VĂN PHÒNG QUỐC
HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/VBHN-VPQH |
Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2013 |
Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 32/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới;
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Luật này quy định về di sản văn hóa[1].
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. [2] Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
2. Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
3. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
4. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
5. Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
6. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
7. Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
8. Bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là sản phẩm được làm giống như bản gốc về hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí và những đặc điểm khác.
9. Sưu tập là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử tự nhiên và xã hội.
10. Thăm dò, khai quật khảo cổ là hoạt động khoa học nhằm phát hiện, thu thập, nghiên cứu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và địa điểm khảo cổ.
11. Bảo quản di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là hoạt động nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
12. Tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm tu sửa, gia cố, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
13. Phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh là hoạt động nhằm phục dựng lại di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã bị hủy hoại trên cơ sở các cứ liệu khoa học về di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đó.
14. [3] Kiểm kê di sản văn hóa là hoạt động nhận diện, xác định giá trị và lập danh mục di sản văn hóa.
15. [4] Yếu tố cấu thành di tích là yếu tố có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ, thể hiện đặc trưng của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
16. [5] Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước[6]; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Quyền sở hữu, quyền tác giả đối với di sản văn hóa được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, ở vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước[7].
Di sản văn hóa phát hiện được mà không xác định được chủ sở hữu, thu được trong quá trình thăm dò, khai quật khảo cổ đều thuộc sở hữu nhà nước[8].
2. Di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ theo tập quán quốc tế và theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
2. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. [9] Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
2. Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
4. [10] Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc
gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra
nước ngoài;
5. [11] Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỐI VỚI DI SẢN VĂN HÓA
Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hóa;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa.
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các quy định tại Điều 14 của Luật này.
2. Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.
3. Gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa.
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hóa có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa.
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hóa.
3. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hóa bị mất hoặc có nguy cơ bị hủy hoại.
4. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa.
5. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Nhà nước bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể thông qua các biện pháp sau đây:
1. Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, phân loại di sản văn hóa phi vật thể.
2. Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.
3. Khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ, truyền dạy và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
4. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo đề nghị của tổ chức, cá nhân nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể.
5. Đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, ngăn ngừa nguy cơ làm mai một, thất truyền di sản văn hóa phi vật thể.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp Giấy chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong trường hợp di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mà sau đó có cơ sở xác định không đủ tiêu chuẩn thì Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa ra khỏi Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của Việt Nam là Di sản văn hóa thế giới, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[14].
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
1. Nghiên cứu, sưu tầm, lưu giữ tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc; ban hành quy tắc phiên âm tiếng nói của những dân tộc chưa có chữ viết; có biện pháp bảo vệ đặc biệt đối với tiếng nói, chữ viết có nguy cơ mai một.
2. Dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo yêu cầu công việc; dạy tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số cho học sinh người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật giáo dục; xuất bản sách, báo, thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình, sân khấu bằng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền để bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt và phát triển tiếng Việt.
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lễ hội.
2. Khuyến khích việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống gắn với lễ hội.
3. Phục dựng có chọn lọc nghi thức lễ hội truyền thống.
4. Khuyến khích việc hướng dẫn, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài về nguồn gốc, nội dung giá trị truyền thống tiêu biểu, độc đáo của lễ hội.
a) Tặng, truy tặng Huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và thực hiện các hình thức tôn vinh khác;
b) Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sáng tạo, trình diễn, trưng bày, giới thiệu sản phẩm của nghệ nhân;
c) Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và ưu đãi khác đối với nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.
2. Chính phủ ban hành chính sách đãi ngộ đối với nghệ nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ
MỤC 1. DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH
1. [18] Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc của địa phương;
b) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;
d) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật.
2. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
b) Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất.
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi chung là di tích) được xếp hạng như sau:
1. Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;
d) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
2. Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;
d) Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
3. Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
a) Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
b) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;
c) Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
d) Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.
1. [20] Thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh;
b) Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; quyết định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sản thế giới.
2. Trong trường hợp di tích đã được xếp hạng mà sau đó có đủ căn cứ xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi thì người có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích nào có quyền ra quyết định hủy bỏ xếp hạng đối với di tích đó.
Thủ tục xếp hạng di tích được quy định như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê di tích ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh; trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo lập hồ sơ khoa học trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, lập hồ sơ khoa học di tích tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xem xét đưa vào Danh mục di sản thế giới.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:
a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I.
Trong trường hợp không xác định được khu vực bảo vệ II thì việc xác định chỉ có khu vực bảo vệ I đối với di tích cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, đối với di tích quốc gia do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định, đối với di tích quốc gia đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh vùng bảo vệ của hồ sơ di tích và phải được cắm mốc giới trên thực địa.
3. Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.
Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.
1. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch[23] nơi gần nhất.
2. Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch[24] khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[25] khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ.
4. [26] Các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có tiêu chí như quy định tại Điều 28 của Luật này, đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Luật này.
Ít nhất 5 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát và quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích của địa phương các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích.
1. Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích;
b) Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích.
2. Tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân.
3. Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, chứng chỉ hành nghề cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Khi phê duyệt dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích quy định tại Điều 32 của Luật này mà xét thấy có khả năng ảnh hưởng xấu đến cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích thì phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch [29].
2. Trong trường hợp chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình quy định tại khoản 1 Điều này có đề nghị thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch[30] có trách nhiệm cung cấp tài liệu liên quan và những yêu cầu cụ thể về bảo vệ di tích để chủ đầu tư lựa chọn các giải pháp thích hợp bảo đảm cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
3.[31] Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở nơi có ảnh hưởng tới di tích có trách nhiệm phối hợp và tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
2. Chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng công trình ở địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ trước khi triển khai dự án và thực hiện việc giám sát quá trình cải tạo, xây dựng công trình đó.
3. Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc phát hiện được di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Khi nhận được thông báo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải có biện pháp xử lý kịp thời để bảo đảm tiến độ xây dựng. Trường hợp xét thấy cần đình chỉ xây dựng công trình tại địa điểm đó để bảo vệ di tích thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch phải báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền quyết định.
4. Trong trường hợp cần tổ chức thăm dò, khai quật khảo cổ tại địa điểm cải tạo, xây dựng công trình thì kinh phí thăm dò, khai quật khảo cổ được quy định như sau:
a) Đối với công trình được cải tạo, xây dựng bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được tính trong tổng vốn đầu tư của công trình đó;
b) Đối với công trình được cải tạo, xây dựng không phải bằng vốn của Nhà nước thì kinh phí thăm dò, khai quật được Nhà nước cấp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thủ tục và cấp kinh phí thăm dò, khai quật đối với các trường hợp quy định tại khoản này.
