Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2941/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 05 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỔ SUNG DANH MỤC NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN, ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn Đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh) tại Tờ trình số 126/TTr-HĐTV ngày 09/11/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, gồm 23 mục từ về sự kiện tiêu biểu, danh từ có ý nghĩa, tên địa danh có ý nghĩa lịch sử của địa phương (Có danh mục kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ VH,TT&DL;
- TT.Tỉnh ủy; TT.HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVP;
- Lưu: VT, CNT, KGVXT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nam

 

DANH MỤC

NGÂN HÀNG DỮ LIỆU TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành Kèm theo Quyết định số: 2941/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2023 của UBND tỉnh Quảng Trị)

TT

Mục từ (Tên)

Thể loại

Xuất xứ/Nội dung

I

Sự kiện tiêu biểu

1

11 tháng 8

Sự kiện tiêu biểu

Ngày thành lập thành phố Đông Hà theo Nghị quyết số 33 ngày 11/8/2009 của Chính phủ về việc thành lập thành phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị.

II

Danh từ có ý nghĩa

1

Hòa Bình

Danh từ có ý nghĩa

Hòa Bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia - dân tộc, giữa người với người, là khát vọng của toàn nhân loại. Đối với tỉnh Quảng Trị, Chính phủ đã đồng ý cho tỉnh tổ chức Lễ hội “Vì Hòa bình”.

2

Bình Minh

Danh từ có ý nghĩa

Bình minh là lúc trời tảng sáng trước khi mặt trời mọc, là sự khởi đầu một ngày mới, bắt đầu cho sự sinh sôi phát triển tràn đầy hy vọng tương lai tươi sáng của một vùng đất, con người.

3

Hoa sen

Danh từ có ý nghĩa

Là loài hoa được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam, được toàn dân tôn vinh, dùng trong các ngày lễ Tết, sinh hoạt hàng ngày, giao lưu gặp gỡ trong nhân dân và đặc biệt là giao lưu đối ngoại quốc tế và được Hiệp Hội Du lịch Việt Nam, hãng máy bay Vietnam Airlines chọn làm biểu tượng của doanh nghiệp.

III

Tên địa danh có ý nghĩa lịch sử của địa phương

1

Đông Hà

Danh từ có ý nghĩa

Đông Hà là tên địa danh của một làng, thị trấn và nay là tên thành phố - trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. Đông Hà được người Pháp thành lập thị trấn ngày 5-9-1929. Thời Việt Nam Cộng hòa là quận Đông Hà, rồi chi khu quân sự Đông Hà. Sau tháng 8-1972, Đông Hà trở thành thị xã và là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị vừa được giải phóng cho đến khi sát nhập tỉnh Bình Trị Thiên. Ngày 01-07-1989, tỉnh Quảng Trị được tái lập, thị xã Đông Hà được chọn làm thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật của tỉnh. Ngày 11-8-2009, Đông Hà chính thức trở thành thành phố theo Nghị quyết số 33/CP của Chính phủ (Trang 22 đến trang 24, mục diên cách địa lý hành chính vùng đất Đông Hà qua các thời kỳ lịch sử thuộc Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

2

Sông Hiếu

Danh từ có ý nghĩa

Sông Hiếu là con sông bắt nguồn từ trên núi rừng Trường Sơn, nơi đồng bào dân tộc ít người: Pa-Kô và Vân Kiều sinh sống, chảy qua vùng đồng bằng, cuối cùng đổ ra biển Đông. Con sông là dòng kết nối Kinh -Thượng một nhà. Là nơi ghi dấu của những đánh trận lịch sử, những chiến công của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (Trang 16, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

3

Vĩnh Phước

Danh từ có ý nghĩa

Là tên con sông bắt nguồn từ vùng đồi cao 300-400m thuộc xã Cam Nghĩa, Cam Chính huyện Cam Lộ chảy qua phía Nam Đông Hà ở phường Đông Lương rồi đổ vào sông Thạch Hãn tại km5 đường sông tính từ ngã ba Gia Độ ở xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Trên dòng sông này còn ghi dấu chiến công của quân và dân ta qua các cuộc kháng chiến. Vĩnh Phước còn là 1 tên làng quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Lương (Trang 16, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

4

An Đôn

Địa danh

Tổng An Đôn thuộc Đông Hà vào thời các Chúa Nguyễn (Trang 26, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

5

An Lạc

Địa danh

Tổng An Lạc thuộc Đông Hà vào thời các Chúa Nguyễn; Tên An Lạc còn có ý nghĩa về cầu mong sự an lành, an cư lạc nghiệp cho vùng đất (Trang 26, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 8 tháng 5 năm 2010).

