ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2024/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 15 tháng 6 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 98/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 1049/TTr-SNV ngày 29 tháng 3 năm 2024 về việc ban hành Quy chế phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; Biên tập, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; Biên tập, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm 2024, thay thế Quyết định số 01/2020/QĐ-UBND ngày 13/01/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế về phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng và thi viết về gương điển hình tiên tiến, Người tốt, việc tốt; Xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố Hà Nội; Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội; Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố;
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÁT HIỆN, BỒI DƯỠNG, TUYÊN TRUYỀN NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH TIÊN
TIẾN; CUỘC THI VIẾT VỀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT, VIỆC TỐT; BIÊN TẬP, XUẤT
BẢN SÁCH “NHỮNG BÔNG HOA ĐẸP” THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2024 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội)
1. Quy chế này quy định về phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; biên tập và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
2. Nội dung khác không quy định trong Quy chế này thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản pháp luật hiện hành.
1. Sở, ban, ngành; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố và các tổ chức có liên quan.
2. Cơ quan báo chí, tập thể, cá nhân tham gia phát hiện, tuyên truyền và dự cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; biên tập và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
1. Điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt (sau đây viết tắt là điển hình tiên tiến) là tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc, có phương pháp, cách làm hiệu quả; có việc tốt trong học tập, công tác, lao động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác góp phần xây dựng và phát triển cơ quan, đơn vị và thành phố Hà Nội.
2. Phát hiện điển hình tiên tiến là việc phát hiện giới thiệu, phản ánh chính xác, kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua, có sức lan tỏa trong cộng đồng xã hội.
3. Bồi dưỡng điển hình tiên tiến là việc các cơ quan, đơn vị xây dựng lộ trình và giải pháp để các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được phát hiện trong các phong trào thi đua tiếp tục phấn đấu đạt thành tích cao hơn.
4. Tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến là việc cơ quan, đơn vị sử dụng các hình thức, biện pháp, phương tiện thông tin, truyền thông để giới thiệu điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa để mọi người học tập và làm theo.
5. Bài dự thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt là các tác phẩm báo chí, bài viết của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân viết về tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội là ấn phẩm (bản giấy và bản điện tử) về điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt tiêu biểu trong các phong trào thi đua trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7. Cơ quan, đơn vị là các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố.
8. Cơ quan báo chí gồm Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hànộimới, Báo Kinh tế và Đô thị, Cổng thông tin điện tử Thành phố, các cơ quan báo chí khác trên địa bàn Thành phố.
Điều 4. Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến
1. Cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
a) Thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; tiếp nhận thông tin về điển hình tiên tiến từ các tổ chức, công dân;
b) Tổng hợp, thẩm định thành tích khen thưởng theo thẩm quyền; định kỳ hằng tháng lựa chọn các điển hình tiên tiến tiêu biểu đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng;
c) Xây dựng kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng các điển hình tiên tiến thuộc địa phương, cơ quan, đơn vị;
d) Thường xuyên tuyên truyền điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin truyền thông của cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) là cơ quan Thường trực công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến
a) Thường xuyên tiếp nhận thông tin về điển hình tiên tiến từ các cơ quan, đơn vị;
b) Tổng hợp, thẩm định thành tích, lựa chọn điển hình tiên tiến để đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng;
c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng điển hình tiên tiến làm nòng cốt trong các phong trào thi đua;
d) Định kỳ hằng tháng rà soát, lựa chọn, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, các cơ quan báo chí đăng tải thông tin điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin, truyền thông của Trung ương và Thành phố để tuyên truyền nhân rộng; đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phát hiện, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến, cuộc thi viết về điển hình tiên tiến.
3. Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố:
a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí thuộc Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố), Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến và biên tập, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội hằng năm.
4. Hội Nhà báo Thành phố và các cơ quan báo chí thuộc thành phố Hà Nội:
a) Hội Nhà báo Thành phố là cơ quan Thường trực tổ chức cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; tham mưu Ban Tổ chức cuộc thi ban hành kế hoạch, thể lệ cuộc thi hằng năm; tổ chức tiếp nhận bài dự thi, chấm thi và đề xuất giải thưởng cuộc thi; đề xuất khen thưởng các cơ quan báo chí và cá nhân có thành tích trong thực hiện cuộc thi;
b) Các cơ quan báo chí thuộc thành phố Hà Nội tăng cường công tác phát hiện các điển hình tiên tiến, nhân tố mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội; phối hợp với địa phương, đơn vị kịp thời đề nghị khen thưởng các điển hình tiên tiến qua công tác phát hiện, tuyên truyền; mở chuyên trang, chuyên mục về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; phân công cán bộ, phóng viên thường xuyên viết bài, đưa tin tuyên truyền về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; tham gia cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt của Thành phố.
