Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 688/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật Di sản văn hóa sửa đổi, bổ sung một số điều luật năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 156/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể hệ thống bảo tàng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 281/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại tờ trình số 237/TTr-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương liên quan tổ chức thực hiện các phần việc thuộc nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia theo nội dung Đề cương tổng quát đã được phê duyệt.

2. Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt các hạng mục công việc thuộc phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Đề cương trưng bày chi tiết; thiết kế kỹ thuật, mỹ thuật trưng bày; kịch bản trưng bày; nghiên cứu sưu tầm; tư liệu hóa, số hóa; bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật; giáo dục - công chúng; thông tin - marketing; hệ thống trang thiết bị chuyên dụng; xây dựng bộ máy tổ chức; đào tạo nguồn nhân lực) và các nội dung công việc đã được nêu trong Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

3. Các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan Trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả dự án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban Chỉ đạo nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.  

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước XD BTLSQG;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH, TH;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG  




Hoàng Trung Hải  

 

ĐỀ CƯƠNG

TỔNG QUÁT NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 688/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)

MỞ ĐẦU

Ngày 19 tháng 12 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 281/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, theo đó Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ được hình thành trên cơ sở nòng cốt là các sưu tập tài liệu, hiện vật và đội ngũ cán bộ của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra đời sẽ là một thiết chế văn hóa quan trọng giới thiệu một cách toàn diện và xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử đất nước. Thông qua các hoạt động của mình, Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; là cầu nối giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và quốc tế.

Việc phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước “tạo lập một công trình văn hóa có tầm quan trọng, có ý nghĩa to lớn, lâu dài về chính trị, tư tưởng, văn hóa - xã hội nhằm lưu giữ và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa Việt Nam”, khẳng định vai trò quan trọng của bảo tàng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích và sự phát triển của dân tộc. Quyết định này cũng xác định tầm nhìn chiến lược đối với Bảo tàng Lịch sử quốc gia nói riêng, và với sự nghiệp bảo tàng cả nước nói chung, trong bối cảnh hệ thống bảo tàng nước ta đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định: phần lớn các bảo tàng là công trình cũ được cải tạo lại; trang thiết bị trưng bày, thông tin, nghe nhìn, chiếu sáng, bảo quản… trong bảo tàng đã lạc hậu khá xa so với nhiều nước trong khu vực và thế giới; số lượng và giá trị các di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia còn ở mức độ khiêm tốn; hệ thống bảo tàng Việt Nam đang ở quy mô nhỏ, mất cân đối về loại hình, thiếu tính đa dạng, trùng lặp về nội dung; chưa có bảo tàng giới thiệu một cách toàn diện và xuyên suốt về lịch sử dân tộc. Trong khi đó, nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay không những tăng cường xây dựng các bảo tàng mới với quy mô lớn, hiện đại mà với chức năng mở rộng, các hoạt động bảo tàng cũng đạt hiệu quả cao hơn.

Thực hiện Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng Đề cương tổng quát phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Đề cương xác định, xây dựng một cách tổng thể những nội dung chủ yếu sẽ được trưng bày, các giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, cũng như những hạng mục công việc cần phải thực hiện để xây dựng và đưa bảo tàng vào hoạt động như: công tác nghiên cứu sưu tầm; tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật; bảo quản, tu sửa, phục chế; trưng bày; giáo dục - công chúng; thông tin - marketing; xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật… với mục tiêu lớn nhất là xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia trở thành một công trình văn hóa - kiến trúc hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế.

Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia được phê duyệt sẽ là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hệ thống quan điểm, nhận thức, quy mô và định hướng hoạt động cho thiết chế văn hóa quan trọng này; là cơ sở cho việc tiếp tục triển khai, cụ thể hóa các tiểu dự án, các hạng mục công việc thuộc về nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia được xây dựng trên cơ sở pháp lý sau:

Quyết định số 281/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;

Thông báo số 174/TB-VPCP ngày 23 tháng 7 năm 2008 về Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Dự án đầu tư xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia;

Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Nhà nước xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

I. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

1. Bảo tàng Lịch sử quốc gia là thiết chế văn hóa đặc biệt quan trọng; có quy mô lớn, hiện đại, tiên tiến, kiến trúc đồng bộ, hài hòa với nội dung và hình thức trưng bày; có chức năng giới thiệu di sản văn hóa Việt Nam ra toàn cầu và giới thiệu di sản văn hóa thế giới tại Việt Nam nhằm phục vụ công chúng trong và ngoài nước.

2. Nội dung trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu khái quát, cô đọng tiến trình lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến ngày nay; chú trọng những mốc son và sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh dấu bước phát triển của lịch sử dân tộc, những trung tâm văn hóa - văn minh khác nhau đã từng tồn tại trên đất nước ta góp phần tạo nên lịch sử và văn hóa Việt Nam; thể hiện vai trò của nhân dân làm nên lịch sử; gắn lịch sử cách mạng, lịch sử Đảng trong dòng lịch sử chung của đất nước; khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại.

3. Đảm bảo tính chính trị và khoa học, tính dân tộc và hiện đại, tính hàn lâm và phổ cập, tính toàn diện về lịch sử, tính toàn quốc và đa dân tộc trong nội dung và hình thức trưng bày; tính thống nhất trong đa dạng văn hóa của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, sự gắn kết các cộng đồng dân tộc để xây dựng và phát triển đất nước.

4. Nội dung trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia được thể hiện theo ngôn ngữ riêng, độc đáo, mang đậm nét dân tộc nhưng hiện đại; đảm bảo tính hệ thống, cập nhật, linh hoạt, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao; sử dụng tối đa các hiện vật gốc, kết nối hợp lý nội dung theo tiến trình lịch sử với các chuyên đề và sưu tập; đồng thời tạo các không gian để công chúng trải nghiệm, khám phá và sáng tạo; sử dụng công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, đảm bảo hiệu quả kinh tế trong đầu tư, vận hành, bảo trì; tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động bảo tàng và phục vụ công chúng, chú trọng các điều kiện phục vụ, hỗ trợ người khuyết tật.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRƯNG BÀY BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA

2.1. Nội dung trưng bày

Hệ thống trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia gồm: trưng bày thường xuyên; trưng bày có thời hạn; trưng bày ngoài trời; không gian khám phá sáng tạo; khu tưởng niệm danh nhân và những người có công với đất nước.

2.1.1. Trưng bày thường xuyên

Nội dung phần trưng bày thường xuyên Bảo tàng Lịch sử quốc gia thể hiện những chủ đề, điểm nhấn trưng bày và được cấu trúc gồm: Phần mở đầu; Phần trưng bày theo tiến trình lịch sử và các chuyên đề, sưu tập.

2.1.1.1. Phần mở đầu: Việt Nam - đất nước, con người

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày

- Giới thiệu một cách khái quát những đặc trưng, tiềm năng và thách thức của thiên nhiên Việt Nam trong mối quan hệ tương tác: môi trường - con người - văn hóa; vị trí chiến lược địa - chính trị, địa - văn hóa… của Việt Nam;

- Việt Nam là một quốc gia bao gồm 54 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng nhưng vẫn gắn bó với nhau trong vận mệnh chung của đất nước, hòa hợp lâu dài trong lịch sử. Tất cả các dân tộc đều tự do, bình đẳng, cùng đoàn kết trong chiến đấu bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng đất nước Việt Nam;

- Phần trưng bày này nhằm giới thiệu một cách khái quát về đất nước, con người Việt Nam, cung cấp cho khách tham quan những hiểu biết cơ bản về đất nước Việt Nam toàn vẹn lãnh thổ bao gồm đất liền, thềm lục địa, đảo, quần đảo, hải phận, không phận và những đặc điểm về địa lý, địa chất, các hệ sinh thái, tài nguyên môi trường, những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam trước khi tham quan phần trưng bày về lịch sử Việt Nam.

b) Nội dung trưng bày

Chủ đề 1: Đất nước Việt Nam

- Giới thiệu Việt Nam là một đất nước thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, thềm lục địa, đảo, quần đảo, hải phận, không phận; vị trí địa lý, diện tích, biên giới, các địa danh, các tỉnh, thành phố; những mối liên kết địa lý của nước ta với khu vực xung quanh và thế giới (địa - chính trị, địa - văn hóa…)

Chủ đề 2: Thiên nhiên Việt Nam

Tiểu đề 1: Địa chất, địa hình, địa mạo và đặc trưng khí hậu

- Giới thiệu khái quát lịch sử hình thành về địa chất, địa hình, địa mạo trên đất nước ta.

- Giới thiệu khái quát khí hậu Việt Nam mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiều chế độ khí hậu trên các vùng miền khác nhau, gồm các miền khí hậu chủ yếu là: phía Bắc, phía Nam, Trung và Nam Trung Bộ, khí hậu Biển Đông.

