ỦY
BAN DÂN TỘC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 85/QĐ-UBDT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số và Thủ trưởng các vụ, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030, GIAI ĐOẠN I TỪ 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 85/QĐ-UBDT
ngày 24 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Thực hiện Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; Ủy ban Dân tộc xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 như sau:
1. Nâng cao trách nhiệm của gia đình người dân tộc thiểu số về xây dựng gia đình hạnh phúc là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền về văn hóa truyền thống dân tộc, chú trọng giáo dục giá trị gia đình; xây dựng nhân cách con người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình.
3. Góp phần giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa, văn minh nhân loại và các thành tựu của khoa học công nghệ.
1. Mục tiêu chung
Tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho gia đình người dân tộc thiểu số về xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình, ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
2. Mục tiêu cụ thể
- 80-90% cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh và Trung ương xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025.
- 90% các gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.
- 80-90% các địa phương có mô hình về truyền thông, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cơ sở.
- 100% già làng, trưởng bản, người có uy tín ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống được phổ biến nội dung về giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới.
- 100% nam, nữ thanh niên vùng dân tộc thiểu số trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Phấn đấu 90-100% các địa phương xây dựng quy ước, hương ước của cộng đồng dân tộc thiểu số và miền núi được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới; được hỗ trợ cung cấp các dịch vụ thiết yếu; có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em dân tộc thiểu số.
- Tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển gia đình vùng dân tộc thiểu số và miền núi; cơ quan công tác dân tộc địa phương tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển gia đình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống, phòng ngừa tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ.
- Tuyên truyền các gương gia đình dân tộc thiểu số tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; trang bị, phổ biến kiến thức, kỹ năng để các gia đình chủ động phòng, chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội; kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc thiểu số.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, đặc biệt dự án liên quan đến tảo hôn, bình đẳng giới, phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền hằng năm nhằm nâng cao nhận thức để xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình.
- Định kỳ hằng năm hướng dẫn, tổ chức chiến dịch truyền thông hưởng ứng ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình với nội dung thiết thực, phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan tỏa, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình.
- Nâng cao trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống bạo lực gia đình; chung tay giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp, các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực gia đình, đặc biệt là phòng, chống bạo lực gia đình.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về: hôn nhân gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết; bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống. Lồng ghép vào những chính sách đang thực hiện của Ủy ban Dân tộc như: Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”; Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng, Chính phủ phê duyệt Đề án: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp, cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ xã, thôn, bản, già làng, trưởng bản, người có uy tín
- Thực hiện tuyên truyền trên báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc và trên kênh sóng phát thanh, truyền hình thiết yếu của Trung ương, địa phương các nội dung về nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho gia đình người DTTS về xây dựng hạnh phúc gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số; ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- Biên soạn, xây dựng tài liệu, lựa chọn nội dung phù hợp xuất bản sổ tay, cẩm nang về công tác gia đình, công tác bình đẳng giới và phòng, chống lực trên cơ sở giới; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thiết kế baner tuyên truyền băng rôn, khẩu hiệu hưởng ứng Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình theo Kế hoạch trên trang thông tin điện tử Ủy ban Dân tộc (cema.gov.vn), treo băng rôn, khẩu hiệu Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình tại Trụ sở cơ quan.
- Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; phát huy vai trò của ông, bà, cha mẹ trong giáo dục cho con cháu, tạo sự gắn kết, xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội.
- Tổ chức tọa đàm, giao lưu, biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc.
- Huy động nguồn lực đầu tư, xã hội hóa, huy động các cá nhân, tổ chức, cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ gia đình; chăm lo giúp đỡ, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, gia đình dân tộc thiểu số, tạo điều kiện để các gia đình tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ xã hội.
1. Kinh phí dự kiến thực hiện cho giai đoạn 2022-2025 là: 3.250 triệu đồng
(Phụ lục chi tiết kèm theo)
2. Kinh phí thực hiện Chiến lược bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hằng năm của Ủy ban Dân tộc.
3. Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, các dự án có liên quan đến phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số, bình đẳng giới và tảo hôn, hôn nhân cận huyết.
4. Lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật; huy động từ các nguồn vốn tài trợ, viện trợ; huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
1. Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc:
a) Vụ Dân tộc thiểu số
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, là đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc tham mưu, chỉ đạo triển khai Kế hoạch, tiếp nhận thông tin, tổng hợp và tham mưu, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban và các bộ, ngành cơ quan có liên quan theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho gia đình người dân tộc thiểu số về xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống xâm hại trẻ em, ngăn ngừa tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
b) Vụ Kế hoạch - Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn việc lập Kế hoạch, dự toán hàng năm thực hiện hoạt động triển khai Kế hoạch.
c) Báo Dân tộc và Phát triển; Tạp chí Dân tộc; Trung tâm thông tin và các đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc: chủ động, phối hợp và tổ chức thực hiện tuyên truyền, giới thiệu các gương gia đình tiêu biểu về văn hóa gia đình, ứng xử chuẩn mực; tình hình triển khai và kết quả đạt được của công tác bình đẳng giới, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
2. Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh, thành phố
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành của địa phương phối hợp triển khai các nội dung của Kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai thực hiện Chiến lược ở địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí kinh phí để thực hiện.
- Tổ chức lồng ghép công tác gia đình vào các Đề án, chính sách thực hiện tại địa phương.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược với Ủy ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo sơ kết 05 năm, báo cáo tổng kết 10 năm gửi về Ủy ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo các Bộ ngành có liên quan./.
NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN “CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI ĐẾN NĂM 2030,
GIAI ĐOẠN I TỪ 2022-2025”
(Kèm theo Quyết định số 85/QĐ-UBDT ngày 24 tháng 02 năm 2022 của
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Đơn vị tính: triệu đồng
STT |
Nội dung công việc |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
|
Tổng kinh phí thực hiện |
0 |
750 |
800 |
800 |
900 |
0 |
500 |
500 |
500 |
500 |
||
1 |
Tổ chức tập huấn và phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật về: Luật hôn nhân gia đình, kiến thức về bình đẳng giới cho cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ xã, thôn, bản, già làng, trưởng bản, người có uy tín. |
|
300 |
300 |
300 |
300 |
2 |
Tổ chức tuyên truyền trên báo, tạp chí, Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Dân tộc và trên kênh sóng phát thanh, truyền hình thiết yếu của trung ương, địa phương các nội dung về nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng cho gia đình người DTTS về xây dựng hạnh phúc gia đình, gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc... |
|
200 |
200 |
200 |
200 |
|
250 |
250 |
250 |
250 |
||
1 |
Biên soạn, xuất bản tờ gấp, pano, áp phích tuyên truyền: hưởng ứng Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình |
|
100 |
100 |
100 |
100 |
2 |
Xuất bản cẩm nang, sổ tay nội dung về Luật hôn nhân gia đình, công tác bình đẳng giới và phòng, chống lực trên cơ sở giới; tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số và các văn bản thực hiện các chính sách mới có liên quan... |
|
150 |
150 |
150 |
150 |
|
|
50 |
50 |
150 |
||
1 |
Tổ chức tọa đàm, mít tinh nói chuyện về truyền thống gia đình, văn hóa dân tộc, chú trọng giáo dục giá trị gia đình, giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng nhân cách con người (tùy tình hình cụ thể của từng năm sẽ lựa chọn chủ đề phù hợp) |
|
|
50 |
50 |
50 |
2 |
Tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm triển khai Chiến lược |
|
|
|
|
100 |
Quyết định 85/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Số hiệu: | 85/QĐ-UBDT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Dân tộc |
Người ký: | Hầu A Lềnh |
Ngày ban hành: | 24/02/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 85/QĐ-UBDT năm 2022 phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2030, giai đoạn I từ 2022-2025 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
Chưa có Video