2. Trong trường hợp địa điểm khảo cổ đang bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép khai quật khẩn cấp và báo cáo ngay cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn cấp giấy phép khai quật khẩn cấp không quá 3 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; trường hợp không cấp giấy phép, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ muốn tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ phải gửi hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[34].
2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[35] có trách nhiệm cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ; trường hợp không cấp giấy phép phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[36] ban hành quy chế về thăm dò, khai quật khảo cổ.
1. Người chủ trì cuộc thăm dò, khai quật khảo cổ phải có các điều kiện sau đây:
a) Có bằng cử nhân chuyên ngành khảo cổ học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành khác có liên quan đến khảo cổ học;
b) Có ít nhất 5 năm trực tiếp làm công tác khảo cổ;
c) Được tổ chức xin phép thăm dò, khai quật khảo cổ đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[37].
Trong trường hợp cần thay đổi người chủ trì thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[38].
2. Tổ chức có chức năng nghiên cứu khảo cổ của Việt Nam được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành thăm dò, khai quật khảo cổ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
MỤC 2. DI VẬT, CỔ VẬT, BẢO VẬT QUỐC GIA
2. Căn cứ giá trị và yêu cầu bảo quản di vật, cổ vật quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định giao di vật, cổ vật đó cho bảo tàng công lập có chức năng thích hợp để bảo vệ và phát huy giá trị.
3. Tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của Chính phủ.
1. Bảo vật quốc gia phải có các tiêu chí sau đây:
a) Là hiện vật gốc độc bản;
b) Là hiện vật có hình thức độc đáo;
c) Là hiện vật có giá trị đặc biệt liên quan đến một sự kiện trọng đại của đất nước hoặc liên quan đến sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu; hoặc là tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng về giá trị tư tưởng, nhân văn, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách, một thời đại; hoặc là sản phẩm được phát minh, sáng chế tiêu biểu, có giá trị thực tiễn cao, có tác dụng thúc đẩy xã hội phát triển ở một giai đoạn lịch sử nhất định; hoặc là mẫu vật tự nhiên chứng minh cho các giai đoạn hình thành và phát triển của lịch sử trái đất, lịch sử tự nhiên.
2. Bảo vật quốc gia phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch. Tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia đã đăng ký có các quyền quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật này. Khi chuyển quyền sở hữu bảo vật quốc gia, tổ chức, cá nhân sở hữu bảo vật quốc gia phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch về chủ sở hữu mới trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chuyển quyền sở hữu.
3. Bảo vật quốc gia được bảo vệ và bảo quản theo chế độ đặc biệt.
4. Nhà nước dành ngân sách thích đáng để mua bảo vật quốc gia.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận bảo vật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia.
6. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định trình tự, thủ tục công nhận bảo vật quốc gia.
2. Di vật, cổ vật phải được giám định tại cơ sở giám định cổ vật trước khi đăng ký. Cơ sở giám định cổ vật chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả giám định của mình.
3. Tổ chức, cá nhân sở hữu di vật, cổ vật đã đăng ký có các quyền sau đây:
a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật; được giữ bí mật thông tin về di vật, cổ vật đã đăng ký, nếu có yêu cầu;
b) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật.
4. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định cụ thể thủ tục đăng ký di vật, cổ vật; điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.
1. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước[42], sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho; di vật, cổ vật thuộc các hình thức sở hữu khác được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và để thừa kế ở trong nước theo quy định của pháp luật.
Việc mang di vật, cổ vật ra nước ngoài phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch[43].
2. Việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được thực hiện theo giá thỏa thuận hoặc tổ chức đấu giá. Nhà nước được ưu tiên mua di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
1. Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
2. Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[44] cho phép đưa di vật, cổ vật ra nước ngoài.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[45] về những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia tịch thu được do tìm kiếm, mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu trái phép để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[46] quyết định việc giao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đó cho cơ quan có chức năng thích hợp.
Việc làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải bảo đảm các điều kiện sau:
1. Có mục đích rõ ràng.
2. Có bản gốc để đối chiếu.
3. Có dấu hiệu riêng để phân biệt với bản gốc.
4. Có sự đồng ý của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
5. Có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch[47].
1. Hệ thống bảo tàng bao gồm bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập.
2. Bảo tàng công lập bao gồm:
a) Bảo tàng quốc gia;
b) Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
c) Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương;
d) Bảo tàng cấp tỉnh.
3. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của bảo tàng.
Bảo tàng có các nhiệm vụ sau đây:
1. Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật.
2. Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hóa phục vụ xã hội.
4. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của bảo tàng.
5. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để thành lập bảo tàng bao gồm:
1. Có sưu tập theo một hoặc nhiều chủ đề.
2. Có nơi trưng bày, kho và phương tiện bảo quản.
3. Có người am hiểu chuyên môn phù hợp với hoạt động bảo tàng.
1. Thẩm quyền quyết định thành lập bảo tàng được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương theo đề nghị của Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;
b) Bộ trưởng, người đứng đầu ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương quyết định thành lập bảo tàng chuyên ngành thuộc đơn vị trực thuộc theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị trực thuộc;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập bảo tàng cấp tỉnh theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch ở địa phương; cấp giấy phép hoạt động cho bảo tàng ngoài công lập theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập bảo tàng.
2. Thủ tục thành lập, cấp giấy phép hoạt động bảo tàng được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thành lập hoặc đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng phải gửi hồ sơ đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Hồ sơ gồm văn bản đề nghị thành lập hoặc văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động bảo tàng và văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này đối với bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyên ngành; văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện quy định tại Điều 49 của Luật này đối với bảo tàng cấp tỉnh, bảo tàng ngoài công lập;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cấp giấy phép hoạt động bảo tàng có trách nhiệm xem xét, quyết định; trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
1. Việc xếp hạng bảo tàng căn cứ vào các tiêu chuẩn sau đây:
a) Số lượng và giá trị các sưu tập;
b) Chất lượng bảo quản và trưng bày sưu tập;
c) Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;
d) Mức độ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Căn cứ vào mức độ đạt được các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định cụ thể về việc xếp hạng bảo tàng.
Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch[51] có thể thỏa thuận với chủ sở hữu về việc sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để phục vụ cho công tác nghiên cứu hoặc trưng bày tại các bảo tàng nhà nước.
Điều kiện, nội dung và thời hạn sử dụng di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ sở hữu thỏa thuận bằng văn bản.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA
MỤC 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa.
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa.
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa.
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[52] chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch[53] để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Hội đồng di sản văn hóa quốc gia là hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về di sản văn hóa.
Thủ tướng Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng di sản văn hóa quốc gia.
MỤC 2. NGUỒN LỰC CHO CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nguồn tài chính để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước.
2. Các khoản thu từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
2. Việc đóng góp, tài trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được xem xét ghi nhận bằng các hình thức thích hợp.