Tiểu đề 2: Tài nguyên và sử dụng bền vững

- Hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật

+ Giới thiệu các hệ sinh thái lớn đặc trưng bao gồm: hệ sinh thái rừng núi, hệ sinh thái gò đồi; hệ sinh thái thủy vực nước ngọt, hệ sinh thái biển…;

+ Giới thiệu sự phong phú các loài sinh vật, vị trí của Việt Nam trong hệ thống đa dạng sinh vật trên thế giới.

- Tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản

+ Giới thiệu tài nguyên nước của Việt Nam, diện tích mặt nước lớn, hệ thống suối nước nóng, nước khoáng, nước ngầm phong phú và phân bố đều ở các vùng. Sông suối, hồ đầm, kênh rạch, biển… chính là tiền đề cho việc phát triển giao thông thủy, thủy điện, cung cấp nước cho trồng trọt, sinh hoạt và đời sống…;

+ Giới thiệu tài nguyên khoáng sản đa dạng của Việt Nam: than, dầu khí, U-ra-ni, kim loại đen, kim loại màu, khoáng sản phi kim loại…

- Vai trò của con người trong việc quản lý, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chủ đề 3: Con người Việt Nam

Giới thiệu dân số, dân cư, sự phân bố và các giá trị văn hóa đặc trưng tiêu biểu của 54 dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam.

c) Giải pháp thể hiện

Phần trưng bày Việt Nam - đất nước, con người chủ yếu được thể hiện qua hệ thống phương tiện, kỹ thuật hiện đại (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng…) kết hợp với các tư liệu, hình ảnh, hiện vật, mẫu vật tiêu biểu.

2.1.1.2. Phần trưng bày theo tiến trình lịch sử

2.1.1.2.1. Các chủ đề trưng bày

Chủ đề 1: Việt Nam thời tiền sử

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày:

- Trưng bày giới thiệu sự xuất hiện từ rất sớm của con người trên đất Việt Nam; sự ra đời của nông nghiệp sơ khai tiến tới nghề trồng lúa; sự phát triển của nghề làm đồ gốm, nghề thủ công và sự phân công lao động sơ khai;

- Giới thiệu tính phong phú, đa dạng của các văn hóa khảo cổ, các di tích, di vật từ mọi miền đất nước thể hiện sự phát triển liên tục của lịch sử Việt Nam thời kỳ này, đặc biệt là sự phát triển đa dạng của các văn hóa giai đoạn Hậu kỳ Đá mới và Sơ kỳ Kim khí với những đặc trưng chung và sắc thái riêng, là cơ sở nền tảng để Việt Nam bước vào thời kỳ văn minh - nhà nước sớm;

- Trưng bày giới thiệu về mối quan hệ từ rất sớm của các nền văn hóa ở nước ta với các văn hóa trong khu vực và những vùng xa hơn;

b) Nội dung trưng bày

Tiểu đề 1: Môi trường - con người thời tiền sử

- Trưng bày giới thiệu về cổ môi trường thời tiền sử xuyên suốt cả kỷ Đệ Tam đến kỷ Đệ Tứ: các hóa thạch động vật, địa chất, địa mạo, địa tầng, cổ thực vật, cổ động vật… nhằm phác dựng lại cảnh quan môi trường sống của cư dân thời tiền sử;

- Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện xuất hiện sớm của con người trên đất Việt Nam với sự có mặt của người đứng thẳng (Homo erectus, khoảng 500.000 năm cách ngày nay) được phát hiện ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai;

- Trưng bày giới thiệu quá trình tiến hóa liên tục của con người ở Việt Nam thời tiền sử.

Tiểu đề 2: Văn hóa thời tiền sử

* Các văn hóa thời đại Đá cũ

- Sơ kỳ Đá cũ: Núi Đọ, Xuân Lộc

Trưng bày giới thiệu các di tích, di vật … ở Núi Đọ và Xuân Lộc, cho thấy vết tích hoạt động văn hóa đầu tiên của con người ở Việt Nam.

- Hậu kỳ Đá cũ: văn hóa Sơn Vi và văn hóa Ngườm

Trưng bày giới thiệu sự xuất hiện các văn hóa khảo cổ, nhóm di tích, trong đó kỹ nghệ công cụ cuội là đặc trưng, điển hình nhất, bao gồm các nhóm di tích văn hóa Sơn Vi - kỹ nghệ cuội ghè, văn hóa Ngườm - kỹ nghệ mảnh tước và các di tích hoặc nhóm di tích Hậu kỳ Đá cũ thuộc kỹ nghệ cuội ghè khác trên toàn quốc.

* Các văn hóa thời đại Đá mới

- Sơ kỳ Đá mới: văn hóa Hòa Bình và văn hóa Bắc Sơn

+ Trưng bày giới thiệu văn hóa Hòa Bình - văn hóa hang động: sự xuất hiện công cụ cuội ghè đẽo định hình và rìu mài lưỡi, đồ gốm, nông nghiệp sơ khai;

+ Trưng bày giới thiệu văn hóa Bắc Sơn - văn hóa Sơ kỳ Đá mới.

Tập trung thể hiện sự tồn tại lâu dài kỹ nghệ công cụ cuội, sự xuất hiện sớm của kỹ thuật mài, đồ gốm và nông nghiệp sơ khai; xác lập truyền thống cư trú trong hang động, khai thác thung lũng đá vôi của cư dân Hòa Bình, Bắc Sơn; là giai đoạn mở đầu cho cuộc “cách mạng đá mới” ở Việt Nam.

- Trung kỳ Đá mới: trưng bày giới thiệu 3 văn hóa khảo cổ: Cái Bèo, Đa Bút, Quỳnh Văn: phân bố ngoài trời với 3 địa hình khác nhau: Cái Bèo vùng biển và hải đảo Đông Bắc, Đa Bút đồng bằng châu thổ sông Mã (Thanh Hóa) và sông Đáy (Ninh Bình), Quỳnh Văn đồng bằng ven biển Nghệ Tĩnh. Cả 3 văn hóa cùng duy trì công cụ đá ghè đẽo truyền thống nhưng xuất hiện công cụ mài lan thân, mài toàn thân; trong 3 văn hóa này đã hình thành 3 trung tâm làm gốm độc lập, khác nhau về quy mô, sản phẩm và phương thức sản xuất; tồn tại 3 phương thức hoạt động khai thác khác nhau nhưng đều có dấu tích hoạt động trồng trọt và chăn nuôi.

Tập trung trưng bày giới thiệu đây là giai đoạn con người chuyển từ hang động ra cư trú ngoài trời, khai phá đồng bằng châu thổ, tiến hành khai thác hải sản sông, biển; định cư, làm gốm, kết thúc kỹ nghệ cuội ghè, hoàn thiện kỹ thuật mài, nảy sinh các trung tâm làm gốm sớm, ra đời nông nghiệp và chăn nuôi, có sự phân biệt 3 vùng kinh tế - xã hội đầu tiên trong thời tiền sử Việt Nam.

- Hậu kỳ Đá mới, thời kỳ Kim khí

Trưng bày giới thiệu các văn hóa thuộc các vùng, miền khác nhau trên đất nước Việt Nam từ Bắc tới Nam; từ miền núi, trung du đến vùng đồng bằng, ven biển và hải đảo, bao gồm:

+ Các văn hóa Hậu kỳ Đá mới: vùng núi phía Bắc (Bản Mòn, Hà Giang, Mai Pha), vùng biển (Hạ Long, Bàu Tró), vùng Tây Nguyên (Lung Leng, Biển Hồ, Buôn Triết), vùng Nam Bộ (Cầu Sắt, Dốc Chùa, Suối Linh, An Sơn, Rạch Núi…), một số di tích Hậu kỳ Đá mới khác ở miền núi, cao nguyên trong hang động hoặc thềm sông;

+ Các văn hóa thời kỳ Kim khí: văn hóa Phùng Nguyên - Đồng Đậu - Gò Mun ở lĩnh vực sông Hồng, văn hóa Hoa Lộc - Cồn Chân Tiên ở lưu vực sông Mã, văn hóa Xóm Cồn - ven biển Trung Bộ, văn hóa lưu vực sông Đồng Nai (Gò Ô Chùa, Bưng Bạc…), một số nhóm di tích Đồng Thau miền núi, vùng biển khác.

