Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 830/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH “BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TRẺ EM TƯƠNG TÁC LÀNH MẠNH, SÁNG TẠO TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật Tiếp cận thông tin ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em khi trẻ em tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động trên môi trường mạng và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật.

b) Trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng, trong đó gm: Sử dụng mạng lành mạnh, an toàn; tự bảo vệ mình khi tham gia tương tác trên môi trường mạng và cách thức nhận diện, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

c) Truyền thông đến toàn xã hội, tập trung vào các đối tượng là cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ về kiến thức, kỹ năng hỗ trợ, định hướng trẻ em tương tác an toàn, lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

d) Thực hiện các giải pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em được tham gia an toàn, lành mạnh trên môi trường mạng và có các giải pháp hỗ trợ phù hợp đtrẻ phục hồi khi chịu tác động tiêu cực từ môi trường mạng.

đ) Hình thành và phổ cập Hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam trên môi trường mạng đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng.

2. Mục tiêu cụ thể

a) 100% các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở bảo vệ, nuôi dưng trẻ em định kỳ tổ chức chương trình tuyên truyền, giáo dục kiến thức, knăng cần thiết cho trẻ em để tham gia môi trường mạng an toàn.

b) 100% trẻ em là nạn nhân bị xâm hại trên môi trường mạng được hỗ trợ, can thiệp khi có yêu cầu từ bản thân trẻ em hoặc từ người thân, cộng đồng xã hội.

c) Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân khi bị tố giác, phát hiện vi phạm quy định pháp luật đối với trẻ em trên môi trường mạng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

d) Các trang web tên miền quốc gia “.vn”, các trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam: tự thực hiện phân loại nội dung phù hợp với các độ tuổi của trẻ em; nếu có cung cấp dịch vụ, ứng dụng cho trẻ em, tự triển khai các giải pháp để bảo vệ trẻ em và hỗ trợ cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em quản lý việc sử dụng ứng dụng, dịch vụ của trẻ em.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý

- Rà soát, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, trong đó lấy trẻ em làm trung tâm trong xây dựng chính sách và lấy ý kiến của trẻ em đối với các cơ chế, chính sách tác động đến trẻ em trên môi trường mạng; cụ thể hóa trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương khi để xảy ra các vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng gây hậu quả nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý.

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế tài nghiêm minh để xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em trong việc quản lý, giám sát trẻ em tiếp cận và tương tác trên môi trường mạng.

- Đề xuất nghiêm cấm mọi hình thức tạo lập, lưu trữ, chia sẻ với mục đích vi phạm pháp luật các hình ảnh, video clip trong đó trẻ em là đối tượng bị xâm hại tình dục.

- Đề xuất cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, ứng dụng và nội dung hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

2. Giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức quy mô quốc gia; đổi mới cách thức, nội dung công tác truyền thông theo hướng gần gũi, sinh động để thu hút trẻ, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, qua mạng Internet và mạng xã hội. Tăng cường hiển thị trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương số điện thoại đường dây nóng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và địa chliên hệ của các trung tâm, tổ chức tư vấn, cứu trợ khẩn cấp.

- Lồng ghép vào chương trình giáo dục các nội dung trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức về môi trường mạng cho trẻ em và kỹ năng cơ bản khi tham gia sử dụng Internet, cách thức tìm kiếm sự hỗ trợ khi bị xâm hại trên môi trường mạng; trang bị “bộ kỹ năng số” cơ bản cho trẻ em theo độ tuổi; đẩy mạnh các hình thức tư vấn hỗ trợ trẻ em thông qua tư vấn học đường. Phát triển các chương trình, hình thức giáo dục dành cho đối tượng trẻ em không đến trường học thông qua hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, các tổ chức xã hội, tổ dân phố, trung tâm tư vấn.

- Khuyến khích, thúc đẩy gia đình, cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, giáo viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo chủ động, thường xuyên cập nhật kiến thức, phương pháp hướng dẫn trẻ các knăng tự bảo vệ mình, tìm hiu thông tin và khả năng tự phát hiện, tố cáo các hành vi có nguy cơ xâm hại khi tham gia môi trường mạng.

- Phát triển các sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ học tập trên môi trường mạng đtrẻ em truy cập, khai thác nguồn tài nguyên trực tuyến một cách chủ động, sáng tạo, hiệu quả và an toàn. Biu dương, khen thưởng kịp thời và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo.

