ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2064/QĐ-UBND |
Hòa Bình, ngày 23 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
Căn cứ Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/6/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy;
Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 115/TTr-CAT-PC66 ngày 11 tháng 9 năm 2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017 - 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, Ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY DỰNG, CỦNG CỐ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY CỦA
LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2025.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2064/QĐ-UBND ngày 23/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN.
I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PCCC CỦA LỰC LƯỢNG DÂN PHÒNG
1. Kết quả đạt được
- Tính đến tháng 4/2017, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã thành lập 10 đội dân phòng với 150 đội viên, trong đó:
Bảng 1: Thống kê số đội, đội viên dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tính đến tháng 4 năm 2017.
TT |
Địa bàn (huyện, thành phố) |
Số xã, phường, thị trấn |
Đội dân phòng |
Đội viên dân phòng |
1 |
Thành phố Hòa Bình |
08 phường, 07 xã |
05 |
75 |
2 |
Huyện Lương Sơn |
19 xã, 01 thị trấn |
01 |
15 |
3 |
Huyện Kỳ Sơn |
09 xã, 01 thị trấn |
01 |
15 |
4 |
Huyện Tân Lạc |
23 xã, 01 thị trấn |
01 |
15 |
5 |
Huyện Cao Phong |
12 xã, 01 thị trấn |
0 |
0 |
6 |
Huyện Lạc Sơn |
28 xã, 01 thị trấn |
01 |
15 |
7 |
Huyện Mai Châu |
22 xã, 01 thị trấn |
01 |
15 |
8 |
Huyện Lạc Thủy |
13 xã, 02 thị trấn |
0 |
0 |
9 |
Huyện Kim Bôi |
27 xã, 01 thị trấn |
0 |
0 |
10 |
Huyện Yên Thủy |
12 xã, 01 thị trấn |
0 |
0 |
11 |
Huyện Đà Bắc |
19 xã, 01 thị trấn |
0 |
0 |
Tổng số |
210 |
10 |
150 |
- Lực lượng dân phòng mới có khoảng 33,33% (50/150) đội viên được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy (PCCC); được trang bị một số phương tiện chữa cháy thô sơ (xô đựng nước, câu liêm, chăn chiên, thang, loa, đèn pin) nhưng số lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng là thành viên tổ an ninh trật tự ở cơ sở hoạt động kiêm nhiệm, chưa có quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ thực hiện công tác PCCC. Kinh phí phục vụ cho hoạt động PCCC của các đội dân phòng chưa được ngân sách bố trí, đầu tư....
2. Đánh giá chung
2.1. Ưu điểm
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ làm công tác PCCC tại các xã, phường, thị trấn đã chủ động làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong tổ chức các hoạt động liên quan đến công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), trong đó có nhiều biện pháp đảm bảo an toàn PCCC tại địa phương như tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác PCCC; huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; xây dựng phương án chuẩn bị PCCC, tham gia kế hoạch huy động lực lượng, xử lý các tình huống cháy, nổ...Trong công tác phối hợp tổ chức chữa cháy, lực lượng làm công tác PCCC tại các xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đã cứu chữa, dập tắt kịp thời trên 30% số vụ cháy xảy ra khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại về người và tài sản; phối hợp với lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH kịp thời cứu chữa những vụ cháy và tham gia khắc phục hậu quả của các vụ cháy, nổ xảy ra tại các đơn vị, cơ sở và địa bàn khu vực.
2.2. Tồn tại, hạn chế
Một số nơi đã thành lập đội dân phòng nhưng mô hình chưa thống nhất, hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa bảo đảm về số lượng theo quy định, chưa có quy chế hoạt động hoặc có quy chế nhưng chưa duy trì hoạt động thường xuyên; công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, trang bị phương tiện PCCC và kinh phí phục vụ hoạt động chưa bảo đảm yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
2.3. Nguyên nhân
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về PCCC nói chung và việc triển khai xây dựng lực lượng dân phòng nói riêng chưa được cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị quan tâm đúng mức; chưa thực sự quan tâm chỉ đạo công tác này, chưa nắm được quy định của Luật PCCC về trách nhiệm tổ chức, thành lập và duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng trên địa bàn.
- Do điều kiện kinh tế của địa phương còn khó khăn, nên kinh phí bảo đảm cho hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, đầu tư trang bị phương tiện.
