THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2351/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2014 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí địa lý, quy mô, ranh giới
Vùng Đông Nam Bộ (sau đây gọi tắt là Vùng) bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 05 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh; có diện tích tự nhiên: 23.597,9 km2, vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp với Vương quốc Cămpuchia.
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh phía Nam vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và biển Đông.
- Phía Tây và Tây Nam giáp với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Thực hiện theo các quan điểm chung của Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và bổ sung các quan điểm phát triển cụ thể đối với Vùng như sau:
a) Phát triển du lịch Vùng phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; bảo đảm thống nhất với các chiến lược, quy hoạch phát triển ngành và lĩnh vực liên quan trong khu vực quy hoạch.
b) Phát triển du lịch Vùng theo hướng tăng cường liên kết, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về du lịch của các địa phương và của Vùng.
c) Phát triển đồng thời các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch biển, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái; trong đó phát triển du lịch hội nghị, hội thảo là sản phẩm chủ đạo.
d) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch bền vững, hài hòa với các mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển du lịch Vùng trở thành vùng động lực hàng đầu để phát triển du lịch Việt Nam, với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về các chỉ tiêu phát triển ngành
+ Khách du lịch: Đến năm 2020, đón trên 30 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 06 triệu lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 50 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 12 triệu lượt.
+ Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020 đạt khoảng 125.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 230.000 tỷ đồng.
- Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2020 có khoảng 90.000 buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 25%. Phấn đấu đến năm 2030 có trên 145.000 buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 30%.
- Chỉ tiêu việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động, trong đó 130 nghìn lao động trực tiếp. Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động, trong đó trên 350 nghìn lao động trực tiếp.
4. Các định hướng phát triển chủ yếu
a) Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế
- Thị trường khách du lịch quốc tế:
+ Tập trung khai thác mạnh thị trường chính như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Đông Âu.
+ Duy trì khai thác thị trường truyền thống cao cấp như: Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Úc.
+ Mở rộng thị trường mới: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước đến từ khu vực Trung Đông...
- Thị trường khách du lịch nội địa:
+ Tập trung khai thác khách du lịch nội Vùng; phát triển thị trường khách du lịch đến từ các vùng liền kề như: Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và khách đến từ thủ đô Hà Nội; trong đó chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo, nghỉ cuối tuần và du lịch mua sắm.
+ Khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường du lịch theo chuyên đề.
b) Phát triển sản phẩm du lịch
- Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo và du lịch nghỉ dưỡng biển.
- Phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch tham quan di tích lịch sử - văn hóa; du lịch sinh thái; du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn; du lịch lễ hội và tâm linh; du lịch tàu biển.
c) Tổ chức không gian phát triển du lịch
- Không gian phát triển du lịch
+ Trung tâm du lịch của Vùng là Thành phố Hồ Chí Minh; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: hội nghị, hội thảo; sinh thái biển; vui chơi giải trí, thể thao; nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch tàu biển...
+ Không gian phát triển du lịch biển đảo: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó chú trọng địa bàn đô thị du lịch Vũng Tàu, Xuyên Mộc và khu du lịch quốc gia Côn Đảo; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: nghỉ dưỡng và tắm biển; chữa bệnh; tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; hội nghị, hội thảo và du lịch tàu biển...
+ Không gian du lịch đô thị - sinh thái tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: sinh thái hồ, miệt vườn; tham quan di tích lịch sử - văn hóa, làng nghề; lễ hội, tâm linh.
+ Không gian phát triển du lịch di tích lịch sử văn hóa và du lịch sinh thái tại các tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; với hướng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm: lễ hội, tâm linh; tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; sinh thái và nghỉ dưỡng tại núi, vườn quốc gia, hồ; tham quan làng nghề...
- Khu du lịch, điểm du lịch và đô thị du lịch:
+ Tập trung đầu tư phát triển 04 khu du lịch quốc gia, gồm: Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh), Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu); 05 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai), căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình Phước).
+ Từng bước hình thành đô thị du lịch Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu).
- Tuyến du lịch nội vùng:
+ Tuyến du lịch chính: bao gồm các quốc lộ lớn kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm du lịch Vùng) tới các địa phương trong vùng.
