BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2601/QĐ-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 06 tháng 09 năm 2024 |
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị định số 01/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 704/QĐ-BVHTTDL ngày 22 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc và thiểu số năm 2024;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc.
QUYẾT ĐỊNH:
- Thời gian: Quý III, IV năm 2024.
- Địa điểm: huyện Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa); huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Trưởng Ban Tổ chức có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho các thành viên và triển khai tổ chức xây dựng Câu lạc bộ đảm bảo tiến độ, nội dung, kế hoạch đã đề ra. Ban Tổ chức tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
- Báo cáo viên có nhiệm vụ giảng dạy các chuyên đề theo đúng nội dung tập huấn, truyền dạy theo kế hoạch đề ra;
- Nghệ nhân và hội viên có trách nhiệm tham gia đầy đủ, đúng thành phần, thời gian và địa điểm.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ SINH HOẠT VĂN HÓA DÂN GIAN TẠI CÁC THÔN
VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI, VÙNG DI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ
(Kèm theo Quyết định số 2601/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện hiệu quả Dự án số 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch ở địa phương;
- Phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước, xã hội và cộng đồng trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số; Động viên, khích lệ đồng bào dân tộc thiểu số tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn bản sắc văn hóa; phát huy vai trò chủ thể của đồng bào trong việc nhân rộng mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống;
- Tăng cường mối đoàn kết dân tộc, đặc biệt đối với thanh niên (lớp trẻ) qua các hoạt động đa dạng như: sinh hoạt văn hóa, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, các phong tục tập quán mang đậm bản sắc mỗi dân tộc; tạo điều kiện cho cộng đồng được giao tiếp, vui chơi giải trí lành mạnh từ các giá trị văn hóa truyền thống của mình.
2. Yêu cầu
- Bám sát mục tiêu của Dự án số 6; phát huy nội lực, tinh thần tự lực và khơi dậy lòng tự hào đối với các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số;
- Khôi phục, bảo tồn các nét văn hóa truyền thống tốt đẹp như: làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian và một số sinh hoạt văn hóa dân gian khác đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc thiểu số;
- Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng di dân tái định cư đảm bảo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương;
- Kế hoạch được triển khai đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm.
1.1. Thời gian và địa điểm: Quý III, IV năm 2024.
1.2. Địa điểm: huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa (địa điểm và thời gian cụ thể sẽ thông báo trong Giấy triệu tập).
1.3. Thành phần tham gia:
- Đối tượng: Các nghệ nhân người năm giữ văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc Thái và học viên là đồng bào dân tộc Thái huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
- Số lượng thành viên tham gia: 35 người
Bao gồm:
+ Nghệ nhân truyền dạy: 03 nghệ nhân dân tộc Thái am hiểu và có kỹ năng thuần thục trong việc truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Thái.
+ Học viên và thành viên CLB: 32 người người dân tộc Thái là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (có xác nhận của địa phương nơi cư trú) được Ban Tổ chức hỗ trợ tập luyện, biểu diễn, ra mắt Câu lạc bộ và ăn, nghỉ, đi lại khi tham dự Tập huấn.
1.4. Nội dung triển khai
- Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để xây dựng Câu lạc sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Thái tại một số thôn, xã của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa;
- Mua vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, tài liệu phục vụ xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Thái;
- Tổ chức Lớp tập huấn văn hóa dân gian (Lớp tập huấn được tổ chức trong 1,5 ngày), gồm các chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái gắn với phát triển du lịch;
Chuyên đề 2: Giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động trao truyền dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Thái;
Chuyên đề 3: Phương pháp và kỹ năng thành lập tổ chức, hoạt động các loại hình Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức hoạt động truyền dạy về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Thái, huyện Lang Chánh: 10 buổi do các nghệ nhân người đồng bào dân tộc Thái, người có kiến thức văn hóa dân gian, uy tín trong cộng đồng dân tộc Thái và các thành viên Câu lạc bộ.
- Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ: Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật phục vụ nghi thức văn hóa truyền thống. Thời gian: 02 buổi (tổng duyệt và biểu diễn ra mắt Câu lạc bộ).
- Thông tin, tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số.
2.1. Thời gian và địa điểm: Quý III, IV năm 2024.
2.2. Địa điểm: huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum (địa điểm và thời gian cụ thể sẽ thông báo trong Giấy triệu tập).
2.3. Thành phần tham gia:
- Đối tượng: Các nghệ nhân người năm giữ văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng và học viên là đồng bào dân tộc Giẻ Triêng huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
- Số lượng thành viên tham gia: 35 người
Bao gồm:
+ Nghệ nhân truyền dạy: 03 nghệ nhân dân tộc Giẻ Triêng am hiểu và có kỹ năng thuần thục trong việc truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống dân tộc Giẻ Triêng.