MỤC 3. HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ DI SẢN VĂN HÓA
Nội dung hợp tác quốc tế về di sản văn hóa bao gồm:
1. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
2. Tham gia các tổ chức và điều ước quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ hiện đại trong lĩnh vực bảo quản, tu bổ di tích, xây dựng bảo tàng, khai quật khảo cổ.
4. Trao đổi các cuộc triển lãm về di sản văn hóa.
5. Hợp tác trong việc bảo hộ di sản văn hóa của Việt Nam ở nước ngoài.
6. Đào tạo, bồi dưỡng, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
MỤC 4. THANH TRA VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ DI SẢN VĂN HÓA
Thanh tra nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch[54] thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về di sản văn hóa, có nhiệm vụ:
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về di sản văn hóa.
2. Thanh tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
4. Tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về di sản văn hóa.
5. Kiến nghị các biện pháp để bảo đảm thi hành pháp luật về di sản văn hóa.
Đối tượng thanh tra có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra.
2. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra khi thấy có căn cứ cho là không đúng pháp luật.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.
4. Thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên, tạo điều kiện để thanh tra thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
3. Thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và khởi kiện được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT |
[1] Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[3] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[6] Cụm từ “sở hữu toàn dân” được thay thế bằng cụm từ “sở hữu nhà nước” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[7] Cụm từ “sở hữu toàn dân” được thay thế bằng cụm từ “sở hữu nhà nước” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[8] Cụm từ “sở hữu toàn dân” được thay thế bằng cụm từ “sở hữu nhà nước” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[10] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[11] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[12] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[14] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[15] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[16] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[17] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[18] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[19] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[20] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[21] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[23] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[24] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[25] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[26] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[27] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[28] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[29] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[30] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[31] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[32] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[33] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 19 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[34] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[35] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[36] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[37] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[38] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[39] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 20 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[40] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 21 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[41] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 22 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[42] Cụm từ “sở hữu toàn dân” được thay thế bằng cụm từ “sở hữu nhà nước” theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[43] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[44] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[45] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[46] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[47] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[48] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 23 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[49] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 24 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[50] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 25 Điều 1 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[51] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[52] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[53] Cụm từ “Bộ Văn hóa - Thông tin” được thay bằng cụm từ “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[54] Cụm từ “văn hóa - thông tin” được thay bằng cụm từ “văn hóa, thể thao và du lịch” theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
[55] Điều 4 của Luật số 32/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 quy định như sau:
“Điều 4
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.”
OFFICE OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 10/VBHN-VPQH |
Hanoi, July 23, 2013 |
LAW
CULTURAL HERITAGE
The Law on Cultural Heritage No. 28/2001/QH10 dated June 29, 2001 of the National Assembly, which comes into force from January 01, 2002, is amended by:
Law No. 32/2009/QH12 dated June 18, 2009 of the National Assembly on amendment to some Articles of the Law on Cultural Heritage, which comes into force from January 01, 2010.
The Vietnamese cultural heritage is a precious property of ethnic groups in Vietnam, constitutes part of the cultural heritage of mankind and plays a great role in national construction and defense of Vietnamese people.
In order to preserve and promote the cultural heritage value, meet increasing cultural demand of the people, contribute to building and development of the progressive Vietnamese culture deeply imbued with national identity and contribute to treasure of cultural heritage sites of the world;
In order to enhance effectiveness of state management and raise the people’s sense of responsibility for protection and promotion of the value of cultural heritage;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; this Law elaborates cultural heritage[1].
...
...
...
GENERAL PROVISIONS
Article 1.
Cultural heritage specified in this Law includes intangible cultural heritage and tangible cultural heritage, which are spiritual or material products that have historical, cultural or scientific value and are handed down from generation to generation in the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.
This Law elaborates protection and promotion of the value of cultural heritage; determines the rights and obligations of organizations and individuals to the cultural heritage in the Socialist Republic of Vietnam.
Article 3.
This Law applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals, and overseas Vietnamese that operate in Vietnam. In case an international treaty of which Vietnam is a signatory or a participant contains provisions different from those of this Law, the provisions of such international treaty shall apply.
Article 4.
For the purposes of this Law, the terms below are construed as follows:
...
...
...
2. ”Tangible cultural heritage” means a material product which has historical, cultural or scientific value, including historical-cultural monuments, scenic landscapes, relics, antiquities and national treasures.
3. ”Historical-cultural monuments” mean construction works and sites, and relics, antiquities and/or national treasures of such works and sites that have historical, cultural and/or scientific value.
4. ”Scenic landscape” means a natural scenery or place which has a combination of natural sceneries and architectures of historical, artistic and/or scientific value.
5. ”Relic” means an object that survives from the past and has historical, cultural and/or scientific value.
6. ”Antiquity” means an object that survives from the past, has typical value in terms of history, culture and/or science and is at least one hundred years old.
7. ”National treasure” means an object that survives from the past and has extremely precious, rare and typical value in terms of history, culture and/or science.
8. ”Replica of relic, antiquity or national treasure” means a product that is identical to the original in terms of shape, size, material, color, ornamentation and other features.
9. ”Collection” means a group of relics, antiquities and national treasures or intangible cultural heritage, which are gathered, preserved and arranged systematically according to common signs in terms of presentation, content and material to meet the demand for inquiry into natural and social history.
10. ”Archaeological exploration or excavation” means a scientific activity aimed at discovering, gathering and researching relics, antiquities, national treasures and archaeological sites.
...
...
...
12. ”Conservation of a historical-cultural monument or scenic landscape” means an activity aimed at repairing, reinforcing and/or embellishing the historical-cultural monument.
13. ”Restoration of a historical-cultural monument or scenic landscape” means an activity aimed at reconstructing the historical-cultural monument or scenic landscape that was destroyed using scientific data about such historical-cultural monument or scenic landscape
14. [3] “Inventory of cultural heritage” means the identification, valuation and making of a list of cultural heritage sites.
15. [4] “Elements that constitute a monument” mean the elements which have historical, cultural, scientific or aesthetic value specific to a historical-cultural monument or scenic landscape.
16. [5] “Museum” means a cultural institution having the functions of collection, preservation, research, display and introduction of cultural heritage and physical evidences related to nature, humans and their living environment to meet public demands for research, study, sightseeing and cultural enjoyment."
Article 5.
The State shall unify management of state-owned cultural heritage; recognize and protect collective ownership, community ownership, private ownership and other forms of ownership related to cultural heritage according to the provisions of law.
The ownership right and copyright on cultural heritage shall be defined under the provisions of this Law, the Civil Code and other relevant provisions of law.
Article 6.
...
...
...
Article 7.
Cultural heritage sites discovered with unidentified owner and gathered in the process of archaeological exploration and/or excavation are state-owned cultural heritage sites.
Article 8.