+ Tuyến du lịch phụ trợ: là các tuyến du lịch nối từ trung tâm du lịch Vùng, trung tâm du lịch của các địa phương, đô thị du lịch đến các điểm du lịch phụ cận trong Vùng, gồm: các tuyến từ các đô thị trung tâm đi các điểm du lịch phụ cận của địa phương trong Vùng; tuyến du lịch theo đường vành đai 5 Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn, đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa trên hệ thống tuyến nội vùng hình thành và khai thác các tuyến du lịch chuyên đề: du lịch cuối tuần nghỉ dưỡng biển Vũng Tàu; du lịch sinh thái biển và tham quan di tích lịch sử Côn Đảo; du lịch miệt vườn, làng nghề, du lịch sinh thái vùng đất ngập mặn Cần Giờ; du lịch đường sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Đồng Nai, Thị Vải và du lịch sinh thái hồ Đồng Nai, Trị An, Dầu Tiếng.
- Phát triển các tuyến du lịch liên vùng theo tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không đến các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên; vùng Đồng bằng sông Cửu Long; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Bắc.
- Phát triển các tuyến du lịch quốc gia gắn với hệ thống đường hàng không, đường bộ và đường thủy kết nối trực tiếp với các cửa khẩu quốc tế trên địa bàn như:
+ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh);
+ Tuyến đường sắt xuyên Á (Dĩ An - Lộc Ninh - Cămpuchia);
+ Các tuyến quốc lộ nối với các cửa khẩu quốc tế đường bộ như: quốc lộ 22 và 22B nối với cửa khẩu quốc tế đường bộ Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh); quốc lộ 13 và 14 nối với cửa khẩu quốc tế đường bộ Hoa Lư (Bình Phước);
+ Tuyến du lịch đường thủy qua các cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
d) Đầu tư phát triển du lịch
- Vốn đầu tư từ ngân sách (kể cả vốn ODA), vốn FDI, vốn huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trong nước và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được bố trí căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm và theo tiến độ từng giai đoạn.
- Các chương trình và dự án đầu tư: Ưu tiên đầu tư phát triển 04 khu du lịch quốc gia, 05 điểm du lịch quốc gia. Đầu tư 04 chương trình phát triển du lịch, gồm: Đào tạo phát triển nguồn nhân lực; xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch vùng; bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên và phát triển hạ tầng du lịch then chốt.
5. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch
a) Giải pháp đầu tư phát triển du lịch
- Đầu tư du lịch
+ Tổ chức các diễn đàn, hội nghị xúc tiến đầu tư để thu hút nguồn vốn cho phát triển du lịch Vùng; tổ chức định kỳ Hội nghị phát triển du lịch Vùng.
+ Cải thiện môi trường đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch. Rà soát, xây dựng và điều chỉnh các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với đặc trưng Vùng, có cơ chế mở để cho các địa phương vận dụng phù hợp với từng địa bàn cụ thể; có chính sách ưu tiên cho các địa phương còn khó khăn, chưa đủ năng lực phát triển du lịch.
- Huy động nguồn vốn cho du lịch
+ Huy động nguồn lực tài chính trong nhân dân, tiềm lực tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước để bảo đảm đủ nguồn vốn đầu tư cho du lịch.
+ Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT, PPP.
+ Đẩy mạnh xúc tiến, thu hút và có cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực du lịch; thu hút nguồn vốn đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
+ Tăng cường xã hội hóa đầu tư cho bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, sinh hoạt văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.
+ Đa dạng nguồn vốn đầu tư thông qua xã hội hóa các loại hình và sản phẩm du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho huy động nguồn vốn cho du lịch.
b) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo nghề du lịch; chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; tăng cường công tác đào tạo tại chỗ đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương và phù hợp với hội nhập quốc tế...
- Phát triển đội ngũ nhân lực du lịch đủ về số lượng theo yêu cầu, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của Vùng và cả nước.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, cán bộ quản lý các doanh nghiệp du lịch và các khu du lịch tại các địa phương trong Vùng. Tăng cường năng lực chuyên môn về xúc tiến quảng bá du lịch cho cán bộ của các Trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương trong Vùng.
c) Giải pháp liên kết phát triển du lịch
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm về phát triển du lịch giữa các địa phương trong Vùng. Phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương trong việc khai thác tài nguyên, xây dựng sản phẩm du lịch, xây dựng chương trình du lịch và thống nhất về nội dung, hình thức của hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Tăng cường trao đổi, phối hợp và hỗ trợ cung cấp dịch vụ giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn vùng, đặc biệt là liên kết cung cấp dịch vụ giữa các công ty lữ hành với các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, vận chuyển khách... trong việc đón, phục vụ khách du lịch.
