THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2004/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 27 tháng 2 năm 2004 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 19/2003/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm
2005;
Căn cứ Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc định hướng lâu dài, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải
pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Tên Đề án: "Phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010".
2. Chủ Đề án: Bộ Văn hóa - Thông tin và UỶ BAN nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên
a. Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và các giá trị văn hóa tiêu biểu, loại bỏ dần những cái lỗi thời lạc hậu; xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hoá, nghệ thuật; hình thành nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới vùng Tây Nguyên;
b. Đoàn kết, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội; góp phần đẩy lùi âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, ngăn chặn và bài trừ các luận điệu lừa bịp, xuyên tạc, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội;
c. Phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học - nghệ thuật là người các dân tộc;
d) Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa - nghệ thuật; bảo tồn, phát huy các nghề thủ công truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên.
4. Nội dung phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên:
a. Tăng cường công tác tuyên truyền về những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và vận động nhân dân thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc:
- Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc;
- Phát huy hiệu quả hoạt động của các đội thông tin lưu động, huy động lực lượng văn hoá nghệ thuật, thông tin cổ động, tập trung tuyên truyền ở các vùng có nhiều thành phần tôn giáo phức tạp, vùng đồng bào di dân tự do và các trọng điểm về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của các tỉnh vùng Tây Nguyên;
- Biên soạn và phát hành các chương trình, tài liệu tập huấn chuyên môn về văn hoá thông tin và các nội dung chương trình phù hợp theo từng địa bàn cơ sở, từng vùng dân tộc thiểu số có đặc thù riêng.
b) Tổ chức hoạt động văn hoá - thông tin các tỉnh vùng Tây Nguyên:
- Tổ chức các hội diễn, hội thi, lễ hội dân gian, ngày hội văn hoá thể thao các dân tộc; đẩy mạnh thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá";
- Xây dựng hệ thống bảo tàng; đặt bia cho các di tích đã xếp hạng; xây dựng các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể;
- Xây dựng và hoàn thiện các cụm panô cổ động, các điểm sáng văn hoá tại các vùng biên giới.
c) Xây dựng hệ thống thiết chế văn hoá - thông tin đồng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn, làng, bản, buôn, khu phố.
- Lập quy hoạch về đất xây dựng các thiết chế văn hoá - thông tin từ tỉnh đến cơ sở; chú trọng xây dựng các tụ điểm sinh hoạt văn hoá cộng đồng, các khu vui chơi giải trí cho trẻ em;
- Khôi phục nhà Rông, nhà Gươl, nhà Dài truyền thống và xây dựng, đầu tư trang thiết bị cho các nhà Rông văn hoá, nhà Văn hoá cộng đồng;
- Nâng cấp hệ thống thư viện; mở rộng và xây dựng các Trung tâm sách, các cửa hàng sách;
- Xây dựng nhà hát, các trại sáng tác.
d) Xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển hoạt động văn hóa - thông tin.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư về hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; đầu tư trang thiết bị cho các đội thông tin lưu động; xây dựng trạm phát thanh, truyền thanh; bưu điện văn hóa xã; sân bãi để hoạt động thể thao, văn hóa; cấp một số sản phẩm văn hóa cho các xã;
- Tăng cường các phương tiện hoạt động văn hóa - thông tin cho các Đồn biên phòng ở khu vực biên giới;
- Phấn đấu đến năm 2005 có 90% xã được phủ sóng truyền hình, xây dựng ăng-ten chảo ở các vùng lõm hoặc đầu tư phương tiện, thiết bị khác để nhân dân vùng sâu, vùng xa được nghe Đài Tiếng nói Việt Nam và xem được Đài Truyền hình ở Trung ương và địa phương.
đ) Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động văn hóa - thông tin.
Kiện toàn bộ máy cán bộ quản lý về văn hóa - thông tin từ tỉnh đến cơ sở; bồi dưỡng về trình độ chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ; ưu tiên đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số; đầu tư, biên soạn giáo trình giảng dạy với nội dung thiết thực đối với cơ sở và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
e) Xây dựng mô hình hoạt động văn hóa - thông tin.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình hoạt động văn hóa - thông tin đã có ở mỗi tỉnh; nâng cao chất lượng, nội dung hoạt động, lựa chọn mô hình tốt để nhân rộng trong toàn tỉnh; sử dụng có hiệu quả mô hình đội chiếu bóng và xe văn hóa - thông tin lưu động tổng hợp; xây dựng mô hình hoạt động văn hóa thể thao tại nhà văn hóa và khu vui chơi giải trí;
- Duy trì mô hình hoạt động văn hóa - thông tin cấp cơ sở như làng, bản, buôn văn hóa, nhà Rông văn hóa, nhà Gươl, nhà Văn hóa cộng đồng.
- Xây dựng mô hình lễ hội văn hóa, nghệ thuật truyền thống để hoạt động có hiệu quả.
g) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động văn hóa - thông tin.
