ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 556/QĐ-UBND |
Ninh Bình, ngày 06 tháng 8 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật sửa, đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hoá ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hoá ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Kết luận số 90-KL/TU ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XXI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững;
Căn cứ Thông báo số 1715-TB/TU ngày 24 tháng 5 năm 2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao tại Tờ trình số 76/TTr-SVHTT ngày 21 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỐNG KÊ, HỆ THỐNG HOÁ, ỨNG DỤNG GIÁ TRỊ CÁC ĐỊA DANH, DANH
NHÂN, HUYỀN TÍCH LỊCH SỬ, SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ
CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 556/QĐ-UBND ngày 06/8/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Bình)
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 10- NQ/TU ngày 26/6/2017 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững; Kết luận số 90-KL/TU ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình khoá XXI; Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 22/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045; UBND tỉnh đã ban hành các đề án như: Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư giai đoạn 2021-2030; Đề án xây dựng các sản phẩm văn hoá nhằm phát huy giá trị văn hoá, lịch sử Cố đô Hoa Lư phục vụ phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo… Những đề án này đã và đang được triển khai góp phần không nhỏ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Theo kết quả tổng kiểm kê di tích trên địa bàn, hiện nay tỉnh Ninh Bình có 1821 di tích được phân bố đều khắp 143 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có hơn 400 di tích được xếp hạng, gồm 01 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Quần thể danh thắng Tràng An), 81 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 03 di tích quốc gia đặc biệt là Cố đô Hoa Lư; khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và di tích núi Non Nước); 324 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Theo kết quả kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể năm 2023, toàn tỉnh có 393 di sản được kiểm kê, trong đó : Nghệ thuật trình diễn dân gian: 33 di sản; Tri thức dân gian: 25 di sản; Nghề truyền thống: 23 di sản; Lễ hội truyền thống: 208 di sản; Tập quán xã hội và tín ngưỡng: 33 di sản; Tiếng nói, chữ viết: 02 di sản; Ngữ văn dân gian: 69 di sản. Đến nay, đã có 07 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, gồm: Lễ hội Hoa Lư, Nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân (xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư); Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Xẩm; Lễ hội truyền thống làng Bình Hải (xã Yên Nhân, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình); nghề thủ công truyền thống thêu - ren Ninh Hải (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư); Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường tỉnh Ninh Bình; Nghề cói Kim Sơn. Tỉnh Ninh Bình cũng nằm trong vùng thực hành di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tuy nhiên, tỉnh Ninh Bình chưa có những đánh giá, thống kê, hệ thống hóa về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử và sản phẩm truyền thống trên địa bàn toàn tỉnh. Việc xây dựng hệ thống lưu trữ (dạng ngân hàng dữ liệu số) và kết nối những di sản tư liệu dân gian này gắn với phát triển du lịch, tạo động lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 04/3/2024, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 218/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2030 phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực, động lực để đưa tỉnh Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững, là tỉnh khá, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, cơ bản đạt tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trong những trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á; một trung tâm công nghiệp cơ khí ô tô hiện đại hàng đầu đất nước; cơ bản hình thành đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Địa bàn vững chắc về quốc phòng, an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, kinh tế phát triển, xã hội văn minh, nhân dân hạnh phúc.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Thống kê, hệ thống hoá, ứng dụng giá trị các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống phục vụ phát triển du lịch và công nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu phát triển của tỉnh nói trên.
1. Chủ trương, đường lối của Đảng
Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, từ năm 1943 Đảng Cộng sản Việt Nam đã xây dựng bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, cho thấy tầm quan trọng của văn hóa cũng như quan niệm về cách mạng văn hóa của Đảng.
Năm 1946, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định quan điểm “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”.
Năm 1987, Nghị quyết số 05-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo văn học, nghệ thuật và văn hóa.
Năm 1998, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nhận định “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội” tạo bước ngoặt trong nhận thức của Đảng về vai trò và động lực của văn hóa.
Năm 2004, Kết luận của Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khóa IX xác định: “Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước” xác định vị trí của văn hóa ngang hàng với kinh tế và chính trị trong phát triển toàn diện và bền vững đất nước.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển” .
Năm 2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó có mục tiêu “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Năm 2017, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định “Phát triển du lịch bền vững; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; bảo vệ môi trường và thiên nhiên; giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội” .