- Mở rộng và tăng cường liên kết nội Vùng và liên vùng, liên kết giữa các địa phương trong vùng; hợp tác, liên kết giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực liên quan, đặc biệt với Công an, các đơn vị Quốc phòng để bảo đảm an toàn cho khách du lịch, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và an ninh quốc gia.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch để góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
d) Giải pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch vùng
- Thực hiện và triển khai đồng bộ các quy hoạch: trên cơ sở nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng, các tỉnh, thành phố trong vùng rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch phù hợp; triển khai xây dựng quy hoạch phát triển các khu du lịch quốc gia, đô thị du lịch; quy hoạch cụ thể các khu du lịch chức năng và các dự án đầu tư cho từng khu vực cụ thể trên địa bàn.
- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch
+ Tổ chức phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng đến mọi tầng lớp xã hội, cộng đồng, tôn giáo, dân.
+ Tiến hành cắm mốc giới, chỉ giới cho các dự án đã được xác định hoặc đã có nhà đầu tư và để bảo vệ đất và tài nguyên du lịch.
+ Tổ chức giám sát nội dung các chỉ tiêu về kinh tế du lịch, tiêu chuẩn về bảo vệ tài nguyên môi trường...
+ Quản lý tổng hợp các dự án đầu tư của các ngành khác trong khu vực đã được quy hoạch phát triển du lịch.
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn chuyên sâu về quản lý quy hoạch, tài nguyên và môi trường du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
đ) Giải pháp xúc tiến quảng bá du lịch
- Kiện toàn bộ máy tổ chức về xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Xây dựng chương trình, lộ trình cho hoạt động xúc tiến ở từng địa phương trong vùng bằng nhiều hình thức, đa dạng; đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch tại các thị trường tiềm năng để nâng cao hình ảnh du lịch Vùng.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế xúc tiến, quảng bá du lịch chung cho Vùng. Đẩy mạnh việc tuyên truyền thực hiện xã hội hóa để huy động mọi nguồn lực cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
- Phát huy vai trò hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch Vùng của các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.
e) Giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và công tác thống kê về du lịch trên địa bàn.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; trong đó chú trọng việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý, khai thác tài nguyên và xây dựng sản phẩm du lịch, thống kê du lịch, đánh giá tác động môi trường, biến đổi khí hậu lên hoạt động du lịch.
- Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án tài trợ từ các nguồn vốn hợp tác quốc tế, từ các tổ chức quốc tế.
g) Giải pháp phát triển thị trường và sản phẩm du lịch
- Xây dựng chiến lược về thị trường khách để phát triển du lịch một cách ổn định và mang tính bền vững.
- Khuyến khích xây dựng các hãng lữ hành có thương hiệu mạnh và có năng lực trong việc thu hút các thị trường khách du lịch, trong đó chú trọng lữ hành quốc tế.
- Ưu tiên xây dựng và hình thành các khu du lịch, điểm du lịch quốc gia để tạo sức lan tỏa phát triển du lịch cho toàn Vùng; đầu tư và phát triển các khu dịch vụ vui chơi giải trí có chất lượng cao để tăng chi tiêu và kéo dài ngày lưu trú của khách.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch biển, đảo, sông, hồ và các tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng và đa dạng hóa các loại hình du lịch; tập trung xây dựng thương hiệu “Du lịch hội nghị, hội thảo” thành sản phẩm du lịch chủ đạo và thương hiệu du lịch Vùng.
h) Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch và ứng phó với biến đổi khí hậu
- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của du lịch, của tài nguyên và môi trường đối với hoạt động du lịch.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để kiểm soát các vấn đề về môi trường, quản lý tài nguyên và phát triển.
- Khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch, chia sẻ lợi ích và trách nhiệm trong việc khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch.
- Xây dựng các giải pháp kỹ thuật hữu hiệu nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; biện pháp phòng chống thiên tai hữu hiệu.
