BỘ
VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4036/QĐ-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2019 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1992/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo tồn, phục dựng, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
VỀ TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN; NỘI DUNG, QUY TRÌNH VÀ ĐỊNH MỨC
KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG BẢO TỒN, PHỤC DỰNG, LƯU TRỮ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG ĐẶC SẮC CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ
(Ban hành theo Quyết định số /QĐ-BVHTTDL
ngày tháng năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch)
Quy định này quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn; nội dung, quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo tồn, phục dựng lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là dịch vụ sự nghiệp công).
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo tồn, phục dựng, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số có sử dụng ngân sách nhà nước.
1. Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình cung cấp dịch vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức các dịch vụ sự nghiệp công để sử dụng vào việc xây dựng dự toán thực hiện các hoạt động bảo tồn, phục dựng, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Định mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về lao động, về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ và phương tiện để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc nhất định), trong một điều kiện cụ thể các hoạt động bảo tồn, phục dựng, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Định mức kinh tế - kỹ thuật tại Quy định này là định mức tối đa. Căn cứ vào điều kiện thực tế, cơ quan, đơn vị xem xét xác định định mức cho phù hợp đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Kinh phí tổ chức dịch vụ sự nghiệp công được quản lý, sử dụng theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và trong phạm vi dự toán chi ngân sách hàng năm được cấp có thẩm quyền giao. Đối với các nội dung chi trả dịch vụ thuê ngoài nếu thuộc hạn mức phải đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
5. Trường hợp có những phát sinh ngoài Quy định này, cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí, báo cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Cơ quan, đơn vị thực hiện dịch vụ sự nghiệp công có trách nhiệm xây dựng dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
- Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;
- Quyết định số 1992/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
- Thông tư số 12/2014/TT-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ về Công tác dân tộc;
- Thông tư số 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về tiền lương của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
- Thông tư liên tịch số 46/2016/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 11 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chế độ quản lý đặc thù đối với Đội tuyên truyền lưu động cấp tỉnh và cấp huyện;
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;
- Thông tư số 139/2017/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016-2020.
- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức dịch vụ sự nghiệp công
1. Đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao.
2. Các nội dung, định mức không được vượt quá tiêu chuẩn, chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tính chất của nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Tiêu chí, tiêu chuẩn của dịch vụ sự nghiệp công
1. Đảm bảo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
2. Chủ đề của dịch vụ sự nghiệp công phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc dân ca, dân vũ, dân nhạc và bảo tồn, phục dựng Lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể:
a) Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt chú trọng đến dân tộc có nguy cơ mai một biến dạng bản sắc văn hóa; phát huy vai trò chủ thể văn hóa, thiết chế văn hóa trong phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc;
b) Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; khích lệ, sáng tạo các giá trị văn hóa mới; góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống và hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc;
c) Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, khai thác tiềm năng, đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, gắn nhiệm vụ phát triển văn hoá dân tộc thiểu số với phát triển kinh tế, giữ vững an ninh, quốc phòng, giảm sự chênh lệch mức thụ hưởng văn hoá giữa các vùng để phát triển bền vững, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, cần phải tiếp tục hỗ trợ để các địa phương bảo tồn làng, lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số;
d) Tiếp tục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến cho thế hệ mai sau những giá trị độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tập quán tốt đẹp; phát huy những giá trị văn hoá tiêu biểu các dân tộc trong đời sống hàng ngày để góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào thông qua các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, du lịch, bảo vệ môi trường, giao lưu văn hoá;
3. Quy mô tổ chức các dịch vụ sự nghiệp công được thống nhất thực hiện và đạt hiệu quả, phù hợp tiêu chí tiêu chuẩn quy định trên.
4. Chất lượng của dịch vụ sự nghiệp công phải phù hợp với quy mô, yêu cầu, chủ đề nhằm:
a) Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ dịch vụ văn hóa của nhân dân;
b) Đúng chủ đề theo nội dung tuyên truyền;
c) Đảm bảo các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng nội dung công việc;
d) Đảm bảo tiết kiệm, an toàn, hiệu quả khi tổ chức.