Củng cố đội thanh tra chuyên ngành, xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sai phạm; chọn lựa và bồi dưỡng cán bộ thanh tra có đạo đức, năng lực chuyên môn.
h) Xây dựng chế độ ngân sách chi hoạt động văn hóa - thông tin.
Xây dựng kế hoạch phải phù hợp với nguồn thu của địa phương và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch hành động; tranh thủ các nguồn của các quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa; huy động sự hỗ trợ của các cấp, các ngành.
Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương trong từng thời gian, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau:
a) Thống nhất và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngành Văn hóa - Thông tin và của các cấp, các ngành có liên quan trong việc thực hiện Đề án;
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các cấp, ngành và các địa phương;
c) Đẩy mạnh công tác tổ chức và cán bộ;
d) Tăng cường cơ sở vật chất và trang bị cho hoạt động văn hóa - thông tin;
đ) Huy động các nguồn lực xã hội để phát triển hoạt động văn hóa - thông tin;
e) Đẩy mạnh các hình thức xã hội hóa thích hợp trong các hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên nhằm huy động tiềm lực sẵn có ở cơ sở của các địa phương, các ngành và của người dân để nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của nhân dân;
g) Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của nhân dân vùng Tây Nguyên.
6. Thời gian thực hiện Đề án: từ năm 2004 đến năm 2010.
a) Giai đoạn 1: từ năm 2004 đến năm 2005;
b) Giai đoạn 2: từ năm 2006 đến năm 2010.
a) Kinh phí:
Tổng kinh phí ước tính khoảng 1.400 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn:
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho ngành Văn hóa - Thông tin (xây dựng cơ bản, hoạt động sự nghiệp và vốn dành cho chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa);
- Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho các địa phương (5 tỉnh vùng Tây Nguyên), trong đó có khoản ngân sách dành cho hoạt động văn hóa - thông tin;
- Nguồn ngân sách địa phương;
- Nguồn ngân sách của các Bộ, ngành dành cho hoạt động văn hóa - thông tin;
- Đóng góp của nhân dân;
- Đóng góp của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài.
1. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể và chỉ đạo triển khai Đề án này; cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên tổ chức thực hiện cụ thể Đề án theo các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra; hướng dẫn, lồng ghép thực hiện Đề án này với các Đề án về văn hóa - xã hội, kinh tế Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đến năm 2010.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan liên quan, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức thực hiện Đề án này.
3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh vùng Tây Nguyên căn cứ vào nội dung Đề án và theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin xây dựng kế hoạch triển khai hàng năm, bố trí kinh phí để thực hiện.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 25/2004/QD-TTg |
Hanoi,
February 27, 2004 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON "DEVELOPMENT OF
CULTURAL AND INFORMATION ACTIVITIES IN THE CENTRAL HIGHLANDS TILL THE YEAR
2010"
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25,
2001;
Pursuant to the Law on Cultural Heritage of June 29, 2001;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 19/2003/QD-TTg of January 28,
2001 approving the national target program on culture till the year 2005;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 168/2001/QD-TTg of October 30,
2001 on long-term orientations for, the 2001-2005 five-year plan on, and basic
solutions to, socio-economic development of the Central Highlands;
At the proposal of the Minister of Culture and Information,
DECIDES:
Article 1.- To approve the scheme on "development of cultural and information activities in the Central Highlands till the year 2010" with the following principal contents:
1. The scheme's name: "Development of cultural and information activities in the Central Highlands till the year 2010."
2. The scheme managers: The Ministry of Culture and Information and the People's Committees of the Central Highlands provinces.
...
...
...
a/ To conserve, selectively inherit, preserve and promote the traditional cultural values and typical cultural values, to gradually do away with obsolete and backward things; to build up and develop new cultural and artistic values; to shape a civilized lifestyle and a new type of cultured families in the Central Highlands;
b/ To unify and promote the integrated strength of the entire nation, thus improving the cultural life in all economic, political and social activities; to contribute to repelling the "peaceful evolution" ploys of hostile forces, to prevent and eliminate the deceptive and distorting allegations, thus contributing to the socio-economic stability and development.
c/ To discover and foster a contingent of cultural and artistic authors being ethnic minority people;
d/ To organize surveys, collection, study and popularization of cultural and artistic values; to conserve and promote the traditional crafts of various ethnic groups in the Central Highlands.
4. Contents of development of cultural and information activities in the Central Highlands:
a/ Enhancing the propagation of political, economic and socio-cultural tasks and mobilizing the population to participate in the movement for protection of the Fatherland's security:
- Organizing the implementation of the Resolution of the 5th plenum of the Party Central Committee (the VIIIth Congress) on building and development of an advanced Vietnamese culture deeply imbued with national identity;
- Promoting the operation efficiency of mobile information teams, mobilizing cultural, artistic, communication and agitation forces to concentrate on the propagation on political security, social order and safety in the Central Highlands provinces in regions where exist complicated religious sects, regions of free migrants and key regions;
- Compiling and distributing programs and documents for professional training in culture and information as well as program contents suitable to ethnic minority people in each area.