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
1. Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch
Ban Chỉ đạo nhà nước về Du lịch chỉ đạo hoạt động của các Bộ, ngành ở Trung ương và các địa phương trong vùng trong việc giải quyết những vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch.
b) Chủ trì xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia mang tính liên tỉnh hoặc có vai trò quan trọng đối với quốc phòng, an ninh trên địa bàn Vùng.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong mọi hoạt động du lịch; rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đầu tư và tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và đào tạo nguồn nhân lực du lịch của Vùng trên cơ sở Danh mục dự án ưu tiên đầu tư đính kèm Quyết định này.
Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện quy hoạch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng có thể thống nhất việc điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc giảm bớt dự án ưu tiên đầu tư.
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hành động phát triển du lịch cho các giai đoạn 5 năm phù hợp định hướng của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng.
đ) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án chuyên ngành văn hóa, thể thao phù hợp với định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng.
e) Hướng dẫn các địa phương trong Vùng xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; quy hoạch các khu du lịch, điểm du lịch địa phương.
g) Tiến hành sơ kết hằng năm, đề xuất các chính sách và giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp thực tế; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển vùng, cụ thể:
- Tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình hành động của ngành với việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng;
- Chủ trì xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của ngành thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng;
- Phối hợp có hiệu quả với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc giải quyết những vấn đề liên ngành.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong Vùng
Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chủ động triển khai và mở rộng liên kết giữa các địa phương trong vùng trong công tác xúc tiến, quảng bá để thu hút khách du lịch và kêu gọi đầu tư du lịch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của Vùng; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong vùng.
- Căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể du lịch Vùng tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư phù hợp và gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong vùng.
- Chỉ đạo, quản lý việc bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch đặc biệt đối với những khu vực được định hướng phát triển thành khu du lịch, điểm du lịch quốc gia.
- Chú trọng công tác trật tự an toàn giao thông nhằm cải thiện an toàn cho khách du lịch, nâng cao hình ảnh du lịch Vùng và địa phương.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giữ gìn và phát huy giá trị tài nguyên du lịch hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế cho phát triển du lịch.
- Trên cơ sở nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng, thiết lập kênh trao đổi thông tin thường xuyên giữa các cấp quản lý trong lãnh thổ để có phương án phù hợp chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện đúng định hướng phát triển chung của Vùng.
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư, khai thác phát triển du lịch.
5. Doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội du lịch và các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội khác
- Hiệp hội du lịch và các tổ chức xã hội khác theo phạm vi chức năng hoạt động nắm bắt mục tiêu, quan điểm và định hướng trong Quy hoạch này để cụ thể hóa thành chương trình hành động của mình.
- Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp với ngành du lịch và chính quyền các địa phương trên địa bàn trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Vùng; vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch, quy hoạch du lịch và ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch.
- Cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch, cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng và các hoạt động bảo tồn, khai thác bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch theo các quy hoạch phát triển du lịch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án |
Phân kỳ thực hiện |
|
I |
Đầu tư phát triển khu du lịch quốc gia |
||
1 |
Khu du lịch quốc gia Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) |
Đến 2020 |
2021-2030 |
2 |
Khu du lịch quốc gia Long Hải - Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Đến 2020 |
|
3 |
Khu du lịch quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) |
Đến 2020 |
2021-2030 |
4 |
Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen (Tây Ninh) |
Đến 2020 |
|
II |
Đầu tư phát triển điểm du lịch quốc gia |
||
1 |
Điểm du lịch quốc gia Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) |
Đến 2020 |
|
2 |
Điểm du lịch quốc gia Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam (Tây Ninh) |
Đến 2020 |
|
3 |
Điểm du lịch quốc gia Tà Thiết (Bình Phước) |
Đến 2020 |
|
4 |
Điểm du lịch quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) |
Đến 2020 |
2021-2030 |
5 |
Điểm du lịch quốc gia hồ Trị An - Mã Đà (Đồng Nai) |
Đến 2020 |
2021-2030 |
III |
Các chương trình phát triển du lịch vùng |
||
1 |
Xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu |
Đến 2020 |
2021-2030 |
2 |
Phát triển nguồn nhân lực |
Đến 2020 |
2021-2030 |
3 |
Bảo tồn tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch |
Đến 2020 |
2021-2030 |
4 |
Phát triển hạ tầng then chốt |
Đến 2020 |
2021-2030 |
Ghi chú: Quy mô, diện tích đất sử dụng của các khu, điểm du lịch và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng thời kỳ./.
