Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
T
HÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6053/QĐ-UBND

Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC TẬP TRUNG NGƯỜI LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17/6/2010;

Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2017/HĐND ngày 03/7/2017 của HĐND Thành phố khóa XV quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố Hà Nội;

Xét đề nghị của Sở lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2393/TTr-SLĐTBXH ngày 10/8/2017 và Báo cáo giải trình số 2510/BC-SLĐTBXH ngày 21/8/2017 về quyết định thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định về việc thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

1. Đối tượng người lang thang được tập trung, bảo trợ.

a) Người lang thang xin tiền (bao gồm người đi cùng); người dẫn theo trẻ em, người khuyết tật bán hàng rong, đeo bám, chèo kéo người đi đường (bao gồm trẻ em và người khuyết tật đi cùng); người cao tuổi, trẻ em bị đi lạc gia đình; người lang thang sinh sống nơi công cộng trong dịp Tết Nguyên đán hoặc thời tiết rét đậm dưới 10°c được đưa đến các cơ sở Bảo trợ xã hội của Thành phố đchăm sóc, nuôi dưỡng, chờ đưa về nơi cư trú hoặc nuôi dưỡng lâu dài đối với người chưa xác định được đa chỉ.

b) Người mắc bệnh tâm thần lang thang được đưa đến các bệnh viện tâm thần.

c) Người lang thang ốm yếu suy kiệt được đưa đến các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế để điều trị ổn định.

2. Quy trình kiểm tra, tập trung, tiếp nhận, giải quyết người lang thang (Phụ lục kèm theo).

3. Mức kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện công tác tập trung người lang thang: Thực hiện theo Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND ngày 03/7/2017 của HĐND Thành phố khóa XV quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND thành phố Hà Nội.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác tập trung, nuôi dưỡng người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b) Thành lập các Đội trật tự xã hội lưu động trực thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội có chức năng tập trung, tiếp nhận người lang thang (bố trí cán bộ hợp lý đảm bảo không phát sinh thêm biên chế). Các Đội trật tự xã hội lưu động phi hp chặt chẽ chính quyền địa phương, thường xuyên kiểm tra, đưa người lang thang về Trung tâm Bảo trợ xã hội để chăm sóc, hỗ trợ đưa về nơi cư trú.

c) Tiếp nhận người mắc bệnh tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu suy kiệt do các cơ sở y tế bàn giao sau khi điều trị ổn định sức khỏe và chưa xác định được nơi cư trú.

d) Phối hợp Công an thành phố Hà Nội tập huấn kỹ năng tập trung người lang thang.

2. Sở Y tế

Chỉ đạo Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 và các cơ sở y tế trực thuộc tiếp nhận, điều trị ổn định sức khỏe người mắc bệnh tâm thần lang thang, người lang thang ốm yếu suy kiệt và hỗ trợ xác định địa chỉ, đưa về nơi cư trú.

3. Công an thành phố Hà Nội

a) Phối hợp Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện hiệu quả công tác tập trung, giải quyết tình trạng người lang thang trên địa bàn Thành phố.

b) Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng tập trung người lang thang cho cán bộ Trung tâm Bảo trợ xã hội và cán bộ các quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn.

4. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, phát hiện người lang thang, đặc biệt là người lang thang xin tiền tại các khu vực di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch đưa về các Trung tâm Bảo trợ xã hội theo quy định.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở, ban, ngành Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Lao động TB&XH;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Ban: KTNS, VHXH-HĐND Thành phố;
- VPUB: Các PCVP, các phòng CV;
- Cổng thông tin điện tử Thành phố;
- Trung tâm TH công báo;
- Lưu: VT, KGVX (Ngọc).

CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

PHỤ LỤC

QUY TRÌNH KIỂM TRA, TẬP TRUNG, TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT NGƯỜI LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 6053/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội)

TT

NI DUNG

1

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:

- Kiểm tra, phát hiện, đưa người lang thang đến địa điểm lưu trú tạm thời.

