhân có hành vi vi phạm khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình.

7. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

Điều 4. Các hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

4. Hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp xử lý đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.

5. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt phải tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên cao hơn nhưng không vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền.

Điều 5. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng là 1 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 của Điều này.

2. Thời hiệu xử phạt là 2 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi vi phạm về giá cước, lệ phí hàng không, xây dựng, lắp đặt công trình và trang thiết bị phục vụ hoạt động hàng không dân dụng.

3. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu có dấu hiệu vi phạm hành chính. Thời hiệu xử phạt trong trường hợp này là 3 tháng kể từ khi có quyết định đình chỉ.

4. Nếu quá thời hạn nói tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này thì không bị xử phạt nhưng có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

5. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này, nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt

Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, nếu quá 1 năm kể từ ngày thi hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết hiệu lực thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm, thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 7. Vi phạm trong hoạt động khai thác bay

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đưa vào sử dụng tầu bay, động cơ và các trang thiết bị của tầu bay yêu cầu có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp;

b) Làm hư hại tầu bay hoặc trang thiết bị của tầu bay.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện chuyến bay trên lãnh thổ Việt Nam không có đầy đủ thành phần tổ bay phù hợp với pháp luật của quốc gia đăng ký tầu bay;

b) Tầu bay không có dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu đăng ký khi bay trên lãnh thổ Việt Nam;

c) Không có chứng chỉ đủ điều kiện bay còn hiệu lực phù hợp với quy định của quốc gia đăng ký tầu bay và phù hợp với các tiêu chuẩn mà Việt Nam thừa nhận;

d) Vi phạm các quy định về lắp đặt hoặc sử dụng thiết bị vô tuyến trên tầu bay hoặc thiết bị vô tuyến đặt ở mặt đất để liên lạc với tầu bay trong lãnh thổ Việt Nam;

đ) Cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa hoặc tiến hành thử nghiệm tầu bay, động cơ và trang thiết bị trên tầu bay mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm quy tắc chuẩn bị chuyến bay, làm thủ tục chuyến bay và lập kế hoạch bay;

b) Thả các thiết bị, vật dụng vào không trung gây mất an toàn bay;

c) Vi phạm các quy định về bảo đảm trọng tâm, trọng tải tầu bay;

d) Vi phạm quy định về mang bằng, chứng chỉ, giấy tờ, tài liệu khi khai thác tầu bay và các thiết bị kỹ thuật hàng không;

đ) Vi phạm các quy định của bằng, chứng chỉ hoặc không thực hiện các yêu cầu đối với giấy tờ, tài liệu khi khai thác tầu bay và các trang thiết bị hàng không;

e) Không báo cáo kịp thời về tai nạn, sự cố kỹ thuật nghiêm trọng của tầu bay và các trang thiết bị hàng không;

g) Vi phạm thủ tục kiểm tra an toàn và an ninh hàng không.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Vi phạm trật tự, kỷ luật trong tầu bay, không tuân thủ mệnh lệnh của người chỉ huy tầu bay khi tầu bay đang bay;

b) Không thông báo kịp thời tin tức về tai nạn tầu bay cho chính quyền địa phương, tổ chức tìm kiếm - cứu nguy hoặc tổ chức hàng không gần nhất;

c) Không thực hiện nghĩa vụ giúp đỡ tìm kiếm - cứu nguy người, bảo quản tầu bay bị nạn và tài sản trên tầu bay đó.

5. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoạt động khai thác bay.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép, bằng, chứng chỉ đến 3 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, các điểm d và đ khoản 3 của Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 của Điều này.

7. Buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này.

Điều 8. Vi phạm trong hoạt động quản lý bay

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện chuyến bay chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;

b) Tự ý thay đổi hành trình bay, chế độ bay mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế, khu vực nguy hiểm khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền;

d) Cung cấp các thông tin không trung thực hoặc có những hành vi lừa dối khi xin phép bay;

đ) Vi phạm điều kiện quy định ở phép bay được cấp.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện chuyến bay quốc tế cất cánh, hạ cánh tại sân bay nội địa mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không thông báo cho cơ quan cấp phép bay khi tự hủy chuyến bay đã được cấp phép;

c) Thực hiện hạ cánh ở những nơi không được quy định ở phép bay, trừ trường hợp hạ cánh bắt buộc;

d) Thực hiện chuyến bay thao diễn, luyện tập trên khu vực đông dân mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Bay không đúng đường hàng không quy định;

b) Vi phạm các phương thức thực hành bay;

c) Không tuân thủ quy tắc bay qua biên giới;

d) Không chấp hành huấn lệnh của cơ quan quản lý bay khi không có lý do chính đáng;