Tập trung trưng bày giới thiệu tài liệu, hiện vật thể hiện đất nước Việt Nam trên cùng bình tuyến, con người đã chiếm lĩnh, định cư trên mọi địa hình, xác lập các văn hóa khác nhau và đã tồn tại nhiều bộ lạc ở các trình độ khác nhau: những cư dân ở vùng núi và cao nguyên còn trong trình độ Hậu kỳ Đá mới, trong khi đó ở đồng bằng, ven biển đã tiến đến Sơ kỳ Đồng thau. Tuy trình độ phát triển không đều, song vẫn có điểm chung thống nhất: phát triển đến đỉnh cao kỹ thuật chế tác đá, làm gốm, định cư làm nông, chăn nuôi gia súc và có mối quan hệ văn hóa với nhau. Đây là tiền đề hình thành nên các văn hóa, văn minh - nhà nước sớm ở Việt Nam.

Chủ đề 2: Việt Nam thời kỳ dựng nước đầu tiên và các nền văn hóa, văn minh - nhà nước sớm

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày

- Giới thiệu 3 trung tâm văn hóa, văn minh - nhà nước sớm (Đông Sơn - Văn Lang, Âu Lạc; Sa Huỳnh - Chămpa; Đồng Nai, Óc Eo - Phù Nam) đã từng tồn tại, góp phần tạo nên lịch sử văn hóa Việt Nam, trong đó văn hóa Đông Sơn đã sớm trở thành cơ sở vật chất cho thời kỳ dựng nước đầu tiên của dân tộc ta, đặt nền móng cho sự ra đời những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam - truyền thống dựng nước và giữ nước xuyên suốt lịch sử Việt Nam;

- Giới thiệu đây là giai đoạn đạt tới trình độ cao của kỹ nghệ luyện kim đồng thau, kỹ thuật và nghệ thuật làm đồ gốm, kỹ thuật chế tác đá, đặc biệt là sự ra đời của các công xưởng chế tạo công cụ sản xuất đồ trang sức ở phổ hệ văn hóa Đông Sơn; các loại hình mộ chum, đồ gốm tô màu và đen ánh chì, đặc biệt là đồ trang sức bằng đá quý, thủy tinh ở phổ hệ Văn hóa Sa Huỳnh; các loại hình đồ gốm phong phú, các sản phẩm đồng thau độc đáo và sự xuất hiện việc sử dụng vàng ở phổ hệ văn hóa Đồng Nai;

- Sự phát triển, mối giao lưu của 3 trung tâm văn hóa Bắc, Trung, Nam với nhau và với khu vực xung quanh.

b) Nội dung trưng bày

Tiểu đề 1: Văn hóa Đông Sơn và Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Trưng bày giới thiệu những đặc trưng, những giá trị văn hóa tiêu biểu của văn hóa Đông Sơn, qua đó, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa - xã hội của cư dân Đông Sơn;

- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Đông Sơn - Văn Lang, Âu Lạc: cư trú (nhà sàn); kinh tế: nông nghiệp trồng trọt (trồng lúa, các loại cây củ, quả), chăn nuôi (thuần dưỡng các loài động vật), săn bắn, đánh cá; các nghề thủ công (chế tác đá, đúc đồng, sắt, nghề dệt, nghề sơn, nghề mộc…);

- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống văn hóa - xã hội: sự hình thành và phát triển của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục, trang sức, nghệ thuật, vũ nhạc… thể hiện đời sống văn hóa tinh thần mang đậm yếu tố nông nghiệp.

Tập trung trưng bày giới thiệu:

+ Trống đồng Đông Sơn với những giá trị trên mọi lĩnh vực: đời sống vật chất, tinh thần phong phú (kỹ thuật đúc đồng; trình độ về toán học, âm nhạc; vũ trụ quan, nhân sinh quan…) của cư dân Văn Lang - Âu Lạc;

+ Những tài liệu, hiện vật thể hiện sự phát triển, vai trò chủ đạo của nền kinh tế nông nghiệp trồng trọt;

+ Những tài liệu, hiện vật phản ánh thành tựu trong lĩnh vực quân sự: chế tạo được nhiều loại hình vũ khí đánh xa, đánh gần, kỹ thuật xây dựng thành lũy thể hiện chiến lược, chiến thuật quân sự thời kỳ này;

+ Lễ hội/táng tục tiêu biểu thời kỳ văn hóa Đông Sơn.

Tiểu đề 2: Văn hóa Sa Huỳnh

Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, những đặc trưng cơ bản của môi trường sinh sống ven biển, khai thác nguồn sống từ biển của cư dân Sa Huỳnh; sự giao lưu với những nền văn hóa xung quanh (Óc Eo, Đông Sơn, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Trung Á) của văn hóa Sa Huỳnh - văn hóa bản địa, một trong những nguồn tạo tiền đề cho sự hình thành, phát triển của văn hóa Chămpa.

Tiểu đề 3: Văn hóa Đồng Nai

Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật phản ánh sự phát triển kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán của cư dân văn hóa Đồng Nai mang những đặc trưng cơ bản của môi trường sinh sống vùng châu thổ sông Mêkông; sự giao lưu với những nền văn hóa xung quanh (Sa Huỳnh, Đông Sơn, khu vực Đông Nam Á, Địa Trung Hải…) của văn hóa Đồng Nai - văn hóa bản địa, tạo tiền đề cho sự hình thành, phát triển của văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam.

Chủ đề 3: Việt Nam từ thứ kỷ II trước công nguyên đến thế kỷ X sau công nguyên

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày

- Giới thiệu sức sống của văn hóa Đông Sơn và cuộc đấu tranh chống đồng hóa về văn hóa lâu dài, liên tục, kiên cường, toàn diện và tính quần chúng; những chuyển biến về kinh tế, văn hóa - xã hội; sự tiếp biến, phát triển văn hóa dân tộc; cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, khẳng định chủ quyền quốc gia;

- Giới thiệu văn hóa Chămpa và Vương quốc Chămpa; văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam;

- Sự phát triển nối tiếp, tính bản địa, mối giao lưu của 3 trung tâm văn hóa Bắc, Trung, Nam với nhau và với khu vực xung quanh.

b) Nội dung trưng bày

Tiểu đề 1: Thời kỳ đấu tranh bảo tồn nền văn hóa dân tộc, giành độc lập dân tộc 10 thế kỷ sau Công Nguyên

- Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện sức sống của văn hóa Đông Sơn được bảo tồn qua nghìn năm đô hộ: truyền thống đúc trống đồng và sử dụng trống đồng; nghệ thuật Đông Sơn; phong tục, tập quán, tín ngưỡng bản địa…;

- Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo của người Việt trong việc giao lưu, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển kinh tế, văn hóa dân tộc: sự chuyển đổi về kỹ thuật, tổ chức sản xuất gốm; tiếp thu chữ viết, các tư tưởng, tôn giáo lớn của thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo)…;

- Trưng bày giới thiệu khái quát về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trải suốt nghìn năm Bắc thuộc (từ thế kỷ I đến thế kỷ X sau công nguyên).

Tập trung trưng bày giới thiệu những mốc lịch sử, chiến thắng quan trọng thể hiện ý chí quật cường, anh dũng của nhân dân ta trong công cuộc giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia: khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43) mở đầu quá trình đấu tranh chống đô hộ; khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân (542 - 602) thể hiện chủ quyền quốc gia dân tộc; Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) chấm dứt ách thống trị sau nghìn năm Bắc thuộc.

Tiểu đề 2: Văn hóa Chămpa và Vương quốc Chămpa

Trưng bày giới thiệu những đặc trưng, giá trị văn hóa tiêu biểu của văn hóa Chămpa, qua đó, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa - xã hội của cư dân Chămpa:

- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Chămpa: cư trú (tập trung ở ven sông, biển, đảo; nhà sàn…); kinh tế: nền kinh tế núi - đồng bằng - biển (khai thác lâm, thủy sản), đặc biệt là kinh tế gắn với biển; phát triển kinh tế trao đổi buôn bán, thương mại (cảng thị phát triển…); các nghề thủ công: làm gốm, nghề chế tác kim hoàn (vàng, bạc), chạm khắc đá…;

- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống văn hóa - xã hội của cư dân Chămpa: sự hình thành và phát triển của Vương quốc Chămpa trải qua các thời kỳ lịch sử; sự phát triển tiếp nối văn hóa bản địa, giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa từ các khu vực xung quanh (Phù Nam, Đại Việt, Trung Hoa, Ấn Độ, Địa Trung Hải) trải qua các thời kỳ lịch sử của Chămpa: tôn giáo tín ngưỡng, chữ viết, phong tục tập quán, nghệ thuật, trang phục, trang sức, ca múa nhạc…

Tập trung trưng bày giới thiệu về kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc Chămpa phản ánh tri thức, trình độ cao trong kỹ thuật chế tác các loại vật liệu xây dựng, nghệ thuật điêu khắc, xây dựng tháp Chămpa - những kiệt tác nghệ thuật của nhân loại…

Tiểu đề 3: Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam

Trưng bày giới thiệu những đặc trưng, giá trị văn hóa tiêu biểu của văn hóa Óc Eo - Phù Nam, qua đó, phản ánh đời sống vật chất, văn hóa - xã hội của cư dân Óc Eo - Phù Nam:

- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân Óc Eo - Phù Nam: cư trú; kinh tế: phát triển kinh tế trao đổi, buôn bán, thương mại (thương cảng Óc Eo); các nghề thủ công: làm gốm, nghề chế tác kim hoàn, đúc kim loại, chạm khắc đá….;

- Những đặc trưng tiêu biểu về đời sống văn hóa - xã hội của cư dân Óc Eo - Phù Nam: sự hình thành và phát triển của Vương quốc Phù Nam; sự giao lưu, tiếp thu mạnh mẽ những yếu tố văn hóa Ấn Độ và khu vực Địa Trung Hải trong đời sống văn hóa của cư dân Phù Nam: tôn giáo tín ngưỡng, chữ viết; phong tục tập quán, nghệ thuật, trang phục, trang sức, ca múa nhạc…

* Nhóm di tích, di vật Cát Tiên: trưng bày giới thiệu những di tích, di vật Cát Tiên như thực thể tồn tại của nó - một di tích độc đáo vừa mang yếu tố văn hóa Chămpa vừa mang yếu tố văn hóa Óc Eo.