2. Vietnamese cultural heritage sites in foreign countries shall be protected under international practices and the provisions of the international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or a participant.
Article 9.
2. The State shall protect the lawful rights and interests of owners of cultural heritage sites. The owner of cultural heritage shall be responsible for protection and promotion the value of such cultural heritage.
3. The State shall invest in training and refresher training for officials, research into and application of sciences and technologies to the protection and promotion of the value of cultural heritage.
...
...
...
State agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, people’s armed forces (hereinafter referred to as “organizations”) and individuals shall be responsible for protection and promotion of the value of cultural heritage.
Article 11.
The cultural and mass media agencies shall be responsible for wide dissemination of information about the value of cultural heritage of ethnic groups in Vietnam at home and abroad, thereby contributing to increase in awareness of protection and promotion of the value of cultural heritage among the people.
Article 12.
Vietnamese cultural heritage shall be used for the following purposes:
1. Promoting its value for the social benefits;
2. Promoting the fine traditions of the ethnic groups in Vietnam;
3. Contributing to creation of new cultural values, enriching the treasure of Vietnamese cultural heritage and expanding the international cultural exchange.
Article 13.
...
...
...
1. [9] Appropriating or deviating historical-cultural monuments or scenic landscapes;
2. Destroying or posing a danger of destroying cultural heritage;
3. Conducting illegal excavations at archaeological sites; illegally constructing, encroaching upon the land within historical-cultural monuments or scenic landscapes;
4. [10] Illegally purchasing, selling, exchanging and transporting relics, antiquities and national treasures of historical-cultural monuments or scenic landscapes; purchasing, selling, exchanging and transporting relics, antiquities and national treasures that have illegal origins; illegally bringing relics, antiquities and national treasures overseas;
5. [11] Taking advantage of the protection and promotion of the value of cultural heritage to gain illegal benefits, carry out superstitious activities or commit other violations against law.
Chapter 2.
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS TO CULTURAL HERITAGE
Article 14.
An organization or individual shall have the following rights and obligations:
...
...
...
2. Visit and study cultural heritage;
3. Respect, protect and promote the value of cultural heritage;
4. Promptly notify places where relics, antiquities and national treasures, historical-cultural monuments or scenic landscapes are discovered; and hand relics, antiquities and national treasures discovered by such organization or individual over to the nearest competent authorities;
5. Prevent or request the competent authorities to prevent or promptly handle acts of destruction, appropriation or illegal use of cultural heritage.
Article 15.
An organization or individual who is an owner of cultural heritage shall have the following rights and obligations:
1. Comply with regulations in Article 14 of this Law;
2. Adopt measures for protecting and promoting the value of cultural heritage; promptly report to the competent authorities in case cultural heritage is in danger of having its value falsified, being destroyed or lost;
3. Send collections of intangible cultural heritage, relics, antiquities and national treasures to the state museums or the competent authorities in case they lack conditions and capability to protect and promote the value thereof;
...
...
...
5. Fulfill other obligations and rights as prescribed per the law.
Article 16.
An organization or individual who directly manages cultural heritage shall have the following rights and obligations:
1. Protect and preserve cultural heritage;
2. Adopt measures to promptly prevent or stop acts of infringing upon cultural heritage;
3. Promptly notify the owners or the nearest competent authorities when cultural heritage is lost or in danger of being destroyed;
4. Create favorable conditions for organizations and individuals to visit, travel to and study cultural heritage;
5. Fulfill other obligations and rights as prescribed per the law.
Chapter 3.
...
...
...
Article 17. [12]
The State shall protect and promote the value of intangible cultural heritage through the following measures:
1. Study, collect, inventory and classify intangible cultural heritage;
2. Transmit, disseminate, publish, perform and revive intangible cultural heritage;
3. Encourage and create conditions for organizations and individuals to research, collect, store, transmit and introduce intangible cultural heritage;
4. Provide professional guidance on protection and promotion of the value of intangible cultural heritage at the request of the holder of intangible cultural heritage.
5. Finance the protection and promotion of the value of intangible cultural heritage and the prevention of the danger of deterioration and disappearance of intangible cultural heritage."
Article 18. [13]
1. The presidents of the People’s Committees of provinces (hereinafter referred to as “the presidents of the provincial-level People’s Committees”) shall organize the inventory of intangible cultural heritage in their provinces, select intangible cultural heritage and make scientific dossiers thereof to propose the Minister of Culture, Sports and Tourism to include such intangible cultural heritage in the national list of intangible cultural heritage.
...
...
...
In case there are grounds to believe that intangible cultural heritage which has been included in the national list of intangible cultural heritage is ineligible for inclusion in this list, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall decide to remove such heritage from the national list of intangible cultural heritage.
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall elaborate Clause 1 of this Article."
Article 19.
The Prime Minister shall consider and decide to propose the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (UNESCO) to recognize Vietnam’s typical intangible cultural heritage as World Cultural Heritage, at the proposals of the Minister of Culture, Sports and Tourism [14].
Dossiers that have been submitted to the Prime Minister shall be evaluated in writing by the national council for cultural heritage.
Article 20.
The competent authorities shall adopt necessary measures to protect intangible cultural heritage, prevent the danger of falsification, deterioration and disappearance
Article 21. [15]
The State shall protect and develop spoken and written languages of ethnic groups through in Vietnam the following measures:
...
...
...
2. Teach spoken and written languages of ethnic minority groups for officials and public employees as well as officers and soldiers of people's armed forces who are working in ethnic minority areas to meet their working requirements; teach spoken and written languages of ethnic minority groups for ethnic minority pupils in accordance with the Education Law; publish books and newspapers and perform radio, television and stage programs in ethnic minority languages;
3. Issue legal documents and organize activities related to dissemination of information to preserve the clarity and purity of the Vietnamese language and develop the Vietnamese language."
Article 22.
The State and the society shall protect and promote the fine customs and traditions in the nation’s life-style and way of life; abolish bad customs and practices harmful to the people’s cultural life.
The State shall adopt policies to encourage the collection, compilation, translation, statistics, classification and storage of literary, art and scientific works, oral literature, folk oratorio of the ethic groups in Vietnam for popularization at home and cultural exchange with foreign countries.
Article 24.
The State shall adopt policies to encourage maintenance, restoration and development of traditional handicrafts that have typical value; research into and application of knowledge about traditional medicine and pharmacy; maintenance and promotion of value in terms of gastronomy and traditional costumes and other folk knowledge.
Article 25. [16]
...
...
...
1. Create favorable conditions for organization of festivals.
2. Encourage organization of traditional cultural and art-performance activities in association with festivals;
3. Selectively revive rites of traditional festivals;
4. Encourage guidance on and dissemination of information about the origin and contents of the typical and unique value of festivals at home and abroad."
