BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
07/2011/TT-BLĐTBXH |
Hà
Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2011 |
Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
Căn cứ Quyết định số 471/QĐ-TTg ngày
30/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người
hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xác định đối tượng, mức hưởng
trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng
trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn như sau:
1. Thông tư này
hướng dẫn đối tượng và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo quy định tại Quyết
định số 471/QĐ-TTg ngày 30/3/2011 của Thủ
tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 471/QĐ-TTg).
2. Thời điểm
30/3/2011 là mốc thời gian để xác định đối tượng và mức thu nhập quy định được
hưởng trợ cấp.
3. Việc chi trợ
cấp khó khăn được thực hiện làm 02 lần trong Quý II/2011, lần thứ nhất thực hiện
trong tháng 4/2011 và lần thứ hai thực hiện trong tháng 5/2011.
4. Đối với cá
nhân thuộc nhiều đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg thì được hưởng trợ cấp theo đối tượng
có mức cao nhất. Đối với hộ nghèo ngoài trợ cấp đối với hộ theo quy định tại Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 471/QĐ-TTg nếu thành viên trong hộ
thuộc đối tượng thì vẫn được hưởng trợ cấp khó khăn; trường hợp thuộc nhiều đối
tượng hưởng trợ cấp thì được hưởng trợ cấp theo đối tượng có mức trợ cấp cao nhất.
5. Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi
là Bộ, cơ quan trung ương) và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo việc chi trả nợ cấp
khó khăn cho đối tượng kịp thời, đúng thời gian, đúng đối tượng và mức trợ cấp
theo quy định.
6. Tùy thuộc điều
kiện thực tế, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
thực hiện việc chi trả trợ cấp khó khăn cho các đối tượng cùng với thời gian
chi trả tiền lương và trợ cấp thường xuyên khác do cơ quan, đơn vị và địa
phương gần nhất đang trực tiếp quản lý và thực hiện chính sách cho đối tượng để
thuận lợi cho đối tượng và tiết kiệm chi phí quản lý.
7. Việc xác định
nhu cầu kinh phí, sử dụng và quản lý nguồn kinh phí chi trả, phương thức chi trả,
kế toán, thanh quyết toán kinh phí trợ cấp khó khăn theo Quyết định số 471/QĐ-TTg thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
Điều
2. Về xác định đối tượng và mức hưởng trợ cấp khó khăn:
Chi tiết các nhóm
đối tượng được hưởng trợ cấp khó khăn theo quy định tại Điều 1 Quyết
định số 471/QĐ-TTg được xác định cụ thể như sau:
1. Đối tượng có
mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn là những người có
hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở
xuống được hưởng trợ cấp mức 250.000 đồng/người, gồm:
a) Cán bộ (quy định
tại Khoản 1, Điều 4 Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008),
công chức (quy định tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức) thuộc biên chế
hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
b) Viên chức thuộc
biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy
định của pháp luật làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
c) Cán bộ, công
chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà
nước quy định được cấp có thẩm quyền cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức
phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
d) Cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
2 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường,
thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
đ) Giáo viên mầm
non trong biên chế và giáo viên mầm non hợp đồng quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Thủ
tướng Chính phủ;
e) Cán bộ y tế
xã, phường, thị trấn hưởng lương theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 và Quyết định số
131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng
Chính phủ;
g) Các đối tượng
ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của
Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành
chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đã được xếp lương theo quy định tại Nghị định
số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng
vũ trang, đang làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
h) Người làm
công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu;
i) Quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân
đội nhân dân Việt Nam;
k) Hạ sĩ quan,
công nhân, nhân viên công an hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an
nhân dân Việt Nam;
Các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 nêu trên bao gồm cả những người trong thời gian tập sự, thử việc, nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Người hưởng
lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mức thấp có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hàng tháng và trợ cấp hàng tháng từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống được
hưởng trợ cấp mức 250.000 đồng/người, gồm:
a) Cán bộ, công
chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người nghỉ hưu đang hưởng
trợ cấp hàng tháng từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết
định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 3 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ), quân nhân, công an nhân dân và người làm công
tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.
b) Cán bộ xã,
phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP
ngày 22 tháng 10 năm 2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP
ngày 21 tháng 10 năm 2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP
ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đang hưởng lương hưu và trợ cấp hàng
tháng.
c) Người đang hưởng
trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết
định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm
2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng
5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng
tháng.
d) Người lao động
nghỉ việc đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
đ) Cán bộ xã,
phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng
Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13
tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
e) Quân nhân
đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ
tướng Chính phủ; Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định
số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ.