THE PRIME
MINISTER |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 2351/QD-TTg |
Hanoi, December 24, 2014 |
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Law on Tourism;
Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and the Government’s Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 92/2006ÍND-CP of September 7, 2006;
Pursuant to the Government’s Decree No. 92/20077ND-CP of June 1, 2007, detailing a number of articles of the Law on Tourism, and the Government’s Decree No. 180/2013/ND-CP of November 14, 2013, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree No. 92/2007/ND-CP of June 1, 2007;
Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 201/QD-TTgofJanuary 22,2013, approving the master plan on development of Vietnam’s tourism through 2020, with a vision toward 2030;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
DECIDES:
Article 1. To approve the master plan on tourism development in the southeast region through 2020, with a vision toward 2030 (below referred to as masterplan), with the following principal contents:
1. Geographical position, scale, boundaries
The southeast region (below referred to as the region) embraces Ho Chi Minh City and five provinces of Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong, Binh Phuoc and Tay Ninh, with an area of 23,597.9 km2. Its geographical position is as follows:
- Bordering the Kingdom of Cambodia to the north and northwest.
- Bordering the provinces south of the southern central coast and the East Sea to the east and northeast.
- Bordering the Mekong River delta provinces to the west and southwest.
2. Development viewpoints
The region’s tourism will be developed according to general viewpoints of the strategy and master plan on development of Vietnam’s tourism through 2020, with a vision toward 2030, and the following specific development viewpoints:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ To develop the region’s tourism toward intensifying linkage and bringing into full play the tourist potential and advantages of localities and the region;
c/ To concurrently develop various tourist products such as convention, marine, cultural and ecological tourism, with convention tourism as a key tourist product;
d/ To make investment with focuses and priorities in and mobilize all resources for sustainable development of tourism in harmony with socio-economic development, social security, national defense and security, environmental protection, and climate change response objectives.
3. Development objectives
a/ General objective
To develop tourism in order to turn the region into a leading dynamic region for national tourism development with diversified and typical tourist products competitive with those of regional countries.
b/ Specific objectives
- Sectoral development targets
+ Tourists: By 2020, to receive over 30 million tourist arrivals, including around 6 million international tourist arrivals. By 2030, these figures will be 50 million and 12 million, respectively.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Number of tourist accommodation establishments: By 2020, there will be around 90,000 hotel rooms, with about 25% of which reaching the standards of 3 to 5 stars. By 2030, these figures will be over 145,000 and 30%, respectively.
- Employment targets: By 2020, to employ around 400,000 people, including 30,000 working directly in tourism. By 2030, these figures will be over 1 million and over 350,000, respectively.
4. Major development orientations
a/ Simultaneous development of the domestic tourist market and international tourist market
- The international tourist market:
+ To focus on such major markets as Northeast Asia, Southeast Asia and Eastern Europe.
+ To maintain the high-grade traditional markets such as Eastern Europe, Northern Europe, Northern America and Australia.
+ To seek new markets such as India, Turkey and Middle East countries.
- The domestic tourist market:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ To encourage the development and expansion of the specialized tourism market.
b/ Development of tourist products
- To prioritize the development of convention tourism and marine leisure tourism.
- To develop auxiliary tourist products such as tours to historical and cultural relics; eco-tourism; tourism of exploration and scientific research in national parks and conservation zones; festival and spiritual tourism; and cruise tourism.
c/ Organization of tourism development space
- Tourism development space
+ The region’s tourist center will be Ho Chi Minh City where typical tourist products will be exploited, including convention tourism; marine eco-tourism; recreation, entertainment and sports; weekend rests and cruise tourism.
+ Sea-island tourism will be developed in Ba Ria-Vung Tau province, attaching importance to Vung Tau and Xuyen Moc tourist urban areas and Con Dao national tourist zone with the exploitation of typical tourist products, such as leisure and sea-bathing; healthcare; tours to historical and cultural relics and scenic places; convention tourism, and cruise tourism.
