ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 449/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 04 tháng 04 năm 2012 |
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư 01/2007/TT-BKH ngày 07/2/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành tập giá quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BNN ngày 27/03/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Văn bản số 2391/UBND-TH1 ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc chủ trương lập Dự án quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 1525/QĐ-UBND ngày 23/7/2010 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề cương và khái dự án Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 01/TTr-SNN ngày 06/01/2012, kèm theo Biên bản họp Hội đồng thẩm định dự án Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn ngày 08/9/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
Tại các huyện, thị xã trong tỉnh Bắc Kạn.
3.1. Sự cần thiết, mục tiêu của dự án
3.1.1. Sự cần thiết:
Do điều kiện thời tiết trong những năm gần đây có những diễn biến hết sức phức tạp lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến tính mạng và đời sống của nhân dân trong tỉnh, nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Nhiều điểm dân cư ở những vùng có nguy cơ cao về thiên tai như: sạt lở bờ sông, lở núi, lũ quét, lũ ống... hoặc ở những nơi đặc biệt khó khăn, thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu đất, thiếu nước. Để phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống cho đồng bào ở các vùng nêu trên, cần thiết phải có quy hoạch tổng thể bố trí, sắp xếp lại dân cư các vùng thiên tai, vùng đặc biệt khó khăn... cho phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
3.1.2. Mục tiêu:
- Mục tiêu tổng quát: đến năm 2015 cơ bản hoàn thành việc bố trí sắp xếp, ổn định lại dân cư ở những nơi cần bố trí sắp xếp để ổn định và cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, di cư tự do, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng cường đoàn kết dân tộc, an ninh quốc phòng.
- Mục tiêu cụ thể: Giai đoạn 2011 - 2015 ưu tiên xây dựng các dự án tại các điểm dân cư có nguy cơ cao về thiên tai cần đầu tư xây dựng các điểm dân cư mới tập trung. Giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng các dự án bố trí, ổn định dân cư tiếp theo để đảm bảo:
+ Bố trí, sắp xếp ổn định cho 2.926 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh theo các hình thức bố trí: Tập trung, xen ghép và ổn định tại chỗ.
+ Tăng cường cải tạo đất bằng cách kết hợp các biện pháp kỹ thuật, thâm canh tăng vụ nhằm nâng cao giá trị, sản lượng cây trồng khu tái định cư.
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ trong khu dân cư đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và đời sống các hộ được bố trí ổn định dân cư.
+ Hỗ trợ phát triển sản xuất tiến tới ổn định đời sống dân cư khu tái định cư.
3.2. Phương án bố trí quy hoạch
3.2.1. Đối tượng:
Đối tượng thực hiện là các hộ sống ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn, vùng quá khó khăn dễ xảy ra tình trạng di cư tự do, vùng xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, vùng bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng. Cụ thể:
- Đối tượng nằm trong vùng thiên tai: 828 hộ.
- Đối tượng thuộc vùng đặc biệt khó khăn: 1.608 hộ.
- Đối tượng di cư tự do: 142 hộ.
- Đối tượng thuộc khu rừng đặc dụng: 348 hộ.
3.2.2. Địa bàn và hình thức bố trí dân cư:
Địa bàn bố trí dân cư phải đủ điều kiện về đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; có đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và thuận lợi về giao thông. Qua điều tra thu thập số liệu và trên cơ sở thống nhất với UBND huyện, thị xã và các xã xác định được địa bàn tỉnh cần bố trí cho 96 xã của 07 huyện và 01 thị xã.
Đối với các điểm tái định cư, di dân xen ghép được bố trí chủ yếu dưới hình thức nội thôn, nội xã.
3.3. Quy hoạch sử dụng đất vùng dự án đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- Tổng diện tích tự nhiên vùng dự án: 140.000 ha. Trong đó:
+ Đất nông nghiệp: 94.486 ha chiếm 67,49% diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 16.492 ha chiếm 11,78% diện tích tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 29.022 ha chiếm 20,73% diện tích tự nhiên.
- Hình thức bố trí theo kết quả điều tra, khảo sát của các xã tại các huyện, thị xã (có thăm dò nguyện vọng của nhân dân) và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Giai đoạn 2011 - 2020 cần bố trí cho 2.926 hộ có nhu cầu cần phải di chuyển và sắp xếp lại theo hình thức như sau:
+ Giai đoạn 2011 - 2015: Bố trí tái định cư, xen ghép dân cư và ổn định dân cư tại chỗ: 1.320 hộ.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Bố trí ổn định dân cư tại chỗ và bố trí dân cư tập trung: 1.606 hộ.
3.4. Quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng dự án đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Đầu tư hỗ trợ di dân trong tỉnh: Di dân nội vùng và di dân xen ghép 1.839 hộ.