Điều 7. Tổ chức lớp tập huấn, lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể cho đồng bào dân tộc thiểu số
1. Bước 1: Khảo sát địa điểm tổ chức;
2. Bước 2: Dự thảo kế hoạch, Công văn gửi địa phương về việc thống nhất lựa chọn địa điểm, dân tộc (ưu tiên dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người) tổ chức lớp tập huấn, lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể ; Đảm bảo đối tượng được hưởng thụ là chủ thể văn hóa, chủ nhân sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của các dân tộc thiểu số ;
3. Bước 3: Thống kê và mời các nghệ nhân, học viên tham dự lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể;
4. Bước 4: Ban hành Quyết định, kế hoạch về việc tổ chức lớp tập huấn, truyền dạy văn hóa phi vật thể;
5. Bước 5: Ban hành Quyết định thành lập Ban Tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ cho các thành viên Ban Tổ chức;
6. Bước 6: Xây dựng các loại báo cáo, tư liệu, hình ảnh trong quá trình triển khai thực hiện;
7. Các công việc khác có liên quan:
a) Thuê hội trường, âm thanh ánh sáng, trang trí khánh tiết, ma két, băng rôn khẩu hiệu;
b) Biên soạn nội dung tập huấn và truyền dạy của giảng viên, báo cáo viên, nghệ nhân;
c) Đạo cụ biểu diễn, trang phục, vật dụng, nguyên liệu liên quan đến tổ chức truyền dạy (theo thực tế, tùy thuộc quy mô, tính chất từng cuộc).
d) Nước uống cho Ban tổ chức, giảng viên, nghệ nhân, học viên; Tổ chức họp, chi phí đi lại, công tác phí, lưu trú cho các học viên là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, báo cáo viên, nghệ nhân, nhà chuyên môn về nghệ thuật trình diễn dân gian để truyền dạy và Ban tổ chức lớp Tập huấn; nhân sự làm thêm ngoài giờ phục vụ trong những ngày diễn ra lớp tập huấn, lớp truyền dạy: thực hiện theo quy định hiện hành.
đ) In ấn, phô tô tài liệu; văn phòng phẩm, giấy chứng nhận, khung giấy chứng nhận, cước phí bưu điện;
g) Chụp ảnh, quay phim, làm tư liệu;
h) Công việc phát sinh khác.
8. Bước 7: Thanh, quyết toán kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.
1. Bước 1: Khảo sát địa điểm tổ chức mô hình mẫu Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa, nghệ thuật dân gian cho đồng bào dân tộc thiểu số;
2. Bước 2: Trao đổi với địa phương lựa chọn mô hình mẫu Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa, nghệ thuật dân gian cho đồng bào dân tộc thiểu số;
3. Bước 3: Dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch tổ chức mô hình mẫu Câu lạc bộ; thành lập Ban tổ chức, tổ giúp việc;
4. Bước 4: Lựa chọn nghệ nhân, nhà chuyên môn về nghệ thuật trình diễn dân gian để truyền dạy. Xác định đối tượng học viên là cán bộ văn hóa xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn bản, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các lứa tuổi, ngành nghề khác nhau tại địa bàn tổ chức;
5. Bước 5: Xây dựng kế hoạch truyền dạy, nội dung truyền dạy về các loại hình văn hóa, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống; lựa chọn các loại hình văn hóa, nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống có nguy cơ mai một cao để tiến hành bảo tồn và phát huy trong cộng đồng;
6. Bước 6: Triển khai kế hoạch xây dựng mô hình mẫu Câu lạc bộ bảo tồn và phát huy văn hóa, nghệ thuật tại địa phương; trao đổi chuyên gia, hoàn thiện nội dung truyền dạy; phối hợp, lựa chọn và tập huấn cho cán bộ địa phương tham gia vào quá trình triển khai kế hoạch;
7. Bước 7: Thực hiện truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian cho các thành viên trong Câu lạc bộ; cung cấp, hỗ trợ trang thiết bị, đạo cụ, dụng cụ cần thiết trong việc tập luyện và biểu diễn. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt, giao lưu văn hóa (dân ca, dân vũ, âm nhạc) với cộng đồng các địa phương, dân tộc khác nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn;
8. Bước 8: Triển khai thực hiện các nội dung của kế hoạch, tập luyện và báo cáo kết quả. Thành lập Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ;
9. Bước 9: Các công việc khác liên quan:
a) Thuê phương tiện đi khảo sát, vận chuyển âm thanh loa đài, đưa đón giảng viên trong thời gian tổ chức mô hình mẫu Câu lạc bộ bảo tồn và phát huy văn hóa, nghệ thuật;
b) Thuê âm thanh ánh sáng, nhạc cụ, đạo cụ và các dụng cụ cần thiết trong việc tập luyện và biểu diễn và ra mắt Câu lạc bộ;
c) Thuê địa điểm tổ chức ra mắt Câu lạc bộ;
d) Xây dựng Kịch bản chương trình Lễ ra mắt Câu lạc bộ;
đ) Đạo cụ biểu diễn, vật dụng, nguyên liệu liên quan đến xây dựng mô hình mẫu (theo thực tế, tùy thuộc quy mô, tính chất từng mô hình).