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về mục chi cho công tác PCCC nói chung và bảo đảm cho hoạt động PCCC cho lực lượng dân phòng nói riêng trong ngân sách quốc phòng và an ninh của chính quyền các cấp.
3. Sự cần thiết phải xây dựng đề án
Dân phòng là một trong bốn lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ); là người tiên phong và trực tiếp thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy tại khu dân cư; là lực lượng đầu tiên có mặt tại nơi xảy ra cháy, nổ để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH có mặt để ứng cứu; cũng là một trong các lực lượng phòng cháy, chữa cháy thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ.
Trong bối cảnh hiện nay, việc bố trí mạng lưới, quy hoạch lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đáp ứng được với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đảm bảo về biên chế, trang bị phương tiện PCCC theo quy định; công tác PCCC có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào lực lượng chữa cháy tại chỗ, việc phát hiện và tổ chức cứu chữa tại chỗ của lực lượng dân phòng ngay từ ban đầu mới phát sinh đám cháy, có ý nghĩa tiên quyết, hạn chế được nguy cơ cháy lan, cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản của nhân dân.
Xác định ý nghĩa, tầm quan trọng của lực lượng dân phòng, cấp ủy, chính quyền địa phương, lãnh đạo các cấp, ngành của tỉnh những năm qua đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng dân phòng theo quy định của Luật PCCC, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Cùng với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được triển khai mạnh mẽ tại 210 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH cùng Công an các huyện, thành phố đã tham mưu cho UBND các xã, phường thị trấn thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả 10 đội dân phòng trên địa bàn thành phố và một số huyện, với 150 đội viên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng và tổ chức hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể: Tại nhiều địa phương, lực lượng dân phòng chưa được quan tâm xây dựng; một số địa phương đã thành lập lực lượng dân phòng, tuy nhiên hoạt động của lực lượng này chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều bất cập (chưa có quy chế hoạt động, về số lượng đội viên, công tác bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, trang bị phương tiện chưa bảo đảm theo quy định; kinh phí hoạt động chưa được ngân sách bố trí, đầu tư....) đã ảnh hưởng lớn tới chất lượng, hiệu quả công tác PCCC.
Thực tế trong những năm qua tình hình cháy, nổ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra trên địa bàn tỉnh đang có chiều hướng tăng cả về số vụ và thiệt hại, một số vụ cháy gây thiệt hại lớn về tài sản, tác động xấu tới an ninh trật tự, môi sinh, môi trường; theo thống kê, từ năm 2013 đến năm 2016, trên địa bàn tỉnh xảy ra 76 vụ cháy, 03 vụ nổ, 10 vụ tai nạn, sự cố nghiêm trọng được thông báo tới cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH, làm chết 25 người, bị thương 77 người, thiệt hại trực tiếp do cháy, nổ, tai nạn, sự cố gây ra ước tính khoảng 22,6 tỷ đồng và 9,202 ha rừng, trong đó trên 30% số vụ cháy được phát hiện và xử lý ngay từ khi mới phát sinh. Song nhiều vụ cháy tại khu vực dân cư cách xa thành phố, việc chữa cháy tại chỗ không kịp thời đều gây thiệt hại lớn về tài sản.
Trong thời gian tới, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu, năng lượng, xăng dầu, khí đốt ngày càng tăng; bên cạnh đó là tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán kéo dài; ý thức, kiến thức về PCCC của một bộ phận người dân còn chưa cao... dẫn đến luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ. Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh có duy nhất 01 Đội chữa cháy Trung tâm tại thành phố Hòa Bình, hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hiệu quả trong phạm vi bán kính 5km. Do địa bàn tỉnh rộng, địa hình giao thông phức tạp nhiều đèo, dốc, việc nhận tin, điều động lực lượng, phương tiện đến những nơi xảy ra cháy ở các huyện sẽ không kịp thời và hiệu quả. Mặt khác, theo quy định tại khoản 25, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC: “Tại thôn phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, quản lý”.
Từ thực trạng trên và yêu cầu quy định của pháp luật, việc xây dựng Đề án: “Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025” là cấp thiết, quan trọng trong việc xử lý tin báo cháy ban đầu, ngăn chặn cháy lớn, cháy lan, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân, góp phần đảm bảo giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015.
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013.
- Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009.
- Pháp lệnh Công an xã năm 2008.
- Nghị định số 79/2014/ND-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố.
- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
- Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT ngày 10/12/ 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
- Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố
- Nghị quyết số 34/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chức danh, số lượng và mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách, khoán kinh phí hoạt động của một số tổ chức ở cấp xã, xóm, tổ dân phố.
2. Căn cứ thực tiễn
- Những năm qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và sự tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Phong trào Toàn dân tham gia PCCC đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có sự tham gia của các tổ chức quần chúng nhân dân tự quản, tự phòng ở cơ sở; đã giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến công tác PCCC; tổ chức tự phá dỡ, giải tỏa tạo khoảng cách an toàn PCCC cho khu dân cư; làm đường cho xe chữa cháy tiếp cận hiện trường cháy; đóng góp kinh phí trang bị phương tiện PCCC... Đã xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng từng bước theo quy định của Luật PCCC.
Tuy nhiên, phong trào Toàn dân tham gia PCCC phát triển chưa đồng đều; dân phòng là một trong bốn lực lượng nòng cốt trong hoạt động PCCC của toàn dân, cũng là một trong các lực lượng PCCC thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa được xây dựng, củng cố, hoạt động còn yếu, kém hiệu quả, chưa được tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm; tính tự giác tham gia của các thành viên trong lực lượng dân phòng còn hạn chế; kinh phí phục vụ cho các đội dân phòng hoạt động chưa được ngân sách bố trí, đầu tư; toàn tỉnh có 2068 thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố nhưng mới có 10 đội dân phòng được thành lập (chiếm 0,48%) với 150 đội viên.
- Việc xây dựng, củng cố và phát triển lực lượng dân phòng là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng ngừa và đấu tranh làm giảm thiểu tối đa số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra; tạo tiền đề cho quy hoạch, phát triển hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tỉnh từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC, đảm bảo an toàn PCCC đến hộ gia đình, khu dân cư; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phong trào Toàn dân tham gia PCCC trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
- Trong điều kiện lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đảm bảo về biên chế, trang bị phương tiện PCCC theo quy định, phạm vi bảo vệ của đội chữa cháy chuyên nghiệp trung tâm hoạt động hiệu quả trong bán kính 5km. Việc không kịp thời bố trí, kiện toàn, thành lập lực lượng dân phòng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh sẽ không đảm bảo theo yêu cầu công tác PCCC theo quy định của pháp luật.
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Phấn đấu xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, được tổ chức quản lý chặt chẽ và duy trì hoạt động thường xuyên; lực lượng dân phòng phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC, trang bị phương tiện PCCC, trang cấp trang phục chữa cháy, bảo đảm chế độ chính sách theo quy định của pháp luật về PCCC và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, thực sự là tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng của cộng đồng dân cư, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC ở cơ sở; trực tiếp chữa cháy, CNCH, đồng thời tổ chức vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác PCCC trên địa bàn xã, phường, thị trấn; làm giảm số vụ cháy, nổ xảy ra và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Thành lập 83 đội dân phòng tại 54 tổ bảo vệ dân phố và 5 xóm thuộc 5 xã là địa bàn trọng điểm về PCCC của thành phố; 14 khu, tiểu khu, bản du lịch cộng đồng tại thị trấn và 10 xóm, thôn, bản thuộc xã trọng điểm về ANTT, đồng thời là địa bàn trọng điểm về PCCC của các huyện (chi tiết tại bảng 2).
- 100% cán bộ, đội viên đội dân phòng được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC theo quy định.
- 100% đội dân phòng có quy chế và hoạt động theo quy chế (chế độ trực, chế độ sinh hoạt định kỳ về PCCC...).
- Hàng năm, lực lượng dân phòng kịp thời phát hiện và trực tiếp dập tắt tại chỗ trên 50% số vụ cháy ngay từ khi mới phát sinh tại địa bàn phụ trách, góp phần ngăn chặn không để xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
- 100% đội dân phòng, sau khi có quyết định thành lập được trang bị đầy đủ các loại phương tiện PCCC theo đúng quy định của Bộ Công an.
- Đảm bảo 100% Đội trưởng, Đội phó và các đội viên của Đội dân phòng được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu của đề án
- Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác PCCC và CNCH là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong đó lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH giữ vai trò nòng cốt tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác PCCC và CNCH. Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành và toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy.
- Việc thực hiện Đề án phải đảm bảo tính đồng bộ, vừa thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa đảm bảo tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, địa phương.