Điều 5: Biên tập, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội
1. Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác biên tập xuất bản sách
“Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
a) Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội là cơ quan chủ trì công tác biên tập sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
b) Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) là cơ quan chủ trì trong công tác xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
2. Ban Biên tập:
a) Ban Tổ chức cuộc thi Thành phố quyết định thành lập Ban Biên tập và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội gồm:
Trưởng ban: Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Các Phó Trưởng ban: mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; đại diện lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố.
Các thành viên gồm: đại diện lãnh đạo Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, một số cơ quan, tổ chức có liên quan và từ 03 đến 05 nhà văn, nhà báo có kinh nghiệm trong biên tập và viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt của Thành phố (do Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội giới thiệu).
b) Ban Biên tập có nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch biên tập và xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
Lựa chọn gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, các bài viết đoạt giải cao trong cuộc thi và tổ chức biên tập sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
3. Xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội
a) Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố): là cơ quan chủ trì, phối hợp với đơn vị xuất bản tổ chức thực hiện các quy trình xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội theo quy định hiện hành.
b) Đơn vị xuất bản có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện các thủ tục pháp lý để xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
TỔ CHỨC, XÉT TẶNG VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI VIẾT VỀ ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN, NGƯỜI TỐT VIỆC TỐT
1. Ban Tổ chức cuộc thi Thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thành lập gồm:
a) Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phụ trách lĩnh vực.
b) Phó Trưởng ban Thường trực: Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội.
c) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố.
d) Thành viên: Lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố; Lãnh đạo Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội; Lãnh đạo các sở: Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Công thương, Văn hóa và Thể thao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nhiệm vụ của Ban Tổ chức cuộc thi:
a) Xây dựng Kế hoạch, Thể lệ cuộc thi hằng năm.
b) Thành lập và chỉ đạo hoạt động của Hội đồng Giám khảo cuộc thi và Ban Biên tập sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
c) Xem xét, quyết định tặng giải thưởng và đề xuất Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức, triển khai và tham gia cuộc thi theo quy định.
d) Tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi hằng năm.
1. Ban Tổ chức cuộc thi quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội.
b) Các thành viên: mời đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; đại diện lãnh đạo: Sở Thông tin và Truyền Thông, Hội Nhà báo Thành phố, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố; Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Báo Hànộimới, Báo Kinh tế & Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và một số cơ quan báo chí có liên quan.
2. Nhiệm vụ của Hội đồng Giám khảo cuộc thi:
a) Xây dựng và ban hành tiêu chí chấm bài dự thi.
b) Tổ chức chấm sơ khảo và chung khảo các bài dự thi, tổng hợp kết quả chấm chung khảo, họp Hội đồng Giám khảo thống nhất thông qua.
c) Báo cáo Ban Tổ chức cuộc thi kết quả chấm bài dự thi và dự kiến đề xuất công nhận giải thưởng.
3. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội là cơ quan Thường trực Hội đồng Giám khảo có nhiệm vụ:
a) Bố trí cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện làm việc của đơn vị để triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công theo quy định.
b) Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) xây dựng tiêu chí, thang điểm chấm bài dự thi; lưu trữ các bài dự thi theo quy định.
Điều 8. Tiếp nhận bài dự thi, tổ chức xét chọn giải thưởng
1. Tiếp nhận bài dự thi:
a) Các cơ quan báo chí xét chọn các tác phẩm tiêu biểu của các phóng viên, cộng tác viên đã được đăng tải tham dự cuộc thi và gửi về Hội Nhà báo thành phố Hà Nội trước ngày 31/3 hằng năm.
b) Các cơ quan, đơn vị tiếp nhận bài dự thi từ các tổ chức và công dân; thẩm định thông tin, thành tích, lựa chọn đăng tải trên cổng thông tin điện tử và các phương tiện truyền thông của các cơ quan, đơn vị ít nhất 05 ngày làm việc, tổng hợp chấm bài, lựa chọn bài tiêu biểu gửi về Hội Nhà báo Thành phố dự thi cấp Thành phố trước ngày 31/3 hằng năm.