Chủ đề 4: Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày

- Tập trung giới thiệu những thành tựu về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội; những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước thời kỳ này;

- Giới thiệu những chiến công rực rỡ của dân tộc ta chống xâm lược Nam Hán, Tống, Mông - Nguyên, Minh, Thanh, Xiêm, qua đó làm nổi bật sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ này;

- Quá trình mở mang bờ cõi và sự khẳng định chủ quyền lãnh thổ;

- Quá trình hình thành và những đóng góp to lớn cho đất nước của các dân tộc thiểu số Việt Nam.

b) Các nội dung trưng bày

Tiểu đề 1: Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV (thời Ngô - Đinh - Tiền - Lê - Lý - Trần - Hồ).

Trưng bày giới thiệu những tài liệu, hiện vật thể hiện bước đầu xây dựng kinh tế đất nước; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển văn hóa dân tộc; những đặc trưng cơ bản, những giá trị văn hóa tiêu biểu, qua đó phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân ta; những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước thời kỳ này.

* Kinh tế: trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về kinh tế: nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo với đặc trưng kinh tế “ngụ binh ư nông”, “thác đao điền” thời Lý; “điền trang thái ấp” thời Trần, chính sách “hạn nô”, “hạn điền”, phát hành tiền giấy thời Hồ; nghề thủ công (đúc đồng, làm gốm, chạm khắc đá, đất nung…); thương nghiệp (thương cảng Vân Đồn)…

* Văn hóa - xã hội: trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về văn hóa - xã hội: giáo dục, khoa cử, chữ viết; văn học, nghệ thuật ca múa nhạc; tôn giáo tín ngưỡng; phong tục tập quán…

Tập trung trưng bày giới thiệu:

+ Đây là giai đoạn lịch sử quan trọng, mở đầu cho thời kỳ độc lập, chủ quyền quốc gia; đặt nền móng cho thời kỳ phong kiến phát triển ở Việt Nam: xây dựng, củng cố thể chế chính trị, bộ máy chính quyền trung ương tập quyền…;

+ Sự kiện Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên thành Thăng Long, tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền, hệ thống hành chính Đại Việt;

+ Sự phát triển của nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thể hiện sức sống văn hóa Đông Sơn và sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển nền văn hóa dân tộc;

+ Những chiến công, những thành tựu về quân sự phản ánh sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời kỳ này: cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và “bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của dân tộc; cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên thời Trần; sự phát triển của kỹ thuật quân sự dưới thời Hồ.

Tiểu đề 2: Việt Nam từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX (thời Lê - Mạc - Lê Trung Hưng - Tây Sơn - Nguyễn).

Trưng bày giới thiệu những chiến công trong công cuộc giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia; những đặc trưng cơ bản, giá trị văn hóa tiêu biểu, qua đó phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của nhân dân ta.

* Những chiến công trong công cuộc giữ nước của nhân dân ta.

Trưng bày giới thiệu cuộc kháng chiến chống quân Minh: chính sách cai trị, đồng hóa của nhà Minh, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của nhân dân Đại Việt và phong trào Tây Sơn.

Tập trung trưng bày giới thiệu:

+ Khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân Đại Việt: anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo, chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427) chấm dứt 20 năm Minh thuộc, giành độc lập dân tộc, khẳng định chủ quyền quốc gia;

+ Khởi nghĩa Tây Sơn với chiến thắng quân Xiêm (trận Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785) và chiến thắng quân Thanh (giải phóng Thăng Long năm 1789), chấm dứt chế độ Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

* Kinh tế, luật pháp

Trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về kinh tế: nông nghiệp, thương mại, buôn bán và ngoài nước, các nghề thủ công (đúc đồng, làm gốm, làm giấy, chạm khắc gỗ…); luật pháp: luật Hồng Đức.

Tập trung trưng bày giới thiệu:

+ Sự phát triển của nền kinh tế thương mại, buôn bán trong và ngoài nước; sự hưng khởi của các đô thị, cảng thị sầm uất: Thăng Long - Kẻ Chợ, Phố Hiến, Hội An…;

+ Công cuộc thống nhất đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia: cải cách hệ thống bộ máy chính quyền; cải cách hành chính (thống nhất đất nước Việt Nam từ Bắc đến Nam với các địa danh hành chính được phân làm 4 cấp);

+ Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - văn hóa làng nghề truyền thống, tiêu biểu là các nghề thủ công: đúc đồng, làm gốm, chạm khắc gỗ…

* Văn hóa - xã hội

Trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản về văn hóa - xã hội: giáo dục, khoa cử, chữ viết; văn học, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, ca múa nhạc; tôn giáo tín ngưỡng (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Kitô giáo…); phong tục tập quán…

Tập trung trưng bày giới thiệu sự phát triển đến đỉnh cao của hệ thống giáo dục, khoa cử: mở rộng quy mô Văn Miếu - Quốc Tử Giám; củng cố, kiện toàn hệ thống giáo dục, khoa cử chặt chẽ, đề cao giá trị của tri thức; coi trọng hiền tài (lập bia ghi danh); sự giao thoa văn hóa phương Đông và phương Tây; sự phong phú, đa dạng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Tiểu đề 3: Văn hóa Chămpa, Chân Lạp

Trưng bày giới thiệu những đặc trưng cơ bản, giá trị văn hóa tiêu biểu phản ánh đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của cư dân Chămpa, Chân Lạp: sự giao lưu, tiếp thu tinh hoa văn hóa từ các khu vực xung quanh (Đại Việt, Trung Hoa, Ấn Độ, Địa Trung Hải), phát triển văn hóa bản địa: tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật, trang phục, trang sức, ca múa nhạc…

Tiểu đề 4: Quá trình mở mang bờ cõi và thống nhất đất nước

Giới thiệu quá trình mở mang bờ cõi (về phía Nam, ra các hải đảo), sự ứng xử của cộng đồng các cư dân trong quá trình cộng cư: quá trình khai phá đất đai, lập làng, mở rộng lãnh thổ vào miền Trung và Nam Trung Bộ; quá trình khai phá, mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn ở vùng đất Nam Bộ và hải đảo vào đầu thế kỷ XVIII; sự đóng góp của cộng đồng người Việt, Khơme, Chăm, Hoa ở vùng đất Nam Bộ.

Chủ đề 5: Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày

- Cần làm nổi bật đây là giai đoạn lịch sử với những thử thách cam go nhất đối với dân tộc Việt Nam trước âm mưu, hành động xâm lược và chiến tranh tàn bạo của các nước đế quốc có tiềm lực hùng mạnh nhất; là thời kỳ chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta được kế thừa, phát huy và thể hiện đầy đủ nhất trong cuộc đấu tranh toàn dân, toàn diện chống kẻ thù xâm lược, kết thúc chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử;

- Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa lịch sử đặc biệt của Cách mạng tháng Tám năm 1945, sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và việc hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước;

- Khẳng định những đóng góp của phong trào yêu nước và cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ đất nước; vị trí và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam; những cống hiến vô cùng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đảng, với dân tộc và đất nước;

- Giới thiệu những biến đổi của xã hội Việt Nam, những chuyển biến về cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX; thể hiện đa diện các lĩnh vực của lịch sử xã hội, đặc biệt là đời sống kinh tế, văn hóa, sinh hoạt của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước;

- Khẳng định những đóng góp trên mặt trận ngoại giao với chính sách ngoại giao khôn khéo, thêm bạn bớt thù, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp và Mỹ đối với cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của Việt Nam;

- Khẳng định những thành tựu to lớn của nhân dân ta trên con đường đổi mới đất nước, thực hiện mục tiêu xây dựng Việt Nam “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

b) Nội dung trưng bày

Tiểu đề 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

* Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam.