Article 26. [17]
1. The State shall honor and adopt preferential policies for craftspeople who have outstanding talents, hold and have meritorious services to protection and promotion of the value of intangible cultural heritage, through the following measures:
a) Award or posthumously award medals or state honorary titles or apply other forms of honor;
b) Facilitate and finance creation, performance, display and introduction of products of craftspeople;
c) Provide monthly cost-of-living benefits and other preferential treatment to craftspeople who have been awarded state honorary titles but earn low incomes and meet with difficulties.
...
...
...
Article 27.
Overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals may conduct research into and collect intangible cultural heritage in Vietnam after obtaining written consents of the competent authorities.
Chapter 4.
PROTECTION AND PROMOTION OF VALUE OF TANGIBLE CULTURAL HERITAGE
SECTION 1. HISTORICAL-CULTURAL MONUMENTS AND SCENIC LANDSCAPES
Article 28.
1. [18] A historical-cultural monument shall fulfill one of the following criteria:
a) A construction work and/or place is associated with a typical national or local historical or cultural event;
b) A construction work or place is associated with the life and career of a national hero, personality or historical figure who has positive influence on the national or local development in different historical periods;
...
...
...
d) An architectural or artistic work, architectural complex, overall urban architecture and place of residence has a typical value for one or several periods of the development of architecture or art."
2. A scenic landscape shall fulfill one of the following criteria:
a) A natural scenery or place exists a combination of natural scenery and architectural work with typical aesthetic value;
b) A natural zone has scientific value in terms of geology, topography, geography, biological diversity, typical ecological system or exists material traces of development stages of the earth.
Article 29. [19]
Historical-cultural monuments and scenic landscapes (hereinafter referred to as "monuments”) shall be ranked as follows:
1. Provincial-level monuments are monuments with typical local value, including:
a) Construction works or places that mark important local historical events or milestones, or in association with historical figures who have positive influence on the local development in different historical periods;
b) Architectural or artistic works, architectural complexes, overall urban architecture and places of residence with local value;
...
...
...
d) Natural sceneries or places with a combination of natural landscape and architectural or artistic works that have local value.
2. National - level monuments are monuments with typical national value, including:
a) Construction works or places that mark important national historical events or milestones, or in association with national heroes, personalities or famous political, cultural, artistic or scientific activists who have important influence on the nation's history;
b) Architectural or artistic works, architectural complexes, overall urban architecture and places of residence with typical value in Vietnam's architectural and artistic development periods;
c) Archaeological sites with outstanding value that mark different development periods of archaeological culture;
d) Beautiful natural sceneries or places with a combination of natural sceneries and architectural or artistic works or natural zones with scientific value in terms of geology, geomorphology, geography, biodiversity or specific eco-system.
3. Special national - level monuments are monuments with specially typical national values, including:
a) Construction works and places in association with events that mark specially important developments of the nation's history or with national heroes or typical personalities who have great influence on the nation's history;
b) Architectural or artistic works, architectural complexes, overall urban architecture and places of residence with special value that mark Vietnam's different architectural and artistic development periods;
...
...
...
d) Famous natural sceneries or places with a combination of national natural sceneries and architectural or artistic works with special national value, or Vietnam's and world's natural zones that are valuable in terms of geology, geomorphology, geography, biodiversity or famous specific eco-systems."
Article 30.
1. [20] Competence in decision on ranking of monuments is specified as follows:
a) The presidents of the provincial-level People’s Committees shall decide the ranking of provincial-level monuments and issue provincial-level monument-ranking certificates
b) The Minister of Culture, Sports and Tourism shall decide the ranking of national monuments and issue national monument-ranking certificates;
c) The Prime Minister shall decide the ranking of special national monuments and issue special national monument-ranking certificates; decide to propose the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization to consider and include Vietnam's typical monuments in the list of world heritage."
2. In case there are enough grounds to determine that a monument, which has already been ranked, is unqualified or irreparably destroyed, the person who is competent to decide the ranking of such monument may issue a decision on disregard of such monument’s ranking.
Article 31. [21]
Procedures for ranking monuments are prescribed as follows:
...
...
...
2. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall direct the compilation of scientific dossiers on special national monuments and submit them to the Prime Minister for decision on their ranking; scientific dossiers on Vietnam's typical monuments and submit them to the Prime Minister for decision to propose the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization to consider and include these monuments in the list of world heritage.
Dossiers that have been submitted to the Prime Minister must be evaluated in writing by the national council for cultural heritage.
Article 32. [22]
1. Protected zones include:
a) Protected zones I are zones with original conditions of monuments;
b) Protected zones II are zones surrounding or adjacent to protected zones I.
In case it is impossible to determine protected zones II, the determination of protected zones I shall be decided by the president of the provincial-level People's Committee with regard to provincial-level monuments; by the Minister of Culture, Sports and Tourism with regard to national monuments; or by the Prime Minister with regard to special national monuments.
2. Protected zones specified in Clause 1 of this Article shall be delineated by competent authorities on cadastral maps and in protection zoning records of monument dossiers, and have boundary markers planted on field.
3. Protected zones I shall have their original ground and space protected. In case, it is required to construct works that directly serve protection and promotion of the value of monuments, such construction shall be approved in writing by persons who are competent to rank those monuments.
...
...
...
The construction of works specified in this Clause shall not affect original conditions of monuments, natural sceneries or eco-environment of monuments."
Article 33.
2. The local People’s Committees or the competent authorities that have control over culture, sports and tourism shall promptly adopt preventive and/or protective measures and immediately report to their immediate superior agencies when receiving reports on monuments that are being destroyed or in danger of being destroyed.
3. When receiving reports on monuments that are being destroyed or in danger of being destroyed, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall promptly direct and instruct the local competent authorities and/or owners of such monuments to immediately adopt preventive and/or protective measures; and report to the Prime Minister with regard to special national monuments.
4. [26] Construction works, places, natural sceneries or natural zones which satisfy the criteria specified in Article 28 of this Law and have been included in local lists of inventoried monuments shall be protected under this Law.
At least once every 5 years, the provincial-level People's Committees shall review and decide to remove construction works, places, natural sceneries or natural zones that are ineligible for ranking as monuments from local lists of inventoried monuments.
Article 34. [27]
1. Preservation, conservation and restoration of monuments shall meet the following requirements:
...
...
...
b) Make plans and projects and submit them to competent authorities for approval, except for minor repair that does not affect original conditions of monuments. The preservation, conservation and restoration of monuments shall be approved in writing by provincial-level competent agencies that have control over culture, sports and tourism, with regard to provincial-level monuments; or by the Minister of Culture, Sports and Tourism, with regard to national monuments and special national monuments;
c) Publicize approved plans and projects in local areas where monuments exist.
2. Organizations or individuals that have control over plans or projects or construction or supervision of construction of projects on preservation, conservation and restoration of monuments shall possess practice eligibility certificates with regard to organizations, or practice certificates with regard to individuals.
