Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, b sung một số điều của Luật Tchức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thtướng Chính phphê duyệt Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó có Dự án 8 về “Thực hiện bình đng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đi với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiu s và min núi”;

Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/6/2022 của Đoàn Chtịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nViệt Nam về triển khai Dự án 8 giai đoạn I: 2021-2025;

Theo đề nghị của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tại Tờ trình s 23/TTr-BTV ngày 07/11/2022 và Báo cáo số 217/BC-BTV ngày 12/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025” trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Trưởng Ban Dân tộc Thành phố, Chủ tịch UBND các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ba Vì, Thạch Thất và Quốc Oai; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Thành ủy. TT HĐND
TP;
- Ch
tịch, các PCT UBND TP;
- Ủy ban MTT
Q Thành phố;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc; Hội LHPN Việt Nam;
- Các Sở
, ban, ngành Thành phố;
- Báo
: HNM, KT-ĐT; Đài PTTH Hà Nội;
- VPUB: CVP
, các Phó CVP, KTTH, TH;
- Trung tâm Tin học - Công báo;
- Lưu: VT, KGXH (59104)
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

ĐỀ ÁN

TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ KIẾN THỨC PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(kèm theo Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 của UBND Thành phố Hà Nội)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ Dự án 8 về “Thực hiện bình đng giới và giải quyết nhng vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi” (gọi tt là Dự án 8) thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tt là Chương trình Mục tiêu Quc gia dân tộc thiểu svà miền núi);

- Căn cứ Kế hoạch số 43/KH-ĐCT ngày 03/6/2022 của Đoàn Chtịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (đơn vị được giao chủ trì) về triển khai Dự án 8 giai đoạn I: 2021-2025;

- Căn cứ Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thđô Hà Nội giai đoạn 2021-2030;

- Căn cứ Kế hoạch số 257/KH-UBND ngày 03/10/2022 của UBND Thành phố về việc triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đng giới và gii quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu svà miền núi giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội (Giai đoạn I: cuối năm 2022 - 2025).

2. Cơ sở thực tiễn

Những năm vừa qua, thành phố Hà Nội đã chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và huy động nguồn lực hỗ trợ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua đó góp phần thúc đy việc nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu bình đng giới khu vực dân tộc thiu số và miền núi. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức bình đng giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số cũng đã được cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp quan tâm, tạo điều kiện đphụ ncó cơ hội phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tuy nhiên, hiu biết và ý thức chấp hành pháp luật cũng như nhận thức về bình đng giới của một số phụ ndân tộc thiu số vẫn còn hạn chế; Tỷ lệ phụ nữ làm công tác lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số tại khu vực các xã miền núi còn thấp; Tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nvà trẻ em gái din biến phức tạp; vẫn còn hiện tượng tảo hôn hay trẻ em gái phi nghhọc ở nhà đtham gia lao động hoặc làm các công việc nhà. Phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiu số thường bị hạn chế trong việc tiếp cận với các cơ hội, nguồn lực về giáo dục, việc làm, khả năng chuyn đi nơi ở, chlàm, tiếp cận các dịch vụ tài chính, các nguồn lực sản xuất như đất đai, tiếp cận thị trường... Điều này hạn chế cơ hội phát triển của phụ nữ dân tộc thiểu số, kéo theo sự chậm phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, cũng do hiu biết và ý thức chấp hành pháp luật của phụ ndân tộc thiu số chưa cao, nên một số người dbị kích động, lôi kéo tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật.

3. Một số kết quả hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố trong tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội đã chđộng, tích cực triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đng giới và kiến thức pháp luật cho phụ ndân tộc thiểu số; vận động cán bộ, hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác dân tộc; tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đng giới, về vai trò, vị trí của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu số và min núi; trin khai các chương trình truyền thông hành động vì bình đng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; nâng cao nhận thức về giới, bình đng giới, phòng chống buôn bán phụ n, trem, di cư tự do, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống... gắn với triển khai các Đề án, Dự án, các hoạt động của Trung ương, Thành phố về công tác dân tộc và việc triển khai thực hiện các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội như:

- Đề án 939 của Chính phủ “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025”;

- Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ ngiai đoạn 2018 - 2027”;

- Dự án “Tự tin là chính mình giai đoạn 2020-2023” do Trung ương hội LHPN Việt Nam phối hợp với tổ chức Plan Việt Nam tổ chức;

- Kế hoạch Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ giai đoạn 2022-2026...

