Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 325/2003/QĐ-UB

Thái Bình, ngày 14 tháng 8 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA UBND TỈNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;

Căn cứ Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTT UBTWMTTQVN ngày 31/3/2000 hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư; Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT-BTP-BVHTT-BTT UBTWMTTQVN - UBDSKHHGĐ ngày 09/7/2001 hướng dẫn bổ sung xây dựng hương ước, quy ước làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư về việc thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Căn cứ Nghị quyết số 15/2003/NQ-HĐ của HĐND tỉnh khóa XIII ngày 30/7/2003 về phê duyệt hướng quản lý xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Xét đề nghị của Sở tư pháp sau khi đã thống nhất với Sở Văn hóa Thông tin, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình tại tờ trình số 75/TT-TP ngày 05/8/2003,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bản Quy định “Quản lý xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố”.

Điều 2. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa thông tin, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Quy định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc sở, thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- VP Chính phủ
- Bộ tư pháp
- TT Tỉnh ủy
- TT HĐND tỉnh
- Các sở, ngành liên quan
- UBND các huyện, thị xã
- UBND các xã, phường, thị trấn
- Lưu VT, NC

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Bùi Tiến Dũng

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC THÔN, LÀNG, TỔ DÂN PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 325/2003/QĐ-UB ngày 14 tháng 8 năm 2003 của UBND tỉnh Thái Bình)

Điều 1. Hương ước, quy ước.

Hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố (gọi tắt là hương ước, quy ước thôn, làng) là văn bản quy phạm xã hội, trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư của thôn, làng cùng thỏa thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp và truyền thông văn hóa của cộng đồng dân cư ở cơ sở.

Đối với thôn, làng thì áp dụng tên gọi là hương ước hoặc quy ước; Đối với tổ dân phố thuộc phường, thị trấn thì áp dụng tên gọi là quy ước.

Hương ước, quy ước thôn, làng được xây dựng theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng dân chủ, bàn bạc công khai, thống nhất trong cộng đồng của thôn, làng, tổ dân phố không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Điều 2. Nội dung hương ước, quy ước.

Trên cơ sở quy định củạ pháp luật, điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí ở từng địa phương, nội dung hương ước, quy ước bao gồm những vấn đề sau đây:

1. Về kinh tế: Xây dựng tình đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, khuyến khích phát triển nghề và làm giàu chính đáng; Tự giác đóng góp công sức để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp văn minh.

2. Về văn hóa, xã hội: Xây dựng nếp sốhg văn minh, gia đình văn hóa, tham gia tích cực các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giữ gìn thuần phong mỹ tục ở địa phương, khuyến khích các hình thức sinh hoạt văn hóa lành mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí; đề ra các biện pháp khuyến học; động viên nhân dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm, không vi phạm pháp luật, bài trừ tệ nạn xã hội và đề ra các biện pháp để mọi gia đinh, mọi người cùng nhau phấn đấu xây dựng khu dân cư (thôn, làng, tổ dân phố) đạt danh hiệu làng văn hóa, khu dân cư tiên tiến.

3. Về thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Đề ra các biện pháp xây dựng quy mô gia đình nhỏ, ít con; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.

Đề ra các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để không có trẻ em bỏ học, không có trẻ em vi phạm pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội, không để trẻ em lang thang kiếm sống và giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

4. Về trật tự, trị an xã hội.

Đề ra các biện pháp để duy trì, bảo vệ trật tự trị an và an toàn của thôn, làng, tổ dân phố; Phát hiện đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xa hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Giáo dục mọi người trong cộng đồng có ý thức bảo vệ tài sản của Nhà nước, tập thể, tài sản riêng của công dân, bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh, công trình công cộng. Tham gia hoạt động cùng tổ hòa giải, tổ an ninh góp phần giải quyết những mâu thuẫn xích mích, bảo đảm đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

5. Chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm trong việc thực hiện hương ước, quy ước.

- Họ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước thì được biểu dương khen thưởng, bình xét đề nghị cơ quan có thẩm quyền các cấp công nhận gia đình văn hóa và khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước, quy ước thì áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình tại gia đình, cộng đồng, thông báo trên các phương tiện loa đài truyền thanh của cộng đồng dân cư. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước, quy ước thì trên cơ sở thống nhất trong tập thể cộng đồng dân cư có thể buộc phải thực hiện một nghĩa vụ cụ thể đối với thôn, làng, tổ dân phố.

Nghiêm cấm việc đưa ra những quy định xử lý giống như xử phạt hành chính trong vi phạm quy định, quy chế quản lý địa phương của UBND xã, phường, thị trấn.