- Đầu tư phát triển sản xuất: Khai hoang, tạo nương cho 1.839 hộ; phân bón, giống cây, dụng cụ sản xuất cho 1.462 hộ; đào tạo nghề cho 2.926 hộ.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: San lấp nền nhà khu dân cư cho 1.839 hộ; đền bù giải phóng mặt bằng 491 ha; xây dựng công trình giao thông 74 km; xây dựng 01 công trình thoát nước; xây dựng công trình thủy lợi (phòng chống thiên tai) 10 công trình; xây dựng 41 công trình nước sinh hoạt; xây dựng 05 lớp học mầm non; xây dựng công trình điện (đường 35 kv là 5 km; đường 0,4 kv là 71 km và 30 trạm biến áp); xây dựng 03 công trình nhà văn hóa.
4.1. Tổng vốn đầu tư: 269.134.000.000, đồng (Hai trăm sáu mươi chín tỷ, một trăm ba mươi tư triệu đồng)
Trong đó:
4.1.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng và bồi thường đền bù (nguồn vốn đầu tư phát triển):
- Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng: |
211.868.000.000 đồng |
+ San lấp nền nhà khu dân cư: |
18.730.000.000 đồng |
+ Giao thông: |
130.300.000.000 đồng |
+ Thủy lợi: |
29.000.000.000 đồng |
+ Hệ thống thoát nước: |
200.000.000 đồng |
+ Nước sinh hoạt: |
15.900.000.000 đồng |
+ Lớp học: |
1.050.000.000 đồng |
+ Điện: |
15.428.000.000 đồng |
+ Nhà văn hóa: |
1.260.000.000 đồng |
- Chi phí bồi thường đền bù: |
19.628.000.000 đồng |
4.1.2. Hỗ trợ di chuyển và phát triển sản xuất (nguồn vốn sự nghiệp kinh tế): 37.638.000.000 đồng
- Hỗ trợ di chuyển: |
18.710.000.000 đồng |
- Hỗ trợ phát triển sản xuất: |
18.928.000.000 đồng |
+ Khai hoang tạo nương: |
7.304.000.000 đồng |
+ Phân bón, giống cây trồng ...: |
7.219.000.000 đồng |
+ Đào tạo nghề: |
4.405.000.000 đồng |
4.2. Phân chia nguồn vốn đầu tư: Ngân sách Trung ương cấp, ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình khác và nhân dân đóng góp.
Tổng vốn đầu tư: |
269.134.000.000 triệu đồng |
- Nguồn vốn Trung ương cấp (theo Chương trình 193 và các nguồn vốn khác): |
246.477.000.000 đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: |
223.362.000.000 đồng |
+ Vốn Sự nghiệp kinh tế: |
23.115.000.000 đồng |
- Ngân sách địa phương, lồng ghép các Chương trình khác và nhân dân đóng góp: |
22.658.000.000 đồng |
4.3. Phân kỳ vốn đầu tư:
* Giai đoạn 2011 - 2015: |
166.207.000.000 đồng |
- Nguồn vốn trung ương cấp chương trình 193 và các nguồn vốn khác: |
154.126.000.000 đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: |
138.862.000.000 đồng |
+ Vốn Sự nghiệp kinh tế: |
15.264.000.000 đồng |
- Nguồn vốn ĐP và lồng ghép các CT khác: |
12.080.000.000 đồng |
* Giai đoạn 2016 - 2020: |
102.928.000.000 đồng |
- Nguồn vốn Trung ương: |
92.350.000.000 đồng |
+ Vốn đầu tư phát triển: |
84.499.000.000 đồng |
+ Vốn Sự nghiệp kinh tế: |
7.851.000.000 đồng |
- Nguồn vốn ĐP và lồng ghép các CT khác: |
10.578.000.000 đồng |
4.4. Tiến độ đầu tư
- Giai đoạn 2011 - 2015: Tập trung thực hiện các dự án bố trí dân cư các vùng bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai (vùng bị sạt lở đất, đá lăn, vùng lũ quét, lũ ống) và vùng đặc biệt khó khăn.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Tiếp tục thực hiện các dự án bố trí dân cư các vùng bị ảnh hưởng của thiên tai (vùng bị sạt lở đất, đá lăn, vùng lũ quét, lũ ống và vùng đặc biệt khó khăn); các hộ trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ còn lại của dự án.
5.1. Giải pháp về địa bàn: Qua điều tra khảo sát đã xác định được các địa bàn bố trí, sắp xếp dân cư có đủ điều kiện về đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, có đủ nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, thuận lợi về giao thông. Đối với các điểm tái định cư và di dân xen ghép được bố trí chủ yếu dưới hình thức nội thôn, nội xã.