- Phối hợp thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho phụ nữ dân tộc thiu số, thông qua đó chuyển tải kiến thức về giới, bình đng giới, các chủ trương, chính sách của Đng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, các phong trào thi đua, nhiệm vụ công tác Hội... góp phần nâng cao nhận thức mọi mặt cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Quan tâm công tác xây dựng lực lượng hội viên nòng cốt vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, toàn Thành phố có 177.600 hội viên nòng cốt (chiếm 20% tổng số hội viên), trong đó có 5.912 hội viên nòng cốt là người dân tộc thiểu số.

- Chú trọng công tác bồi dưng, giới thiệu phụ nữ dân tộc thiu số đtiêu chuẩn ứng cử đại biu Quốc hội, đại biểu HĐND; đủ tiêu chuẩn tham gia quản lý, lãnh đạo các cơ quan, hệ thống chính trị. Trong các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, Hội phụ n đã phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ các cấp tổ chức tt công tác tuyên truyền về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, bồi dưng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nữ ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp, kỹ năng lồng ghép giới trong xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động của ứng cviên, kỹ năng tiếp xúc ctri, kỹ năng làm việc với cơ quan truyền thông... góp phần nâng cao tlệ nnói chung và phụ ndân tộc thiểu số nói riêng trong các cơ quan dân cử.

- Tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng của phụ ndân tộc thiểu số thông qua mạng lưới cộng tác viên tại cơ sở; Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố duy trì lịch giao ban dư luận xã hội định kỳ hàng tháng để nắm bắt tình hình dư luận, tâm tư nguyện vọng của phụ nữ và nhân dân có liên quan đến công tác dân tộc, kịp thời phản ánh với các cấp hội và các cơ quan chức năng để có biện pháp phối hợp giải quyết kịp thời các vấn đề về mới nảy sinh.

Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhn thức bình đng giới và kiến thức pháp luật cho phụ ndân tộc thiu số của Hội còn gặp nhng khó khăn hạn chế như: nhận thức chính trị, ý thức cộng đồng, hiu biết pháp luật, bình đẳng giới của phụ ndân tộc thiểu số chưa cao; Định kiến giới, tình trạng bất bình đng giới, bạo lực gia đình, mua bán phụ nữ và trẻ em, tình trạng xâm hại phụ nữ và trẻ em gái, các tệ nạn xã hội, các vụ án hình sự, dân sự liên quan đến phụ nữ tại các khu vực dân tộc thiểu số còn diễn biến phức tạp; Một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và tuyên truyền kiến thức về giới, bình đng giới của các cấp Hội chưa đáp ứng được yêu cầu về công tác tuyên truyền trong tình hình mới...

Chính vì vậy, việc triển khai Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025” sẽ góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, bình đng giới của phụ nữ dân tộc thiểu số, thúc đẩy việc thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

II. NỘI DUNG ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bình đng giới và ý thức chấp hành pháp luật của phụ nữ dân tộc thiu số; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội Phụ, báo cáo viên, tuyên truyền kiến thức về giới và bình đng giới tại các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thành phố Hà Nội, góp phần thực hiện mục tiêu bình đng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiu số và miền núi.

1.2. Một số ch tiêu bản

(1). Phn đu 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ Hội; 90% trở lên phụ ntại địa bàn các xã dân tộc thiu số và miền núi được tuyên truyền kiến thức về bình đng giới có liên quan đến phụ nữ.

(2). Thành lập mới 14 ttruyền thông cộng đồng tuyên truyền về bình đng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ người dân tộc thiểu số tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của thành phố Hà Nội; Hàng năm, các ttruyền thông được tập huấn kiến thức, kỹ năng vận hành, qun lý và tổ chức hoạt động truyền thông tại cộng đồng.

(3). Tổ chức 03 chiến dịch truyền thông về bình đng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ người dân tộc thiu số tại địa bàn 5 huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.

(4). 62 Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng về phòng chống bạo lực gia đình được củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động.

(5). 100% cán bộ nữ DTTS cấp huyện, xã được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực (gồm: cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bnhiệm, cán bộ nmới trúng clần đầu).