3. The Government shall specify competence, procedures for making and approval for plans and projects on preservation, conservation and restoration of monuments.
The Minister of Culture, Sports and Tourism shall issue a regulation on preservation, conservation and restoration of monuments and a regulation on issuance of practice eligibility certificates or practice certificates to entities specified in Clause 2 of this Article."
Article 35. [28]. (This Article is annulled)
Article 36.
2. In case investors of projects on renovation or construction of works specified in Clause 1 of this Article make requests, the competent authorities that have control over culture, sports and tourism [30] shall provide relevant documents and make detailed proposals for protection of monuments so that such investors can select appropriate solutions to assurance about the protection and promotion of the value of monuments.
...
...
...
Article 37. [32]
1. The Presidents of the provincial-level People's Committees shall make archaeological plannings in their provinces, approve and publicize these plannings after obtaining written consent of the Minister of Culture, Sports and Tourism.
2. Investors of projects on renovation or construction of works in places under archaeological planning shall cooperate with and create conditions for competent authorities that have control over culture, sports and tourism to conduct archaeological exploration and/or excavation before these projects are carried out and supervise renovation and construction of these works.
3. In the process of renovation or construction of works, monuments, relics, antiquities or national treasures are found potentially available or are discovered, the project owners shall suspend construction and promptly notify competent authorities that have control over culture, sports and tourism.
When receiving notification from project owners, competent authorities that have control over culture, sports and tourism shall promptly adopt handling measures to ensure construction progress. In case it is necessary to terminate construction of works in those places in order to protect monuments, competent authorities that have control over culture, sports and tourism shall report to competent superior authorities for decision.
4. In case it is necessary to conduct archaeological exploration and/or excavation in places where works are renovated or constructed, funding for archaeological exploration and/or excavation is specified as follows:
a) With regard to a work renovated or constructed with state capital, the funding shall be included in the total investment capital of such work;
b) With regard to a work renovated or constructed without state capital, the funding shall be covered by state capital;
The Minister of Finance shall take charge and cooperate with the Minister of Culture, Sports and Tourism in provision of guidance on procedures and funding for exploration and excavation in the cases specified in this Clause."
...
...
...
1. Archaeological exploration and/or excavation shall be conducted only after obtainment of permits from the Minister of Culture, Sports and Tourism.
2. In case an archaeological site is being destroyed or in danger of being destroyed, the president of the provincial-level People's Committee shall issue an emergency excavation permit and immediately report to the Ministry of Culture, Sports and Tourism. The president of the provincial-level People's Committee shall issue an emergency excavation permit within 03 days from the date of receipt of written request. In case of refusal, he/she shall state reasons in writing.
Article 39.
2. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall issue archaeological exploration and/or excavation permits within 30 days after receiving such application. In case of refusal, the reasons therefor shall be clearly explained in writing.
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall issue a regulation on archaeological exploration and/or excavation.
Article 40.
a) Having the bachelor degree in archaeology or bachelor degree in other specialties related to archaeology;
...
...
...
c) Being recommended in writing to the Ministry of Culture, Sports and Tourism by an organization which applies for archaeological exploration and excavation[37].
In case it is necessary to change such person, it is required to have the written approval by the Minister of Culture, Sports and Tourism .
2. Vietnamese organizations with archaeological study functions may cooperate with foreign organizations and individuals in archaeological exploration and/or excavation in Vietnam according to the provisions of law.
SECTION 2. RELICS, ANTIQUITIES AND NATIONAL TREASURES
Article 41. [39]
1. All relics and antiquities gathered in the process of archaeological exploration and excavation, or discovered and handed over by organizations and individuals shall be temporarily deposited in museums of the provinces where such relics and antiquities are discovered. The provincial-level museums shall receive and manage them and make reports to the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
2. According to value and requirements for preservation of relics and antiquities specified in Clause 1 of this Article, the Minister of Culture, Sports and Tourism shall decide to hand over such relics and antiquities to state museums with appropriate functions to protect and promote their value.
3. Organizations and individuals that discover and hand over relics and antiquities shall be reimbursed for discovery and preservation expenses and rewarded with a sum of money according to the provisions of law.
Article 41a. [40]
...
...
...
a) Being a unique original object;
b) Being an object with a special form;
c) Being an object with special value related to a great national event or career of a national hero or a typical personality; or being a famous artistic work of ideological, humane or aesthetic value that is typical of a trend, style or era; or being a typical invented or created product with high practical value and effect of promotion of social development in a certain historical period; or being a natural specimen that proves different formation and development periods of the history of Earth and natural history.
2. National treasures shall be registered with competent authorities that have control over culture, sports and tourism. Owners of national treasures that have been registered shall have the rights defined in Clause 3, Article 42 of this Law When transferring the ownership of national treasures, their owners shall notify competent authorities that have control over culture, sports and tourism of new owners of these national treasures within 15 days after the transfer.
3. A national treasure shall be protected and preserved under a special regime.
4. The State shall efficiently allocate budget to purchase of national treasures.
5. The Prime Minister shall decide to recognize national treasures after obtaining evaluation opinions of the national council for cultural heritage.
6. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall specify the procedures for recognition for national treasures."
Article 42. [41]
...
...
...
2. Relics and antiquities shall be examined at antiquity examination establishments before registration Antiquity examination establishments shall be responsible to law for their examination results.
3. Owners of registered relics and antiquities shall have the following rights:
a) Be issued with relic and antiquity registration certificates by competent authorities that have control over culture, sports and tourism; have information on registered relics and antiquities kept confidential at their request;
b) Be provided with professional guidance on, and created conditions for protection and promotion of the value of relics and antiquities, by competent authorities that have control over culture, sports and tourism.
4. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall specify procedures for registration of relics and antiquities, and conditions for establishment and operation of antiquity examination establishments."
Article 43.
Bringing relics and antiquities overseas shall be permitted by the competent authorities that have control over culture, sports and tourism[43] .
2. The relics, antiquities and national treasures shall be purchased and sold at agreed prices or in auctions. The State shall be given priority to purchase relics, antiquities and national treasures.
...
...
...
Bringing relics, antiquities and national treasures overseas for display, exhibition, research or preservation shall satisfy the following conditions:
1. Having insurance from recipients of relics, antiquities and national treasures;
2. Having the decision of the Prime Minister on permission to bring national treasures overseas; or the decision of the Minister of Culture, Sports and Tourism on permission to bring relics and antiquities overseas.
Article 45.
The competent authorities shall report to the Ministry of Culture, Sports and Tourism [45] on relics, antiquities and national treasures confiscated from the illegal search, purchase, sale, transportation, export and import so that the Minister of Culture, Sports and Tourism [46] decides to hand over such relics, antiquities and national treasures to agencies with appropriate functions.