+ Urban-ecological tourism will be developed in Dong Nai and Binh Duong provinces, focusing on typical tourist products, such as lake and orchard eco-tourism; tours to historical- cultural relics and craft villages; festival and spiritual tourism.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tourist zones, tourist sites and tourist urban centers:
+ To focus investment in developing four national tourist zones, including Can Gio (Ho Chi Minh City), Long Hai-Phuoc Hai (Ba Ria-Vung Tau), Ba Den mountain (Tay Ninh), and Con Dao (Ba Ria-Vung Tau); and five national tourist sites, including Cu Chi (Ho Chi Minh City); Cat Tien national park (Dong Nai); Tri An reservoir-Ma Da (Dong Nai); the Central Office for South Vietnam (Tay Ninh); and Ta Thiet (Binh Phuoc).
+ To step by step form Vung Tau tourist urban center (Ba Ria-Vung Tau).
- Intra-region tourist routes:
+ Major tourist routes embracing major national highways linking Ho Chi Minh City (the region’s tourist center) with localities in the region.
+ Auxiliary tourist routes linking the region’s tourist center, tourist centers of localities and tourist urban centers with adjacent tourist sites in the region, including routes from central urban areas to adjacent tourist sites of localities in the region; a tourist route along belt road 5 of Ho Chi Minh City; My Phuoc-Tan Van route, and belt road 4 of Ho Chi Minh City.
Based on the system of intra-region routes, to open and operate specialized tourist routes, such as weekend tours to Vung Tau sea for leisure; marine eco-tourism and tours to the Con Dao historical relic; tours to orchards and craft villages and eco-tours in Can Gio wetland; river tours along Sai Gon, Vam Co Dong, Dong Nai and Thi Vai rivers, and eco-tours to Dong Nai, Tri An and Dau Tieng reservoirs.
- To develop inter-regional tourist routes by land, railway, waterway and air to provinces in the Central Highlands, Mekong River delta and southern central coast and northern provinces.
- To develop national tourist routes by airway, land and waterway directly linking with international border gates in the region, such as:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Tran-Asia railway route (Di An-Loc Ninh-Cambodia);
+ National highways linking with international land border gates such as national highways 22 and 22B linking with Moc Bai and Xa Mat international land border gates (Tay Ninh); and national highways 13 and 14 linking with Hoa Lu international land border gate (Binh Phuoc);
+ Waterway tours via the seaports in Ho Chi Minh City and Vung Tau city (Ba Ria- Vung Tau).
d/ Investment in tourism development
- State budget funds (including official development assistance - ODA), foreign direct investment (FDI) capital, contributions of domestic organizations, enterprises and economic sectors, and capital from other lawful sources. State budget funds shall be allocated based on the annual budget-balancing capacity and schedule in each period.
- Investment programs and projects: To prioritize investment in developing the four national tourist zones and five national tourist sites. To invest in four tourism development programs on human resources training and development; promotion, advertising and branding of the region’s tourism; conservation, restoration and development of natural resources; and development of key tourist infrastructure facilities.
5. Solutions for implementation of the master plan
a/ Investment in tourism development
- Investment in tourism
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ To improve the investment environment for raising the region’s competitiveness in tourism. To review, create and modify investment attraction mechanisms and policies to suit the region’s characteristics and create open and appropriate mechanisms for localities; to adopt priority policies for difficulty-hit localities that are not yet able to develop tourism.
- Raising capital for tourism
+ To mobilize financial resources from people and domestic and foreign organizations in order to have sufficient investment capital for tourism.
+ To increase and diversify forms of domestic and foreign investment such as BOT, BTO, BT and PPP
+ To step up the promotion and attraction, and adopt incentive mechanisms and policies for attraction, of FDI in tourism; to attract investment from the overseas Vietnamese community.
+ To intensify socialization of investment in the protection and embellishment of relics and scenic places; conservation and restoration of festivals, folk cultural activities and craft villages for tourism development.
+ To diversify sources of investment capital through socialization of tourist types and products; to facilitate the raising of capital for tourism.
b/ Development of human resources
- To raise the quality of lecturers of tourism training institutions; to attach importance to renewing training contents, curricula and methods; to enhance on-the-spot training to meet each locality’s human resources development requirements and international integration requirements.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To improve the quality of state tourism managers and managers of tourism businesses and tourist zones in localities in the region. To improve tourism promotion and advertising capacity for staffs of local tourism promotion centers in the region.
c/ Linkage for tourism development
- To increase the exchange of tourism development experiences among localities in the region. To ensure close coordination among localities in the exploitation of natural resources, creation of tourist products and development of tourist programs, and ensure uniform contents and forms of tourism promotion and advertising.