4. Quan điểm
- Củng cố, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng là cụ thể hóa các quy định của pháp luật về công tác PCCC phù hợp tình hình thực tế tại địa phương góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân PCCC, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Củng cố, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được trong công tác bảo đảm an toàn PCCC, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong tổ chức thực hiện.
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác củng cố, xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng. Đồng thời, bảo đảm quyền và chế độ, chính sách của lực lượng dân phòng trong thực hiện nhiệm vụ PCCC và CNCH.
1. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo UBND các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng dân phòng trong hoạt động PCCC ở địa bàn cơ sở. Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển hoạt động của lực lượng dân phòng và coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1635/QĐ-TTg ngày 22/9/2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW ngày 25/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC; Kế hoạch số 154 - KH/TU ngày 03/8/2015 của Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Chỉ thị số 47-CT/TW; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong công tác này.
Hai là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng dân phòng. Trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật, kỹ năng cơ bản về PCCC để lực lượng dân phòng có thể làm tốt công tác phòng cháy, chữa cháy kịp thời, có hiệu quả, không lúng túng, bị động trong mọi tình huống cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ.
Ba là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ và đảm bảo chế độ, chính sách cho lực lượng dân phòng.
Bốn là, thường xuyên, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng lực lượng dân phòng.
2. Các giải pháp chủ yếu
2.1 Giải pháp về xây dựng, củng cố về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng, đáp ứng yêu cầu công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh.
2.1.1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn trong xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng.
UBND xã, phường, thị trấn phải có trách nhiệm trong việc xây dựng, củng cố lực lượng dân phòng theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo ổn định, lâu dài; chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng kết hợp với thực hiện chế độ, chính sách phù hợp gắn với nâng cao chất lượng công tác huấn luyện đảm bảo lực lượng dân phòng nắm vững quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ được giao làm nòng cốt trong phong trào toàn dân PCCC tại địa phương, cụ thể:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quyết định thành lập (Quyết định thành lập đội dân phòng phải được cơ quan ban hành gửi tới cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn đó), bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng, tổ trưởng, tổ phó tổ dân phòng; ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng, theo quy định tại khoản 25, điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và điều 32, Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chỉ đạo trưởng thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn theo quy định tại điều 32, Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
- Chỉ đạo Công an xã, phường, thị trấn tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập đội dân phòng và trực tiếp chỉ đạo hoạt động của đội dân phòng theo quy định tại điều 15 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.
2.1.2. Thành lập đội dân phòng
Theo quy định tại khoản 25, điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC, mỗi thôn, tổ dân phố phải thành lập 01 đội dân phòng (trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cần phải thành lập 2.059 đội dân phòng/2.059 thôn, xóm, bản, tổ dân phố). Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh không thể đáp ứng được nguồn kinh phí để thành lập đầy đủ các đội dân phòng và trang bị phương tiện, hỗ trợ kinh phí PCCC cho lực lượng này theo quy định.