đ) Không thông báo kịp thời cho cơ quan quản lý bay khi không thực hiện nhiệm vụ chuyến bay, kế hoạch bay hoặc sự chỉ dẫn của cơ quan quản lý bay;

e) Can thiệp vào hoạt động điều hành bay mà không được phép của người có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện các công việc trong lĩnh vực quản lý bay (không lưu, không báo và bản đồ hàng không, thông tin, dẫn đường, giám sát, khẩn nguy sân bay, tìm kiếm cứu nạn, khí tượng hàng không) mà không có bằng hoặc chứng chỉ còn giá trị do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Khai thác các thiết bị, phương tiện chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý bay khi chưa được cấp giấy phép khai thác theo quy định;

c) Vi phạm các tiêu chuẩn, điều kiện khai thác, vận hành, sửa chữa, hiệu chuẩn các thiết bị chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản lý bay;

d) Vi phạm các tiêu chuẩn về tĩnh không hàng không;

đ) Chiếm dụng hoặc khai thác trùng lắp các tần số rada, vô tuyến dành riêng cho hoạt động hàng không dân dụng mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo kịp thời với cơ quan quản lý bay thích hợp hoặc không thực hiện chỉ dẫn của cơ quan quản lý bay trong trường hợp phát hiện người, phương tiện giao thông hoặc tài sản khác bị nạn ngoài tầu bay;

b) Chụp ảnh, quay phim từ trên không, sử dụng các thiết bị điện tử hoặc liên lạc vô tuyến cá nhân trên tầu bay khi không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoạt động quản lý bay.

7. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép đến 3 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 của Điều này.

8. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, đ khoản 4 của Điều này.

Điều 9. Vi phạm trong hoạt động vận chuyển hàng không

1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm như súng đạn, chất nổ, chất dễ cháy bằng tầu bay mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Vận chuyển hành khách, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng tầu bay.

3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đưa người, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện và các đồ vật khác lên tầu bay không đúng thủ tục quy định.

4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoạt động vận chuyển hàng không.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 của Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.

Điều 10. Vi phạm các quy định về bán vận chuyển, giá cước và dịch vụ đặt chỗ

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện hoạt động bán vận chuyển hàng không tại Việt Nam khi chưa được phép hoặc chưa đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của giấy phép được cấp;

b) Xuất vận đơn hàng không thứ cấp khi chưa được phép hoặc chưa đăng ký với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của giấy phép được cấp;

c) Vi phạm những quy định về áp dụng giá cước vận chuyển hàng không;

d) Thực hiện hoạt động khai thác hệ thống đặt chỗ bằng máy tính tại Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp;

đ) Khai thác hệ thống quản lý chỗ dùng riêng tại Việt Nam khi chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc sử dụng hệ thống quản lý chỗ dùng riêng vào việc phân phối dịch vụ của các doanh nghiệp khai thác hệ thống đặt chỗ bằng máy tính tại Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thay đổi địa điểm văn phòng bán vé khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động bán vận chuyển hàng không tại Việt Nam theo quy định;

c) Không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về phân phối sản phẩm vận chuyển hàng không tại Việt Nam khi khai thác hệ thống đặt chỗ bằng máy tính và sử dụng dịch vụ đặt chỗ bằng máy tính;

d) Thực hiện chức năng đại diện cho các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam khi chưa được phép hoặc chưa đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp.

3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoạt động bán vận chuyển, giá cước và dịch vụ đặt chỗ.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 6 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b, d khoản 1 và điểm d khoản 2 của Điều này.

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 của Điều này.

5. Buộc bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 của Điều này.

Điều 11. Vi phạm trong hoạt động khai thác cảng hàng không

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thành lập, mở rộng, cải tạo cảng hàng không, sân bay mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp;

b) Mở cảng hàng không, sân bay cho giao lưu hàng không quốc tế mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hỏng hệ thống tín hiệu, trang thiết bị, đài trạm thông tin, chỉ huy bay, các trang thiết bị khác trong khu bay;

b) Điều khiển, đưa vào khai thác tại khu bay các phương tiện mặt đất không đáp ứng điều kiện kỹ thuật;

c) Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây tại khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay khi không được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc hạn chế tĩnh không sân bay gây ảnh hưởng đến hoạt động và bảo đảm an toàn của cảng hàng không, sân bay.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hỏng trang thiết bị tại cảng hàng không;

b) Đưa vũ khí, chất cháy, chất nổ, các đồ vật và chất nguy hiểm khác vào các khu vực hạn chế tại cảng hàng không mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Đưa người, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện và các đồ vật khác chưa được làm thủ tục vận chuyển hàng không và kiểm tra an ninh hàng không vào các khu vực hạn chế tại cảng hàng không;

d) Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không.