- To intensify exchange, coordination and assistance in the provision of services among tourism businesses in the region, especially between travel companies and tourist accommodation and transportation businesses in the reception of and catering for tourists.
- To expand and increase intra- and inter-region linkage and linkage among localities in the region; to promote cooperation and linkage between the tourism industry and relevant industries and sectors, especially public security and national defense units, in order to ensure safety for tourists, contributing to maintaining social order and safety and national security.
- To enhance international cooperation in tourism development for defending national sovereignty and territorial integrity.
d/ Tourism planning and management of regional tourism planning
- Synchronous implementation of masterplans: Based on this masterplan, the provinces and cities in the region shall review and adjust their existing tourism development master plans and plans or draw up new ones as appropriate; and formulate a master plan on development of national tourist zones and tourist cities; and make specific plans for functional tourist zones and investment projects for each locality in the region.
- Enhanced management of planning
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ To plant boundary landmarks for identified or invested projects to protect land areas and resources for tourism.
+ To supervise tourist-economic norms and criteria for protection of natural resources and environment.
+ To perform integrated management of investment projects of other sectors in the region which have been planned for tourism development.
+ To build a contingent of professional staffs specialized in the management of tourism planning, natural resources and the environment under provincial-level Departments of Culture, Sports and Tourism.
dd/ Tourism promotion and advertising
- To strengthen tourism promotion and advertising agencies.
- To work out programs and roadmaps for diversified tourism promotion activities in each locality in the region; to step up tourism promotion and advertising in the potential markets for boosting the region’s tourism.
- To study and create a regional mechanism for tourism promotion and advertising. To step up public information on the socialization policy to mobilize every resource for tourism promotion and advertising.
- To bring into play the role of overseas Vietnamese diplomatic representative missions in supporting the promotion and advertising of the region’s tourism.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To build and complete a database and statistics on the region’s tourism.
- To step up scientific research and technology transfer in tourism for raising the quality of tourist products, attaching importance to the application of science and technology to the management and exploitation of natural resources and creation of tourist products, tourist statistics, and assessment of environmental and climate change impacts on tourist activities.
- To take the initiative in formulating and proposing projects to be financed through international cooperation and by international organizations.
g/ Development of tourist markets and products
- To formulate strategies on tourist markets to ensure stable and sustainable tourism development.
- To encourage the setting up of strong and capable travel companies to attract tourists, attaching importance to international tours.
- To prioritize the construction and formation of national tourist zones and sites with spillover effects for tourism development across the region; to invest in and develop high- quality recreation and entertainment service zones to increase tourists’ spending and prolonging their lengths of stay.
- To raise the quality of tourist products linked with the sea, islands, rivers and lakes and humane tourist resources for developing typical tourist products of the region and diversifying types of tourism; to focus on building the “convention tourism” brand as a key tourist product and the brand of the region.
h/ Protection of natural resources and the tourist environment and response to climate change
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To apply technical advances to controlling issues related to the environment, natural resources management and development.
- To encourage environment-friendly tourist activities; to encourage and support local communities to invest in developing tourism and sharing benefits and responsibilities in the utilization of natural resources for tourism development.
- To work out effective technical solutions for protecting natural resources and the tourist environment, and effective measures for disaster prevention and control.
- To review and adjust master plans in conformity with climate change and sea level rise scenarios.
Article 2. Organization of implementation
1. The State Steering Committee on Tourism
The State Steering Committee on Tourism shall direct activities of ministries, central sectors and localities in the region in settling inter-sectoral and inter-provincial issues during the implementation of this master plan.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism
a/ To publicize, and organize the implementation of, this master plan.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ To coordinate with other ministries, sectors and People’s Committees of the provinces and centrally run cities in the region in performing relevant tasks in all tourist activities; to review and improve mechanisms and policies to encourage and call for investment in building physical foundations and training human resources for tourism in the region, based on the list of prioritized investment projects attached to this Decision.