Căn cứ nhiệm vụ tổ chức vận động nhân dân giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội của Trưởng thôn (trưởng xóm) theo Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ; nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của Công an xã theo Pháp lệnh Công an xã năm 2008; nhiệm vụ tham gia giữ gìn an toàn phòng cháy, chữa cháy của bảo vệ dân phố theo Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ và vị trí, chức năng, nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của dân quân tự vệ theo quy định Luật Dân quân tự vệ số 43/2009/QH12 ngày 23/11/2009 của Quốc hội. Việc thực hiện nhiệm vụ PCCC của đội dân phòng phải gắn với nhiệm vụ của Trưởng xóm, Công an xã, Tổ bảo vệ dân phố và dân quân tự vệ để đảm bảo phù hợp với chủ trương tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Ban chấp hành trung ương và Chỉ thị 02/CT-TTg ngày 06/01/2017 của Thủ tướng chính phủ; huy động được lực lượng dân phòng theo phương châm 4 tại chỗ (lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ). Theo đó, đề án ưu tiên, tập trung xây dựng, củng cố đội dân phòng tại các tổ bảo vệ dân phố, xóm, bản, khu phố, tiểu khu trọng điểm về an ninh trật tự, gắn với địa bàn trọng điểm về PCCC (Địa bàn, khu vực trọng điểm về PCCC được xác định theo Hướng dẫn số 959/HD-C66-P1 ngày 4/4/2016 của C66 Bộ Công an), cụ thể:
a. Số đội dân phòng trên địa bàn tỉnh được thành lập giai đoạn 2017-2025
Đến hết năm 2018, hoàn thành việc thành lập 83 đội dân phòng, cụ thể:
Bảng 2: Số đội dân phòng thành lập tại các địa phương giai đoạn 2017 -2015
STT |
Huyện, thành phố |
Xã, phường, thị trấn |
Số đội được thành lập mới trong năm 2018 |
Ghi chú |
1 |
Thành phố Hòa Bình (59 đội) |
Phường Đồng Tiến |
6 |
54 đội thành lập theo các tổ bảo vệ dân phố tại các phường |
Phường Tân Hòa |
8 |
|||
Phường Tân Thịnh |
7 |
|||
Phường Chăm Mát |
5 |
|||
Phường Thịnh Lang |
4 |
|||
Phường Thái Bình |
5 |
|||
Phường Phương Lâm |
14 |
|||
Phường Hữu Nghị |
5 |
|||
Xã Sù Ngòi |
1 |
Xóm 9 (tập trung dân cư, cơ sở kinh doanh) |
||
Xã Dân Chủ |
1 |
Xóm Mát (tập trung dân cư, cơ sở kinh doanh) |
||
Xã Yên Mông |
1 |
Xóm Bún Thìa (tập trung cơ sở SX, kinh doanh) |
||
Xã Thái Thịnh |
1 |
Tiểu khu 10 (Cảng vận tải hàng hóa và du lịch Bích Hạ) |
||
Xã Trung Minh |
1 |
Phố Tân Lập (tập trung dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
||
2 |
Huyện Lương Sơn (3 đội) |
Thị trấn Lương Sơn |
2 |
- Tiểu khu 10 (tập trung dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh) - Tiểu khu 13 (khu đô thị Đông Dương, Phố Chợ) |
Xã Hòa Sơn |
1 |
Thôn Cố Thổ (tập trung dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
||
3 |
Huyện Kỳ Sơn (2 đội) |
Thị trấn Kỳ Sơn |
1 |
Khu 5 (tập trung dân cư, cơ sở sản xuất, chợ) |
Xã Mông Hóa |
1 |
Phố Bãi Nai 1 (tập trung dân cư, cơ sở kinh doanh) |
||
4 |
Huyện Cao Phong (3 đội) |
Thị trấn Cao Phong |
1 |
Khu 5A (tập trung dân cư, chợ) |
Xã Bình Thanh |
1 |
Bản Giang Mỗ (bản du lịch lưu trú cộng đồng) |
||
Xã Thung Nai |
1 |
Bản Tiến (Cảng Thung Nai, tập trung nhiều hàng hóa, khách du lịch hồ Hòa Bình và đền chúa thác Bờ) |
||
5 |
Huyện Tân Lạc (2 đội) |
Thị trấn Mường Khến |
1 |
Khu 3 (tập trung dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
Xã Phong Phú |
1 |
Xóm Ái (xóm du lịch lưu trú cộng đồng) |
||
6 |
Huyên Lạc Sơn (1 đội) |
Thị trấn Vụ Bản |
1 |
Phó Hữu Nghị (tập trung dân cư, cơ quan nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
7 |
Huyện Yên Thủy (1 đội) |
Thị trấn Hàng Trạm |
1 |
Khu 10 (tập trung dân cư, chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
8 |
Huyện Mai Châu (4 đội) |
Thị trấn Mai Châu |
3 |
- Tiểu khu 4 (tập trung dân cư, cơ quan nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh) - Bản Văn và Bản Pom Coong (bản du lịch lưu trú cộng đồng) |
Xã Chiềng Châu |
1 |
Bản Lác (bản du lịch lưu trú cộng đồng) |
||
9 |
Huyện Lạc Thủy (3 đội) |
Thị trấn Chi Nê |
1 |
Khu 3 (tập trung dân cư, chợ, cơ quan nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
Thị trấn Thanh Hà |
1 |
Khu Thành Công (tập trung dân cư, chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
||
Xã Phú Lão |
1 |
Thôn Lão Ngoại (lễ hội Chùa Tiên, tập trung khách du lịch, dân cư, cơ sở kinh doanh) |
||
10 |
Huyện Kim Bôi (2 đội) |
Thị trấn Bo |
1 |
Khu Đồng Tiến (tập trung dân cư, chợ, cơ quan nhà nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh) |
Xã Hạ Bì |
1 |
Xóm Mở Đá (tập trung dân cư, cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh) |
||
11 |
Huyện Đà Bắc (3 đội) |
Thị trấn Đà Bắc |
1 |
Tiểu khu Liên Phương (tập trung dân cư, chợ, cơ quan nhà nước) |
Xã Vầy Nưa |
1 |
Xóm Bờ (tập trung nhiều hàng hóa, khách du lịch hồ Hòa Bình và đền chúa thác Bờ) |
||
Xã Đồng Chum |
1 |
Xóm Nhạp (có thủy điện Suối Nhạp và khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh) |
||
|
Tổng số đội dân phòng |
83 |
b. Cơ cấu nhân sự, số lượng đội viên dân phòng
- Đội trưởng, đội phó và đội viên dân phòng là những người hoạt động không chuyên trách tại các xã, phường, thị trấn ở các vị trí chức danh, kiêm nhiệm như sau:
+ Tại các phường của thành phố Hòa Bình, đội trưởng dân phòng là tổ trưởng bảo vệ dân phố; đội phó dân phòng là tổ phó bảo vệ dân phố theo địa bàn phụ trách.