4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Làm hư hỏng tài sản, trang thiết bị tại sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàng không, sân bay;

b) Điều khiển phương tiện mà không có bằng, chứng chỉ hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm các quy định của giấy phép được cấp đối với hoạt động tại các khu vực của cảng hàng không (đi lại không đúng luồng, tuyến, vượt quá tốc độ quy định hoặc đỗ không đúng vị trí );

c) Không mua lệ phí khi vào hoạt động tại sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàng không, sân bay;

d) Cho thuê, mượn, giả mạo giấy phép để vào sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàng không, sân bay;

đ) Gây mất trật tự an toàn đối với hoạt động tại sân đỗ ô tô thuộc khu vực cảng hàng không, sân bay;

e) Đặt các vật thu hút chim chóc tụ tập trong khu vực cảng hàng không;

g) Treo biển quảng cáo, dán tranh áp phích, cổ động trong khu vực cảng hàng không mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của giấy phép được cấp;

h) Tiến hành hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong khu vực cảng hàng không mà không có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vi phạm quy định của giấy phép được cấp;

i) Vi phạm các quy định về sử dụng thẻ nhận dạng, thẻ kiểm soát an ninh hàng không và giấy phép hoạt động tại cảng hàng không;

k) Vi phạm các quy tắc đặt đèn hiệu, ký hiệu nhận biết các toà nhà, công trình trong khu vực lân cận cảng hàng không;

l) Đặt trong khu vực cảng hàng không các ký hiệu, thiết bị giống các ký hiệu, thiết bị dùng để nhận biết sân bay;

m) Đặt các vật dễ cháy, vật nổ trong khu vực cảng hàng không.

5. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tự ý vào khu vực cách ly;

b) Làm hư hại các ký hiệu nhận biết cảng hàng không, sân bay.

c) Chăn thả trâu, bò, gia súc trong khu vực đường băng, đường lăn, sân đỗ tầu bay, lề bảo hiểm của đường cất - hạ cánh;

d) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hoạt động khai thác cảng hàng không, sân bay.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

b) Tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d, g, h và i khoản 4 của Điều này.

7. Buộc khắc phục hậu quả hoặc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép và bồi thường thiệt hại nếu có đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 2, điểm a, d khoản 3, điểm a, e, g, k, l, m khoản 4 và điểm b khoản 5 của Điều này.

Điều 12. Áp dụng các văn bản pháp luật khác về xử phạt vi phạm hành chính

1) Các hành vi vi phạm an ninh trật tự tại khu vực cảng hàng không bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5, điểm b khoản 2 Điều 16, điểm b khoản 1 Điều 17 của Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.

2) Các hành vi gây mất vệ sinh hoặc ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực cảng hàng không bị xử phạt theo các quy định tương ứng của Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường và Nghị định số 46/CP ngày 06 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 13. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của ủy ban các cấp

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương có liên quan đến hoạt động hàng không dân dụng.

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng.

1. Chánh thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp xử lý khác quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thanh tra viên chuyên ngành hàng không dân dụng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an, Hải quan và Thuế

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Công an, Hải quan và Thuế có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng theo quy định tại các Điều 29, 30 và 32 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 16. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt

1. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.

2. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Chương 4:

THỦ TỤC XỬ PHẠT

Điều 17. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt hoặc không có thẩm quyền xử phạt thì phải kịp thời gửi biên bản và các hồ sơ liên quan đến cấp có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký hoặc ngày được ghi trong quyết định nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày ký.

Quyết định xử phạt phải được gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

5. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam quy định việc thu và sử dụng tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

6. Nghiêm cấm người xử phạt trực tiếp thu tiền phạt.

Điều 18. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

1. Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép về hoạt động hàng không dân dụng tuân theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

a) Người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm cố tình không chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có nhiều khả năng tiếp tục vi phạm sau khi đã có quyết định đình chỉ vi phạm;

b) Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép phải ghi rõ trong quyết định xử phạt về tên, loại, số giấy phép và thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, đồng thời phải có văn bản thông báo cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết, trong đó ghi rõ lý do và thời hạn giấy phép bị tước quyền sử dụng;

c) Trường hợp xét thấy loại giấy phép hoặc thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép cần áp dụng vượt quá thẩm quyền quyết định của mình, người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt cấp trên hoặc cơ quan đã cấp giấy phép đó ra quyết định tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép.

2. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn đối với trường hợp xét thấy tổ chức, cá nhân vi phạm có thể thực hiện các biện pháp khắc phục, hạn chế hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, chấm dứt vi phạm và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm sau một thời hạn nhất định.

a) Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép được áp dụng phải nằm trong thời hạn được quy định đối với hành vi vi phạm liên quan và tương ứng với khoảng thời gian cần thiết cho tổ chức, cá nhân vi phạm có thể khắc phục, hạn chế hậu quả vi phạm, thực hiện đầy đủ các yêu cầu quy định trong quyết định xử phạt và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện tiếp tục vi phạm;

b) Kết thúc thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền đã ra quyết định tước quyền sử dụng giấy phép phải trả lại giấy phép cho tổ chức, cá nhân sử dụng giấy phép đó.

3. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép vô thời hạn hoặc kiến nghị cơ quan đã cấp giấy phép đó thu hồi giấy phép đối với trường hợp vi phạm có tổ chức, quy mô lớn hoặc tái phạm nhiều lần.