6

Lập Thạch

Địa danh

Là tên của 1 làng quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà thuộc phường Đông Lễ. Đình làng Lập Thạch còn là di tích lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Đông Hà - nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của tỉnh Quảng Trị. Tháng 3/1930, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban vận động thành lập Đảng, tại đình Lập Thạch, chi bộ Đảng Lập Thạch đã ra đời (do ông Nguyễn Thuấn làm Bí thư). Đây là một trong những chi bộ ra đời sớm ở Đông Hà và tỉnh Quảng Trị và là tiền thân của Đảng bộ Đông Hà ngày nay (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

7

Lai Phước

Địa danh

Là tên của 1 làng quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Lương. Lai Phước còn là tên di tích có tên di tích Cầu Lai Phước. Đây là địa điểm ghi dấu chiến công của Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308), Trung đoàn 48 và du kích Đông Lương trong trận đánh ngày 28-4-1972 phá vỡ tuyến tuyến phòng thủ chiến lược Đông Hà - Ái Tử, cô lập quân ngụy Sài Gòn tại cụm cứ điểm Đông Hà, góp phần làm nên chiến thắng trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị 1972. Di tích đã được UBND tỉnh Quảng Trị công nhận theo Quyết định số 707/QĐ-UBND ngày 12-7-1996.

8

Nghĩa An

Địa danh

Là tên của 1 làng cổ quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Thanh, ngoài ra di tích đình làng Nghĩa An cùng hệ thống giếng Chăm nằm bên bờ Bắc sông Hiếu thuộc địa phận làng Nghĩa An, phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà. Cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị về phía Bắc trên dưới 2km theo trục giao thông bộ. Di tích đã được Bộ Văn hóa - Thể thao xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 2997/QĐ-VH ngày 05 tháng 01 năm 1996.

9

Đại An

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc Phường 5, thành phố Đông Hà. Đại ý chỉ to lớn, vĩ đại, vững mạnh. An trong Đại An ý nói đến sự bình an, an toàn. Tên Đại An còn có ý nghĩa là cầu mong sự phát triển, là tên 1 cây cầu bắc qua hồ Đại An trên tuyến đường Hùng Vương (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 8 tháng 5 năm 2010).

10

Tây Trì

Địa danh

Là tên của 1 làng quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà thuộc Phường 1 (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

11

Phương Gia

Địa danh

Là tên của 1 làng quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Lễ (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

12

Lương An

Địa danh

Là tên của 1 làng quen gọi đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Lễ (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị -Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

13

Trung Chỉ

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Lương (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 8 tháng 5 năm 2010).

14

Thanh Lương

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Thanh (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

15

Đình Tổ

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Giang (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 8 tháng 5 năm 2010).

16

Đại Độ

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Giang (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

17

Thượng Độ

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Giang (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

18

Vĩnh Ninh

Địa danh

Là tên quen gọi của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Giang (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

19

Thượng Nghĩa

Địa danh

Là tên của 1 làng trước đây đã đi vào tiềm thức Nhân dân thành phố Đông Hà nay thuộc phường Đông Giang (Trang 27, Sách Truyền thống lịch sử, văn hóa Đông Hà với sự phát triển văn hóa đô thị, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia theo Quyết định số: 4185/QĐ-NXBCTQG ngày 08 tháng 5 năm 2010).

TỔNG CỘNG: 23 mục từ, trong đó:

1. Sự kiện tiêu biểu: 01 mục từ;

2. Danh từ có ý nghĩa: 03 mục từ;

3. Tên địa danh nổi tiếng có ý nghĩa và có giá trị tiêu biểu về lịch sử của địa phương: 19 mục từ./.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 2941/QĐ-UBND năm 2023 bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu: 2941/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
Người ký: Hoàng Nam
Ngày ban hành: 05/12/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 2941/QĐ-UBND năm 2023 bổ sung danh mục Ngân hàng dữ liệu tên, đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…