Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 453/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 08 tháng 3 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về hoạt động tư vấn, phn biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 19/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vn, phn biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;

Căn cứ Công văn số 144-CV/TU ngày 25/12/2020 của Tỉnh ủy Lâm Đồng thực hiện Kết luận số 93-KL/TW ngày 20/11/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chthị s42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X vtiếp tục đi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quhoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của Ủy ban nhân dân tnh phê duyệt Quy chế tổ chức và hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng;

Theo Tờ trình số 16/TTr-LHH ngày 02/02/2023 của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tnh và Báo cáo s141/BC-SKHCN ngày 20/02/2023 của Sở Khoa học và Công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT. các PCT UBND tỉnh;
-
Ủy ban MTTQ Việt Nam tnh;
- Như Điều 3;
- C
ng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT. VX
1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

QUY ĐỊNH

VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 453/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về hoạt động tư vấn, phn biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kthuật tỉnh Lâm Đồng đối với các vn đề đường lối, chtrương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách xây dựng và phát trin đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kthuật tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Liên hiệp Hội tnh), và các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp Hội tỉnh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Những quy định chung

1. Tư vấn là hoạt động cung cấp tri thức, kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cùng với sự phân tích, đánh giá, kiến nghị cho cá nhân hoặc tổ chức có thm quyn đề xuất, xây dựng hoặc thm định, phê duyệt đề án.

2. Phn biện là hoạt động đưa nhận xét, đánh giá, phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra.

3. Giám định là hoạt động xác định tính khoa học, tính thực tin, tính khả thi của đề án hoặc một vấn đề, một sự việc cụ thể.

4. Hoạt động tư vấn, phn biện và giám định của Liên hiệp Hội tnh và các hội thành viên mang tính xã hội (gọi chung là tư vấn, phn biện và giám định xã hội), độc lập khách quan, không vì mục đích lợi nhuận; nhằm mục đích phát huy trí tuệ, thể hiện trách nhiệm của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia vào việc hoạch định chính sách và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

5. Hoạt động tư vấn, phn biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội tnh không thay thế công việc tư vấn, thẩm định, giám định của các cơ quan quản lý có thẩm quyền và các hoạt động tư vấn theo quy định của pháp luật.

6. Liên hiệp Hội tỉnh và các Hội thành viên có nhiệm vụ tổ chức tập hợp, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực hiện hoạt động tư vấn, phn biện và giám định xã hội góp phần hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhng chương trình, dự án về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Mục đích, yêu cầu hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Mục đích

a) Tham mưu, đề xuất, kiến nghị tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh nhng vấn đlớn về chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh.

b) Cung cấp cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lấy ý kiến tư vấn, phn biện và giám định xã hội nhng cơ s, luận cứ khoa học mang tính độc lập, khách quan phục vụ xây dựng, thm định, phê duyệt hoặc thực hiện các đề án, dự án.

c) Tập hợp, đoàn kết, vận động và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức (nhất là trí thức tr, trí thức trong các doanh nghiệp, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài), các nhà khoa học; nâng cao chất lượng đề xuất của Liên hiệp Hội tỉnh và các hội thành viên trong việc tham gia đóng góp ý kiến, tham mưu Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh nhng vấn đề lớn về phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về khoa học và công nghệ, chính sách đối với trí thức của tỉnh.

2. Yêu cầu

a) Có cơ sở khoa học, thực tiễn và có tính chuyên môn cao.

b) Độc lập, khách quan, trung thực.

c) Có tính thuyết phục cao (tính cấp thiết, tính khthi, kiến nghị phi có nội dung xác đáng, rõ ràng, dựa trên các dữ liệu đã được kim chứng).

d) Thhiện được ý thức, trách nhiệm của đội ngũ trí thức với sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước.

đ) Chịu trách nhiệm pháp luật về nội dung tư vấn, phn biện và giám định xã hội.

Điều 4. Mức độ tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Cung cấp thông tin tham kho về nội dung hoặc phương pháp tiếp cận, nguồn tư liệu, nguồn chuyên gia hoặc các nguồn khác.

2. Có ý kiến nhận xét, đánh giá, phản biện một văn bản, vấn đề, đề án được yêu cầu.

3. Phân tích, đánh giá và đưa ra các ý kiến nhận xét, bình luận hoặc kiến nghị hướng nghiên cứu nhm góp phần xây dựng, hoàn thiện hoặc bổ sung, sửa đổi từng phần hoặc toàn bộ đề án.

4. Phân tích, đánh giá nghiên cứu toàn diện và đưa ra kiến nghị về giải pháp hoặc phương án bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế từng phần hoặc toàn bộ đề án.