Trưng bày, giới thiệu các nội dung cơ bản như: quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam; triều đình phong kiến nhà Nguyễn kháng cự, nhân nhượng, đầu hàng thực dân Pháp.

* Việt Nam thời Pháp thuộc.

Giới thiệu về cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và lần thứ hai (những năm 1919 - 1929) của thực dân Pháp ở Việt Nam: chính sách, bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX về hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự…

- Thể hiện rõ những chuyển biến, thay đổi về diện mạo một số vùng đô thị, trung tâm lớn của Việt Nam về kinh tế (cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cơ sở công, thương nghiệp…), xã hội (giai cấp cũ - mới), giao thoa và tiếp biến văn hóa (cảnh quan kiến trúc, đô thị, đời sống sinh hoạt…).

* Các phong trào kháng chiến, yêu nước và cách mạng của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

- Trưng bày, giới thiệu về các phong trào khởi nghĩa chống thực dân Pháp nửa cuối thế kỷ XIX: khởi nghĩa Trương Định; phong trào Cần Vương (khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình, Hùng Lĩnh, Hương Khê…); phong trào đấu tranh của nhân dân Yên Thế; phong trào khởi nghĩa vũ trang của các dân tộc thiểu số…

- Các phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX như: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du; Phan Chu Trinh và xu hướng cải cách; Đông Kinh Nghĩa Thục; phong trào đấu tranh vũ trang yêu nước ở các vùng miền và phong trào dân tộc tư sản, dân chủ trong những năm đầu thế kỷ XX; Việt Nam Quốc Dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái…

Tiểu đề 2: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

* Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 2 - 1930.

- Trưng bày, giới thiệu về bối cảnh xã hội Việt Nam, tình hình cách mạng ở Việt Nam, khu vực và quốc tế đầu thế kỷ XX như: Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, Quốc tế cộng sản thành lập năm 1919, phong trào công nhân và phong trào cách mạng vô sản ở Pháp, Trung quốc và một số nước trong khu vực…; phong trào công nhân và các cuộc đấu tranh cách mạng theo xu hướng vô sản ở Việt Nam.

Tập trung trưng bày giới thiệu về các hoạt động yêu nước và cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm 1911 - 1930; quá trình vận động thành lập Đảng; các tổ chức tiền thân của Đảng; Hội nghị hợp nhất, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (2 - 1930) - bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ XX, là nhân tố quan trọng cho những thắng lợi tiếp theo của cách mạng Việt Nam.

* Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Trưng bày giới thiệu về phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh; cuộc vận động dân chủ và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ những năm 1936 - 1939.

Tiểu đề 3: Cách mạng tháng Tám năm 1945

* Việt Nam trong chiến tranh thế giới lần thứ Hai.

- Trưng bày, giới thiệu khái quát về đại chiến thế giới lần thứ Hai ở châu Âu và châu Á; chính quyền kép Nhật - Pháp hình thành sau khi phát xít Nhật vào Đông Dương; đời sống của nhân dân Việt Nam dưới ách đô hộ của Pháp - Nhật; nạn đói năm 1945; các cuộc khởi nghĩa vũ trang trong những năm 1940 - 1941: Bắc Sơn, Nam Kỳ, binh biến Đô Lương.

- Chủ trương chỉ đạo chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương những năm 1939 - 1941: Hội nghị Trung ương lần thứ VI (11 - 1939), Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5 - 1941)…

* Chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành độc lập 1939 - 1945.

Trưng bày giới thiệu các nội dung: xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân - tập hợp lực lượng chính trị chờ thời cơ khởi nghĩa (Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương (11 - 1939), Mặt trận Việt Minh (5 - 1941), phong trào Việt Minh; xây dựng, củng cố căn cứ cách mạng (khu giải phóng Việt Bắc và các chiến khu…); xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang; Nhật đảo chính Pháp; phát động cao trào kháng Nhật cứu nước chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

* Cách mạng tháng Tám 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Trưng bày giới thiệu một số nội dung như: phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh (8 - 1945); quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương; Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.

Tập trung trưng bày giới thiệu sự kiện ngày độc lập 2/9/1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một sự kiện lịch sử trọng đại, mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ XX. Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới: độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Tiểu đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng nền dân chủ cộng hòa (1945 - 1954)

* Bảo vệ và xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân.

- Trưng bày giới thiệu các nội dung cơ bản về xây dựng và bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân vừa mới ra đời: xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân trong toàn quốc; tổng tuyển cử bầu quốc hội khóa I (6/1/1946), thông qua Hiến pháp (9/11/1946); xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng; mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân…

- Giới thiệu sự phát triển của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, ngoại giao…

* Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Trưng bày, giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh về đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ tổ quốc; kháng chiến bùng nổ trên toàn quốc với chủ trương kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh chống thực dân Pháp xâm lược; những thắng lợi của quân và dân ta về quân sự; Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

Tập trung trưng bày giới thiệu chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ của quân và dân ta năm 1954 và miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chấm dứt hơn 80 năm đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ mới: miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tiểu đề 5: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước (1954 - 1975)

* Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc

Trưng bày thể hiện các nội dung: khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa (1955 - 1957); cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960); xây dựng chủ nghĩa xã hội (kế hoạch 5 năm lần thứ nhất…); xây dựng và củng cố hệ thống chính trị.

* Miền Nam trong thời kỳ Mỹ xâm lược và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở hai miền Nam - Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

- Miền Nam trong thời kỳ Mỹ xâm lược: đời sống kinh tế - xã hội; phong trào đấu tranh hòa bình, dân chủ, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ, đấu tranh giữ gìn thực lực cách mạng, thành lập liên minh các lực lượng dân chủ và hòa bình, thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam (1969);

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta ở hai miền Nam - Bắc: lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ ở miền Nam: chiến lược “Chiến tranh đơn phương”, “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), và chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” “Đông Dương hóa chiến tranh”; vai trò của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam, miền Bắc vừa tiến hành chống chiến tranh phá hoại của Mỹ vừa chi viện cho miền Nam đánh thắng Mỹ xâm lược;

- Đấu tranh trên mặt trận ngoại giao và Hội nghị Paris về Việt Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

Tập trung trưng bày giới thiệu cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Tiểu đề 6: Xây dựng Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới đất nước (1975 đến nay)

* Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trưng bày giới thiệu các nội dung:

- Hoàn thành thống nhất đất nước; khắc phục hậu quả chiến tranh; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thời kỳ 1976 - 1985.

- Đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

* Việt Nam đổi mới, hội nhập, phát triển.

- Quá trình đổi mới đất nước; Việt Nam hội nhập và phát triển.

Tập trung trưng bày giới thiệu những thành tựu của 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước: ổn định chính trị, mở rộng quan hệ quốc tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…

2.1.1.2.2. Các chuyên đề, sưu tập

a) Tư tưởng chủ đạo trưng bày

Trưng bày các chuyên đề, sưu tập ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia mang ý nghĩa quan trọng, tạo điểm nhấn, làm sáng rõ, sâu sắc những nội dung chủ đạo được thể hiện trong trưng bày theo tiến trình lịch sử. Nội dung trưng bày chuyên đề, sưu tập giúp cho công chúng thấy được tính toàn diện về mặt lịch sử, sự đa dạng và phong phú trên các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như những nét đặc sắc về văn hóa của các dân tộc, của các vùng miền. Trưng bày chuyên đề, sưu tập còn tạo ra sự thay đổi thường xuyên, hấp dẫn công chúng đồng thời giới thiệu sự phong phú của các sưu tập hiện vật bảo tàng.

b) Nội dung các chuyên đề, sưu tập

Các chuyên đề: Chuyên đề về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, ngoại giao, quân sự, khoa học - kỹ thuật…

Các sưu tập thuộc nội dung, chất liệu, loại hình khác nhau:

- Các sưu tập hiện vật quý hiếm của quốc gia và nước ngoài

- Các sưu tập hiện vật về nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng.

- Các sưu tập hiện vật về đấu tranh cách mạng, về Đảng Cộng sản Việt Nam

- Các sưu tập hiện vật của tư nhân, tác phẩm tiêu biểu của các tác giả nổi tiếng,…

2.1.1.2.3. Giải pháp thể hiện

- Nội dung phần trưng bày theo tiến trình lịch sử tập trung vào thể hiện các điểm nhấn trưng bày thông qua các tổ hợp, cảnh tượng, chuyên đề, sưu tập.

- Trưng bày theo xu hướng mở, linh hoạt, sự phân chia các phần trưng bày chỉ mang tính độc lập tương đối; các chuyên đề và sưu tập trong trưng bày thường xuyên được bố trí liền kề và gắn kết với các chủ đề trưng bày nhưng vẫn đảm bảo tính chất của phần trưng bày độc lập.