Based on the practical implementation of this master plan, the Ministry of Culture, Sports and Tourism and People’s Committees of the provinces and centrally run cities in the region shall reach agreement on the renaming of, or addition or reduction of, prioritized investment projects.
d/ To formulate, and organize the implementation of, 5-year plans of action for tourism development in conformity with the orientations of this master plan.
dd/ To formulate, and organize the implementation of, specialized culture and sports policies, master plans, programs, schemes and projects in conformity with the orientations of this master plan.
e/ To guide localities in the region to draw up master plans on tourism development in their localities and master plans on local tourist zones and tourist sites.
g/ To annually review, and propose policies and solutions for adjustment of, this master plan to suit reality, and report them to the Prime Minister.
3. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, based on their functions, tasks, and powers, assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, implementing this masterplan, specifically as follows:
- Submitting to the Government or the Prime Minister .plans on integration of the implementation of national target programs and action programs of their sectors into the implementation of this master plan;
- Assuming the prime responsibility for drawing up action programs and plans of their sectors to perform their assigned tasks in this master plan;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. The People’s Committees of the provinces and centrally run cities in the region shall coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and related ministries and sectors in performing the following tasks:
- To take the initiative in implementing and expanding linkage among their localities in tourism promotion and advertising to attract tourists and call for investment in tourism.
- To encourage businesses in the region to participate in developing typical tourist products of the region; to create favorable conditions for businesses to cooperate with their localities in tourism development.
- Based on this master plan, to formulate a master plan on tourism development and detailed plans and investment projects in line with their master plans on socio-economic development.
- To direct and manage the protection of tourist resources and environment, especially areas planned for development into national tourist zones or sites.
- To attach importance to traffic order and safety for ensuring safety for tourists and boosting tourism in the region and their localities.
- To raise the awareness of local communities about preserving and promoting the values of tourist resources toward sustainable development.
- To socialize tourism development activities in order to bring into play the strengths of different economic sectors for tourism development.
- Based on this master plan, to establish a channel for regular information exchange among management agencies at all levels in the region in order to work out appropriate plans for directing and guiding tourism businesses and investors to strictly comply with the region’s development orientations.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Tourism businesses, tourism associations and other mass organizations and sociopolitical organizations
- Tourism associations and other social organizations shall, within the ambit of their functions, grasp the objectives, viewpoints and orientations in this master plan for concretizing them into their own programs of action.
- Mass organizations and socio-political organizations shall coordinate with the local tourism industry and administrations in the region in advertising tourism in the region; mobilize, and conduct public information to raise the awareness of local communities about tourism, tourism master plans and the sense of protecting natural resources and the tourist environment.
- Local communities shall actively participate in tourist activities, such as provision of community tourist services, conservation and sustainable exploitation of natural resources and protection of the tourist environment in accordance with tourism development master plans.
Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies, chairpersons of the People’s Committees of Ho Chi Minh City and Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong, Binh Phuoc and Tay Ninh provinces shall implement this Decision.
FOR THE PRIME
MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Duc Dam
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
LIST OF PRIORITIZED INVESTMENT PROJECTS
(To the Prime Minister’s Decision No. 2351/QD-TTg of December 24, 2014)
No.
Name of project
Implementation phase
I
Investment in developing national tourist zones
1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To 2020
2021-2030
2
Long Hai-Phuoc Hai national tourist zone (Ba Ria-Vung Tau)
To 2020
3
Con Dao national tourist zone (Ba Ria-Vung Tau)
To 2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Ba Den mountain national tourist zone (Tay Ninh)
To 2020
II
Investment in developing national tourist sites
1
Cu Chi national tourist site (Ho Chi Minh City)
To 2020
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2
National tourist site in the Central Office for South Vietnam (Tay Ninh)
To 2020
3
Ta Thiet national tourist site (Binh Phuoc)
To 2020
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To 2020
2021-2030
5
Tri An reservoir-Ma Da national tourist site (Dong Nai)
To 2020
2021-2030
III
Regional tourism development programs
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Promotion, advertising and branding
To 2020
2021-2030
2
Development of human resources
To 2020
2021-2030
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To 2020
2021-2030
4
Development of key infrastructure
To 2020
2021-2030
Note: The sizes and land areas of the above tourist zones and sites and total investment amounts of the above projects will be calculated, selected and specified in the stages of formulation and submission of investment projects, depending on the capacity of balancing and raising investment capital in each period.-
;Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2351/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 24/12/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video