- Thông báo, lập biên bản, bàn giao đối tượng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội, hoặc Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế. Cụ thể:

+ Người mắc bệnh tâm thần đi lang thang và người lang thang ốm yếu, suy kiệt do Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 hoặc các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội chịu trách nhiệm tiếp nhận.

+ Người lang thang khác do Trung tâm BTXH tiếp nhận.

2

Các trung tâm Bảo trxã hội trc thuc Sở Lao đng Thương binh và Xã hi Hà Ni

- Trực tiếp kiểm tra, phát hiện người lang thang hoặc tiếp nhận thông báo từ các địa phương.

- Thực hiện tiếp nhận, lập biên bản, đưa đối tượng về trung tâm Bảo trợ xã hội chăm sóc, nuôi dưỡng, xác minh địa chỉ, chờ đưa về nơi cư trú. Trong thời gian tối đa 30 ngày, người lang thang xã hội được giải quyết như sau:

+ Cung cấp cho đối tượng các thông tin về chính sách, pháp luật liên quan đến người lang thang; nội quy, quy định của Trung tâm; quyền lợi, trách nhiệm của đối tượng; xác định nơi cư trú của đối tượng; giải quyết thủ tục để gia đình đón đối tượng về địa phương ổn định cuộc sống.

+ Đối với người lang thang chưa xác định được nơi cư trú: Lập hồ sơ gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận vào Trung tâm Bảo trợ xã hội nuôi dưỡng đến khi xác định được địa chỉ nơi cư trú và có người thân đến đón đối tượng.

+ Đối với người lang thang xin tiền từ lần thứ 2 trở lên: Lập hồ sơ gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội ra quyết định tiếp nhận vào Trung tâm Bảo trợ xã hội, thời gian nuôi dưỡng không quá 03 tháng. Định kỳ, Trung tâm tổ chức đánh giá, nhận xét tình trạng sức khỏe, ý thức chấp hành nội quy, lao động của đối tượng để làm căn cứ xem xét giải quyết bảo lãnh.

+ Đối với người lang thang ngoại tỉnh chưa có người thân đến bảo lãnh: Định kỳ 6 tháng, Trung tâm BTXH có trách nhiệm lập danh sách báo cáo Sở Lao động Thương binh và Xã hội để thông báo đến các tỉnh, thành phố (nơi cư trú của đối tượng) đến tiếp nhận đối tượng.

3

Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 và các cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế:

a. Đối với người mắc bệnh tâm thần đi lang thang:

- UBND xã, phường, thị trấn thông báo cho Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115.

- Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 có trách nhiệm tiếp nhận, đưa đối tượng đến Bệnh viện chuyên khoa tâm thần để khám, điều trị.

- Sau khi điều trị bệnh ổn định đối tượng được phân loại như sau:

+ Đối tượng có địa chỉ tại Hà Nội: Bệnh viện thông báo cho gia đình phối hp chăm sóc, quản lý và đón đối tượng về địa phương.

+ Đối tượng không xác định được địa chỉ nơi cư trú: Bệnh viện có văn bản gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội của Thành phố.

b. Đối với người lang thang ốm yếu, suy kiệt:

- UBND xã, phường, thị trấn thông báo kịp thời cho Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 đến tiếp nhận để chuyển bệnh viện khám, điều trị.

- Sau khi sức khỏe đối tượng ổn định được giải quyết như sau:

+ Đối tượng xác định được địa chỉ cư trú: Bệnh viện mời gia đình đến tiếp nhận.

+ Đối tượng không xác định được địa chỉ cư trú: Bệnh viện có văn bản gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội đề nghị tiếp nhận vào Trung tâm Bảo trợ xã hội.

4

Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng các Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 không bố trí được phương tiện đến tiếp nhận đối tượng, UBND các xã, phường, thị trấn được phép sử dụng kinh phí của địa phương để thuê phương tiện đưa đối tượng đến các Trung tâm Bảo trợ xã hội, cơ sở y tế trực thuộc Sở Y tế.

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 6053/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội

Số hiệu: 6053/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 29/08/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 6053/QĐ-UBND năm 2017 thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…