5. Có kết luận giám định xã hội một vụ việc, đề án khi được yêu cầu, đề nghị, đề xuất.

6. Tham mưu, đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền v cơ chế, chính sách, sáng kiến, giải pháp, đặc biệt là về các vấn đề liên quan đến khoa học và công nghệ, bo vệ môi trường, giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức nhằm đóng góp tích cực vào phát trin kinh tế - xã hội, gii quyết các vn đề của thực tiễn phát sinh ở các ngành, địa phương.

Điều 5. Cơ quan thực hiện, giao nhiệm vụ và cơ quan đặt hàng tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Liên hiệp Hội tỉnh và các Hội thành viên là cơ quan thực hiện nhiệm vụ tư vn, phản biện và giám định xã hội.

2. Tỉnh y, Hội đồng nhân dân tnh, Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

3. Các s, ban, ngành, đoàn thcấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan là cơ quan đặt hàng lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Các cơ quan giao nhiệm vụ, cơ quan đặt hàng tư vấn, phn biện và giám định xã hội, sau đây gọi chung là cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phn biện và giám định xã hội.

Điều 6. Loại đề án lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Đề án cn tư vn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội tnh và các Hội thành viên gồm; các chương trình, dự án, đề án, chtrương lớn, công trình quan trọng liên quan đến khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức trên địa bàn tnh thuộc thẩm quyền quyết định của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội

a) Đề án do các cơ quan của Đảng, Nhà nước Trung ương, tnh, địa phương khác đặt hàng Liên hiệp Hội tnh và các Hội thành viên thực hiện tư vấn, phn biện và giám định xã hội.

b) Các dự án, chính sách, quy hoạch khác không thuộc khon 1 Điều này nếu xét thấy có ảnh hưng lớn, phức tạp liên quan đến an sinh xã hội, tài nguyên, môi trường, Liên hiệp Hội tỉnh có thể đề xuất các cấp có thẩm quyền để tổ chức tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

c) Đối với các đề án do cơ quan Trung ương triển khai trên địa bàn tnh, khi xét thấy cần thiết thì Liên hiệp Hội tnh với tư cách độc lập đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị cơ quan Trung ương có thẩm quyền giải quyết những vn đề có liên quan phát hiện trong quá trình triển khai thực hiện trên địa bàn tnh.

d) Đề án do các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đặt hàng Liên hiệp Hội tỉnh thực hiện tư vn, phn biện và giám định xã hội.

3. Các đề án không quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này do Liên hiệp Hội tỉnh và các Hi thành viên đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội, được sự đồng ý của cơ quan, đơn vị chủ trì đề án. Trong trường hợp cơ quan, đơn vị ch trì đề án không đồng ý thì Liên hiệp Hội tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 7. Quy trình thực hiện lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Tiếp nhận các hồ sơ, tài liệu có liên quan của cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội; xác định phạm vi, nội dung chính cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội và các điu kiện đảm bo khác.

2. Nghiên cứu, xác định các loại kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của tổ chức và nhóm chuyên gia thực hiện.

3. Lựa chọn nhóm chuyên gia.

4. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.

5. Tổ chức hội thảo, tọa đàm để góp ý, bổ sung, hoàn thiện kết qu tư vn, phn biện và giám định xã hội.

6. Tng hợp kết qu, đề xuất và gửi báo cáo kết quả vcác cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phn biện và giám định xã hội và cơ quan, tổ chức có liên quan.

7. Tiếp nhận và xlý các văn bản phản hi của cơ quan ly ý kiến tư vn, phn biện và giám định xã hội.

Điều 8. Yêu cầu nội dung về báo cáo kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Có cơ sở khoa học, thực tiễn, độc lập, khách quan nhằm giúp cơ quan được tư vn, phản biện và giám định xã hội có thêm thông tin và căn cứ xây dựng, thẩm định, phê duyt và thực hiện các đề án.

2. Đề xuất nhng giải pháp, kiến nghị góp phần đảm bảo tính khả thi của đề án.

Điều 9. Thời gian thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Thời gian thực hiện đảm bảo phù hợp và không nh hưởng đến thời gian, tiến độ xây dựng, thm định hoặc thực hiện đề án.

2. Thời gian thực hiện do 2 bên thỏa thuận, thng nht: do cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phn biện và giám định xã hội xác định.

Điều 10. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội tỉnh và các tổ chức thành viên

1. Trách nhiệm của Liên hiệp Hội tỉnh

a) Giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội tỉnh.

b) Hằng năm, Liên hiệp Hội tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xác định các đề án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để thực hiện. Đồng thời, Liên hiệp Hội tỉnh phi hp với các tổ chức, cá nhân để ký kết hợp đồng thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật, bổ sung nguồn chuyên gia, cán bộ trong và ngoài tỉnh có trình độ, năng lực, kinh nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

d) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vn, phản biện và giám định xã hội đm bảo yêu cầu về nội dung, tiến độ, chất lượng và chịu trách nhiệm pháp lý vnội dung báo cáo kết quả thực hiện.