Ngày 04/6/2020, Bộ Chính trị khóa XII thông qua Kết luận số 76- KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, khẳng định, phát triển văn hóa ngày càng gắn bó hơn với xây dựng con người Việt Nam trở thành một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Năm 2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò và vị trí của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn” và đưa ra các giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa giai đoạn hiện nay, trong đó lưu ý “Nâng mức đầu tư một cách hợp lý từ nguồn ngân sách nhà nước, đồng thời khơi thông các nguồn lực xã hội, nguồn lực trong nước và nước ngoài cho phát triển văn hóa”.
- Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, trong thời gian qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình đã ban hành nhiều văn bản về phát triển văn hóa:
+ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025.
+ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.
+ Kết luận số 90-KL/TU ngày 12/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/6/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XXI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững.
+ Chương trình hành động số 07-CTr/TU ngày 22/6/2021 của Tỉnh ủy Ninh Bình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025.
+ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến 2045.
- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009.
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ, Quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung của một số điều của Luật Di sản văn hóa.
- Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Quyết định số 2215/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2025.
- Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.
- Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 04/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
MỤC TIÊU, PHẠM VI, YÊU CẦU VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Đề án “Thống kê, hệ thống hoá, ứng dụng giá trị các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống phục vụ phát triển du lịch và công nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” (sau đây gọi là Đề án) có mục tiêu chung là thống kê, hệ thống hóa, đánh giá về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử và sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu số về hệ thống địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử và sản phẩm truyền thống để kết nối những di sản này với phát triển du lịch, tạo nguồn lực và động lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, việc thống kê, hệ thống hóa, đánh giá về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử là nghiên cứu khoa học cơ bản, đầy đủ về lịch sử, văn hóa vùng đất, con người Ninh Bình với cách tiếp cận địa văn hóa.
Thứ hai, việc thống kê, hệ thống hóa sản phẩm truyền thống là một trong những căn cứ nhận diện đặc trưng văn hóa của vùng đất, con người Ninh Bình, các cộng đồng dân cư từ miền núi rừng đến đồng bằng ven biển. Từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp để phát triển công nghiệp văn hóa ở Ninh Bình.
Thứ ba, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, thu thập, đề án xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu số về địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử và sản phẩm truyền thống, bổ sung hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa của tỉnh, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.
Thứ tư, công tác xuất bản các ấn phẩm như sách chuyên khảo, sách ảnh, chuyên san về địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống để giới thiệu, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa vùng đất, con người Ninh Bình, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa cố đô Hoa Lư, làm giàu có thêm giá trị văn hóa dân tộc.
Đề án được tiến hành trong phạm vi tất cả xã/phường/thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.
Yêu cầu đặt ra của Đề án như sau:
+ Nghiên cứu, sưu tầm các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống với phương pháp tiếp cận văn hóa học, văn hóa dân gian, dân tộc học.
+ Quá trình thống kê, đánh giá, so sánh, phân tích các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống cần phải đối chiếu so sánh với nhiều nguồn sử liệu khác nhau như: những truyền thuyết dân gian, những thần tích, sắc phong, bia ký, địa bạ, thư tịch cổ, tài liệu lưu trữ...
+ Quá trình số hóa dữ liệu các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống cần phải được quy chuẩn hóa với hệ thống máy móc thiết bị dã ngoại và hậu kỳ chuyên dụng.
+ Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu dạng ngân hàng dữ liệu số về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống ở Ninh Bình với dung lượng lưu trữ phù hợp, có ô back-up dữ liệu, tích hợp các phần mềm tra cứu, cập nhật số liệu phổ thông, có kết nối lên cổng thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh. Cơ sở dữ liệu được tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh, đảm bảo các yêu cầu về quản trị hệ thống thông tin lưu trữ, quy định về bảo vệ bí mật nhà nước...
+ Sách chuyên khảo, sách ảnh, chuyên san về địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống đảm bảo về nội dung, hàm lượng khoa học, hình ảnh và tính mỹ thuật cao.