Article 46.
Replicas of relics, antiquities and national treasures shall satisfy the following conditions:
1. Having clear purposes.
2. Having the originals for comparison.
...
...
...
4. Obtaining consents of owners of relics, antiquities and national treasures.
5. Obtaining permits from competent authorities that have control over culture, sports and tourism.
SECTION 3. MUSEUMS
Article 47. [48]
1. Museums include state museums and private museums.
2. State museums include:
a) National museums;
b) Specialized museums of ministries and central authorities, political organizations and socio-political organizations;
c) Specialized museums of units attached to ministries and central authorities, political organizations and socio-political organizations;
...
...
...
3. The Minister of Culture, Sports and Tourism shall issue a regulation on organization and operation of museums.
Article 48. [49]
A museum shall have the following tasks::
1. Collect, inventory, preserve and display collections of exhibits;
2. Conduct scientific research for protection and promotion of the value of cultural heritage;
3. Organize the promotion of the value of cultural heritage in service of society;
4. Build, train and retrain its human resources;
5. Manage its facilities and technical equipment;
6. Enlist international cooperation in accordance with law;
...
...
...
8. Perform other tasks as prescribed per the law.
Article 49.
Conditions for establishment of a museum include:
1. Having collection(s) of one or several themes;
2. Having a display area, storage and preservation equipment;
3. Having personnel who acquire professional knowledge and techniques for museological activities.
Article 50. [50]
1. Competence in decision on establishment of museums is specified as follows:
a) The Prime Minister shall decide establishment of national museums and specialized museums of ministries and central authorities, political organizations and socio-political organizations at the proposal of ministers or heads of central authorities, political organizations or socio-political organizations;
...
...
...
c) The president of the provincial-level People’s Committee shall decide establishment of provincial-level museums at the proposal of competent local authorities that have control over culture, sports and tourism; and issue operation permits to private museums at the proposal of museum-establishing organizations and individuals.
2. Procedures for establishment and issuance of operation permits of museums are specified as follows:
a) An organization or individual that wishes to establish, or apply for an operation permit of a museum shall send an application to competent persons defined in Clause 1 of this Article.
The application includes a written request for establishment or operation permit of a museum and a written certification of the Ministry of Culture, Sports and Tourism of full satisfaction of conditions specified in Article 49 of this Law with regard to a national museum and specialized museum: or a written certification of the provincial-level competent authority that has control over culture, sports and tourism of full satisfaction of conditions specified in Article 49 of this Law with regard to a provincial-level museum or private museum;
b) Within 30 days after receiving such application, a person competent to decide establishment of, or issuance of an operation permit of a museum shall examine the application and make decision; in case of refusal, he/she shall state the reason therefor in writing."
Article 51.
1. Ranking of museums shall be based on the following criteria:
a) Quantity and value of collections;
b) Quality of preservation and display of collections;
...
...
...
d) Standardization level of officials.
2. According to the extent of satisfaction of the conditions prescribed in Clause 1 of this Article, the Government shall specify the ranking of museums.
Article 52.
Cultural heritage available in tradition houses and memorial houses shall be protected and have its value promoted under the provisions of this Law.
Article 53.
The State shall encourage owners to organize the wide display and/or introduction of their collections, relics, antiquities and national treasures.
When necessary, the competent authorities that have control over culture, sports and tourism shall reach agreements with owners on use of their relics, antiquities and national treasures to serve the study or display at state museums.
Conditions for, contents and duration of the use of relics, antiquities and national treasures shall be agreed upon in writing by the competent authorities and their owners.
Chapter 5.
...
...
...
SECTION 1. CONTENTS OF STATE MANAGEMENT OVER CULTURAL HERITAGE AND REGULATORY AGENCIES IN CULTURAL HERITAGE
Article 54.
Contents of state management over cultural heritage include:
1. Developing strategies, planning, plans and policies for development of protection and promotion of the value of cultural heritage and directing the implementation thereof.
2. Issuing and organizing implementation of legal documents on cultural heritage.
3. Organizing and directing protection and promotion of the value of cultural heritage; disseminating information about and educating the law on cultural heritage;
4. Organizing and managing scientific research; providing training and refresher training for officials in charge of cultural heritage;
5. Mobilizing, managing and using resources to protect and promote the value of cultural heritage.
6. Organizing and directing commendation for protection and promotion of the value of cultural heritage;
...
...
...
8. Inspecting and examining observance of the law, settlement of complaints and denunciations and handling of violations against the law on cultural heritage.
Article 55.
1. The Government shall unify state management over cultural heritage.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be responsible to the Government for state management over cultural heritage.
3. The ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies shall be responsible for state management over cultural heritage under assignment of the Government.
The Government shall elaborate the responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies for cooperation with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in unification of state management over cultural heritage.
4. The People’s Committees of all levels shall, within the scope of their tasks and powers, exercise state management over cultural heritage in their local areas under assignment of the Government.
Article 56.
The national council for cultural heritage is an advisory council of the Prime Minister for cultural heritage.
...
...
...
SECTION 2. RESOURCES FOR PROTECTION AND PROMOTION OF THE VALUE OF CULTURAL HERITAGE
Article 57.
The State shall encourage and create favorable conditions for associations of literature and arts, science and technology to take part in protection and promotion of the value of cultural heritage.
The State shall encourage private sector involvement in protection and promotion of the value of cultural heritage.
Article 58.
Financial sources for protection and promotion of the value of tangible cultural heritage include:
1. State budget.
2. Revenues from use and promotion of the value of cultural heritage.
3. Financial assistance and contributions from domestic and foreign organizations and individuals.
...
...
...
The State shall prioritize the State budget’s investment in protection and promotion of the typical value of special national monuments, national museums, national treasures, historical revolutionary monuments and intangible cultural heritage.
Article 60.
Organizations and individuals that are owners of monuments, collections and/or museums or are assigned to manage and use them shall be entitled to collect visiting fee and charge for use of such monuments, collections and museums according to the provisions of law.
Article 61.
2. The contribution and financial assistance for protection and promotion of the value of cultural heritage shall be considered and acknowledged in appropriate forms.
Article 62.
Financial sources for protection and promotion of the value of cultural heritage shall be managed and used for the right purposes, in an effective manner.
SECTION 3. INTERNATIONAL COOPERATION IN CULTURAL HERITAGE
...
...
...
The State shall adopt policies and measures for improving cooperative relationship with foreign countries, organizations and individuals in the protection and promotion of the value of cultural heritage on the basis of respect for each other’s independence, national sovereignty, equality and mutual benefit, in accordance with the provisions of Vietnamese laws and international treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory or a participant, thereby contributing to promotion of the value of the world cultural heritage, and friendship cooperation and mutual understanding among nations.
Article 64.