(6). 100% cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng thôn/bn và người có uy tín trong cộng đồng tại các xã dân tộc thiu số và miền núi được trang bị kiến thức bình đng giới, kỹ năng thực hiện lng ghép giới.

2. Đối tượng thụ hưởng

- Cán bộ, hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số đang sinh sống, làm việc tại địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cán bộ trong hệ thống chính trị cấp xã, báo cáo viên, tuyên truyền viên về bình đng giới và pháp luật trong hệ thống Hội tại địa bàn vùng đng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

3. Địa bàn thực hiện

Đề án triển khai tại 14 xã dân tộc thiu sthuộc 05 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức và Chương Mỹ.

4. Nội dung hoạt động

4.1. Biên soạn tài liệu, tập huấn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức bình đng gii

- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn pháp luật, bộ tài liệu tập huấn kiến thức bình đng giới cho báo cáo viên, tuyên truyền viên: Đcương tuyên truyền pháp luật về một số vấn đề liên quan mật thiết đến phụ nữ dân tộc thiểu s(Hiến pháp, Bộ Luật Dân sự; Luật Bầu cĐại biểu Quốc hội và Đại biu Hội đồng nhân dân và các văn bản liên quan trực tiếp đến công tác dân tộc thiểu số và miền núi; Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính Phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030...);

- Xây dựng Đcương tuyên truyền kiến thức bình đng giới (Nâng cao tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý; giảm, thiu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiu s; Chấm dứt tình trạng tảo hôn hay trẻ em gái phải nghỉ học ở nhà đtham gia lao động hoặc làm các công việc nhà; Cơ hội tiếp cận với các nguồn lực về giáo dục, việc làm, khả năng chuyển đi nơi ở, chỗ làm, tiếp cận các dịch vụ tài chính, các nguồn lực sản xuất như đất đai, tiếp cận thị trường...).

- Rà soát, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ nòng cốt làm công tác tuyên truyền kiến thức bình đng giới, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn về lồng ghép giới phục vụ cho công tác tuyên truyền kiến thức bình đẳng giới, tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

- Tổ chức 42 buổi tập huấn, kỹ năng nghiệp vụ tuyên truyền kiến thức bình đng giới, phổ biến giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật cho cán bộ Hội phụ nữ, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên là cán bộ Hội khu vực dân tộc thiểu số.

4.2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, kiến thức bình đng gii

4.2.1. Tổ chức 42 cuộc tuyên truyền tại 05 huyện và 14 xã về kiến thức bình đẳng giới, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tư vấn cho phụ ndân tộc thiểu số về giới, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ n, đấu tranh chống tư tưởng, hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm thân th và nhân phm của phụ nữ;... gắn việc tuyên truyền kiến thức bình đng giới, tuyên truyền, phổ biến pháp luật với việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các phong trào, các cuộc vận động và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

4.2.2. Sử dụng hiệu quả các kênh truyền thông đại chúng, kênh thông tin của Hội (Báo Phụ nữ Thủ đô, website, Fanpage Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội), cơ quan báo chí, trang mạng xã hội (zalo, facebook...) và các phương tiện truyền thông tại sở đthực hiện công tác tuyên truyền kiến thức bình đẳng giới; tuyên truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật cho phụ ndân tộc thiu s.

4.2.3. Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

a. Xây dựng các tổ/nhóm truyền thông tiên phong thay đổi trong cộng đồng.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn truyền thông, vận hành, quản lý các t/nhóm truyền thông và tập huấn, hướng dẫn triển khai mô hình.

- Chỉ đạo điểm mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” tại 01 xã (xã Ba Trại, huyện Ba Vì) đrút kinh nghiệm cho công tác triển khai, nhân rộng trên địa bàn Thành phố. Thành lập mới 14 ttruyền thông cộng đồng (01 t/xã); duy trì hoạt động 33 t/nhóm truyền thông cộng đồng đang hoạt động hiệu quả tại cơ sở.

- Tổ chức 42 lớp truyền thông tại 05 huyện và 14 xã về hướng dẫn xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng s(zalo, fanpage...), chia sẻ, lan tỏa hoạt động của các tổ truyền thông; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật để triển khai mô hình hiệu quả.

b. Thực hiện các hoạt động truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

- Xây dựng 9 chương trình truyền thông trên các kênh truyền thông của Thành phố, trên truyền hình, Báo Phụ nữ Thủ đô, website và fanpage Hội Liên hiệp phụ nHà Nội...