...
...
...
- Organizing theatrical festivals, contests, folk rituals, cultural and sport festivals of ethnic minority groups; stepping up the movement "the entire population unites to build a cultured life";
- Building the system of museums; putting up stelae for the already classified monuments; working out solutions to conserve and promote the value of tangible and intangible culture;
- Building and improving clusters of propaganda panels and exemplary cultural spots in the border regions.
c/ Building the synchronous system of cultural and information institutions from provinces to districts, communes, wards, district townships, villages, hamlets and street quarters.
- Formulating the planning on land for building cultural and information institutions from the provinces to grassroots levels; attaching importance to the building of centers for communal cultural activities and entertainment and recreation quarters for children;
- Restoring traditional communal houses (Rong houses, Guol houses and long houses) and building and investing furniture and equipment for cultural Rong houses and communal culture houses;
- Upgrading the system of libraries; expanding and building book centers and bookshops;
- Building theaters and literary and art composition camps.
d/ Working out plans on investment in material foundations for development of cultural and information activities
...
...
...
- Intensifying the supply of means for cultural and information activities for border-guard stations in the border regions;
- Striving to have 90% of communes covered by television broadcasting by 2005, installing satellite antennas in concave areas or investing other means and equipment to transmit the signals of the Radio Voice of Vietnam and Vietnam Television Station as well as local television stations to deep-lying and remote areas.
e/ Developing human resource for cultural and information activities
Consolidating the apparatuses and cadres in charge of cultural and information management from provinces to grassroots levels; politically and professionally fostering cultural and information cadres; prioritizing the training of cadres being ethnic minority people; investing in and compiling the teaching programs with practical contents for the grassroots and areas inhabited by ethnic minority people.
f/ Building models of cultural and information activities
- Continuing investment in building models of cultural and information activities available in each province; raising the quality and contents of activities, selecting good models for dissemination in the whole province; efficiently using the models of film projection teams and itinerant culture and information vehicles; building models of cultural and sport activities at culture houses and entertainment and recreation centers;
- Maintaining the model of cultural and information activities at the grassroots levels such as cultured villages or hamlets, cultural Rong houses, Guol houses and communal culture houses.
- Building the model of traditional cultural and art festivals for efficient activities.
g/ Stepping up the inspection and examination in cultural and information activities
...
...
...
h/ Formulating the regime of budget expenditures for cultural and information activities
Working out plans suitable to the local revenue sources and local socio-economic development; working out financial plans in compatibility with action plans; getting access to the cultural development assistance fund sources; mobilizing supports of the levels and branches.
5. Implementation solutions:
On the basis of the actual conditions of localities in each period, the following solutions shall be applied in a synchronous and effective manner:
a/ Unifying and raising the awareness and responsibility of the culture and information service and the concerned administrations and branches in the realization of the scheme;
b/ Enhancing the work of State management at all levels, branches and localities;
c/ Stepping up the work of organization and personnel;
d/ Consolidating material foundations and facilities for cultural and information activities;
e/ Mobilizing social resources for the development of cultural and information activities;
...
...
...
g/ Stepping up the information and communication work with a view to raising the awareness of all levels, branches and population in the Central Highlands.
6. The duration for realization of the scheme: From 2004 to 2010.
a/ Stage 1: From 2004 to 2005;
b/ Stage 2: From 2006 to 2010.
7. Funding and capital sources:
a/ Funding:
The total funding is estimated at around VND 1,400 billion.
b/ Capital sources:
- The source allocated from the State budget for the culture and information service (for capital construction, non-business activities and national target programs on culture);
...
...
...
- Local budgets;
- Budget sources reserved by the ministries and branches for cultural and information activities;
- Contributions of the people;
- Contributions of socio-political organizations;
- Financial aids of foreign organizations and individuals.
Article 2.- Organization of implementation
1. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the relevant agencies in, working out specific plans for, and direct the implementation of, this scheme; and together with the People's Committees of the provinces in the Central Highlands organize the implementation of the scheme in a specific manner according to the set objectives, targets, tasks and solutions; guide and integrate the implementation of this scheme with the socio-cultural and economic schemes as well as national target program on culture till 2010.
2. The ministries, ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the relevant agencies shall, within the ambit of their functions and tasks, coordinate with the Ministry of Culture and Information in organizing the implementation of this scheme.
3. The People's Committees of the provinces in the Central Highlands shall base themselves on the scheme's contents and the guidance of the Ministry of Culture and Information to work out annual implementation plans and allocate fundings therefor.
...
...
...
1. This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the Gia Lai, Kon Tum, Dak Lak, Dak Nong and Lam Dong provinces shall have to implement this Decision.
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Gia Khiem
Quyết định 25/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 25/2004/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 27/02/2004 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 25/2004/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Phát triển hoạt động văn hóa - thông tin vùng Tây Nguyên đến năm 2010" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video