1. Hiệu quả về kinh tế
Việc thống kê, hệ thống hóa các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống là một trong những cơ sở quan trọng, tạo nguồn tài nguyên văn hóa phong phú, đa dạng, khai thác các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất, con người Ninh Bình nhằm xây dựng các sản phẩm du lịch, sản phẩm văn hóa có chất lượng, mang đặc trưng riêng có, góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia của tỉnh Ninh Bình, thúc đẩy phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa theo định hướng chung của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các mục tiêu của Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Hiệu quả về văn hóa
Đề án có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa tỉnh Ninh Bình, để di sản lịch sử văn hóa được bảo lưu và phát huy trong đời sống hiện nay, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân địa phương, nhận diện những đặc trưng văn hóa của vùng đất, con người Ninh Bình, cụ thể hóa các mục tiêu, chính sách phát triển văn hóa hiện nay của Đảng và Nhà nước.
3. Hiệu quả về chính trị - xã hội
Đề án được thực hiện chính là hành động thiết thực khẳng định sự đúng đắn trong đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về văn hóa, nhìn nhận văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực và nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Di sản về địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm thủ công được hệ thống hóa, nghiên cứu toàn diện, bảo tồn, phát huy và quảng bá góp phần củng cố niềm tự hào, tự tin văn hóa của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư, góp phần xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
1. Thống kê, hệ thống hóa và số hóa dữ liệu về các địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2. Thống kê, hệ thống hóa và số hóa dữ liệu về các sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
3. Xuất bản các ấn phẩm: sách chuyên khảo, sách ảnh, chuyên san giới thiệu về địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh.
4. Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu dạng ngân hàng dữ liệu số về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống ở Ninh Bình.
1. Thống kê, hệ thống hóa và số hóa dữ liệu về các địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân, huyền tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa dữ liệu về địa danh lịch sử văn hóa.
- Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa dữ liệu về danh nhân văn hóa.
- Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa dữ liệu về huyền tích lịch sử.
2. Thống kê, hệ thống hóa và số hóa dữ liệu về các sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Sưu tầm, nghiên cứu các tư liệu về các sản phẩm truyền thống.
- Số hóa dữ liệu về các sản phẩm truyền thống.
3. Xuất bản các ấn phẩm, tài liệu về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Nhiệm vụ tập trung nghiên cứu, biên soạn các sách chuyên khảo, sách ảnh, chuyên san giới thiệu về địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống.
3.1 Biên soạn và xuất bản sách chuyên khảo:
- Địa danh lịch sử văn hóa tỉnh Ninh Bình.
- Huyền tích, huyền sử tỉnh Ninh Bình.
- Danh nhân văn hóa Ninh Bình.
- Sản phẩm truyền thống tỉnh Ninh Bình.
3.2 Biên soạn và xuất bản sách ảnh song ngữ để quảng bá và giới thiệu hình ảnh của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, tạo động lực cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
- Nghề truyền thống tỉnh Ninh Bình.
- Ninh Bình - Huyền tích về những vị thần.
4. Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu dạng ngân hàng dữ liệu số về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống ở Ninh Bình
- Đầu tư hệ thống lưu trữ dữ liệu, tài liệu.
- Nhập dữ liệu số vào hệ thống lưu trữ.
- Quản trị hệ thống và kết nối với cổng thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình và tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.