- Xây dựng tài liệu/ấn phẩm truyền thông và số hóa tài liệu, mô hình truyền thông dưới dạng sinh hoạt tổ/nhóm, sân khấu hóa, diễn đàn trao đi/chia sẻ, triển lãm ảnh, video, clip hình ảnh... phù hợp với đối tượng, vùng miền và tình hình thực tế ở địa phương.

c. Hội thi/Liên hoan các mô hình sáng tạo, hiệu quả trong xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ, trẻ em.

- Tổ chức các cuộc thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp truyền thông hiệu quthay đổi “Nếp nghĩ, cách làm” (tại cấp Thành phố).

- Tư liệu hóa các sáng kiến, mô hình, giải pháp hiệu quả từ cuộc thi và tuyên truyền, nhân rộng.

4.3. Thành lập, nâng cao chất lượng các mô hình tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật

4.3.1. Các “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng phòng chống bạo lực gia đình” được củng cố, nâng cao chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có/hoặc thành lập mới.

- Phối hợp rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các địa chỉ tin cậy hiện có để củng cố, nâng cao chất lượng và xác định nhu cầu thành lập mới tại địa phương.

- Tập trung chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mô hình “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng phòng chống bạo lực gia đình” tại xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai), rút kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng mô hình tại địa bàn 5 huyện. Phấn đấu đến năm 2025 có 62 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hoạt động hiệu quả.

- Tổ chức 42 lớp tập huấn về củng c, nâng cấp địa chỉ tin cậy tại cộng đồng hoặc thành lập mới theo quy định hiện hành; hướng dẫn cách thức vận hành và phương pháp hỗ trợ nạn nhân.

- Tổ chức hội nghị tọa đàm, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng, nhân rộng mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Phát triển tài liệu hỗ trợ hoạt động của mô hình phù hợp với thực tế.

4.3.2. Nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình thực hiện bình đẳng giới và mô hình tuyên truyền pháp luật đang có: “Tủ sách phụ nữ và bình đẳng giới”; “Nhóm tư vấn pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số”; “Nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật”; Câu lạc bộ “Phụ nữ với pháp luật”... Khai thác, bổ sung và sử dụng hiệu qutủ sách pháp luật, ngân sách pháp luật, túi sách pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số.

4.4. Nâng cao năng lực cho cán bộ nữ dân tộc thiểu số tham gia vào các vị trí lãnh đạo trong hệ thống chính trị

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lựa chọn những cán bộ tiềm năng tham gia đội ngũ giảng viên nguồn của địa phương.

- Chủ trì lập danh sách cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nmới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử ln đầu tại cấp huyện, cấp xã đxây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực về các nội dung phù hợp với đối tượng.

- Cung cấp tài liệu nâng cao năng lực cho cán bộ nữ người DTTS tại các cấp gồm: cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nmới bnhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu.

- Chủ trì tổ chức 05 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 100% báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội là người dân tộc thiu số; cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, xã gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu.

4.5. Trang bị kiến thức bình đng giới, kỹ năng thực hiện lồng ghép gii cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng thôn và người có uy tín trong cộng đồng

- Cung cấp tài liệu nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ 3 cấp (cấp Thành phố, huyện - xã và cấp thôn/bn), với 3 chương trình tương ứng với 3 cấp độ tập trung vào các nội dung lồng ghép giới: Xây dựng và thẩm định chính sách; thực thi chính sách; giám sát đánh giá việc thực hiện chính sách.

- Chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho cán bộ cấp huyện, xã (theo chương trình 2) và tập huấn cán bộ thôn/bn, người có uy tín trong cộng đồng (theo chương trình 3).

- Hướng dẫn Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ huyện, xã và các lớp tập huấn cho cán bộ thôn/bản, người có uy tín trong cộng đồng; tham gia các hoạt động nâng cao năng lực do Hội phụ ncấp trên tổ chức.

4.6. Hoạt động phối hợp, giám sát Đề án

Hàng năm, Ban thường vụ Hội Liên hiệp phụ nHà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án, ban hành các văn bản phục vụ việc quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện.