2. Tổ chức xét chọn giải thưởng
a) Bài dự thi được chấm 02 vòng: vòng sơ khảo và vòng chung khảo để làm căn cứ xét tặng giải thưởng.
b) Hội Nhà báo Thành phố tổng hợp, tham mưu trình Ban Tổ chức cuộc thi quyết định công nhận giải thưởng theo quy định.
Điều 9. Cơ cấu giải thưởng gồm
1. Giải Đặc biệt: 01 giải
2. Giải Nhất: 02 giải (01 giải dành cho tác phẩm báo chí, 01 giải dành cho bài viết - tác giả không chuyên)
3. Giải Nhì: 04 giải (02 giải dành cho tác phẩm báo chí, 02 giải dành cho bài viết - tác giả không chuyên).
4. Giải Ba: 06 giải (03 giải dành cho tác phẩm báo chí, 03 giải dành cho bài viết - tác giả không chuyên).
5. Giải Khuyến khích: 30 giải (15 giải dành cho tác phẩm báo chí, 15 giải dành cho bài viết - tác giả không chuyên).
6. Giải phụ: các tác phẩm, bài dự thi lọt vòng chung khảo.
Mức tiền thưởng đối với các giải thưởng thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 10. Tổ chức tổng kết, trao giải, phát động cuộc thi
1. Hằng năm, Thành phố tổ chức tổng kết trao giải cuộc thi năm trước và phát động cuộc thi cho năm tiếp theo vào dịp kỷ niệm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi thi đua ái quốc” (11/6) hằng năm.
2. Hội Nhà báo thành phố Hà Nội là cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm về nội dung tổng kết và trao giải cuộc thi hằng năm và phát động cuộc thi năm tiếp theo.
3. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) phối hợp thực hiện nội dung tổng kết và trao giải cuộc thi hằng năm và phát động cuộc thi năm tiếp theo.
4. Các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố tổng hợp báo cáo kết quả triển khai cuộc thi gửi về Hội Nhà báo Thành phố trước ngày 15/4; tổ chức tổng kết trao giải, phát động cuộc thi trước ngày 30/6 hoặc tại hội nghị tổng kết phong trào “Người tốt, việc tốt” của cơ quan, đơn vị hằng năm.
Tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho các tập thể, cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Đối với cơ quan báo chí:
- Có 10 tin, bài trở lên tuyên truyền về phong trào thi đua, điển hình tiên tiến của thành phố Hà Nội, trong đó phát hiện và phối hợp các cơ quan, đơn vị hoặc với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) giới thiệu và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng ít nhất 01 điển hình tiên tiến
- Cơ quan báo chí thuộc thành phố Hà Nội phải có chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt.
2. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố:
a) Có ban hành kế hoạch triển khai công tác phát hiện, tuyên truyền nhân rộng và tổ chức tôn vinh, khen thưởng điển hình tiên tiến kịp thời; có xây dựng tiêu chuẩn về điển hình tiên tiến phù hợp từng lĩnh vực. Hằng tháng có ít nhất 01 tin, bài tuyên truyền về điển hình tiên tiến trên các phương tiện thông tin, truyền thông của đơn vị;
b) Phát hiện và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng từ 10 điển hình tiên tiến trở lên; đối với các quận, huyện, thị xã từ 20 điển hình tiên tiến trở lên.
3. Tập thể trực thuộc cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn tại điểm a, khoản 2 Điều này, phát hiện giới thiệu và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng ít nhất 02 điển hình tiên tiến.
4. Cá nhân:
a) Phóng viên, biên tập viên: có 05 tin, bài viết về điển hình tiên tiến, phát hiện và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng ít nhất 01 điển hình tiên tiến.
b) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và công dân phát hiện, giới thiệu các cấp tuyên truyền và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng ít nhất 02 điển hình tiên tiến.
Điều 12. Khen thưởng thành tích tham gia Cuộc thi
1. Tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cho các tập thể, cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Cơ quan báo chí có từ 05 tác phẩm trở lên được chọn vào vòng chung khảo, trong đó có 01 tác phẩm đoạt giải Ba trở lên hoặc có 03 tác phẩm đoạt giải Khuyến khích.
b) Các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố có xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi; có 10 bài dự thi trở lên đối với các cơ quan, đơn vị; 20 bài dự thi trở lên đối với các quận, huyện, thị xã, trong đó có ít nhất 03 bài dự thi được chọn vào vòng chung khảo hoặc có 01 bài dự thi đoạt giải Ba trở lên.
c) Tập thể thuộc cơ quan, đơn vị có xây dựng kế hoạch triển khai cuộc thi; có 05 bài dự thi trở lên, trong đó có ít nhất 01 bài dự thi đoạt giải Khuyến khích trở lên.
d) Cá nhân có ít nhất 03 bài dự thi cấp Thành phố, trong đó có ít nhất 01 bài dự thi đoạt giải Khuyến khích trở lên.