2.1.2. Trưng bày có thời hạn

a) Tư tưởng chủ đạo

Trưng bày có thời hạn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia cung cấp những thông tin chuyên sâu có hệ thống về hiện vật, sưu tập hiện vật, về một hay nhiều vấn đề trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội thuộc các giai đoạn lịch sử mà trong hệ thống trưng bày thường xuyên chưa phản ánh một cách đầy đủ ý tưởng nội dung trưng bày. Trưng bày có thời hạn cũng phản ánh kết quả nghiên cứu về sử học, bảo tàng học và các ngành khoa học khác; phục vụ những nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đồng thời góp phần giới thiệu, quảng bá không chỉ các giá trị di sản lịch sử, văn hóa của dân tộc mà còn đưa các di sản văn hóa, tinh hoa của thế giới đến với Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, học tập, thưởng ngoạn của công chúng.

b) Nội dung trưng bày

- Trưng bày chuyên đề nhân các ngày lễ lớn, các ngày kỷ niệm, sự kiện chính trị, văn hóa của đất nước;

- Trưng bày chuyên đề, sưu tập hiện vật của các bảo tàng trong nước và nước ngoài;

- Trưng bày giới thiệu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới;

- Trưng bày các sưu tập hiện vật của tư nhân, hiện vật hiến tặng;

- Trưng bày giới thiệu các tài liệu, hiện vật mới sưu tầm.

2.1.3. Trưng bày ngoài trời

a) Quan điểm thể hiện

- Hệ thống trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia gắn với các hoạt động văn hóa, nghi lễ, nghi thức và là nơi sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, thưởng ngoại, giải trí, trải nghiệm của công chúng;

- Kết nối nội dung trưng bày ngoài trời với hệ thống trưng bày cố định;

- Các hiện vật, sưu tập hiện vật trưng bày ngoài trời là những hiện vật thể khối lớn, chất liệu bền vững.

b) Nội dung thể hiện

- Trưng bày hiện vật thể khối lớn: các hiện vật, sưu tập hiện vật có thể khối lớn thuộc các thời kỳ lịch sử Việt Nam theo lịch đại, loại hình, chất liệu, chủ đề…;

- Trưng bày đặc trưng văn hóa tiêu biểu của các miền Bắc, Trung, Nam và hoạt động trình diễn truyền thống gắn với đặc trưng văn hóa tiêu biểu;

- Giới thiệu một số sự kiện, không gian, di tích lịch sử đặc trưng, tiêu biểu thuộc một số thời kỳ lịch sử;

- Trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc đương đại tiêu biểu.

- Khu dành cho các hoạt động văn hóa, trình diễn:

+ Tổ chức không gian dành cho các hoạt động trình diễn hiện đại: âm nhạc (pop, rock, hip hop…); hội họa (tranh tường, điêu khắc…);

+ Xây dựng các sân khấu dành cho các hoạt động văn hóa nhân những sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, của ngành.

c) Giải pháp thể hiện

- Các khu vực trưng bày, trình diễn được bố trí trong một không gian thích hợp, và được phân chia một cách tương đối bởi giữa chúng có sự liên kết hữu cơ với nhau;

- Tạo không gian, cảnh quan thực cho từng loại hình đặc trưng văn hóa, kiến trúc tiêu biểu để có thể tổ chức các hoạt động trình diễn phù hợp;

- Đối với các hoạt động trình diễn hiện đại: xây dựng sân khấu ngoài trời và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, mỹ thuật hiện đại tương ứng với từng loại hình trình diễn.

2.1.4. Không gian khám phá sáng tạo

- Không gian khám phá sáng tạo dành cho tuổi trẻ nhằm giáo dục và phát huy khả năng sáng tạo cho tuổi trẻ thông qua những trải nghiệm. Đây là một không gian lớn, thích ứng với yêu cầu hoạt động đa dạng, sôi động, phù hợp với các chủ đề khác nhau.

- Là không gian kết hợp trưng bày hiện vật bảo tàng với ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để tuổi trẻ có thể học mà chơi, chơi mà học; sử dụng nhiều phương tiện, công cụ tương tác (hiện đại, truyền thống) giúp tuổi trẻ có những sự trải nghiệm khác nhau: từ quan sát đến cảm nhận bằng nhiều giác quan khác như xúc giác, khứu giác, thính giác…Không gian này không chỉ đem đến sự trải nghiệm về những thông điệp của bảo tàng mà còn giúp thế hệ trẻ khám phá sự phát triển của các ngành khoa học, công nghệ.

- Các chủ đề trưng bày, khám phá, sáng tạo gắn kết chặt chẽ với nhau và gắn với nội dung của Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

- Các hoạt động khám phá, sáng tạo được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực: khảo cổ, lịch sử, bảo tàng, khoa học kỹ thuật, y học, công nghệ, nghệ thuật…

- Trưng bày các kết quả thực nghiệm, sáng tạo của tuổi trẻ.

2.1.5. Khu tưởng niệm danh nhân và những người có công với đất nước

- Đây là không gian tưởng niệm các danh nhân và những người có công với đất nước trong lịch sử thông qua biểu tượng tôn vinh chung.

- Không gian tưởng niệm và biểu tượng tôn vinh chung mang ý nghĩa giáo dục cao, tính nhân dân sâu sắc, tính nghệ thuật, có bản sắc riêng phù hợp với tâm lý, tình cảm, tín ngưỡng của người dân Việt Nam.

- Kết hợp hình thức tôn vinh, tưởng niệm mang tính truyền thống của dân tộc với việc ứng dụng công nghệ hiện đại.

2.2. Giải pháp mỹ thuật tổng thể nội dung và hình thức trưng bày bảo tàng lịch sử quốc gia.

- Bảo tàng Lịch sử quốc gia là công trình văn hóa - nghệ thuật được thiết kế lấy cảm hứng sáng tạo từ truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân, kết nối linh hoạt trong tổng thể không gian công viên Hòa Bình và Hữu Nghị; là điểm nhấn trung tâm văn hóa Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội. Do vậy, giải pháp mỹ thuật tổng thể nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia có vai trò rất quan trọng, là phương tiện, cầu nối để chuyển tải một cách sinh động, dễ hiểu, hiệu quả nội dung thông điệp của bảo tàng đến công chúng.

- Giải pháp mỹ thuật chú trọng tính dân tộc và hiện đại, tính tổng thể và sáng tạo, tính nghệ thuật cao và tính phổ cập; chắt lọc tinh hoa văn hóa dân tộc, lấy ý tưởng, cảm hứng sáng tạo từ mỹ thuật truyền thống, dân gian Việt Nam kết hợp hài hòa với việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại của thế giới nhằm tạo ngôn ngữ và bản sắc riêng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Phần trưng bày thường xuyên

- Giải pháp mỹ thuật tổng thể cho không gian trưng bày thường xuyên đảm bảo phong cách thống nhất. Thiết kế mỹ thuật kết hợp nhuần nhuyễn với nội dung và thiết kế kiến trúc nhằm sơ đồ hóa, phân chia khu vực trưng bày theo ý tưởng nội dung và tạo ra các khu vực trưng bày có tính liên kết nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập tương đối và sự linh hoạt trong tuyến tham quan.

- Màu sắc, hình dáng, kích thước …. của hệ thống các phương tiện trưng bày và phục vụ trưng bày (tủ, bục, bệ, các loại biển báo, chỉ dẫn tuyến tham quan, nghỉ ngơi, tra cứu tư liệu, chú thích…) đảm bảo tính mỹ thuật, thống nhất về phong cách, dễ hiểu, thuận tiện cho khách tham quan trong quá trình tiếp cận với nội dung trưng bày đồng thời đảm bảo yêu cầu bảo quản, an toàn cho hiện vật trưng bày. Màu sắc sử dụng trong trưng bày là màu sắc trung tính, có sự thống nhất về sắc độ, gam màu chủ đạo trong tổng thể, nhưng có sự thay đổi linh hoạt và đa dạng trong từng phần trưng bày, tổ hợp trưng bày cụ thể phù hợp với ý tưởng nội dung.

- Ánh sáng sử dụng trong trưng bày chủ yếu là ánh sáng nhân tạo, kết hợp ánh sáng tự nhiên sau khi đã xử lý kỹ thuật tạo ra ánh sáng có cường độ và màu sắc phù hợp làm nổi bật hiện vật và các tổ hợp trưng bày trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ tối đa cho hiện vật trưng bày.

Phần trưng bày có thời hạn: sử dụng mầu sắc trang nhã, thiết kế linh hoạt, hiện đại, dễ thay đổi theo thời gian trưng bày và ý tưởng nội dung.  