- Chủ động phối hợp với các đơn vị tổ chức giám sát, đánh giá việc triển khai các nội dung của Đề án trên cơ skế hoạch theo từng tháng, quý, năm. Tổ chức sơ kết 3 năm và tổng kết giai đoạn.

- Thường xuyên báo cáo đánh giá việc triển khai Đề án với các cấp, ngành có liên quan.

4.7. Tổ chức đánh giá tác động, hiệu quả của việc thực hiện Đề án

Tổ chức Hội nghị tng kết đánh giá kết quả sau 5 năm thực hiện Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022 - 2025”, đề xuất nhng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền kiến thức bình đng giới, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho phụ ndân tộc thiểu số trên địa bàn Thành phố.

5. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện Đề án được cấp cho Hội Liên hiệp Phụ nThành phố (đơn vị được giao chủ trì Đề án) từ nguồn ngân sách Thành phố (theo kế hoạch 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND Thành phố).

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nngười dân tộc thiu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn Thành phố.

- Hàng năm chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch hướng dẫn Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện và cấp xã thuộc địa bàn thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi tham mưu UBND cùng cấp triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đảm bảo yêu cầu đề ra.

- Tham mưu UBND Thành phố Hà Nội kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; tham mưu sơ kết, đánh giá Đề án; giám sát, hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong trin khai thực hiện Đề án; Tham mưu tng hợp, báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố gi về Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Thành ủy Hà Nội theo quy định.

- Chđộng cung cấp thông tin về các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện Đề án trên địa bàn Thành phố cho các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, các cơ quan báo chí để thực hiện công tác thông tin tuyên truyền hiệu quả.

2. Ban Dân tộc Thành phố

- Phối hợp triển khai thực hiện các nội dung Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025” gắn với Triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trem” trong Chương trình mục tiêu quốc gia “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội, Giai đoạn I: cuối năm 2022 - 2025.

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố tháo gkhó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Đề án; Phối hợp với các s, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nội dung Đề án và chia sẻ, cập nhật thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện Đề án làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung hoạt động Đề án trong giai đoạn tiếp theo.

3. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và khnăng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố xem xét, quyết định để triển khai thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

4. Các Sở, ngành khác của Thành phố phối hợp, hỗ trợ Hội Liên hiệp Phụ ncùng cấp triển khai các mô hình, hoạt động của Đề án liên quan đến chuyên môn của ngành, cụ thể:

- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Phối hợp, hỗ trợ triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, truyền thông thực hiện bình đng giới và vận động lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Sở Văn hóa và Ththao: Phối hợp chỉ đạo triển khai mô hình Địa chtin cậy tại cộng đồng và các hoạt động hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp, hưng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố và Trung ương phối hợp công tác, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tích cực tuyên truyền kiến thức về bình đng giới, kiến thức pháp luật và công tác triển khai Đề án trên địa bàn Thành phố, góp phần nâng cao nhận thức, thay đi định kiến cho phụ nữ dân tộc thiểu số. Phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Sở trong triển khai các nội dung Đề án.

- Sở Tư pháp: Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Ban Dân tộc Thành phố và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số và miền núi; tham gia đóng góp ý kiến vào các văn bản liên quan đến quyền lợi hợp pháp của phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi do Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố.

5. UBND các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ

- Giao Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện là cơ quan tham mưu xây dựng kế hoạch; chủ trì tham mưu, giúp việc UBND huyện triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.

- Chỉ đạo việc thực hiện Đề án lồng ghép với thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em dân tộc thiu số và miền núi” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương.

- Kiểm tra, giám sát, sơ kết, đánh giá kết quthực hiện Đề án hàng năm, giai đoạn và xác định các giải pháp thực hiện Đề án giai đoạn tiếp theo.

- Chỉ đạo báo cáo kết quả thực hiện Đề án tại địa phương gửi về Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổng hợp báo cáo UBND Thành phố theo quy định, trong đó tng hp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện Đề án tại địa phương trước ngày 15/9 hàng năm và cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 30/01 năm sau và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu.

6. Chế độ thông tin, báo cáo

Định kỳ 6 tháng và hàng năm, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Đề án và khó khăn, vướng mắc về Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu: 73/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 05/01/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 73/QĐ-UBND năm 2023 về Đề án “Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và kiến thức pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số giai đoạn 2022-2025” trên địa bàn thành phố Hà Nội

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…