VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 134/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2020 |
Ngày 24 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về sơ kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 (Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP); Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đại diện lãnh đạo các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Trung ương Đảng.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
Thành quả trên đã thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.
Tuy nhiên, chính sách xã hội thực hiện chưa đồng bộ, kết quả chưa đồng đều giữa các địa phương; vẫn còn 02 chỉ tiêu chưa đạt (Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân; tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn quốc gia); kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững.
Các địa phương, bộ ngành đã sơ kết Nghị quyết 15 theo kế hoạch, chỉ đạo. Tuy nhiên, cần tổng kết, rút ra và nhân rộng những mô hình tốt, cách làm hay thời gian tới.
- Con người là trung tâm của quá trình phát triển, đảm bảo chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa, đồng bộ với phát triển kinh tế. Xác định đầu tư cho con người, cho chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với kế hoạch hành động quốc gia đến năm 2030, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và lộ trình phát triển bền vững đến năm 2030.
- Chính sách xã hội phải đảm bảo thực hiện phát triển bao trùm, toàn diện, nhất là nâng cao chất lượng phát triển con người, chất lượng dân số; nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực; tạo việc làm đầy đủ; bảo đảm phúc lợi xã hội; tăng cường an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội; giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu - nghèo; đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo điều kiện cho phụ nữ và trẻ em gái.
- Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững: xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều; tập trung giải quyết nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền, dân tộc. An sinh xã hội phát triển toàn diện tiến tới bao phủ toàn dân, nhất là quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
4. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới
Tiếp tục triển khai Nghị quyết 15; đồng thời nghiên cứu xây dựng Đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030, trình Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết 15. Trong đó lưu ý các nội dung sau:
- Cố gắng tối đa với tinh thần: các chỉ tiêu đã vượt, đã đạt thì vượt hơn nữa, hai chỉ tiêu chưa đạt thì phấn đấu đạt. Ngay lúc này phát huy mọi nguồn lực để phòng, chống dịch hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa), hỗ trợ người lao động, chống thất nghiệp. Nghiên cứu gói cứu trợ quốc gia về vấn đề xã hội theo hướng thiết thực hơn nữa.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đánh giá các chính sách trên từng lĩnh vực để có cơ sở đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế chính sách mới cho phù hợp và tiến tới tích hợp chính sách trong các lĩnh vực như: ưu đãi người có công với cách mạng, bảo hiểm xã hội, phòng, chống bệnh truyền nhiễm, ....
- Nâng cao, mở rộng và thực hiện đầy đủ chính sách ưu đãi người có công; giải quyết tốt các tồn đọng; nâng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp; đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin; tiếp tục vai trò, truyền thống đền ơn đáp nghĩa. Đến hết năm 2020 phải bảo đảm không còn hộ nghèo có thành viên là người có công.
- Phát triển và nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ xã hội cơ bản như: thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cao chất lượng y tế cơ sở và y tế dự phòng; giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng trẻ em, mất cân bằng giới tính khi sinh; nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng phổ cập giáo dục; hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở; xây dựng xã hội học tập; trợ giúp xã hội linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của người dân và cộng đồng sau thiên tai, thảm họa; đảm bảo hỗ trợ kịp thời người yếu thế và việc khắc phục rủi ro do dịch bệnh và thiên tai; phòng chống bạo lực, xâm hại, nhất là phụ nữ, trẻ em. Chú ý ưu tiên hơn nữa đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi, nhất là các dân tộc có dưới 10 nghìn người; vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Chú trọng đào tạo và sử dụng hiệu quả nhân lực có kĩ năng, chất lượng cao; phát triển thị trường lao động lành mạnh, đồng bộ, hiện đại và hội nhập.
- Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực; nông nghiệp, lao động phi chính thức; thiết kế các gói bảo hiểm xã hội tự nguyện với các mức đóng hưởng phù hợp cho tất cả các nhóm thu nhập, đồng thời thay đổi nhận thức và thói quen của người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thương mại hoạt động tại Việt Nam để phục vụ tốt hơn nữa an ninh xã hội.
- Xây dựng, đề xuất chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn tới theo hướng tiếp nối chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với tư duy mới về giảm nghèo bền vững. Cần lưu ý tránh trùng lắp với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
- Về tài chính đối với các chính sách xã hội: cần cải cách mạnh mẽ trên cơ sở quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả sử dụng khoa học công nghệ, thanh toán điện tử thông qua hệ thống hóa, tích hợp chính sách hỗ trợ, giao đầu mối thống nhất triển khai trên nền tảng cơ sở dữ liệu tập trung.
- Các tiêu chí xã hội cần xem xét toàn diện hơn như môi trường, đạo đức xã hội, ổn định xã hội; phân bổ nguồn lực cho các chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên dự họp, hoàn thiện lại dự thảo Báo cáo, dự thảo Tờ trình và dự thảo Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị, trình Ban Cán sự đảng Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Ban Bí thư, Bộ Chính trị theo hướng: rà soát, hoàn thiện lại nội dung cho hợp lý, nổi bật, nêu được những mô hình hay, cách làm sáng tạo, vai trò của địa phương, chính quyền cơ sở, những trở ngại về cơ chế, chính sách.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Thông báo 134/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về sơ kết thực hiện Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 134/TB-VPCP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sỹ Hiệp |
Ngày ban hành: | 31/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo 134/TB-VPCP năm 2020 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp về sơ kết thực hiện Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chưa có Video