5.2. Giải pháp về chính sách
5.2.1. Chính sách đất đai:
Căn cứ theo quy định của Luật đất đai hiện hành. Khai thác tối đa diện tích đất có khả năng sản xuất nông, lâm nghiệp đưa vào sử dụng. Thực hiện linh hoạt chính sách chuyển đổi đất trong nhân dân, cộng đồng. Tiến hành thu hồi các diện tích đất có khả năng canh tác sản xuất nông nghiệp của các nông, lâm trường, các tổ chức cá nhân đã nhận đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả.
5.2.2. Chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình:
Chính sách hỗ trợ cho hộ gia đình thực hiện theo Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 và Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2009 của Chính phủ áp dụng cho huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5.2.3. Chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất:
Đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, hỗ trợ công cụ phục vụ sản xuất chế biến, hỗ trợ khôi phục phát triển các ngành nghề ở nông thôn, hỗ trợ đào tạo cán bộ, đào tạo nguồn lực, nâng cao dân trí cộng đồng.
5.2.4. Chính sách đào tạo nguồn lực:
Đối tượng trong vùng dự án đều là đối tượng đặc biệt khó khăn hoặc sinh sống ở những vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, cơ sở vật chất thiếu thốn, đời sống tinh thần còn nghèo nàn. Để tạo ra nguồn nhân lực vững chắc thì ngoài việc hỗ trợ ban đầu cần tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân; thường xuyên tổ chức những buổi giới thiệu mô hình sản xuất cũng như tham quan học tập các địa phương có phong trào mạnh trong phát triển sản xuất và đời sống.
5.3. Giải pháp về hạ tầng
- Bồi thường, giải phóng mặt bằng khu tái định cư.
- San gạt mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư.
- Khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung).
- Xây dựng đường giao thông (nội vùng dự án và nối điểm dân cư mới đến tuyến giao thông gần nhất).
- Xây dựng hệ thống thủy lợi nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân vùng dự án. Chủ yếu là xây dựng trên nền kênh mương đã có sẵn, đầu tư nạo vét và kiên cố hóa kênh mương.
- Xây dựng các công trình cho trường, lớp học bậc trung học cơ sở, mẫu giáo, nhà trẻ.
- Xây dựng hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho cụm dân cư.
- Công trình điện phục vụ nhu cầu về cấp điện.
- Một số công trình thiết yếu khác theo yêu cầu thực tế.
6. Cơ chế quản lý quy hoạch, dự án
- Cơ quan chủ quản quy hoạch tổng thể và các dự án bố trí dân cư: Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn.
- Cơ quan quản lý Quy hoạch và các dự án bố trí dân cư: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn.
- Cơ quan chủ đầu tư thực hiện các dự án bố trí dân cư: Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Kạn; UBND các huyện, thị xã.
- Các Sở, ban ngành trong tỉnh, UBND các huyện, thị xã phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư để chỉ đạo, quản lý Quy hoạch và các dự án đầu tư.
7.1. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ban ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch bố trí dân cư hàng năm để tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở bố trí vốn cho Chương trình bố trí dân cư;
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện bố trí dân cư theo kế hoạch hàng năm để thực hiện mục tiêu của Chương trình bố trí dân cư;
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư của các địa phương đảm bảo đúng mục tiêu, đúng chế độ, chính sách hiện hành.
- Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm công bố, thông báo công khai về quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
7.2. Sở kế hoạch và đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối bố trí vốn cho Chương trình bố trí dân cư để thực hiện kế hoạch hàng năm;
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra việc bố trí kế hoạch chi tiêu và bố trí vốn của các địa phương trong việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo kế hoạch đã được giao hàng năm.
7.3. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT trong việc bố trí vốn cho Chương trình bố trí dân cư theo kế hoạch hàng năm;
- Phối hợp với sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra việc bố trí, giải ngân nguồn vốn của các địa phương trong việc thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo kế hoạch đã được giao hàng năm.
7.4. Sở Xây dựng
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT quản lý tốt công tác quy hoạch bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch chung của tỉnh.
7.5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng quản lý và bố trí quỹ đất đai phù hợp, hiệu quả cho việc triển khai, thực hiện các dự án bố trí dân cư trên địa bàn theo quy hoạch.
7.6. Các Sở, ngành khác
Theo chức năng nhiệm vụ được giao có kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các địa phương thực hiện tốt các nội dung của Quy hoạch này.
7.7. Ủy ban nhân dân các huyện, xã
Chỉ đạo các ngành, chính quyền địa phương cơ sở phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện tham gia dự án. Phối hợp với các xã trong việc thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cho các hộ tái định cư và lựa chọn hạng mục công trình, giám sát thực hiện đầu tư, phát huy quy chế dân chủ để thực hiện dự án đạt hiệu quả cao.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Quyết định 449/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 449/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Hoàng Ngọc Đường |
Ngày ban hành: | 04/04/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 449/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 -2015 và định hướng đến năm 2020
Chưa có Video