Không gian trưng bày ngoài trời: đảm bảo tính thống nhất trong đa dạng: dựa vào nền cảnh quan, thiết kế tổng thể của sân vườn và kiến trúc công trình, có giải pháp mỹ thuật riêng cho từng khu vực phù hợp với ý tưởng nội dung.

Không gian khám phá sáng tạo: đảm bảo tính hiện đại, màu sắc hấp dẫn, tươi sáng, ấn tượng… phù hợp với đối tượng khách tham quan là tuổi trẻ; lấy ý tưởng và cảm hứng sáng tạo hình tượng mỹ thuật trang trí từ các câu chuyện lịch sử, truyền thuyết dân gian.

Khu tưởng niệm danh nhân: đảm bảo tính hoành tráng, trang trọng, linh thiêng, hiện đại, dân tộc; lấy ý tưởng và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật từ đồ án hoa văn trang trí và kiến trúc cổ, truyền thống Việt Nam, thể hiện trên chất liệu quý, có tính bền vững.

Một số khu vực nội, ngoại thất khác:

Tòa nhà chính: sử dụng gam mầu chủ đạo trung tính, phù hợp với cảnh quan chung tổng thể công trình; chú trọng sử dụng vật liệu quý, truyền thống trong thiết kế, trang trí theo phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp với phong cách dân tộc.

Đại sảnh và các khu công năng gắn với đại sảnh: đảm bảo tính hoành tráng, trang trọng, hiện đại và dân tộc; mang tính biểu trưng, ấn tượng, tạo cảm giác thoải mái, thân thiện. Sử dụng ánh sáng tự nhiên là chủ đạo, kết hợp với chiếu sáng cục bộ làm nổi bật các nội dung tư tưởng: nhân dân làm nên lịch sử; các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước; đại đoàn kết dân tộc; văn hóa Việt Nam thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các không gian gắn với đại sảnh mang phong cách hiện đại, thống nhất, hài hòa với không gian Đại sảnh, thuận tiện và phù hợp công năng sử dụng.

Các khu công năng khác thuộc nội, ngoại thất công trình:

- Các khu công năng khác của nội thất công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia: đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, thống nhất phong cách riêng, hài hòa với kiến trúc, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.

- Giải pháp thiết kế mỹ thuật - kiến trúc quy hoạch sân vườn tổng thể cùng với một số công năng khác của ngoại thất Bảo tàng Lịch sử quốc gia: đảm bảo sự hài hòa, thân thiện với môi trường,  màu sắc và trang trí phù hợp với thiết kế chung của công trình Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

2.3. Hệ thống trang thiết bị chuyên dụng

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một công trình văn hóa hiện đại. Đây là một công trình đặc thù, do đó, phần lớn hệ thống trang thiết bị đều thuộc những loại hình thiết bị chuyên dụng, đặc chủng. Để đáp ứng cho việc quản lý và khai thác vận hành bảo tàng một cách hiệu quả và an toàn, đòi hỏi hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, có độ bền, độ tin cậy cao; đảm bảo hiệu quả kinh tế, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2.3.1. Hệ thống trang thiết bị nghe nhìn, thông tin trong toàn bộ tòa nhà và ngoài trời

Bảo tàng Lịch sử quốc gia sử dụng công nghệ, trang thiết bị nghe nhìn hiện đại để cung cấp thông tin, tư liệu; tra cứu, phục vụ các hoạt động đa dạng, sôi động, có tính tương tác, khám phá; đáp ứng nhu cầu sử dụng cho hội nghị, hội thảo, thuyết trình, trình diễn… bao gồm:

- Hệ thống âm thanh, hình ảnh phục vụ trưng bày; phục vụ tại hội trường, giảng đường, phòng chiếu phim và các công năng khác; phục vụ mục đích thông tin, thông báo; phục vụ các hoạt động văn hóa, trình diễn…; các thiết bị tương tác phục vụ cho trưng bày và các hoạt động khác;

- Hệ thống mạng thông tin máy tính; liên lạc hữu tuyến; ăng ten vệ tinh và truyền hình cáp…

2.3.2. Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng

Căn cứ vào mục tiêu xây dựng Bảo tàng Lịch sử quốc gia, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phải đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của các hoạt động chuyên môn của bảo tàng như:

- Hệ thống điều hòa nhiệt độ và kiểm soát môi trường cho khu vực trưng bày, kho hiện vật, khu bảo quản, phòng thí nghiệm;

- Hệ thống thiết bị chiếu sáng kỹ thuật, mỹ thuật cho toàn bộ hệ thống trưng bày, các kho lưu giữ tài liệu, hiện vật; khu vực bảo quản;

- Các loại thiết bị đặc chủng phục vụ nghiên cứu, phân tích, bảo quản, tu sửa, phục dựng, phục chế các loại tài liệu, hiện vật;

- Hệ thống các thiết bị chuyên dụng cho khảo cổ học trên đất liền, dưới nước;

- Hệ thống thiết bị chuyên dụng phục vụ trưng bày: tủ, bục, giá, kệ…;

- Hệ thống thiết bị chuyên dụng phục vụ lưu giữ, bảo quản tài liệu, hiện vật trong kho lưu trữ phù hợp với từng loại hình, chất liệu tài liệu, hiện vật;

- Các loại thiết bị chuyên dụng phục vụ cho không gian khám phá sáng tạo;

- Các loại máy chụp ảnh, máy quay, máy chiếu, thiết bị làm ảnh, dựng phim, chế bản điện tử…;

- Các loại thiết bị chuyên dụng phục vụ đóng gói, vận chuyển tài liệu, hiện vật.

2.3.3. Hệ thống thiết bị an ninh, bảo vệ cho toàn bộ công trình

Bảo tàng Lịch sử quốc gia là một trong những mục tiêu trọng điểm cần được bảo vệ tuyệt đối an toàn, vì vậy, cần phải thiết lập hệ thống thiết bị an ninh, bảo vệ đồng bộ, theo tiêu chuẩn an ninh quốc tế, đảm bảo tin cậy an toàn, hoạt động liên tục trong mọi điều kiện thời tiết:

- Hệ thống thiết bị kiểm tra an ninh toàn bộ tòa nhà, soát vé điện tử;

- Hệ thống thiết bị báo động, bảo vệ, chống đột nhập chuyên dụng;

- Hệ thống thiết bị phòng cháy, báo cháy, chữa cháy tự động, chữa cháy đặc thù cho các khu vực lưu giữ tài liệu hiện vật không chịu được nước;

- Hệ thống thiết bị phòng, chống các thảm họa thiên tai, khủng bố…

2.3.4. Các trang thiết bị khác

Chuyên gia tư vấn thiết kế sẽ đưa ra các chỉ tiêu kỹ thuật tiên tiến, bổ sung những nội dung mà trong nhiệm vụ đề xuất các trang thiết bị chuyên dụng còn chưa đề cập hết nhằm đảm bảo đáp ứng cao nhất yêu cầu quản lý, vận hành và sử dụng trang thiết bị trong Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

* Giải pháp tổng thể đối với hệ thống trang thiết bị kỹ thuật Bảo tàng Lịch sử quốc gia:

- Lựa chọn những nhà thầu cung ứng có uy tín, chất lượng trong nước và trên thế giới;

- Đối với các loại trang thiết bị đặc thù: được phép đề xuất chỉ định nhà thầu cung ứng.

2.4. Nội dung chuyên môn: nghiên cứu sưu tầm, tư liệu hóa, bảo quản, trưng bày, giáo dục - công chúng, thông tin - maketting, xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực

Để Bảo tàng Lịch sử quốc gia ra đời, đi vào hoạt động đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ, song song với việc xây dựng nội dung trưng bày cần phải đồng thời tiến hành tổ chức thực hiện một cách khoa học các công tác chuyên môn:

2.4.1. Nghiên cứu sưu tầm tài liệu, hiện vật

Gần 200.000 tài liệu, hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam hiện nay không thể đáp ứng được yêu cầu phục vụ trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Vì vậy, cần sớm tiến hành triển khai công tác sưu tầm, bổ sung tài liệu, hiện vật trên cơ sở nội dung nghiên cứu, trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia với các phương thức: khai quật khảo cổ học, mua bán, trao đổi, chuyển nhượng, thu hồi, vận động hiến tặng từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tập trung vào những nội dung sau:

- Các tài liệu, hiện vật gắn với nội dung nghiên cứu, trưng bày về Việt Nam - Đất nước, Con người: tài nguyên, khoáng sản, mẫu và mẫu hóa thạch động thực vật…;

- Các tài liệu, hiện vật thời tiền - sơ sử: các loại công cụ, vũ khí bằng đá, đồng, nhạc khí, đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, xương răng người và động vật, mẫu thực vật, đồ tùy táng, hiện vật tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật, phong tục tập quán…;

- Các tài liệu, hiện vật thời phong kiến (thế kỷ X đến thế kỷ XIX): phản ánh các lĩnh vực: nhà nước phong kiến, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng…; các cổ vật tiêu biểu, hiện vật đương thời phản ánh đời sống xã hội của giai đoạn lịch sử đó;

- Các tài liệu, hiện vật thời kỳ cận - hiện đại (từ thế kỷ XIX đến nay): phản ánh hình thái kinh tế - xã hội, gắn với công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; gắn với Đảng Cộng sản, các lãnh tụ của Đảng.

