BỘ VĂN HÓA, THỂ
THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2019/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2019 |
Căn cứ Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ khoản 8 Điều 40 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch, bao gồm: các điều kiện về chương trình, tài liệu bồi dưỡng; giảng viên; cơ sở vật chất, cơ sở thực hành; kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Cơ sở đào tạo, nghiên cứu bao gồm: học viện, viện nghiên cứu, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp có đào tạo ngành văn hóa, thể thao, du lịch;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định pháp luật để làm căn cứ xét thăng hạng, thi thăng hạng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ, chính sách khác có liên quan.
Điều 3. Chương trình bồi dưỡng
1. Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch, gồm các chuyên ngành: Thư viện, Di sản văn hóa, Văn hóa cơ sở, Mỹ thuật, Nghệ thuật biểu diễn và Điện ảnh, Thể dục thể thao và các chuyên ngành khác do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành theo quy định của pháp luật.
2. Chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.
1. Cơ sở đào tạo, nghiên cứu sử dụng một trong các tài liệu bồi dưỡng sau đây:
a) Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã được ban hành theo các chương trình bồi dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này;
b) Tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã được ban hành theo quy định của pháp luật.
2. Tài liệu bồi dưỡng phải được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành, được cập nhật thường xuyên, phù hợp với chương trình bồi dưỡng viên chức tương ứng; đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
1. Giảng viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu; giảng viên kiêm nhiệm và người được mời thỉnh giảng đảm bảo tiêu chuẩn về giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Điều 34 và Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Giảng viên của cơ sở đào tạo, nghiên cứu phải đủ để tham gia giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trình bồi dưỡng được giao tổ chức thực hiện.
3. Người được mời thỉnh giảng phải có trình độ chuyên môn, quản lý, kinh nghiệm phù hợp với chương trình bồi dưỡng.
Điều 6. Cơ sở vật chất, cơ sở thực hành
1. Có đủ phòng học, các phòng chức năng và các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy lý thuyết và thực hành các kỹ năng nghề nghiệp ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
2. Có đủ nguồn thông tin tư liệu, gồm: sách, giáo trình, bài giảng, các tài liệu liên quan phục vụ công tác bồi dưỡng viên chức chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
3. Có trang thông tin điện tử cung cấp, cập nhật thông tin về danh sách giảng viên, danh mục tài liệu của từng chương trình bồi dưỡng và có hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ thông tin về các khóa học, học viên.
Điều 7. Kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Cơ sở đào tạo, nghiên cứu phải có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong tổ chức bồi dưỡng viên chức, hoặc được tổ chức đào tạo trình độ trung cấp trở lên về các ngành hoặc chuyên ngành có liên quan đến các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hoá, thể thao và du lịch.
1. Giao nhiệm vụ cho cơ sở đào tạo, nghiên cứu thuộc thẩm quyền quản lý được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng cụ thể theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch; chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành của viên chức; gửi danh sách về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, theo dõi, quản lý.
2. Hàng năm, tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng viên chức ngành văn hoá, thể thao và du lịch về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 để theo dõi, quản lý.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, nghiên cứu được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Biên soạn hoặc lựa chọn tài liệu bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch phù hợp với chương trình bồi dưỡng do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành và với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho từng đối tượng bảo đảm đúng quy định pháp luật.
3. Quyết định danh sách học viên nhập học, quản lý quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có học viên tham gia bồi dưỡng
1. Hàng năm, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị; báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp và phối hợp với cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch.
2. Có trách nhiệm quản lý hồ sơ; bảo đảm tiêu chuẩn của các học viên được cử đi tham gia bồi dưỡng theo quy định
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 11/2019/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu: | 11/2019/TT-BVHTTDL |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Thiện |
Ngày ban hành: | 11/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 11/2019/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện để cơ sở đào tạo, nghiên cứu được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Chưa có Video