3. Người có công
với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên (không bao gồm đối tượng hưởng trợ cấp
tuất) được hưởng mức trợ cấp mức 250.000 đồng/người, gồm:
a) Người hoạt động
cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến
trước ngày 19/8/1945;
b) Bà mẹ Việt
Nam Anh hùng; Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động trong kháng chiến;
c) Thương binh,
người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ thương tật
từ 21% trở lên;
d) Bệnh binh có
tỷ lệ thương tật từ 41% trở lên;
e) Người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
f) Người có công
giúp đỡ cách mạng hưởng trợ cấp hàng tháng;
g) Con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng
tháng;
4. Người hưởng
trợ cấp tuất người có công và tuất bảo hiểm xã hội được hưởng trợ cấp mức
100.000 đồng/người, gồm:
a) Thân nhân liệt
sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
b) Thân nhân người
hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
Thân nhân người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày 19/8/1945
đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
c) Thân nhân
thương binh, thương binh loại B, bệnh binh đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng;
d) Người đang hưởng
trợ cấp tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Hộ nghèo được
cấp thẩm quyền công nhận theo chuẩn nghèo quy định tại theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng
Chính phủ, được hưởng trợ cấp mức 250.000 đồng/hộ.
1. Trách nhiệm của
các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Đối với các đối
tượng quy định tại điểm a, b, c, g và h Khoản 1 Điều 2 của Thông
tư này thuộc các cơ quan đơn vị trung ương do các Bộ, cơ quan trung ương chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn.
b) Đối với các đối
tượng quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này do
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn.
c) Đối với các đối
tượng quy định tại điểm k Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này do
Bộ Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn.
d) Đối với các đối
tượng quy định tại Khoản 2 (không bao gồm đối tượng quy định tại
điểm đ, e) và điểm d Khoản 4 Điều 2 của Thông tư này do Bảo hiểm xã hội chịu
trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn.
đ) Đối với các đối
tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g Khoản 1 Điều 2
thuộc các cơ quan, đơn vị do địa phương quản lý; Đối tượng quy định tại điểm đ Khoản 2 và Hộ nghèo theo quy định tại Khoản
5 Điều 2 của Thông tư này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn.
Các Bộ, ngành,
cơ quan trung ương và địa phương khi lập danh sách để thực hiện chi trả đối với
đối tượng được quy định tại Khoản 1 và 2 của Điều 2 thì
không lập danh sách đối với đối tượng đồng thời là người có công đang hưởng trợ
cấp thường xuyên theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư
này.
e) Đối với các đối
tượng người có công với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên quy định tại Khoản
3, người hưởng trợ cấp tuất đối với người có công tại điểm a, b và c Khoản 4,
quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của
Thủ tướng Chính phủ và công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết
định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 2
của Thông tư này do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện trợ cấp khó khăn.
Khi lập danh
sách để thực hiện chi trả đối với đối tượng này không bao gồm người đang hưởng
chế độ tuất người có công hàng tháng theo quy định tại Khoản 4
đồng thời thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 2
của Thông tư này.
f) Đối với biên
chế, lao động của hệ thống công đoàn các cấp; lao động trong các cơ quan, đơn vị
có cơ chế tài chính đặc thù được thực hiện, tổng hợp báo cáo theo hướng dẫn của
Bộ Tài chính.
2. Căn cứ quy định
tại Thông tư này, các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, giao nhiệm vụ và hướng dẫn
các cơ quan, đơn vị, các cấp trực thuộc tổ chức thực hiện xác định đối tượng và
chi trả trợ cấp phải đảm bảo tuân thủ theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính, quy
định của Thông tư này và các quy định hiện hành.
3. Các tổ chức,
cá nhân được giao trách nhiệm lập danh sách đối tượng hưởng trợ cấp phải rà
soát, kiểm tra để xác định đầy đủ, chính xác từng đối tượng, tránh sai sót,
trùng lĩnh hoặc bỏ sót đối tượng.
4. Các tổ chức,
cá nhân được giao trách nhiệm chỉ trả trợ cấp phải kiểm tra danh sách trước khi
chi trả, kịp thời phát hiện các trường hợp sai sót, trùng lĩnh hoặc bỏ sót đối
tượng. Trường hợp phát hiện các sai sót, trùng lĩnh hoặc bỏ sót đối tượng thì tạm
thời chưa chi trả cho các đối tượng này và báo cáo ngay bằng văn bản cho cơ
quan có thẩm quyền để giải quyết. Sau khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết bằng
văn bản thì tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo đó.
Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng
mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 07/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Số hiệu: | 07/2011/TT-BLĐTBXH |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Người ký: | Phạm Minh Huân |
Ngày ban hành: | 15/04/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 07/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định đối tượng, mức hưởng trợ cấp và tổ chức thực hiện trợ cấp khó khăn theo Quyết định 471/QĐ-TTg về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Chưa có Video