Điều 3. Hình thức thể hiện hương ước, quy ước:

Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản viết, có lời nói đầu ghi nhận truyền thống văn hóa, những thành tích xuất sắc của cộng đồng dân cư trong kháng chiến, sản xuất, xây dựng đất nước, trong đó có thành tích thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đinh; nêu mục đích, ý nghĩa việc xây dựng hương ước, quy ước (lời nói đầu ngắn gọn, súc tích).

Bản hương ước, quy ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm. Các quy định cụ thể cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp khen thưởng, xử lý có thể quy định ngay tại các điều khoản cụ thể. Nội dung quy định cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.

Điều 4. Thủ tục soạn thảo, thông qua, phê duyệt hương ước, quy ước:

Hương ước, quy ước được soạn thảo, thông qua và phê duyệt theo các bước sau đây:

Bước 1. Tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước.

Trưởng thôn, làng ở xã, tổ trưởng dân phố ở phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là trưởng thôn) chủ trì cùng với bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận thống nhất nội dung cơ bản của hương ước, quy ước cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên nhóm soạn thảo gồm những người có trình độ văn hóạ, hiểu biết phong tục tập quán, có kinh nghiệm, được nhân dân tín nhiệm. Khi soạn thảo có thể tham khảo ý kiến một số ban ngành đoàn thể, tổ chức tôn giáo, trưởng tộc và những người có uy tín, có trình độ trong cộng đồng.

Việc soạn thảo hương ước, quy ước cần tập trung các vấn đề nêu tại điều 2 điều 3 quy định này và phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương. Khi soạn thảo có thể tham khảo các bản hương ước củ (nếu có) và các bản hương ước, quy ước, của các địa phương khác đã ban hành để kế thừa, chọn lọc đưa vào hương ước, quy ước của địa phương mình.

Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến tham gia dự thảo hương ước, quy ước

Bản dự thảo hương ước, quy ước được gửi đến Đảng ủy, HĐND, UBND các đoàn thể, tổ chức xã hội ở phường, xã, thị trấn để xin ý kiến, tổ chức họp thôn, làng, tổ dân phố để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến.

Ban soạn thảo tập hợp ý kiến để chỉnh lý văn bản dự thảo, sau khi bản hương ước, quy ước dự thảo được hoàn chỉnh thì báo cáo trưởng thôn và trưởng ban mặt trận tổ quốc ở cơ sở để tổ chức hội nghị chủ hộ hoặc cử trí đại diện hộ gia đình thôn, làng để biểu quyết thông qua.

Bước 3. Thông qua hương ước, quy ước.

Trưởng thôn, làng, tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với trưởng ban công tác mặt trận tổ quốc cơ sở triệu tập hội nghị chủ hộ hoặc cử tri đại diện hộ gia đình để thảo luận thông qua hương ước, quy ước. Hội nghị phải có ít nhất 2/3 số chủ hộ hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tham dự. Hội nghị thông qua bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu. Hương ước, quy ước được thông qua khi có quá nửa số chủ hộ hoặc cử trí đại diện hộ gia đình tham dự hội nghị tán thành. Trường hợp hội nghị chưa thông qua được thì trưởng thôn, làng chỉ đạo ban soạn thảo biên soạn lại để tổ chức thông qua tại hội nghị tiếp theo. Hội nghị thông qua hương ước, quy ước phải được lập thành biên bản để lưu hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 4. Phê duyệt hương ước, quy ước:

Sau khi hương ước, quy ước được thông qua, ban soạn thảo phải lập biên bản có chữ ký của bí thư chi bộ, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận ở cơ sở gửi Chủ tịch UBND xã, phường, thị trân. Chủ tịch UBND cùng chủ tịch MTTQ xã, phường, thị trấn xem xét nội dung hương ước, quy ước bảo đảm phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục, đồng thời trao đổi thống nhất với Chủ tịch HĐND trước khi trình lên UBND huyện, thị xã.

Chủ tịch UBND huyện, thị xã xem xét, phê duyệt trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị. Sau khi chủ tịch UBND huyện, thị xã ra quyết định phê duyệt, hương ước, quy ước được đóng dấu giáp lai (dấu của UBND huyện, thị xã)

Trường hợp hương ước, quy ước không được phê duyệt thì phòng tư pháp, văn phòng HĐND và UBND (ở Thị xã, Tiền Hải, Thái Thụy) chủ trì phối hợp với phòng văn hóa thông tin hoặc trung tâm văn hóa cấp huyện và ủy han dân số gia đình và trẻ em, Mặt trận tổ quốc huyện hướng dẫn cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện hương ước, quy ước để trình lại.