4. Trường hợp phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền, không tuân thủ theo thủ tục quy định hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải thu hồi ngay giấy phép, đồng thời thông báo kịp thời cho cơ quan đã cấp giấy phép và các cơ quan có thẩm quyền liên quan biết.

Điều 19. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính

1. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Việc xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 20. Thi hành quyết định xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác và được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

2. Việc tổ chức cưỡng chế thi hành và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt phải tuân theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 21. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được thực hiện theo các biện pháp sau:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có quyền ra quyết định cưỡng chế và có trách nhiệm tổ chức việc cưỡng chế.

3. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của ủy ban nhân dân cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.

4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

Điều 22. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu nói tại Điều này.

Chương 5:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 23. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người đã ra quyết định.

a) Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng phải tuân theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

b) Trong thời gian chờ đợi kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng;

c) Trong trường hợp không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại thì tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng có thể khởi kiện tại toà hành chính theo quy định của pháp luật.

2. Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng của các tổ chức, cá nhân khác theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Việc giải quyết tố cáo của công dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Điều 24. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc thực hiện quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Hiệu lực thi hành.

1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.

2. Căn cứ khoản 2 Điều 108 của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991và Luật sửa đổi một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 20 tháng 4 năm 1995, các mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng được điều chỉnh, áp dụng theo Nghị định này.

Điều 26. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness

--------

No: 01/2001/ND-CP

Hanoi , January  04, 2001

 

DECREE

ON SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF CIVIL AVIATION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on the Organization of the Government;
Pursuant to the December 26, 1991 Law on Vietnam Civil Aviation and the April 20, 1995 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation;
Pursuant to the July 6, 1995 Ordinance on Sanctioning Administrative Violations;
At the proposal of the Director of Vietnam Civil Aviation Department,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The administrative violations in the field of civil aviation prescribed in this Decree shall include:

a) Violations in flight operation activities;

b) Violations in flight management activities;

c) Violations in air transport activities;

d) Violation of regulations on transport sale, freight and booking services;

e) Violations in airport operation activities.

Article 2.- Application objects

1. All organizations and individuals committing acts of administrative violation in the field of civil aviation in the Vietnamese territory and the airspace under Vietnam’s management responsibility shall be sanctioned according to the provisions of this Decree.

2. Foreign organizations and individuals committing administrative violations in the field of civil aviation shall be sanctioned according to the provisions of this Decree, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Sanctioning principles

1. The sanctioning of administrative violations in the field of civil aviation must comply with the provisions of the Ordinance on Handling Administrative Violations and specific provisions in this Decree.

2. The sanctioning of administrative violations in the field of civil aviation must be effected by competent persons prescribed in Articles 13,14 and 15 of this Decree.

3. All acts of administrative violation in the field of civil aviation must be immediately stopped. The sanctioning must be effected in a timely, just and fair manner; all consequences caused by administrative violations must be quickly overcome in strict compliance with the provisions of law.

Organizations and individuals committing acts of administrative violation in the field of civil aviation and causing material losses must compensate therefor according to the provisions of law. The compensation for damage caused by administrative violations shall be made under the agreement mutually reached among the concerned parties. For damage with value reaching VND 1,000,000 on which the concerned parties cannot reach agreement, the persons with sanctioning competence shall decide the compensation level; damage valued at over VND 1,000,000 shall be settled according to the civil procedures.

4. An act of administrative violation shall be sanctioned only once. A person who commits many acts of administrative violation shall be sanctioned for each violating act. Where many persons committing one act of administrative violation, each of the violators shall be sanctioned.

5. The sanctioning of administrative violations in the field of civil aviation must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal backgrounds of the violators and extenuating as well as aggravating circumstances before deciding the appropriate sanctioning forms, measures and levels. The extenuating and aggravating circumstances shall comply with the current law provisions as well as the provisions in Articles 7 and 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

6. Administrative sanctions shall not be imposed in cases of urgent circumstances, legitimate self-defense, unexpected events or on individuals who have committed acts of violation while suffering from mental or other diseases which deprive them of the capacity to cognize and control their acts.

7. The retention of violation cases with signs of criminal offenses for administrative sanction is strictly forbidden.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For each act of administrative violation in the field of civil aviation, the violating organization or individual shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:

a) Warning;

b) Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the organizations and individuals committing acts of administrative violation in the field of civil aviation shall also be subject to one or all of the following forms of additional sanction:

a) Deprivation of the right to use licenses;

b) Confiscation of material evidences, means used for the administrative violations.

3. In addition to principal and additional sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the organizations and individuals committing acts of administrative violations in the field of civil aviation may also be subject to one or all of the following measures:

a) Forced restoration of the initial state altered by acts of administrative violation or forced dismantlement of illegally constructed works;

b) Forced overcoming of the environmental pollution or epidemic spread, caused by acts of administrative violation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Forced destruction of objects which cause harm to people’s health, poisonous cultural products.

4. Principal and additional sanctioning forms as well as measures for handling of each act of administrative violation in the field of civil aviation are specified in Chapter II of this Decree.

