BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2530/QĐ-BGTVT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ TÀU LẶN TẠI VỊNH NHA TRANG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam về hoạt động hàng hải;
Căn cứ văn bản số 1505/TTg-CN ngày 30/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm triển khai hoạt động dịch vụ tàu lặn tại Vịnh Nha Trang;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ tàu lặn tại Vịnh Nha Trang kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Khánh Hòa, Công ty Cổ phần Vinpearl, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ TÀU LẶN TẠI VỊNH NHA TRANG
(Ban hành kèm Quyết định số 2530/QĐ-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
- Nhằm gia tăng loại hình du lịch, giảm thiểu tác động đối với tài nguyên, môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí cao cấp, đa dạng hóa loại hình sản phẩm du lịch, mang đến cho khách du lịch trải nghiệm thực tế độc đáo về hệ sinh thái phong phú, đa dạng tại Vịnh Nha Trang.
- Tạo môi trường pháp lý cho loại hình dịch vụ tàu lặn phục vụ du lịch
- Tạo tiền đề triển khai các dự án ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại cho ngành vận tải trong tương lai.
1. Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động của tàu lặn được đánh dấu bằng các phao báo hiệu và bố trí các báo hiệu để đảm bảo an toàn khi hoạt động.
a) Khu vực Bãi Bàng (thời gian hoạt động từ khoảng tháng 02 đến tháng 10 hàng năm):
- Ranh giới về phía biển của khu vực lặn tại Bãi Bàng được giới hạn bởi đoạn thẳng nối lần lượt các điểm có tọa độ như sau:
Tên điểm |
Hệ tọa độ VN-2000 |
|
Vĩ độ (N) |
Kinh độ (E) |
|
A4 |
12°13'28.330'' |
109°19'07.084'' |
A3 |
12°13'43.872'' |
109°19'26.242'' |
N5 |
12°13’30.735’’ |
109°19’49.060’’ |
N6 |
12°13’19.005’’ |
109°19’58.100’’ |
N7 |
12°13’08.815’’ |
109°19’59.750’’ |
B5 |
12°13'02.25’’ |
109°19’46.43’’ |
b) Khu vực Hòn Một thời gian hoạt động từ khoảng tháng 10 đến tháng 02 năm sau):
- Ranh giới về phía biển của khu vực lặn tại Hòn Một được giới hạn bởi đoạn thẳng nối lần lượt các điểm có tọa độ như sau:
Tên điểm |
Hệ tọa độ VN-2000 |
|
Vĩ độ (N) |
Kinh độ (E) |
|
Y1 |
12°10’45.623’’ |
109°16’10.160’’ |
Y2 |
12°10’47.533’’ |
109°15’49.210’’ |
Y3 |
12°10’46.853’’ |
109°15’47.450’’ |
Y4 |
12°10’44.803’’ |
109°15’46.170’’ |
Y5 |
12°10’41.823’’ |
109°15’45.829’’ |
Y6 |
12°10’34.253’’ |
109°15’53.630’’ |
Y7 |
12°10’25.863’’ |
109°16’13.620’’ |
Y8 |
12°10’26.863’’ |
109°16’18.350’’ |
Y9 |
12°10’30.213’’ |
109°16’20.060’’ |
2. Đơn vị thực hiện thí điểm: Công ty Cổ phần Vinpearl
3. Thời gian thí điểm: Từ tháng 02/2021 đến tháng 02/2023
III. GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM DỊCH VỤ TÀU LẶN DU LỊCH
1. Giai đoạn vận hành thử nghiệm: đến hết tháng 01/2021
Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, Công ty Cổ phần Vinpearl thực hiện:
- Vận hành thử tàu lặn và các hệ thống trợ giúp để kiểm tra độ sâu, tuyến lặn thuộc khu vực Bãi Bàng và Hòn Một; và kiểm tra vận hành thử nghiệm phục vụ các thủ tục theo quy định.
- Diễn tập phương án bảo đảm an ninh, an toàn và tìm kiếm cứu nạn trong quá trình hoạt động.
- Đào tạo thuyền viên tàu lặn (do nhà sản xuất Triton Submarines LLC thực hiện).
- Đánh giá hiệu quả của các tuyến lặn và rà soát toàn bộ quy trình lặn để điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết, đảm bảo mọi hoạt động thông suốt cho quá trình triển khai thí điểm chính thức.
2. Giai đoạn vận hành: Từ tháng 02/2021 đến tháng 02/2023
- Công ty hoàn thiện quy trình hoạt động, tuyến lặn, thời gian hoạt động, chương trình tham quan, phương án bảo đảm an ninh, an toàn và tìm kiếm cứu nạn …và thông báo với các cơ quản lý Nhà nước liên quan tại địa phương.
- Thời gian cho mỗi chuyến lặn không quá 30 phút.
VI. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Công ty Cổ phần Vinpearl
a) Nội dung công việc liên quan đến phương tiện và kết cấu hạ tầng:
- Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn để quản lý vận hành tàu lặn phù hợp với Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM Code); xây dựng phương án bảo đảm an ninh, an toàn và tìm kiếm cứu nạn (phương án ứng phó cứu nạn trên mặt nước và dưới mặt nước) và được cấp có thẩm quyền chấp thuận.
- Xây dựng và chịu trách nhiệm đối với quy trình vận hành của tàu lặn bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối cho khách du lịch và có các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái tại vịnh Nha Trang.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo thuyền viên điều khiển tàu lặn.