Điều 5. Thẩm định hương ước, quy ước:

Phòng Tư pháp các huyện, văn phòng HĐND và UBND ở Thị xã, Thái Thụy, Tiền Hải chịu trách nhiệm thẩm định tất cả hương ước, quy ước (do UBND cấp xã trình UBND cấp huyện phê chuẩn) về tính hợp pháp, hợp hiến, tính phù hợp quy tắc đạo đức xã hội, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp ở địa phương và bảo đảm tính khả thi của hương ước, quy ước. Kết quả thẩm định được gửi tới chủ tịch UBND cấp huyện bằng văn bản trước khi chủ tịch UBND cấp huyện ký quyết định phê duyệt.

Điều 6. Tổ chức thực hiện hương ước, quy ước:

Hương ước, quy ước đã được chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt, trưởng thôn làng, tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở cơ sở thông báo, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước.

UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với MTTQ và cát đoàn thể, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc, giáo dục, thuyết phục để mọi người thực hiện nghiêm chỉnh hương ước, quy ước.

Hàng năm trường thôn, làng và tổ trưởng tổ dân phố tổ chức họp dân để kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố.

Điều 7. Bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước:

Trong quá trình thực hiện hương ước, quy ước tổ chức, cá nhân phát hiện những điều khoản trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc không còn phù hợp thì kiến nghị với trưởng thôn. Trưởng thôn tiếp thu ý kiến và phối hợp với trưởng ban mặt trận tổ quốc báo cáo bí thư chi bộ để chỉ đạo, tổ chức bổ sung, sửa đổi hương ước, quy ước.

Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như soạn thảo hương ước, quy ước mới.

Điều 8. Quản lý nhà nước về hương ước, quy ước:

1. UBND tỉnh quản lý Nhà nước về hương ước, quy ước trong phạm vi toàn tỉnh

a. Tổ chức tập huấn, hội thảo để nâng cao chất lượng xây dựng nội dung hương ước, quy ước.

b. Tổ chức triển khai việc tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trong phạm vi toàn tỉnh theo nội dung, trình tự thủ tục của quy định này.

c. Tổ chức kiểm trà, phát hiện vi phạm trong quá trình xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước và có biện pháp uốn nắn kịp thời.

d. Tổ chức tổng kết và khen thưỏrng những đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước.

Sở Tư pháp, Sở Văn hóa thông tin, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em phối hợp với Ủy ban MTTQ tỉnh giúp UBND tỉnh thực hiện khoản 1 điều 8 của quy định này.

2. UBND huyện, thị xã quản lý Nhà nước về hương ước, quy ước ở địa phương mình quản lý:

a. Phê duyệt hương ước, quy ước của thôn, làng, tổ dân phố thuộc địa phương quản lý.

b. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hương ước, quy ước theo nội dung khoản 1 điều này.

Phòng Tư pháp các huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện Tiền Hải, Thái Thụy, Thị xã, phòng Văn hóa thông tin hoặc Trung tâm văn hóa cấp huyện, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em cấp huyện giúp UBND huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về xây dựng, ban hành và thực hiện hương ước, quy ước thôn, làng, tổ dân phố. Trong trường hợp phát hiện hương ước chưa được phê duyệt, Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với phòng Văn hóa - thông tin hướng dẫn để cơ sở thực hiện thủ tục phê duyệt. Trường hợp phát hiện có nội dung sai trái thì báo cáo để UBND cấp huyện tạm đình chỉ thi hành và hướng dẫn để chỉnh lý, hoàn thiện các hương ước, quy ước đó.

3. UBND xã, phường, thị trấn

a. Chỉ đạo, hỗ trợ các thôn, làng, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước phù hợp với nội dung, trình tự, thủ tục quy định tại điều 2,3,4 của quy định này.

b. Chuẩn bị hồ sơ để trình UBND huyện, thị xã phê duyệt.

c. Phối hợp với UBMTTQ cùng cấp thực hiện tuyên truyền, phổ biến và tổ chức kiểm tra việc thực hiện, phát hiện uốn nắn kịp thời những quy định sai trái của hương ước, quy ước thuộc địa phương mình quản lý. Tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thương đơn vị, cá nhân có thành tích trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.

Điều 9. Tổ chức chỉ đạo thực hiện:

Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với sở Văn hóa Thông tin, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, UBND các huyện, thị xá, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội để tuyên truyền phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh quy định này. Chủ tịch UBND huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc ban hành, quản lý hương ước, quy ước ở địa phương mình.

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện Quy định nếu phát sinh vấn đề mới hoặc có những điều khoản không phù hợp, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa thông tin, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh để bổ sung, sửa đổi kịp thời./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 325/2003/QĐ-UB quy định về quản lý xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước thôn, làng, tổ dân phố do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu: 325/2003/QĐ-UB
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
Người ký: Bùi Tiến Dũng
Ngày ban hành: 14/08/2003
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 325/2003/QĐ-UB quy định về quản lý xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước thôn, làng, tổ dân phố do tỉnh Thái Bình ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…