5. When the fining form is applied, the fine levels must be commensurate to the nature and seriousness of the violation acts; if extenuating circumstances are involved, the fine levels can be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if aggravating circumstances are involved, the fine levels may be raised but must not be higher the maximum level of the fine bracket.

Article 5.- Statute of limitations for sanctioning

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of civil aviation shall be one year from the date the act of administrative violation is committed, except for cases prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article.

2. The two-year sanctioning time limit counting from the date of committing the act of administrative violation shall apply to acts of violating the regulations on freight, aviation fees, the construction and installation of works and equipment in service of civil aviation activities.

3. For individuals who have been prosecuted or given decisions to bring their cases to trial according to the criminal procedures, then later receive decisions to suspend the investigation or the cases, they shall be sanctioned for administrative violations if signs of administrative violations are detected. The statute of limitations for sanctioning in this case shall be three months counting from the date the suspension decision is issued.

4. Past the time limits stated in Clauses 1,2 and 3 of this Article, no sanction shall be imposed but the following measures can be applied:

a) Forced restoration of the initial state altered by acts of administrative violation or forced dismantlement of illegally constructed works;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Forced destruction of objects which cause harms to people’s health, poisonous cultural products.

5. Within the time limits prescribed in Clause 1,2 and 3 of this Article, if violating organizations or individuals commit new acts of administrative violations or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the sanctioning time limit shall be counted from the time of committing the new acts of administrative violation or from the time of shirking or obstructing the sanctioning.

Article 6.- Duration for being considered as having not yet been sanctioned

Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of civil aviation shall be regarded as having not yet been sanctioned for administrative violations, if past one year after they have completely served the sanctioning decisions or the expiry of the effect for implementing the sanctioning decisions they do not relapse into violations.

Chapter II

ACTS OF VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 7.- Violations in flight operation activities

1. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Putting to use aircraft, engines and aircraft equipment which require permits but without having the permits granted by competent State bodies or violating regulations in the granted permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Conducting flights over the Vietnamese territory without adequate flight crew members under the laws of countries where the aircraft are registered;

b) Flying aircraft without nationality signs and registration signs over Vietnamese territory;

c) Having no valid certificates of flight qualifications in conformity with the regulations of countries of aircraft registration and with the standards recognized by Vietnam;

d) Violating the regulations on installation and use of radio equipment on the aircraft or radio equipment on the ground for contact with aircraft within the Vietnamese territory;

e) Providing maintenance, repair service or conducting experiment of aircraft, engines and equipment on aircraft without the permission of the competent State bodies or violating the regulations in the granted permits.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Breaching the rules of flight preparation, flight procedure clearance and flight planning;

b) Dropping equipment, objects into the air, causing flight unsafety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Breaching the regulations on carrying diplomas, certificates, papers, documents when operating aircraft and aviation technical equipment;

e) Breaching the regulations of diplomas and certificates or failing to satisfy the requirements on papers and documents when operating aircraft and aviation equipment;

f) Failing to report in time on accidents, serious technical problems of aircraft and aviation equipment;

g) Breaching the regulations on aviation safety and security inspection procedures.

4. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

a) Breaking the order, discipline in aircraft, failing to obey the orders of flight captains while aircraft are in flight;

b) Failing to notify in time the information on aircraft accidents to local administration, the nearest search and rescue organizations or aviation organizations;

c) Failing to perform the obligation of helping the search and rescue of people, preserving the aircraft in distress and the property thereon.

5. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of hindering or failing to implement the requirements of competent State bodies which inspect the flight operation activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Deprivation of the right to use permits, diplomas, certificates for up to 3 months, for acts of violation prescribed at Point a, Clause 1, Points d and e, Clause 3, of this Article;

b) Deprivation of the right to use permits for up to 6 months, for acts of violations prescribed at Point e, Clause 2 of this Article.

7. Forced overcoming of consequences caused by acts of violation prescribed at Point b, Clause 1 of this Article.

Article 8.- Violations in flight management activities

1. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Conducting flights not yet permitted by competent State bodies;

b) Arbitrarily altering the flight itinerary, flight regimes without permission of the competent State bodies, except force majeure cases;

c) Flying into forbidden, restricted or dangerous zones without permission of competent bodies;

d) Supplying untruthful information or committing deception when applying for flight permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Performing the take-off and/or landing of international flights at domestic airports without permission of competent State bodies;

b) Failing to notify the flight-permitting agencies of the arbitrary cancellation of flights already granted permits;

c) Performing the landing at places not prescribed in the flight permits, except for forced landing;

d) Conducting demonstration or training flights over populated areas without permission of competent State bodies.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to keep to the prescribed air routes;

b) Breaching modes of flight practice;

c) Failing to observe the regulations on cross-border flights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Failing to notify in time the flight control agencies of the non-performance of flight tasks, flight plans or the instructions of the flight control agencies;

f) Intervening in flight operation activities without permission of competent persons.