- Các tài liệu, cổ vật quý hiếm thuộc các thời kỳ lịch sử.

- Các tài liệu, hiện vật trong mối quan hệ phát triển kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.

2.4.2. Tư liệu hóa, số hóa tài liệu, hiện vật

Để quản lý và khai thác các tài liệu, hiện vật một cách hiệu quả phục vụ công tác trưng bày và các hoạt động của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, công tác tư liệu hóa, số hóa phải sớm được tiến hành. Với khoảng 192.000 tài liệu, hiện vật từ hai bảo tàng (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam), công tác tư liệu hóa, số hóa bao gồm các nội dung chính sau:

- Rà soát lại toàn bộ hệ thống thông tin tài liệu, hiện vật hiện có tại hai bảo tàng;

- Tiến hành tư liệu hóa các tài liệu, hiện vật sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia; toàn bộ tài liệu, hiện vật lưu giữ ở 2 bảo tàng và những tài liệu, hiện vật mới được sưu tầm bổ sung;

- Tiến hành số hóa những tài liệu, hiện vật đã được tư liệu hóa;

- Xây dựng trung tâm dữ liệu đảm bảo an toàn trong quản lý và thuận tiện cho việc khai thác những tài liệu, hiện vật đã được tư liệu hóa, số hóa;

- Tổ chức cung cấp thông tin tài liệu, hiện vật đã được số hóa phục vụ trưng bày, thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật, các hoạt động khác của Bảo tàng Lịch sử quốc gia và phục vụ công chúng khi Bảo tàng hoàn thành, đi vào hoạt động.

2.4.3. Bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật

Để các tài liệu, hiện vật đủ điều kiện trưng bày, thể hiện đầy đủ, đáp ứng tối đa nội dung ý tưởng trưng bày, việc bảo quản, tu sửa, phục chế các tài liệu, hiện vật, sưu tập hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia phải được thực hiện sớm và thường xuyên.

Đối tượng chính của công việc bảo quản, tu sửa, phục chế hiện vật phục vụ trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia, bao gồm: khoảng 192.000 tài liệu, hiện vật từ Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và các tài liệu, hiện vật sưu tầm bổ sung.

Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng tài liệu, hiện vật, việc bảo quản tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật sẽ tập trung vào các nội dung công việc sau:

- Phân cấp mức độ hư hại của các tài liệu, hiện vật để đưa ra các phương thức xử lý như: bảo quản, tu sửa, phục dựng, phục chế….;

- Ưu tiên bảo quản đối với các tài liệu, hiện vật được lựa chọn dự kiến trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Tiếp đó là các tài liệu, hiện vật còn lại của 2 bảo tàng và tài liệu, hiện vật mới sưu tầm;

- Đối với các sưu tập hiện vật mới sưu tầm, cần tiến hành Bảo quản phòng ngừa nhằm thiết lập môi trường bảo quản đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, an toàn cho hiện vật.

2.4.4. Trưng bày

Công tác trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia tập trung vào các nội dung sau:

- Xây dựng Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia;

- Xây dựng Đề cương trưng bày chi tiết;

- Xây dựng Kịch bản trưng bày;

- Lựa chọn tư vấn, thiết kế nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

- Tổ chức trưng bày.

2.4.5. Giáo dục - công chúng và thông tin - marketing

2.4.5.1. Công tác giáo dục - công chúng

Xây dựng các chương trình giáo dục - công chúng tập trung vào các nội dung sau:

- Lập kế hoạch xác định đối tượng công chúng của bảo tàng và phương pháp tiếp cận phát triển công chúng;

- Điều tra lấy ý kiến công chúng về nội dung trưng bày hiện tại ở hai bảo tàng, nội dung dự kiến trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia;

- Nghiên cứu, xây dựng các chương trình giáo dục cho học sinh, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng đặc biệt khác; các bài thuyết trình, bài giảng cho các đối tượng tham quan và nghiên cứu; các chương trình trình diễn, biểu diễn, tương tác;

- Xây dựng nội dung, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử…

2.4.5.2. Công tác thông tin - marketing

Nội dung công tác thông tin - marketing được chia theo các nhóm tương ứng với các phương pháp thực hiện khác nhau, bao gồm:

- Nghiên cứu xây dựng logo, trang Web của bảo tàng, các website chuyên ngành, liên ngành; tờ rơi, quảng cáo, card, băng zôn, áp phích; các ấn phẩm, các công trình nghiên cứu của bảo tàng;

- Museum shop;

- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin, truyền thông, các hãng thông tấn, báo chí trong và ngoài nước, các cơ quan hữu quan;

- Các câu lạc bộ, hội, tình nguyện viên, những người bạn của bảo tàng.

2.4.6. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực

2.4.6.1. Xây dựng bộ máy tổ chức

Để xác định quy mô đầu tư công trình cũng như xây dựng kế hoạch đào tạo nhân sự chuẩn bị cho việc tiếp nhận bảo tàng khi hoàn thành và đi vào hoạt động; căn cứ vào quy mô, vị trí, chức năng nhiệm vụ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất quy mô bộ máy tổ chức cho Bảo tàng đến năm 2020 gồm các phòng, ban chuyên môn và các trung tâm, đơn vị trực thuộc (Trung tâm Khảo cổ học; Trung tâm Bảo quản, tu sửa, phục chế; Trung tâm Giám định cổ vật; Trung tâm Thông tin tư liệu; Trung tâm Ứng dụng nghiệp vụ quản lý và khai thác dịch vụ bảo tàng…) với khoảng 400 cán bộ, viên chức và người lao động.

2.4.6.2. Đào tạo nguồn nhân lực

Việc tiến hành đào tạo nguồn nhân lực cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay là hết sức cấp bách nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình xây dựng cũng như khi Bảo tàng hoàn thành đi vào hoạt động.

Trên cơ sở đánh giá nguồn nhân lực của hai Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tiến hành bố trí, luân chuyển, tuyển dụng cán bộ và tổ chức đào tạo cán bộ theo nhu cầu trong thời gian trước mắt và lâu dài cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia với những phương thức sau:

- Đào tạo lại cán bộ của hai Bảo tàng;

- Tuyển dụng, tuyển chọn và cử một số cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đi đào tạo nâng cao kiến thức quản lý, kiến thức chuyên ngành tại nước ngoài theo chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn;

- Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ thông qua các lớp tập huấn, hội thảo;

- Thông qua các dự án hợp tác quốc tế hoặc kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của bảo tàng, cử các đoàn đi tham quan, nghiên cứu, thực tập ở số bảo tàng nước ngoài;

- Mời chuyên gia trong nước và nước ngoài vào giảng dạy, hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ tại bảo tàng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 

- Tiến hành sáp nhập hai Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, thành lập Bảo tàng Lịch sử quốc gia, nhằm phát huy mọi nguồn lực để thực hiện Dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, quy chế, chính sách đặc thù, ưu tiên cho dự án thành phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia;

- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các tiểu dự án, hạng mục công việc đặc thù thuộc phần nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhằm đảm bảo tính chủ động, tiến độ, chất lượng, hiệu quả của dự án;

- Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Kiện toàn bộ máy đơn vị chức năng để quản lý và thực hiện dự án;

- Kiện toàn Hội đồng Khoa học về xây dựng nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia và thành lập các Hội đồng thẩm định chuyên ngành để thẩm định những nội dung đặc thù trong quá trình triển khai thực hiện dự án;

- Việc triển khai thực hiện các hạng mục công việc khác thuộc phần nội dung và hình thức trưng bày (sưu tầm, tư liệu hóa, bảo quản, đào tạo…) cần phải đồng thời tiến hành với việc xây dựng nội dung trưng bày.

- Phối kết hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và địa phương liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả, đảm bảo chất lượng và tiến độ dự án;

- Đảm bảo tổ chức thực hiện dự án theo quy định pháp luật Việt Nam và tham khảo, áp dụng các thông lệ quốc tế cho phù hợp.

- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện và ý thức, phẩm chất cán bộ, đảm bảo các yêu cầu để quản lý, điều hành, thực hiện dự án theo tiến độ đã được duyệt./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 688/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 688/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành: 17/05/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 688/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng Lịch sử quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…