- Tăng cường công tác truyền thông, đặc biệt đối với các hình thức truyền thông trên Internet về quyền trẻ em và trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.

3. Triển khai các biện pháp, giải pháp kỹ thuật, ứng dụng công nghệ

- Thiết lập các kênh thông tin thân thiện để tiếp nhận phản ánh về các hình ảnh, video, nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo hướng tích hợp thành một đầu mối duy nhất; có cơ chế kết nối để các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trên Internet có thể tích hợp chế độ báo cáo tự động vcác nội dung nguy hại, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng về cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Đưa vào sử dụng trong ngành giáo dục và đào tạo các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, các kho học liệu, xuất bản phẩm điện tử nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập trên môi trường mạng, đồng thời quản lý tốt việc học sinh truy cập mạng, đổi mới cách thức tương tác giữa nhà trường với gia đình và học sinh; góp phần thực hiện chuyển đổi số một cách an toàn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Thiết lập cơ sở dữ liệu CSAM (tiếng Anh là Child Sexual Abuse Material - gọi tắt là CSAM) của Việt Nam gồm thông tin, dữ liệu đặc tả về hình ảnh/video xâm hại trẻ em và có cơ chế để các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan tham gia cập nhật, phân tích thông tin nhằm ngăn ngừa việc đăng tải, chia sẻ các hình ảnh/video xâm hại trẻ em trên môi trường mạng dựa trên ứng dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo, học máy, phân tích dữ liệu lớn...; hướng tới kết nối với các cơ sở dữ liệu tương tự trong khu vực và của các cơ quan, tổ chức quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Triển khai giải pháp kỹ thuật nhằm kết ni, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin, giám sát việc tuân thủ chặn lọc, gỡ bỏ các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng. Yêu cầu các trang web có tên miền quốc gia “.vn”, các trang web có địa chỉ IP tại Việt Nam tự thực hiện chặn lọc nội dung xâm hại trẻ em và hiển thị thông báo nội dung phù hợp với lứa tuổi theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

- Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số, nội dung số, truyền thông số Việt Nam phát triển, làm chủ các công nghệ bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng và các ứng dụng, nội dung giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực thực thi pháp luật

- Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng.

- Nghiên cứu thành lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ giúp trẻ phục hồi về tâm lý, thể chất và tinh thần khi bị xâm hại trên môi trường mạng cũng như hỗ trợ pháp lý cho trẻ. Đối với trẻ bị xâm hại, lạm dụng tình dục qua môi trường mạng cần có chuyên gia tâm lý tư vấn trực tiếp để giảm thiểu tác động từ đầu, đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm và hỗ trợ định hướng cho trẻ phục hồi.

- Hình thành mạng lưới bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng có sự tham gia của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, chuyên gia, cá nhân trong và ngoài nước và một số trẻ em. Đây là mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực, nhận thức, tư vấn, hỗ trợ triển khai các giải pháp/biện pháp hành chính, kỹ thuật cho mỗi thành viên và tới cộng đồng xã hội đối với vấn đề bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.

- Triển khai các chương trình tập huấn, nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, công nghệ, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho lực lượng thực thi pháp luật, cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, điều tra tội phạm và truy tố, xét xử để kịp thời nắm thông tin, tình hình thế giới, đặc biệt là xu hướng công nghệ đối với vấn đề ngăn ngừa, xử lý các vụ lạm dụng, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

- Xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo hướng mỗi khâu có một đầu mối cụ thể chịu trách nhiệm; thiết lập cơ chế liên ngành theo dõi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế

- Tăng cường hợp tác giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, hợp tác giữa Chính phủ với Chính phủ, tham gia các tổ chức, cam kết và mạng lưới quốc tế về bảo vệ trẻ em, chủ động tham gia các sáng kiến giúp trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng, phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; thực hiện đầy đủ, thường xuyên công tác truyền thông đối ngoại về nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, trao đổi khung pháp lý, học tập kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cho các cơ quan Việt Nam trong bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, chuyển giao công nghệ, áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến đã được chứng minh hiệu quả trên thế giới trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

- Kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ quốc tế hợp pháp theo quy định pháp luật vì mục đích bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Hàng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao trong Chương trình, các bộ, ngành trung ương và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp chung trong kế hoạch dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành trung ương và địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Khuyến khích việc huy động từ các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình, có các trách nhiệm sau đây:

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành và tổ chức thu thập dữ liệu cơ sở dữ liệu CSAM của Việt Nam; thành lập, tổ chức hoạt động Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và ban hành cơ chế, quy định điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn dữ liệu, thông tin xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

c) Xây dựng và triển khai các hệ thống kỹ thuật hỗ trợ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin nhằm ngăn chặn nội dung xâm hại trẻ em và giám sát tuân thủ việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ trên Internet thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ nhanh chóng, kịp thời các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo yêu cầu của các cơ quan chức năng.

d) Thiết lập cổng thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến, các kênh thông tin (fanpage) trên các mạng xã hội trực tuyến có nhiều người sử dụng ở Việt Nam để hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông phù hợp với độ tuổi, mức độ trường thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

đ) Xây dựng bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng và phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan truyền thông nội dung đến toàn xã hội, trong đó ưu tiên, tập trung phổ cập đến các đối tượng là cha, mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ.

e) Chủ trì tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về Chương trình; chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông tới toàn xã hội; xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo vệ trẻ em về hiện trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các xu hướng công nghệ để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

g) Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng; đề xuất Thủ tướng Chính phủ cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao tham gia theo thẩm quyền hoặc đxuất Việt Nam tham gia các tổ chức, cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chủ trì cung cấp nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong các xếp hạng, đánh giá của quốc tế.

i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất các dự án từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp vì mục đích bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

k) Định kỳ hàng năm, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức một số đoàn công tác kiểm tra về nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; xây dựng, phát hành Báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng của Việt Nam hàng năm.

l) Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình; trường hợp cần thiết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định chỉnh sửa, bổ sung các nội dung liên quan thuộc Chương trình nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để lấy trẻ em làm trung tâm, có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em trong xây dựng chính sách số về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan truyền thông, phổ biến kiến thức, knăng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em.

c) Xây dựng, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111.

d) Tập huấn cho trẻ em về kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng và kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

đ) Tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng trên cơ sở lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ cho các cơ sở trợ giúp xã hội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi gồm một số nội dung, kỹ năng như: kiến thức về mạng Internet, mạng xã hội; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; cách thức nhận biết khi bị lợi dụng, xâm hại trên môi trường mạng và nơi cần thông tin, phản ánh...

b) Xây dựng mô hình, quy chế quản lý việc dạy học trực tuyến và các hướng dẫn cho nhà trường, giáo viên về nội dung bảo đảm an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với các hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục.

c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, các nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tui; kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát, chặn lọc này với Bộ Thông tin và Truyền thông.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng thúc đẩy trao đổi hợp tác quc tế trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho trẻ em tại trường học.

đ) Ưu tiên triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhm hỗ trợ công tác quản lý giáo dục, việc học và dạy học trên môi trường mạng; chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xây dựng bộ tiêu chí, tổ chức đánh giá và công bố các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đạt yêu cầu sử dụng nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác đào tạo, việc học và dạy học.

4. Bộ Công an

a) Chỉ đạo lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và lực lượng nghiệp vụ áp dụng các biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh hành vi sử dụng môi trường mạng xâm hại trẻ em.

b) Chỉ đạo cơ quan điều tra các cấp tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về hành vi sử dụng môi trường mạng xâm hại trẻ em; phối hợp với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các hành vi xâm hại trẻ em liên quan đến môi trường mạng.

c) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng môi trường mạng xâm hại trẻ em.

d) Xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý, xử phạt và truy tđối với các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

đ) Nắm đầy đủ, kịp thời thông tin đối với các đối tượng có tiền án, tiền sự về xâm hại trẻ em liên quan đến môi trường mạng và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định pháp luật.

e) Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật các nước xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến nạn nhân là trẻ em Việt Nam bị bóc lột và lạm dụng trên môi trường mạng qua kênh hợp tác Interpol và Tương trợ tư pháp về hình sự.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

6. Bộ Tài chính đảm bảo kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

7. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Thực hiện quy trình xét xử trẻ em bị xâm hại theo hướng thuận tiện, giảm tối đa ảnh hưng về tâm lý, tinh thần đối với trẻ; bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các cán bộ làm việc với trẻ em trong quá trình tố tụng; hỗ trợ trẻ về các thủ tục tố tụng, bồi thường, khiếu nại và biện pháp khắc phục hậu quả đối với nạn nhân là trẻ em.

8. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên, các hội viên, đoàn viên trong hệ thống tổ chức mình tham gia vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trên môi trường mạng.

Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương triển khai các chương trình giám sát, phản biện xã hội đối với chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Đề nghị Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tăng cường tuyên truyền, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng, triển khai các cuộc vận động, chương trình tham gia xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh trong thanh thiếu nhi.

9. Các doanh nghiệp

Xây dựng chính sách, triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn và xử lý các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng trong doanh nghiệp.

a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ Internet (ISP): Ngăn chặn việc chia sẻ và chặn lọc thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm hại đến trẻ em, quyền trẻ em theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trực tuyến: Triển khai công cụ kiểm soát thời gian chơi, độ tuổi người chơi để bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng lạm dụng, nghiện trò chơi điện tử theo quy định của pháp luật.

c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng

- Kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm hại đến trẻ em, quyền trẻ em.

- Khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.

- Phải sử dụng các biện pháp, công cụ bảo đảm an toàn về thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em, các thông điệp cảnh báo nguy cơ khi trẻ em cung cấp, thay đổi thông tin bí mật đời sống riêng tư.

- Thực hiện cảnh báo hoặc theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền gỡ bỏ thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em.

- Thiết lập tính năng và tích hợp với hệ thống tiếp nhận phản ánh của cơ quan chức năng có thẩm quyền để cho phép người sử dụng có thể thông báo các thông tin, dịch vụ gây hại cho trẻ em, thông tin, dịch vụ giả mạo, xuyên tạc, xâm hại trẻ em.

d) Doanh nghiệp sản xuất các thiết bị di động thông minh, máy tính và doanh nghiệp sản xuất phần mềm, dịch vụ nội dung số: Khuyến khích việc cài đặt các phần mềm/giải pháp/công cụ cho phép cha mẹ/người bảo hộ quản lý, giám sát việc sử dụng của trẻ em trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ thị trường.

10. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng

- Tăng thời lượng, hàm lượng tin đưa nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng và phản ảnh đúng đắn thực trạng của vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật.

- Khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.

11. Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phối hợp cùng các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước triển khai các hoạt động liên quan tới tuyên truyền, nâng cao nhận thức và các nhiệm vụ liên quan khác; vận động doanh nghiệp hội viên phát triển sản phẩm, dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin cho trẻ em trên môi trường mạng; định kỳ tổ chức tôn vinh, khen thưởng các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp lớn cho công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

12. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc tham gia công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc nhằm nâng cao nhận thức và từng bước trang bị kỹ năng số cho trẻ em trên địa bàn, tổ chức các lớp dạy kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ và trẻ em ngoài trường học trên địa bàn có nhận thức và kỹ năng cơ bản tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các t
nh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban quốc gia về trẻ em;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận T
quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: VT, KSTT (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vũ Đức Đam

 

PHỤ LỤC

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số
: 830/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I. XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VÀ CÁC QUY CHẾ, QUY TRÌNH PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH

1

Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý, chính sách về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Thường xuyên

2

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

 

Quý I/2022

3

Xây dựng cơ chế phối hợp, quy trình xử lý trong việc tiếp nhận thông tin, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; cơ chế liên ngành theo dõi tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Công an

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan, tổ chức liên quan

Quý IV/2021

4

Đề xuất các giải pháp để lấy trẻ em làm trung tâm, có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em trong xây dựng chính sách svề trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Bộ Công an; Bộ Thông tin và Truyền thông

Thường xuyên

II. GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ TRANG BỊ KỸ NĂNG

1

Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông tới toàn xã hội về hoạt động bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

VTV, VOV và các cơ quan báo chí.

Thường xuyên

2

Xây dựng tài liệu tuyên truyền, tổ chức tập huấn, cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, nhà báo hoạt động trong lĩnh vực CNTT về hiện trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và các xu hướng công nghệ để bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan báo chí

Định kỳ hàng năm

3

Truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em.

Tăng cường hiển thị trên các kênh truyền hình trung ương và địa phương số điện thoại đường dây nóng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 tiếp nhận thông tin báo cáo xâm hại trẻ em và địa chỉ liên hệ của các trung tâm, tổ chức tư vấn, cứu trợ khẩn cấp.