4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Performing the tasks in the field of flight management (air traffic, air notice and aviation maps, information, pilotage, supervision, airport emergency, search and rescue, aviation meteorology) without valid diplomas or certificates granted by competent bodies;

b) Operating specialized equipment and means in the field of flight management when having not yet been granted the operating permits as prescribed;

c) Violating the criteria and conditions on exploiting, operating, repairing or adjusting specialized equipment in the field of flight management;

d) Violating the criteria on aviation clear span;

e) Appropriating or exploiting radar or radio frequencies reserved exclusively for civil aviation without permission of the competent State bodies.

5. Warning or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Photographing, filming from the air, using electronic equipment or personal radio communication devices on the aircraft without permission of competent State bodies.

6. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of hindering competent State bodies from inspecting the flight management activities or failing to abide by their requirements

7. Forms of additional sanction:

Deprivation of the right to use permit for up to 3 months, for acts of violation prescribed at Point b, Clause 2 of this Article.

8. Forced application of measures to overcome the consequences and damage compensation, for acts of violation prescribed at Points b and e, Clause 4 of this Article.

Article 9.- Violations in air transport activities

1. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 for one of the following acts:

a) Transporting dangerous goods such as weapons and ammunition, explosives, inflammable substances by aircraft without permission of competent State bodies;

b) Transporting passengers, cargoes, postal matters and parcels without permission of competent State bodies or in violation of regulations in the granted permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Warning or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of taking people, luggage, cargoes, postal matters, parcels and other objects onboard aircraft in contravention of the prescribed procedures.

4. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of hindering competent State bodies from inspecting air transport activities or failing to abide by their requests.

5. Forms of additional sanction:

a) Deprivation of the right to use permits for up to 6 months, for acts of violation prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Deprivation of the right to use permits for indefinite time, for acts of violation prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 10.- Violating the regulations on transport sale, freight and booking services

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Conducting activities of selling air transportation in Vietnam without permission or registration with competent State bodies or in violation of the regulations stated in granted permits;

b) Issuing secondary air bills of lading without permission or registration with competent State bodies or in violation of the regulations stated in granted permits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Conducting activities of operating computerized booking systems in Vietnam without permission of competent State bodies or in violation of the regulations stated in granted permits;

e) Operating the exclusive place management systems in Vietnam without registration with competent State bodies or using the exclusive place management system in distributing services of enterprises operating the computerized booking systems in Vietnam.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Relocating booking offices without permission of competent State bodies;

b) Failing to observe the regime of reporting on air transport sale activities in Vietnam as prescribed;

c) Failing to fulfill the prescribed obligations regarding the distribution of air transport products in Vietnam when operating the computerized booking systems and using the computerized booking services;

d) Performing the function of representing foreign airlines in Vietnam without permission of or registration with, competent State bodies or violating the regulations prescribed in the granted permits.

3. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of hindering competent State bodies from inspecting activities of transport sale, freight and booking services or failing to abide by their requests.

4. Forms of additional sanction:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Confiscation of material evidences, means used for violations, for acts of violation prescribed at Point e, Clause 1 of this Article.

5. Forced compensation for damage, for acts of violation prescribed at Point c, Clause 1 of this Article.

Article 11.- Violations in activities of operating airports

1. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Establishing, expanding or renovating airports and/or airfields without permits issued by competent State bodies or violating the regulations stated in granted permits;

b) Opening airports and/or airfields for international aviation exchange without permits issued by competent State bodies or violating the regulations stated in granted permits.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Damaging signal systems, equipment, communication stations, flight control stations, other equipment in the flight zones;

b) Operating or putting into operation in flight zones ground facilities and means which fail to satisfy the technical conditions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Damaging equipment or facilities at airports;

b) Bringing weapons, inflammable substances, explosives as well as other dangerous objects and substances into restricted areas at airports without permission of competent State bodies;

c) Bringing people, luggage, cargoes, postal matters, parcels and other objects, which have not yet gone through air transport procedures and security check into restricted areas at airports;

d) Destroying, damaging, deforming or removing marker objects, partition objects, sign inscription objects, protection objects at airports.

4. Warning or a fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for one of the following acts:

a) Damaging property, facilities or equipment in parking lots of airports, air fields;

b) Operating means without licenses or certificates or without permission of competent State bodies or violating the regulations stated in granted permits, for activities in airport areas (moving to and from not according to prescribed routes, lanes, beyond the prescribed speeds or parking at wrong places);

c) Failing to pay fees for entry into car parks of airports, airfields;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Causing disorder or unsafety for operations at car parks of airports, airfields;

f) Putting up things to attract birds into airport areas;

g) Putting up advertising placards and/or posters in airport areas without permits issued by competent State bodies or violating the regulations stated in granted permits;

h) Conducting business and/or service activities in airport areas without permits issued by competent State bodies or violating the regulations stated in granted permits;

i) Breaching the regulations on the use of identification cards, air security control cards and permits for activities at airports;

j) Breaching the regulations on placing signal lights, signs to recognize buildings, works in the vicinities of airports;

k) Placing in airport areas signs or equipment identical to those used for recognizing air fields;

l) Placing inflammable objects, explosives in airport areas.