- Xây dựng chương trình du lịch và biểu giá dịch vụ hành khách đi tàu lặn tham quan Vịnh Nha Trang, thực hiện nghiêm túc việc kê khai và niêm yết công khai theo quy định.
- Hoàn thành đăng ký, đăng kiểm tàu lặn, các phương tiện hỗ trợ liên quan theo quy định.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về bảo hiểm theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc bàn giao khu vực biển và thỏa thuận thuê mặt nước; hoàn thiện việc thiết kế, thi công kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động lặn để công bố thông báo hàng hải và thiết lập báo hiệu hàng hải phạm vi hoạt động của tàu lặn, bảo đảm đặc tính các phao báo hiệu hàng hải được thiết lập phù hợp với quy định tại Thông tư số 75/2015/TT-BGTVT ngày 24/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải trước khi đưa vào sử dụng theo quy định.
b) Nội dung công việc liên quan đến khách du lịch:
- Hướng dẫn cho khách du lịch sử dụng các thiết bị an toàn trên tàu và quy trình an toàn trên tàu lặn trước khi bắt đầu hành trình tham quan.
- Thông báo cho khách du lịch cảnh báo về sức khỏe và các yếu tố liên quan khi sử dụng dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và cách thức đảm bảo thông tin liên lạc với khách du lịch trong quá trình cung cấp dịch vụ.
- Khuyến khích hành khách mua bảo hiểm du lịch tự nguyện khi sử dụng dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe. Liên kết với các đơn vị kinh doanh bảo hiểm du lịch để niêm yết phí bảo hiểm du lịch tự nguyện kèm với biểu phí sử dụng dịch vụ lặn.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa trong giám sát hoạt động dịch vụ tàu lặn tại Vịnh Nha Trang theo quy định tại Nghị định số 71/2015/NQ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về việc quản lý người và phương tiện trong khu vực biên giới biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phối hợp với các đơn vị chức năng và cơ quan Quân sự, Bộ đội Biên phòng địa phương, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
c) Bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, tài chính và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
d) Báo cáo tình hình liên quan đến thực hiện thí điểm định kỳ hàng quý hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu về Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (qua Sở Giao thông Vận tải tỉnh Khánh Hòa).
e) chấp hành đầy đủ các quy định liên quan về: quản lý hoạt động hàng hải; điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hành khách đường thủy nội địa; kinh doanh dịch vụ lữ hành; đăng ký, đăng kiểm phương tiện và các quy định khác của pháp luật liên quan.
1. Nhiệm vụ chung:
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, UBND tỉnh Khánh Hòa và các cơ quan, tổ chức liên quan:
a) Hướng dẫn Công ty Cổ phần Vinpearl thực hiện Kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ tàu lặn du lịch của Công ty;
b) Kiểm tra, phát hiện vi phạm của chủ đầu tư và các vi phạm pháp luật khác có liên quan, tùy theo mức độ và tính chất vi phạm sẽ xem xét đình chỉ việc tham gia thí điểm.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải:
a) Vụ Vận tải chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông, Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thí điểm.
b) Vụ An toàn giao thông:
- Chủ trì tham mưu xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, huấn luyện, cấp chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên tàu lặn tại Việt Nam.
- Phối hợp với Vụ Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên tàu lặn trong giai đoạn thí điểm.
b) Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các công việc sau:
- Thực hiện đăng kiểm cho các phương tiện và phao neo theo đúng quy định.
- Rà soát, kiểm tra tài liệu của hệ thống quản lý an toàn do chủ đầu tư xây dựng và đánh giá cấp Giấy chứng nhận phù hợp cho Công ty quản lý tàu lặn phù hợp với Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (ISM code).
c) Cục Hàng Hải Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các công việc sau:
- Nghiên cứu xây dựng Nghị định quy định về hoạt động kinh doanh tàu lặn, trong đó xây dựng quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu lặn;
- Thỏa thuận vị trí, thông số kỹ thuật chi tiết cảng biển tạm thời, hệ thống báo hiệu hàng hải giới hạn vùng nước hoạt động; Công bố đưa cảng biển tạm thời vào sử dụng phục vụ hoạt động tàu lặn du lịch;
- Cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu lặn và định biên tối thiểu an toàn tàu lặn theo quy định;
2.2. Nhiệm vụ của Cảng vụ hàng hải Nha Trang
- Thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động hàng hải tại khu vực triển khai thí điểm dịch vụ tàu lặn;
- Phê duyệt phương án bảo đảm an ninh, an toàn và tìm kiếm cứu nạn trong quá trình hoạt động tàu lặn;
- Phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý hoạt động thí điểm tàu lặn tại Vịnh Nha Trang sau khi có ý kiến chấp thuận của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh tàu lặn du lịch tham quan vịnh Nha Trang.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời ứng phó trong công tác tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động tàu lặn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo chức năng, nhiệm vụ và các công việc được giao trong Kế hoạch này, yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ, ngành và UBND tỉnh Khánh Hòa; thường xuyên rà soát tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch đã đề ra; chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Lãnh đạo Bộ các giải pháp nhằm xử lý kịp thời đối với những vấn đề phát sinh để bảo đảm thực hiện tốt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1505/TTg-CN ngày 30/10/2020 về việc thí điểm triển khai hoạt động dịch vụ tàu lặn tại Vịnh Nha Trang./.
Quyết định 2530/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ tàu lặn tại Vịnh Nha trang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu: | 2530/QĐ-BGTVT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký: | Nguyễn Nhật |
Ngày ban hành: | 31/12/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2530/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch triển khai thí điểm dịch vụ tàu lặn tại Vịnh Nha trang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Chưa có Video