đ) Quản lý, bảo mật (nếu có yêu cầu) các hồ sơ, tư liệu của đề án được cung cấp, bảo quản các phương tiện kỹ thuật (nếu được giao sdụng) và hoàn trả sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

e) Tổ chức hội thảo, tập huấn để cung cấp kiến thức, knăng, hướng dẫn nâng cao năng lực cán bộ, chuyên gia, các tổ chức thành viên và cá nhân liên quan.

g) Định kỳ hằng năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, báo cáo các cơ quan liên quan theo quy định.

2. Trách nhiệm của các tổ chức thành viên ca Liên hiệp Hội tnh

a) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội khi được cơ quan có thẩm quyền giao, Liên hiệp Hội tỉnh phân công, các cơ quan đề nghị hoặc đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hội thành viên được chấp thuận.

b) Lựa chọn, giới thiệu chuyên gia tham gia hoạt động tư vấn, phn biện và giám định xã hội cho Liên hiệp Hội tỉnh, cung cấp thông tin hỗ trợ Liên hiệp Hội tỉnh trong quá trình thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

c) Đảm bảo yêu cầu về nội dung, tiến độ thực hiện và tính độc lập, khách quan, trung thực, khoa học của nội dung báo cáo tư vấn, phn biện và giám định xã hội.

d) Chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung báo cáo tư vấn, phản biện và giám định xã hội của đề án và những ý kiến do hội, đơn vị đề xuất.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân khi xây dựng đề án, dự án thuộc các đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 6 Quy định này chđộng đề nghị Liên hiệp Hội tỉnh thực hiện tư vấn, phn biện và giám định xã hội trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, hồ sơ dự thảo đề án, các tài liệu có liên quan; chịu trách nhiệm về tính pháp lý của thông tin, hồ sơ, tài liệu cung cấp.

3. Phối hợp chặt chẽ với Liên hiệp Hi tỉnh trong quá trình thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

4. Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, đề xuất trong báo cáo tư vn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội tỉnh; trả lời bng văn bản các ý kiến không tán thành và gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5. Chi trả chi phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo quy định.

Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan

1. Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan.

a) Chủ động phối hợp với Liên hiệp Hội tỉnh xác định, đề xuất các đề án cn lấy ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội ca Liên hiệp Hội tỉnh để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

b) Phối hợp chặt chvới Liên hiệp Hội tỉnh trong quá trình thực hiện Quy định này; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi đLiên hiệp Hội tỉnh và các tổ chức thành viên thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

c) Lựa chọn, giới thiệu chuyên gia tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

2. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ động phối hợp với Liên hiệp Hội tỉnh xác định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách các đề án cần được thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo yêu cu.

3. Sở Tài chính

a) Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí tư vn, phản biện và giám định xã hội.

b) Hướng dẫn, kim tra, giám sát việc sử dụng kinh phí tư vấn, phản biện và giám định xã hội đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả.

Điều 13. Cơ chế tài chính

1. Nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội

a) Kinh phí từ ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán chi ngân sách Nhà nước thường xuyên hằng năm của Liên hiệp Hội tỉnh.

b) Đối với các đề án do Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ định hoặc do Liên hiệp Hội đề xuất được chấp nhận thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội sử dụng ngân sách Nhà nước cấp hằng năm theo phân cấp và theo kế hoạch đã được phê duyệt.

c) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội do các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đặt hàng chi trả trên cơ sở hp đng theo quy định của pháp luật.

d) Đối với các đề án được duyệt đã có bố trí kinh phí cho các hoạt động tư vấn, phn biện và giám định xã hội thì thực hiện theo nội dung và kinh phí được phê duyệt của đề án.

d) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Lập dự toán, phân bvà giao dự toán ngân sách Nhà nước

Việc lập dự toán, cấp phát và quyết toán kinh phí cho hoạt động tư vn, phn biện và giám định xã hội được thực hiện theo Luật ngân sách nhà nước và hướng dẫn tại Thông tư số 11/2015/TT-BTC ngày 29/01/2015 của Bộ trưng Bộ Tài chính.

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Liên hiệp Hội tính chịu trách nhiệm chtrì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trin khai thực hiện Quyết định này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vưng mc phát sinh, Liên hiệp Hội tnh tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 453/QĐ-UBND năm 2023 quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu: 453/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 08/03/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 453/QĐ-UBND năm 2023 quy định về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lâm Đồng

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…