Đề án được triển khai thực hiện trong 3 năm (2024 - 2026) với các nhiệm vụ cụ thể và thời gian thực hiện như sau:
STT |
Nội dung nhiệm vụ |
Thời gian |
1 |
Ban hành Đề án, các Kế hoạch thực hiện Đề án |
Quý III/2024 |
2 |
Thống kê, hệ thống hóa và số hóa dữ liệu về các địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Ninh Bình |
Quý III/2024 - Quý IV/2025 |
2.1 |
Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa dữ liệu về địa danh lịch sử văn hóa |
Quý III/2024 - Quý IV/2024 |
2.2 |
Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa dữ liệu về danh nhân văn hóa |
2025 |
2.3 |
Sưu tầm, nghiên cứu và số hóa dữ liệu về huyền tích lịch sử |
2025 |
3 |
Thống kê, hệ thống hóa và số hóa dữ liệu về các sản phẩm truyền thống trên địa bàn tỉnh Ninh Bình |
2025 |
4 |
Xuất bản các ấn phẩm: sách chuyên khảo, sách ảnh, chuyên san giới thiệu về địa danh lịch sử văn hóa, danh nhân văn hóa, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống. |
2026 |
4.1 |
Sách chuyên khảo: - Địa danh lịch sử văn hóa tỉnh Ninh Bình - Huyền tích, huyền sử tỉnh Ninh Bình - Danh nhân văn hóa tỉnh Ninh Bình - Sản phẩm truyền thống tỉnh Ninh Bình |
Quý I-II/2026 |
4.2 |
Sách ảnh song ngữ: - Nghề truyền thống tỉnh Ninh Bình - Ninh Bình - Huyền tích về những vị thần |
Quý III- IV/2026 |
5 |
Xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu dạng ngân hàng dữ liệu số về các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống ở Ninh Bình. |
2026 |
5.1 |
Đầu tư hệ thống lưu trữ |
Quý I-II/2026 |
5.2 |
Nhập dữ liệu số vào hệ thống lưu trữ |
Quý III- IV/2026 |
5.3 |
Quản trị hệ thống, tích hợp hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và kết nối với Cổng thông tin của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình |
2026 |
I. THỜI GIAN
- Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2024 đến năm 2026.
- Báo cáo tổng kết và tổ chức công bố sản phẩm của Đề án vào năm 2026.
II. KINH PHÍ
1. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan; nguồn huy động tài trợ của các tổ chức, cá nhân; các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Khái toán kinh phí: 12.445.000.000 VNĐ (Mười hai tỷ bốn trăm bốn mươi lăm triệu đồng).
Thời gian |
Kinh phí khái toán |
Ghi chú |
Năm 2024 |
1.770.000.000 |
Kinh phí thực hiện có thể điều chỉnh theo nhiệm vụ, thời gian cụ thể để phù hợp với yêu cầu của Đề án |
Năm 2025 |
5.350.000.000 |
|
Năm 2026 |
5.325.000.000 |
|
Tổng giai đoạn (2024-2026) |
12.445.000.000 |
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện Đề án theo nội dung đã được phê duyệt;
- Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu ở trung ương, các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tổng hợp kết quả và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan huy động các nguồn lực tổ chức thực hiện Đề án.
2. Sở Du lịch
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh triển khai các nhiệm vụ phát triển du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch, quà tặng du lịch có hàm lượng văn hoá cao, đặc trưng của vùng đất, con người Ninh Bình gắn với việc khai thác các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống của tỉnh
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan, tuyên truyền, quảng bá giá trị các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống của tỉnh đến với du khách trong nước và quốc tế.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các cơ quan, đơn vị có liên quan, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, tham mưu cho cấp có thẩm quyền phân bổ kinh phí chi thường xuyên ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền trước và trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao và cơ quan, đơn vị liên quan tích hợp dữ liệu của Đề án vào cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì tham mưu cơ chế chính sách của tỉnh hỗ trợ bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống gắn với văn hóa các địa phương; các hình thức sản xuất nông nghiệp truyền thống, sản phẩm nông nghiệp, OCOP mang tính truyền thống đáp ứng yêu cầu bảo tồn giá trị văn hóa bản địa và phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp thực hiện thống kê, hệ thống hóa sản phẩm truyền thống tỉnh Ninh Bình.
6. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm… nhằm phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm truyền thống của tỉnh, qua đó góp phần phát triển văn hóa, du lịch mang đặc trưng của vùng đất, con người Cố đô Hoa Lư.
7. Các sở, ban ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các nội dung có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Đề án có trách nhiệm thực hiện và phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao trong quá trình triển khai Đề án.
IV. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Hằng năm, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) trước ngày 30 tháng 10.
Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Văn hóa và Thể thao) xem xét, chỉ đạo./.
Quyết định 556/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án “Thống kê, hệ thống hoá, ứng dụng giá trị các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống phục vụ phát triển du lịch và công nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
Số hiệu: | 556/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Ninh Bình |
Người ký: | Tống Quang Thìn |
Ngày ban hành: | 06/08/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 556/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án “Thống kê, hệ thống hoá, ứng dụng giá trị các địa danh, danh nhân, huyền tích lịch sử, sản phẩm truyền thống phục vụ phát triển du lịch và công nghiệp văn hoá trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”
Chưa có Video