2. Biểu dương và thưởng tiền đối với các tác giả có bài dự thi đoạt giải phụ, mức tiền thưởng thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 13. Hồ sơ công nhận giải thưởng và khen thưởng
1. Hồ sơ xét tặng giải thưởng cuộc thi, gồm:
Tờ trình của cơ quan thường trực Ban Tổ chức cuộc thi (kèm theo dự thảo quyết định công nhận giải thưởng); biên bản họp Hội đồng Giám khảo;
Biên bản họp Ban Tổ chức cuộc thi.
2. Hồ sơ khen thưởng gồm:
a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố:
Hồ sơ đề nghị khen thưởng thành tích trong công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyền truyền nhân rộng điển hình tiên tiến và thành tích trong thực hiện cuộc thi, gồm:
Tờ trình của cơ quan, đơn vị;
Biên bản họp Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cơ quan, đơn vị;
Báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân có xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cấp trình khen thưởng.
Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố trình khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc đơn vị; Hội Nhà Báo Thành phố trình khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc các cơ quan báo chí.
Hồ sơ khen thưởng gửi Ủy ban nhân dân Thành phố qua Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) trước ngày 20/5 hằng năm.
b) Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố): thẩm định hồ sơ, báo cáo thành tích, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 và Điều 12 Quy chế này, báo cáo xin ý kiến Trưởng Ban tổ chức cuộc thi và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định khen thưởng.
1. Điển hình tiên tiến được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng, được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định; được lựa chọn tuyên truyền, mời tham dự Hội nghị do Trung ương và Thành phố tổ chức.
2. Tác giả có bài dự thi đoạt giải được tôn vinh tại buổi tổng kết trao giải cuộc thi do Thành phố tổ chức hằng năm; bài dự thi đoạt giải được lựa chọn để Thành phố tuyên truyền hoặc biên tập, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội.
3. Tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phát hiện, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến hoặc trong cuộc thi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng, biểu dương tại buổi tổng kết trao giải cuộc thi hằng năm.
1. Kinh phí phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến của Thành phố, biên tập, xuất bản sách “Những bông hoa đẹp” thành phố Hà Nội được trích từ ngân sách Thành phố cấp cho Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) hằng năm; kinh phí khen thưởng và giải thưởng cuộc thi trích từ Quỹ Thi đua, Khen thưởng thành phố Hà Nội.
2. Kinh phí tổ chức cuộc thi và tổng kết trao giải cuộc thi của Thành phố được trích từ ngân sách Thành phố cấp cho Hội Nhà báo Thành phố.
3. Kinh phí công tác phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến và cuộc thi viết về điển hình tiên tiến của cơ quan, đơn vị trích từ kinh phí của cơ quan, đơn vị theo quy định.
Cơ quan, đơn vị và cá nhân báo cáo không trung thực trong xét chọn, đề xuất khen thưởng không đúng quy định; các cá nhân gian lận, sao chép, cung cấp thông tin hoặc có tác phẩm dự thi, bài viết vi phạm thể lệ cuộc thi thì tùy theo mức độ sẽ bị thu hồi giải thưởng, hình thức khen thưởng và xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, các quận, huyện, thị xã và các đơn vị thuộc Thành phố, các cơ quan báo chí, tập thể, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) chịu trách nhiệm đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện nội dung không phù hợp hoặc những vấn đề mới cần bổ sung, sửa đổi Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố) tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, điều chỉnh kịp thời./.
Quyết định 36/2024/QĐ-UBND về Quy chế phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; Biên tập, xuất bản sách "Những bông hoa đẹp" Thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 36/2024/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Trần Sỹ Thanh |
Ngày ban hành: | 30/05/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 36/2024/QĐ-UBND về Quy chế phát hiện, bồi dưỡng, tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến; Cuộc thi viết về điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; Biên tập, xuất bản sách "Những bông hoa đẹp" Thành phố Hà Nội
Chưa có Video