e) Luyện tập và biểu diễn ra mắt Câu lạc bộ; Công tác phí, lưu trú, chi phí đi lại cho các học viên là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, nghệ nhân, nhà chuyên môn về nghệ thuật trình diễn dân gian để truyền dạy và Ban tổ chức lớp Tập huấn; Nhân sự làm thêm ngoài giờ phục vụ trong những ngày diễn ra lớp Tập huấn: thực hiện theo quy định hiện hành.
i) In ấn, phô tô tài liệu; văn phòng phẩm, hoa tươi, cước phí bưu điện, xăng xe;
k) Chụp ảnh, quay phim, làm tư liệu;
l) Công việc phát sinh khác;
m) Thù lao Ban tổ chức, tổ giúp việc.
10. Bước 10: Thanh, quyết toán kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.
Điều 9. Tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số
1. Bước 1: Lập báo cáo mô tả trình tự, nội dung nguyên gốc của lễ hội.
2. Bước 2: Thành lập Ban Tổ chức, tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên
3. Bước 3: Lập kịch bản diễn trình lễ hội (kịch bản phân cảnh). Việc xây dựng diễn trình lễ hội có sự tham gia ý kiến và đồng tình của người dân, đảm bảo kịch bản lễ hội vừa đảm bảo tính trung thực của lễ hội nguyên gốc, đồng thời loại bỏ một số hủ tục lạc hậu (đánh bạc, ăn uống dài ngày, nghi thức cúng tế). Nội dung kịch bản được xác định rõ:
+ Mục đích - yêu cầu của việc tổ chức lễ hội
+ Thời gian tổ chức
+ Không gian, địa điểm diễn ra lễ hội.
+ Nội dung lễ hội:
- Phần lễ: Các nghi thức (bài khấn), địa điểm, thời lượng, người chủ trì.
- Phần hội: Nội dung các hoạt động (văn nghệ dân gian, ẩm thực truyền thống, trò chơi dân gian, trang phục truyền thống, giao lưu văn nghệ với các vùng phụ cận). Địa điểm, thời lượng, người điều hành, lực lượng tham gia.
4. Bước 4: Tổ chức thực hiện lễ hội
5. Bước 5: Lập hồ sơ lễ hội: Kết thúc mỗi lễ hội đều lập thành hồ sơ (sản phẩm lễ hội), sản phẩm lưu tại nơi diễn ra lễ hội. Sản phẩm bao gồm:
+ Báo cáo mô tả;
+ Bản diễn trình lễ hội;
+ Tập an bum ảnh chụp lễ hội (có chú thích);
+ Băng, đĩa hình quay toàn cảnh lễ hội;
6. Bước 6: Các công việc khác liên quan
a) Điền dã, khảo sát sưu tầm tư liệu về lễ nghi dân gian;
b) Xây dựng báo cáo chuyên đề mô tả hiện trạng, giá trị, diễn biến lễ nghi;
c) Xây dựng Kịch bản, thuyết minh phục dựng Lễ hội;
d) Hỗ trợ cộng đồng thực hành nghi lễ, lễ vật; In ấn, phô tô tài liệu, văn phòng phẩm, cước phí bưu điện; Thù lao Ban Tổ chức, tổ giúp việc: theo thực tế, tùy thuộc quy mô, tính chất từng Lễ hội, đơn vị xây dựng dự toán kinh phí, báo cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
đ) Thực hành nghi lễ;
e) Chụp ảnh toàn bộ nghi lễ, ghi hình tư liệu;
g) Công việc phát sinh khác.
7. Bước 7: Thanh, quyết toán kinh phí theo quy định tài chính hiện hành.
Điều 10. Định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo tồn, phục dựng lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện theo phụ lục số 1, 2, 3 Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh, cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định./.
Quyết định 4036/QĐ-BVHTTDL năm 2019 quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn; nội dung, quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo tồn, phục dựng, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu: | 4036/QĐ-BVHTTDL |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký: | Trịnh Thị Thủy |
Ngày ban hành: | 15/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 4036/QĐ-BVHTTDL năm 2019 quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn; nội dung, quy trình và định mức kinh tế - kỹ thuật trong bảo tồn, phục dựng, lưu trữ các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Chưa có Video