5. Warning or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Damaging signs to recognize airports, airfields;

c) Tending buffaloes, cows, domestic animals in areas of runways, taxiways, aircraft parks, security margins of take-off and landing runways;

d) Hindering competent State bodies from inspecting activities of airport and airfield operation or failing to meet their requests.

6. Forms of additional sanction:

a) Deprivation of the right to use permits for up to 6 months, for acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article.

b) Deprivation of the right to use permits for indefinite time, for acts of violation prescribed at Points b, d, g, h and i of Clause 4 of this Article.

7. Forced overcoming of consequences or dismantlement of illegally constructed works and payment of compensation for damage, if any, for acts of violation prescribed at Points a and c of Clause 2, Points a and d of Clause 3, Points a, e, g, j, k and l of Clause 4 and Point b of Clause 5, of this Article.

Article 12.- Application of other legal documents on sanctioning administrative violations

1. Acts of violating regulations on order and security in airport areas shall be sanctioned under the provisions at Point c, Clause 1 of Article 5, Point b, Clause 2 of Article 16, Point b, Clause 1 of Article 17 of Decree No.49/CP of August 15, 1996 of the Government on sanctioning administrative violations in the field of security and order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter III

SANCTIONING COMPETENCE

Article 13.- Competence of the Peoples Committees of various levels to sanction administrative violations

The presidents of the People’s Committees of different levels have the sanctioning powers as prescribed in Articles 26, 27 and 28 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations in the field of State management in localities related to civil aviation activities.

Article 14.- Competence of specialized civil aviation inspectors to sanction administrative violations

1. The specialized civil aviation inspector general shall have the power:

a) To serve warning;

b) To impose fines of up to VND 20,000,000;

c) To strip the right to use permits falling under his/her competence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Specialized civil aviation inspectors, while on official duty, shall have the power:

a) To serve warning;

b) To impose fines of up to VND 200,000;

c) To confiscate material evidences, means used for violations, with value of up to VND 500,000;

d) To apply measures prescribed at Points a, b and d of Clause 3, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 15.- Competence of the police, customs and tax offices to sanction administrative violations

Within their assigned functions, tasks and powers, the police, customs or tax offices’ persons with competence to sanction administrative violations shall have power to sanction administrative violations in the field of civil aviation as provided for in Articles 29, 30 and 32 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and other relevant legal documents.

Article 16.- The principles for determining the sanctioning competence

1. The specialized inspectorates may sanction administrative violations in the field of civil aviation, which fall under the spheres of their management.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

SANCTIONING PROCEDURES

Article 17.- Procedures for the application of form of principal sanction

1. Upon the detection of acts of administrative violation in the field of civil aviation, the persons with sanctioning competence must order the immediate cessation of such acts of administrative violation.

2. Where the administrative violations are sanctioned in form of warning, the persons with sanctioning competence shall have to issue the sanctioning decisions on the spot according to simple procedures prescribed in Article 46 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

3. Where administrative violations are sanctioned in form of pecuniary penalty, the persons with sanctioning competence must promptly make records on the administrative violations as provided for in Article 47 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. If the record makers have lower or no sanctioning competence, they must promptly send the records and relevant dossiers to the competent authorities so that the latter can issue the sanctioning decisions.

Within 15 days after making the records on administrative violations, the competent persons shall have to issue the sanctioning decisions as provided for in Article 48 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. If many complicated circumstances are involved, the above time limit may be prolonged, but must not exceed 30 days.

4. The sanctioning decisions shall take effect from the dates they are signed or the date inscribed in the decisions, but not more than 15 days after they are signed.

The sanctioning decisions must be addressed to the sanctioned organizations or individuals and the fine collecting bodies within 3 days after the issuance of sanctioning decisions. The decisions on fines of VND 2,000,000 or more must also be sent to the People’s Procuracy of the same level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The sanctioning persons are forbidden to personally collect fines.

Article 18.- Procedures for stripping the rights to use permits

1. The procedures for stripping the right to use assorted permits for civil aviation activities shall comply with the provisions in Article 50 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;

a) Persons with sanctioning competence shall apply form of stripping the right to use permits when the violating organizations and/or individuals deliberately refuse to stop their violation acts or when there appears great possibility that they shall continue their violations after the issuance of decisions to stop the violations;

b) Persons with sanctioning competence, upon deciding to apply form of stripping the right to use permits, must clearly inscribe in the sanctioning decisions the names, types and serial numbers of the permits as well as the duration for stripping the right to use permits, and at the same time must send written notification thereon to the agencies which have granted such permits, clearly stating the reasons therefor and the duration for stripping the right to use such permits;

c) Where it is deemed that the permit types subject to deprivation of the right to use them or the right deprivation duration to be applied are beyond their deciding competence, the persons with sanctioning competence shall have to issue decisions to stop acts of violation and request the superior sanctioning bodies or the agencies which have granted such permits to issue decisions to strip the use right or withdraw the permits.