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông

Định kỳ hàng năm

4

Tập huấn cho trẻ em về kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng và kỹ năng tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giáo dục và Đào tạo

Định kỳ hàng năm

5

Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bắt đầu thực hiện từ năm học 2021 - 2022

6

Thiết lập cổng thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến, các kênh thông tin (fanpage) trên các mạng xã hội trực tuyến có nhiều người sử dụng Việt Nam để hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trên các kênh thông tin, truyền thông phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quý III/2021

7

Tăng thời lượng, hàm lượng tin đưa nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về tầm quan trọng và phản ánh đúng đắn thực trạng của vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật

VTV, VOV, TTXVN, cơ quan báo chí

 

Nhiệm vụ thường xuyên

III. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ

1

Xây dựng, tổ chức thu thập dữ liệu và vận hành cơ sở dữ liệu CSAM của Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Công an; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Quý IV/2022

2

Triển khai giải pháp kỹ thuật nhằm tích hợp tự động các phản ánh từ doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ, người sử dụng trên Internet về các vụ việc liên quan tới xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các ISP và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan

Quý II/2022

Xây dựng và triển khai các hệ thống kỹ thuật hỗ trợ kết nối, chia sẻ dữ liệu, thu thập, phân tích thông tin nhằm ngăn chặn nội dung xâm hại trẻ em và giám sát tuân thủ việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ trên Internet thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ nhanh chóng, kịp thời các nội dung xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Quý IV/2022

3

Xây dựng, nâng cấp, tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em s 111

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an.

Quý I/2022

4

Xây dựng mô hình, quy chế quản lý việc dạy học trực tuyến và các hướng dẫn cho nhà trường, giáo viên về nội dung bảo đảm an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với các hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục. Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhm giám sát, chặn lọc truy cập nội dung vi phạm pháp luật, nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi; kết nối, chia sẻ dữ liệu giám sát, chặn lọc này với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bắt đầu từ năm học 2021 - 2022

5

Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan, doanh nghiệp và hội, hiệp hội trong lĩnh vực CNTT- TT

Thường xuyên

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

Quý II/2022

IV. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC, NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI PHÁP LUẬT

1

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, kịp thời ứng phó với các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công an.

 

Nhiệm vụ thường xuyên

2

Thành lập, tổ chức hoạt động Mạng lưới ứng cứu và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng và ban hành cơ chế, quy định điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện ngăn chặn dữ liệu, thông tin xâm hại trẻ em

Bộ Thông tin và Truyền thông

Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan

Quý II/2021

3

Tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng trên cơ sở lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ cho các cơ sở trợ giúp xã hội

Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

Các bộ, cơ quan liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

4

Xây dựng bộ tiêu chí, tổ chức đánh giá và công bố các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông đạt yêu cầu sử dụng nhằm hỗ trợ hiệu quả công tác đào tạo, việc học và dạy học

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Định kỳ công b hàng năm

5

Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tổ chức một số đoàn công tác kiểm tra về nội dung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo

dục và Đào tạo; Các bộ, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan

Định kỳ theo kế hoạch công tác

Xây dựng, phát hành Báo cáo đánh giá tình hình và đề xuất các giải pháp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng của Việt Nam hàng năm.

Quý I hàng năm.

V. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

1

Tham gia theo thẩm quyền hoặc đề xuất Việt Nam tham gia các tổ chức, cam kết quốc tế về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; cung cấp nội dung về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng trong các xếp hạng, đánh giá của quốc tế; tăng cường kết nối, chuyển giao công nghệ và trao đổi hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho trẻ em trên môi trường mạng

Bộ Thông tin và Truyền thông

Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các tổ chức quốc tế liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

2

Vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về bảo vệ, hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; các bộ, ngành, địa phương

Nhiệm vụ thường xuyên

3

Thúc đẩy trao đổi hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an toàn thông tin cho trẻ em tại trường học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Ngoại giao; các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan

Nhiệm vụ thường xuyên

4

Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; phối hợp với cơ quan thực thi pháp luật các nước xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc liên quan đến nạn nhân là trẻ em Việt Nam bị bóc lột và lạm dụng trên môi trường mạng qua kênh hợp tác Interpol và Tương trợ tư pháp về hình sự.

Bộ Công an

Bộ Ngoại giao

Nhiệm vụ thường xuyên

VI. NHIỆM VỤ KHÁC

1

Tăng cường tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng; giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc tham gia công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng vào cuộc nhằm nâng cao nhận thức và từng bước trang bị k năng scho trẻ em trên địa bàn, tổ chức các lớp dạy kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ và trẻ em ngoài trường học trên địa bàn có nhận thức và kỹ năng cơ bản tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.

Các bộ, ngành, UBND các cấp

Các tổ chức đoàn thể ở Trung ương và địa phương; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan.

Nhiệm vụ thường xuyên

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 830/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 830/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Vũ Đức Đam
Ngày ban hành: 01/06/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 830/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình "Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…