The State shall encourage overseas Vietnamese and foreign organizations and individuals to take part in protection and promotion of the value of the Vietnamese cultural heritage according to the provisions of law.
Article 65.
Contents of international cooperation in cultural heritage include:
1. Developing and carrying out projects and programs on international cooperation in the protection and promotion of the value of cultural heritage;
2. Taking part in international organizations and treaties on the protection and promotion of the value of cultural heritage;
3. Conducting scientific research, applying scientific advances and transferring modern technologies to preservation and conservation of monuments, construction of museums and archaeological excavation;
4. Exchanging exhibitions of cultural heritage;
...
...
...
6. Providing training and refresher training, exchanging information and experience in the protection and promotion of the value of cultural heritage.
SECTION 4. INSPECTION AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS OF CULTURAL HERITAGE
Article 66.
The state inspectorate in charge of culture, sports and tourism, which conducts specialized inspection of cultural heritage, shall have the following tasks:
1. Inspect the observance of the law on cultural heritage;
2. Inspect the implementation of plans and planning on the protection and promotion of the value of cultural heritage.
3. Detect, prevent and handle violations against law on cultural heritage under its competence
4. Receive and propose the settlement of complaints and denunciations of cultural heritage;
5. Propose measures to ensure the enforcement of the law on cultural heritage.
...
...
...
An inspected entity shall have the following rights and obligations:
1. Request inspectorate to present inspection decisions, inspectors to present their inspection cards and strictly comply with the law on inspection;
2. Lodge complaints, denunciations or institution of legal proceedings to competent authorities about inspection decisions, acts of inspectors or inspection conclusions when they have grounds to believe that such decisions, acts or conclusions are contrary to law;
3. Claim compensations for damage caused by handling measures adopted by inspectorate or inspectors that are contrary to law;
4. Satisfy the requests of inspectorate and inspectors, create conditions for inspectors to perform their tasks; abide by handling decisions of inspectorate and inspectors according to provisions of law.
Article 68.
2. Individuals shall be entitled to denounce violations against the law on cultural heritage to competent agencies, organizations and/or individuals.
3. The competence and procedures for settlement of complaints, denunciations and institution of legal proceedings shall comply with the provisions of law.
...
...
...
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Organizations and individuals with achievements in the protection and promotion of the value of cultural heritage shall be commended according to the provisions of law.
Article 70.
Those who discover cultural heritage but fail to voluntarily report or deliberately appropriate or commit acts of damage or destruction of such cultural heritage shall, according o the nature and seriousness of their violations, shall incur administrative penalties or face criminal charges. In case the damage is caused, they shall make compensations therefor according to the provisions of law and such cultural heritage shall be recovered by the State.
Article 71.
Those who commit violations against the provisions of the law on cultural heritage shall, according to the nature and seriousness of their violations, incur administrative penalties or face criminal charges. In case the damage is caused, they shall make compensations therefor according to the provisions of law.
Article 72.
Those who abuse their positions or powers to commit violations against the provisions of the law on cultural heritage shall, according to the nature and seriousness of their violations, incur administrative penalties or face criminal charges. In case the damage is caused, they shall make compensations therefor according to the provisions of law.
...
...
...
IMPLEMENTATION [55]
Article 73.
This Law comes into force as of January, 01 2002.
The previous regulations which are contrary to this Law shall be annulled.
Article 74.
The Government shall elaborate and guide the implementation of this Law./.
CERTIFICATION OF CONSOLIDATED DOCUMENTS
CHAIRMAN OF NATIONAL ASSEMBLY’S OFFICE
Nguyen Hanh Phuc
...
...
...
[1] Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage has the following grounds for promulgation:
“Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam amended by Resolution No. 51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates Law on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, No. 28/2001/QH10.”
[2] This Clause is amended by Clause 1 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[3] This Clause is supplemented by Clause 2 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[4] This Clause is supplemented by Clause 2 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[5] This Clause is supplemented by Clause 2 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[6] The phrase “sở hữu toàn dân” (the ownership of the entire population) is replaced by the phrase “sở hữu nhà nước” (state-owned cultural heritage) according to regulations in Clause 3, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010
...
...
...
[8] The phrase “sở hữu toàn dân” (the ownership of the entire population) is replaced by the phrase “sở hữu nhà nước” (state-owned cultural heritage) according to regulations in Clause 3, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[9] This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[10] This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[11] This Clause is amended by Clause 3 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[12] This Article is amended by Clause 4 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[13] This Article is amended by Clause 5 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[14] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[15] This Article is amended by Clause 6 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[16] This Article is amended by Clause 7 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
...
...
...
[18] This Clause is amended by Clause 9 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[19] This Article is amended by Clause 10 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[20] This Clause is amended by Clause 11 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[21] This Article is amended by Clause 12 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[22] This Article is amended by Clause 12 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[23] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[24] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[25] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[26] This Clause is supplemented by Clause 14 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
...
...
...
[28] This Article is annulled according to Clause 16 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[29] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[30] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[31] This Clause is supplemented by Clause 17 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[32] This Article is amended by Clause 18 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[33] This Article is amended by Clause 19 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[34] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[35] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[36] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
...
...
...
[38] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[39] This Article is amended by Clause 20 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[40] This Article is supplemented by Clause 21 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[41] This Article is amended by Clause 22 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[42] The phrase “sở hữu toàn dân” (the ownership of the entire population) is replaced by the phrase “sở hữu nhà nước” (state-owned cultural heritage) according to regulations in Clause 3, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[43] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[44] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[45] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[46] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
...
...
...
[48] This Article is amended by Clause 23 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[49] This Article is amended by Clause 24 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[50] This Article is amended by Clause 25 Article 1 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[51] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[52] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[53] The phrase “Bộ Văn hóa – Thông tin” (Ministry of Culture and Information) is replaced by the phrase “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” (Ministry of Culture, Sports and Tourism) according to regulations in Clause 1, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
[54] The phrase “văn hóa – thông tin” (culture and information) is replaced by the phrase “văn hóa, thể thao và du lịch” (culture, sports and tourism) according to regulations in Clause 2, Article 2 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of Law on Cultural Heritage, which comes into effect on January 01, 2010.
Article 4 of Law No. 32/2009/QH12 on amendments to some Articles of the Law on Cultural Heritage, which comes into force from January 01, 2010 is specified as follows:
“Article 4.
...
...
...
2. The Government shall elaborate and guide Articles, Clauses assigned in Law; guide other necessary contents of this Law to meet requirements for state management.”
;Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa do Văn phòng Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 10/VBHN-VPQH |
---|---|
Loại văn bản: | Văn bản hợp nhất |
Nơi ban hành: | Văn phòng quốc hội |
Người ký: | Nguyễn Hạnh Phúc |
Ngày ban hành: | 23/07/2013 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa do Văn phòng Quốc hội ban hành
Chưa có Video