2. Persons with sanctioning competence shall decide to apply the form of stripping the right to use permits for a given period of time in cases where they deem that the violating organizations or individuals can apply remedial measures, limit the consequences caused by their acts of violation, terminate the violations and eliminate the causes and conditions for continued violations after a certain duration.

a) The applicable time of stripping the right to use permits must be included in the time limits prescribed for relevant violation acts and correspond to the duration necessary for the violating organizations or individuals to overcome and limit the consequences of the violations, satisfy all requirements prescribed in the sanctioning decisions and eliminate all causes and conditions for continued violations;

b) Upon the expiry of the time limits inscribed in the sanctioning decisions, the competent persons who have issued decisions to strip the right to use permits must return such permits to the organizations and/or individuals that use such permits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Where permits are detected as having been granted not according to competence, not in compliance with the prescribed procedures or having contained illegal contents, the persons with sanctioning competence shall have to immediately withdraw such permits and at the same time promptly notify the permit-granting agencies and concerned competent bodies thereof.

Article 19.- Procedures for confiscating and handling material evidences, means used for committing acts of administrative violation

1. The procedures for confiscating material evidences and means used for committing acts of administrative violation in the field of civil aviation must comply with the provisions in Article 51 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The decisions on confiscation of material evidences, means used for committing administrative violations with the value of VND 5,000,000 or more must be sent immediately to the People’s Procuracy of the same level.

3. The handling of material evidences, means used for committing acts of administrative violations in the field of civil aviation must comply with the provisions in Article 52 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 20.- Execution of sanctioning decisions

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of civil aviation must execute the sanctioning decisions within 5 days after they are given the sanctioning decisions, except otherwise prescribed by law and clearly stated in the sanctioning decisions. If past the above time limit the sanctioned organizations and/or individuals fail to voluntarily execute the decisions, the persons with competence to sanction the violations may apply coercive measures for the execution thereof.

2. The forced execution and application of measures for forced execution of sanctioning decisions must comply with the provisions in Article 21 of this Decree and other provisions of relevant legislation.

Article 21.- Forced execution of sanctioning decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Deducting part of salaries or part of incomes; deducting money from bank accounts;

b) Inventorying property with value equal to the fine amounts for auction;

c) Other coercive measures for the execution of sanctioning decisions.

2. Persons with competence to sanction violations may issue decisions on forced execution and have to organize the coercion.

3. The people’s police force shall have to implement the coercion decisions of the Peoples Committees of the same level and have to coordinate with agencies having the competence to sanction administrative violations as prescribed in this Decree in organizing the execution of coercion decisions of such agencies when so requested.

4. Coerced organizations and individuals shall have to bear all costs of organizing the implementation of coercive measures.

Article 22.- Statute of limitations for execution of sanctioning decisions

A decision on sanctioning administrative violations in the field of civil aviation shall no longer have implementation effect after one year from the date the decision is issued; in cases where the sanctioned organizations and/or individuals deliberately evade or delay the execution thereof, the statute of limitations mentioned in this Article shall not apply.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Complaints, denunciations and the settlement thereof

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of civil aviation or their lawful representatives may complain about decisions to sanction administrative violations with the makers of such decisions.

a) The procedures for complaint lodging and settlement of complaints about decisions to sanction administrative violations in the field of civil aviation must comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations;

b) Pending the results of solving the complaints by competent bodies, the organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of civil aviation shall still have to abide by the sanctioning decisions, except for case of forced dismantlement of construction works;

c) In case of disagreeing with the complaint settlement, the organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of civil aviation may initiate lawsuits at administrative courts as prescribed by law.

2. Citizens may denounce to competent State bodies acts of administrative violation in the field of civil aviation committed by other organizations or individuals according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations

3. Citizens may denounce to competent State bodies the illegal acts of persons competent to sanction administrative violations in the field of civil aviation.

The settlement of citizens denunciations shall comply with the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Article 24.- Handling of violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Persons sanctioned for administrative violations in the field of civil aviation, if committing acts of hindering or opposing people on official duty, delaying or shirking the execution of sanctioning decisions or committing other acts, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability; if causing material damage, they shall have to compensate therefor according to the provisions of law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25.- Implementation effect

1. This Decree takes effect 15 days after its signing. The previous provisions on sanctioning administrative violations in the field of civil aviation contrary to this Decree shall all be annulled.

2. Pursuant to Clause 2, Article 108 of the December 26, 1991 Law on Vietnam Civil Aviation and the April 20, 1995 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Vietnam Civil Aviation, the levels of sanction against administrative violations in the field of civil aviation shall be adjusted for application according to this Decree.

Article 26.- Responsibility for implementation organization

1. The director of the Vietnam Civil Aviation Administration shall have to guide the implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai  

 

;

Nghị định 01/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Số hiệu: 01/2001/NĐ-CP
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ
Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 04/01/2001
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Nghị định 01/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [1]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [5]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…