ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 392/QĐ-UBND |
Bắc Kạn, ngày 04 tháng 4 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số: 1755/QĐ-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số: 2219/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số: 11/TTr-SVHTTDL ngày 24 tháng 3 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thủ trưởng các đơn vị liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC
KẠN
(Kèm theo Quyết định số: 392/QĐ-UBND ngày 04/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Mục đích
- Triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số: 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa; phải gắn liền việc quảng bá hình ảnh về mảnh đất và con người Bắc Kạn trong quá trình giao lưu, hội nhập và phát triển với bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.
2. Yêu cầu
- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại phát huy được lợi thế của tỉnh và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương, bám sát Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong việc thực hiện Chiến lược.
1. Mục tiêu chung
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn bao gồm các lĩnh vực: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo; phát thanh và truyền hình; du lịch văn hóa… trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho người dân thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và tiêu dùng văn hóa của người dân tại địa phương, trong nước và xuất khẩu ra khu vực và thế giới; góp phần quảng bá về thiên nhiên, con người và bản sắc văn hóa các dân tộc Bắc Kạn; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa có nhiều lợi thế, tiềm năng của tỉnh Bắc Kạn.
2. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020 doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
- Định hướng đến năm 2030 phấn đấu doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 5% GDP và tiếp tục tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội.
- Tập trung phát triển một số ngành sẵn có tiềm năng, lợi thế của tỉnh gồm: Nghệ thuật biểu diễn; quảng cáo; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; phát thanh và truyền hình, báo, tạp chí, internet, du lịch văn hóa.
- Định hướng và từng bước phát triển các ngành: Điện ảnh; kiến trúc; thời trang; thiết kế; xuất bản; thủ công mỹ nghệ; tổ chức sự kiện; phần mềm và các trò chơi giải trí trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn.
- Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến; hình thành các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế.
3. Nhiệm vụ và giải pháp chung phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
a) Công tác tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan, đoàn thể và nhân dân về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc đầu tư cho văn hóa.
- Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan.
b) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư
- Xây dựng các cơ chế chính sách, khuyến khích, ưu đãi thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa góp phần xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, truyền hình và phát thanh…
- Khuyến khích hình thành và phát triển các loại quỹ đầu tư trong lĩnh vực văn hóa; đa dạng hóa các mô hình đầu tư, đặc biệt mô hình hợp tác công tư (PPP).
c) Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh; có chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
d) Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
- Duy trì, triển khai ứng dụng hiệu quả kết quả các đề tài, dự án đã triển khai về phát triển du lịch; duy trì, bảo tồn các sản phẩm văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu trữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa.
- Đầu tư phát triển các ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa truyền thông như: Biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển lãm, in ấn…
e) Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
- Tổ chức đăng cai các sự kiện văn hóa cấp quốc gia, cấp khu vực tại tỉnh Bắc Kạn thu hút sự tham gia của giới văn nghệ sĩ và các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
- Từng bước hình thành, xây dựng các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa của tỉnh tại các hội chợ khu vực, trong nước và quốc tế; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện ngoại giao; mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Nhiệm vụ và giải pháp phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa
a) Điện ảnh
- Rà soát, sắp xếp và kiện toàn lại tổ chức bộ máy của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng phù hợp với tình hình, đặc điểm và nhiệm vụ công tác trong giai đoạn mới; nâng cao năng lực tự chủ kinh phí trong hoạt động điện ảnh; thực hiện đào tạo lại, đào tạo mới kỹ thuật viên, đáp ứng việc sử dụng thiết bị công nghệ mới.
- Xây dựng Rạp chiếu phim (loại III) tại trung tâm thành phố Bắc Kạn; đầu tư trang thiết bị máy chiếu công nghệ mới cho hoạt động điện ảnh và phát hành phim, chiếu bóng; tăng dần tỷ trọng chiếu phim tại rạp; phối hợp sản xuất phim tư liệu, hoạt hình gắn với các sản phẩm dịch vụ đi kèm (truyện tranh, đồ chơi, đồ lưu niệm); hợp tác xây dựng và phổ biến các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, có tính thương mại, tính cạnh tranh cao để phục vụ đông đảo nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ, chuyên môn do Cục Điện ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực điện ảnh của tỉnh.
- Từng bước xã hội hóa hoạt động chiếu phim vùng cao; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng hệ thống rạp chiếu phim tư nhân.
b) Nghệ thuật biểu diễn
- Phát triển thị trường cho các tác phẩm sân khấu, âm nhạc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân gian truyền thống các dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều tác phẩm chất lượng cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật truyền thống có tiềm năng và lợi thế của Bắc Kạn.
- Khuyến khích và ưu tiên thành lập các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, chương trình biểu diễn, tổ chức sự kiện; tăng cường sự hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực liên quan với nghệ thuật biểu diễn ở cả hai lĩnh vực nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên; khuyến khích và hỗ trợ các văn nghệ sỹ tham gia học tập, bồi dưỡng, biểu diễn và các hoạt động liên quan khác ở trong nước, khu vực và quốc tế.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn, tạo điều kiện cho mọi tầng lớp xã hội được tham gia hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa; khuyến khích thành lập và phát triển các đơn vị, tổ chức nghệ thuật ngoài công lập (dân lập, tư nhân); đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với từng loại hình nghệ thuật.
- Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chính sách khuyến khích tài năng, sáng tạo, ưu đãi văn nghệ sỹ; thực hiện cơ chế hỗ trợ kinh phí, trao giải thưởng cho các nghệ nhân, nghệ sỹ, những tác giả sáng tác ra các tác phẩm nghệ thuật có giá trị; nâng cấp Đoàn Nghệ thuật dân tộc tỉnh lên thành Nhà hát; xây dựng chính sách xã hội hóa hoạt động nghệ thuật biểu diễn.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng các ngành nghề: Biên kịch, đạo diễn, nhạc sỹ, biên đạo múa, họa sĩ mỹ thuật, nhà sản xuất… từng bước hình thành một số thương hiệu có uy tín trong việc tôn vinh các tác phẩm nghệ thuật biểu diễn tại Bắc Kạn.
c) Mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm
- Xây dựng Trung tâm trưng bày, triển lãm văn hóa nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn; khuyến khích các doanh nghiệp, tập thể, cá nhân đầu tư xây dựng nhà triển lãm, phòng trưng bày văn hóa, nghệ thuật.
- Xây dựng các công trình mỹ thuật công cộng đảm bảo về cảnh quan kiến trúc có giá trị thẩm mỹ và bản sắc dân tộc để phục vụ dân sinh; phát triển mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Khuyến khích đội ngũ họa sĩ, nhà thiết kế, nhà điêu khắc, nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp và ứng dụng tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các trường hoặc trung ương tổ chức.
- Xây dựng các bộ sưu tập về hình ảnh, văn hóa và con người Bắc Kạn để quảng bá và giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch vào giao lưu với khu vực và quốc tế; ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh có nội dung phong phú, đa dạng và hấp dẫn nhằm đưa nhiếp ảnh tỉnh Bắc Kạn hội nhập sâu rộng với nhiếp ảnh quốc tế.
- Xây dựng một số mô hình triển lãm, hội chợ thương mại có thương hiệu của tỉnh Bắc Kạn để xúc tiến quảng bá, mua, bán các sản phẩm dịch vụ văn hóa và du lịch; thực hiện việc hợp tác, liên doanh, liên kết trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến và tiêu dùng theo định kỳ.
d) Quảng cáo
- Xây dựng và hoàn thiện các quy định về cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh phát triển, trong đó tập trung xã hội hóa các hoạt động quảng cáo ngoài trời.
- Thu hút, phát triển các dịch vụ quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình, xu hướng quảng cáo trực tuyến; triển khai quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại các địa phương trên địa bàn tỉnh; rà soát, khắc phục hiện trạng trái quy hoạch; xây dựng điểm các loại hình có trong quy hoạch; lựa chọn, xây dựng mới một số Bảng chào, bảng đèn LED, hệ thống bảng tuyên truyền trực quan, quảng cáo ngoài trời, bảng hộp đèn tại thành phố Bắc Kạn, hệ thống bảng quảng cáo rao vặt trên toàn tỉnh; xây dựng hệ thống cột treo băng rôn theo đúng những vị trí đã được quy hoạch tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số: 1556/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2014.
e) Du lịch văn hóa
- Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh như: Du lịch tâm linh, du lịch di sản, du lịch sinh thái; liên kết xây dựng các sản phẩm văn hóa với các tỉnh vùng Đông Bắc, đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh dịch vụ du lịch tại 04 cụm của tỉnh Bắc Kạn gồm:
+ Cụm du lịch Ba Bể và phụ cận.
+ Cụm du lịch thành phố Bắc Kạn và phụ cận.
+ Cụm du lịch ATK Chợ Đồn và phụ cận.
+ Cụm du lịch huyện Na Rì và phụ cận.
- Chú trọng phối hợp liên ngành của địa phương với Trung ương và các tỉnh lân cận trong việc quản lý, khai thác và phát huy một cách phù hợp với các giá trị văn hóa trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; phối hợp với tỉnh Tuyên Quang và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng hồ sơ công nhận Di sản thiên nhiên thế giới Ba Bể - Na Hang để góp phần phục vụ du lịch văn hóa sinh thái.
- Xúc tiến, quảng bá rộng rãi các sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Bắc Kạn ở trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao đến thăm và lưu trú dài ngày tại các điểm du lịch của địa phương; đẩy mạnh việc sản xuất các sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn du lịch văn hóa như quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, đặc biệt là tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tổ chức quản lý và tham gia hoạt động du lịch cho người dân địa phương như: Kỹ năng quản lý các hoạt động du lịch; kỹ năng xây dựng các sản phẩm văn hóa; dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng; kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm; kỹ năng nấu ăn, hướng dẫn viên cho người dân địa phương.
- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các sản phẩm du lịch văn hóa mới bổ sung cho các điểm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Nghề thủ công truyền thống, lễ hội truyền thống, tri thức dân gian, văn nghệ dân gian và văn hóa ẩm thực.
- Nguồn vốn xã hội hóa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa.
- Ngân sách nhà nước, địa phương cân đối theo từng thời kỳ, tham gia hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
- Các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số: 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước về quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin và trên xuất bản phẩm về các sản phẩm liên quan đến công nghiệp văn hóa.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan từng bước ứng dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại và trong sáng tạo, phổ biến, sản xuất, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa.
4. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí để triển khai Kế hoạch; hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Đề xuất phân bổ vốn đầu tư cho các Sở, Ban, Ngành và địa phương thực hiện các hoạt động của Kế hoạch trên cơ sở các dự án, đề án đã được phê duyệt. Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, địa phương xây dựng các chương trình, đề án, dự án thực hiện Kế hoạch.
6. Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường mỹ thuật, triển lãm và nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh.
7. Các Sở, Ban, Ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan
Có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động của địa phương để triển khai các nội dung. Cân đối, bảo đảm ngân sách và huy động các nguồn lực khác để triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn./.
Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Số hiệu: | 392/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bắc Kạn |
Người ký: | Phạm Duy Hưng |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Chưa có Video