+ Học viên và thành viên CLB: 32 người người dân tộc Giẻ Triêng là đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (có xác nhận của địa phương nơi cư trú) được Ban Tổ chức hỗ trợ tập luyện, biểu diễn, ra mắt Câu lạc bộ và ăn, nghỉ, đi lại khi tham dự Tập huấn.
2.4. Nội dung triển khai
- Khảo sát, điều tra, thống kê, thu thập thông tin để xây dựng Câu lạc sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Giẻ Triêng tại một số thôn, làng của huyện Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum;
- Mua vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, tài liệu phục vụ xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Giẻ Triêng;
- Tổ chức Lớp tập huấn văn hóa dân gian (Lớp tập huấn được tổ chức trong 1,5 ngày), gồm các chuyên đề sau:
Chuyên đề 1: Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng gắn với phát triển du lịch;
Chuyên đề 2: Giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động trao truyền dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộc Giẻ Triêng;
Chuyên đề 3: Phương pháp và kỹ năng thành lập tổ chức, hoạt động các loại hình Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức hoạt động truyền dạy về dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của dân tộc Giẻ Triêng tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum: 10 buổi do các nghệ nhân người đồng bào dân tộc Giẻ Triêng, người có kiến thức văn hóa dân gian, uy tín trong cộng đồng dân tộc Giẻ Triêng thực hiện công tác truyền dạy và các thành viên Câu lạc bộ.
- Tổ chức ra mắt Câu lạc bộ: Lắp đặt, trang trí sân khấu, khu vực trình diễn; thuê trang phục, đạo cụ, nhạc cụ; trang thiết bị, vật tư; lễ vật phục vụ nghe thức văn hóa truyền thống. Thời gian: 02 buổi (tổng duyệt và biểu diễn ra mắt Câu lạc bộ).
- Thông tin, tuyên truyền phục vụ bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số.
1.1. Vụ Văn hóa dân tộc: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng và tiến độ theo Kế hoạch đã được phê duyệt.
1.2. Văn phòng Bộ: Phối hợp, hướng dẫn Vụ Văn hóa dân tộc xây dựng dự toán và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
1.3. Vụ Kế hoạch, Tài chính: Thẩm định dự toán và hướng dẫn công tác tài chính theo quy định.
1.4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Thanh Hóa, Kon Tum; Ủy ban nhân dân các huyện: Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa), Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) phối hợp thực hiện một số nội dung sau:
- Phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát, lựa chọn địa điểm đi thực địa và tổ chức xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư; Cử thành viên tham gia Ban Tổ chức; Tổng hợp, lập danh sách nghệ nhân, thành viên tham gia xây dựng Câu lạc bộ;
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng Câu lạc bộ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch của địa phương;
- Triệu tập thành phần tham gia tổ chức xây dựng Câu lạc bộ tại địa phương đúng thành phần, thời gian và địa điểm;
- Nghiên cứu đề xuất xây dựng Câu lạc bộ bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch của địa phương
- Tuyên truyền, hướng dẫn cộng đồng nhân rộng mô hình Câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Kon Tum;
- Ủy ban nhân dân các huyện: Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa), Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân các địa phương nơi được lựa chọn triển khai xây dựng Câu lạc bộ văn hóa dân gian:
+ Hướng dẫn các nghệ nhân, hội viên (theo danh sách được phê duyệt) luyện tập, truyền dạy sau ngày ban hành Kế hoạch này;
+ Ban hành Quyết định thành lập Câu lạc bộ và công bố tại Lễ ra mắt Câu lạc bộ văn hóa dân gian (Căn cứ theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội).
+ Hàng năm hỗ trợ nguồn kinh phí để duy trì hoạt động cho câu lạc bộ, tạo điều kiện thuận lợi để câu lạc bộ phát triển và nhân rộng ra trên địa bàn.
Kinh phí thực hiện trích từ nguồn ngân sách Trung ương năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp cho Vụ Văn hóa dân tộc qua Văn phòng Bộ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
- Chế độ của học viên: Ban Tổ chức hỗ trợ kinh phí ăn, nghỉ, đi lại và vật tư, nguyên vật liệu, công cụ, tài liệu đối với các nghệ nhân truyền dạy, học viên không hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Chế độ của giảng viên (nghệ nhân truyền dạy), báo cáo viên: Thực hiện theo Thông tư số 55/2023/TT BTC, ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức xây dựng Câu lạc bộ Văn hóa truyền thống hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư năm 2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chủ động phối hợp với Vụ Văn hóa dân tộc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo lãnh đạo Bộ để kịp thời xem xét, quyết định./.
Quyết định 2601/QÐ-BVHTTDL năm 2024 xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Số hiệu: | 2601/QĐ-BVHTTDL |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Người ký: | Trịnh Thị Thủy |
Ngày ban hành: | 06/09/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2601/QÐ-BVHTTDL năm 2024 xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
Chưa có Video