HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 216-HĐBT |
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1987 |
a) Khai thác tiềm năng lao động, đất đai và thế mạnh về kinh tế ở từng địa phương, từng vùng và từng ngành để phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các ngành sản xuất khác và các dịch vụ, thiết thực góp phần thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng ngành, từng địa phương, tập trung vào 3 chương trình kinh tế do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra.
b) Thông qua các hoạt động kinh tế, đào tạo bồi dưỡng và rèn luyện thanh niên thành con người mới xã hội chủ nghĩa, biết làm chủ lao động của mình, làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật với năng suất và hiệu quả cao, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng đất nước, qua đó mà phát hiện những phần tử ưu tú, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung cán bộ cho tổ chức Đoàn, cho các tổ chức của Đảng và Nhà nước.
2. Về tổ chức.
a) Lực lượng Thanh niên xung phong là tổ chức tự nguyện của thanh niên, do Đoàn thanh niên quản lý. Hình thức chủ yếu là đơn vị sản xuất hoặc đơn vị xây dựng nhận thầu từng phần việc trong từng thời gian. Thanh niên xung phong cấp nào do Đoàn thanh niên cấp đó đề nghị Uỷ ban Nhân dân cùng cấp ra quyết định thành lập và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của tổ chức Thanh niên xung phong, đồng thời chỉ đạo về mặt đoàn thể thanh niên.
b) Đơn vị Thanh niên xung phong xây dựng kinh tế được tổ chức ỏ cấp quận, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố có nhu cầu cần thiết và được các cấp ấy quản lý về mặt kinh tế.
c) Việc tuyển lựa thanh niên vào Thanh niên xung phong khi mới thành lập cũng như khi thay thế phải kết hợp chặt chẽ với kết hoạch tuyển quân hàng năm ở địa phương và phải ưu tiên cho kế hoạch tuyển quân. Theo sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, tuỳ theo tình hình cụ thể trong từng thời kỳ nhất định, Uỷ ban Nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định việc tạm hoãn gọi nhập ngũ những người đang làm nhiệm vụ trong tổ chức Thanh niên xung phong của địa phương.
a) Các đơn vị Thanh niên xung phong làm kinh tế được tổ chức và quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, mỗi đơn vị sản xuất cơ sở có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh có lợi nhất theo phương thức của kế hoạch Nhà nước, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi trong mọi hoạt động của mình, bảo đảm việc làm và đời sống của tập thể những người lao động thuộc đơn vị mình, theo đúng chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước.
b) Đơn vị Thanh niên xung phong được Uỷ ban Nhân dân cấp sử dụng trực tiếp giao kế hoạch, kiểm tra và xét duyệt việc hoàn thành kế hoạch. Các nhu cầu cần thiết về thiết bị, vật tư, tiền vốn của đơn vị Thanh niên xung phong được cân đối trong kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương theo cơ chế kế hoạch hoá của Nhà nước. Đồng thời có tính đến đặc điểm riêng của Thanh niên xung phong và tuỳ khả năng tài chính của địa phương, Uỷ ban Nhân dân trợ cấp vốn về công tác giáo dục và trang bị ban đầu, bảo đảm cho thanh niên xung phong hoạt động bình thường ngay từ khi thành lập.
c) Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước, đơn vị Thanh niên xung phong được quyền quyết định sử dụng phần lợi nhuận thu được theo hướng ưu tiên đầu tư mở rộng sản xuất, chi phí cho phúc lợi của đơn vị, bổ sung kinh phí cho hoạt động của Đoàn trong đơn vị, giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong thanh niên (theo sự hướng dẫn thống nhất của Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí minh).
2. Đối với đội viên Thanh niên xung phong.
a) Đội viên Thanh niên xung phong được sắp xếp công việc và bồi dưỡng, nâng cao trình độ văn hoá, nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của đơn vị.
b) Mức thu nhập của tập thể đơn vị và của từng đội viên phụ thuộc vào kết quả lao động và hiệu quả kinh tế của toàn đơn vị và của từng người.
c) Thời gian phục vụ trong Thanh niên xung phong của mỗi đội viên tối đa là 3 năm. Sau đó, tuỳ theo nhiệm vụ của đơn vị, điều kiện cụ thể của địa phương và nguyện vọng cụ thể của từng người và thủ trưởng đơn vị, Đoàn thanh niên và Uỷ ban nhân dân cấp sử dụng sắp xếp hợp lý việc làm cho những người đã hoàn thành nhiệm vụ, ưu tiên cho những người hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc; những người có đủ tiêu chuẩn quy định được xem xét cử đi đào tạo ở các trường, lớp và các ngành nghề cần thiết.
d) Đối với những người được lựa chọn, bổ sung, tăng cường cho các ngành kinh tế hoặc các cơ quan khác có nhu cầu thì được tính thời gian công tác liên tục kể từ khi được tuyển vào Thanh niên xung phong.
e) Đối với những Thanh niên xung phong đi xây dựng vùng kinh tế mới, sau 3 năm phục vụ nếu có nguyện vọng ở lại lâu dài, xây dựng gia đình hoặc chuyển gia đình đến vùng kinh tế mới, sẽ được Uỷ ban Nhân dân địa phương xét cấp đất làm nhà và giúp đỡ những điều kiện cần thiết khác theo chế độ Nhà nước đã ban hành cho người đi vùng kinh tế mới.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng các ngành có liên quan ở Trung ương hướng dẫn cụ thể về điều lệ, tổ chức và hoạt động, các mối quan hệ công tác của tổ chức Thanh niên xung phong ở địa phương.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngành có liên quan khác có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện Quyết định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |
Quyết định 216-HĐBT năm 1987 về tổ chức thanh niên xung phong trong tình hình hiện nay do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu: | 216-HĐBT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 13/11/1987 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 216-HĐBT năm 1987 về tổ chức thanh niên xung phong trong tình hình hiện nay do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Chưa có Video