+ Tại các khu, tiểu khu, bản du lịch cộng đồng thuộc thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự, đồng thời là địa bàn trọng điểm về PCCC, đội trưởng dân phòng là trưởng bản, trưởng khu phố hoặc tiểu khu trưởng; đội phó dân phòng là công an viên theo địa bàn phụ trách (trưởng bản tương đương với trưởng xóm; trưởng khu phố, trưởng tiểu khu tương đương với tổ trưởng tổ dân phố theo Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ - Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố).
+ Tại các xóm, bản thuộc xã trọng điểm về an ninh trật tự, đồng thời là địa bàn trọng điểm về PCCC, đội trưởng dân phòng là trưởng xóm, trưởng bản; đội phó dân phòng là công an viên theo địa bàn phụ trách.
+ Đội viên dân phòng tại các xã, phường, thị trấn được lấy từ lực lượng bảo vệ dân phố và dân quân tự vệ tại địa bàn hoạt động.
- Theo quy định tại khoản 4, điều 32, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đội dân phòng được biên chế từ 10 đến 30 người, có đội trưởng và có từ 01 đến 02 đội phó. Trước mắt từ năm 2017 - 2025, mỗi đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được thành lập 10 thành viên, trong đó có 01 Đội trưởng và 01 Đội phó nhằm đảm bảo kinh phí trang bị phương tiện PCCC và chế độ, chính sách cho lực lượng dân phòng.
c. Điều kiện, tiêu chuẩn đối với cán bộ, đội viên dân phòng
- Đội trưởng, đội phó và đội viên dân phòng phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện quy định theo từng chức danh tổ trưởng bảo vệ dân phố, tổ phó bảo vệ dân phố, nhân viên bảo vệ dân phố, trưởng xóm, công an viên và dân quân tự vệ tại các xã, phường, thị trấn theo quy định tại điều 8 Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ; điều 11 Thông tư số 04/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ; điều 4 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ; điều 11 Luật dân quân tự vệ. Đồng thời là những người thường xuyên có mặt tại nơi cư trú theo quy định tại khoản 1, điều 15, Thông tư số 66/2014/TT-BCA của Bộ Công an.
- Ưu tiên đội trưởng, đội phó dân phòng là đảng viên; quân nhân, chiến sỹ nghĩa vụ trong lực lượng vũ trang đã xuất ngũ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động, tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư và công việc cấp trên giao.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ đội dân phòng
Căn cứ quy định tại Điều 45, Luật PCCC năm 2001 và yêu cầu thực tiễn công tác PCCC, CNCH của địa phương, đội dân phòng thực hiện các nhiệm vụ, cụ thể:
- Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và kiến thức PCCC; xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC tại các thôn, tổ dân phố, xóm, làng bản, khu dân cư thuộc địa bàn phụ trách.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC tại các thôn, tổ dân phố, xóm, làng, bản, khu dân cư thuộc địa bàn phụ trách.
- Tham gia các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC do UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý tổ chức. Tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho quần chúng nhân dân trên địa bàn phụ trách.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, bảo vệ hiện trường khi có cháy, nổ xảy ra tại địa bàn phụ trách.
- Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy (Chữa cháy; bảo vệ hiện trường các vụ cháy, nổ; tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thảo về PCCC; thực tập phương án chữa cháy; khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ...) tại địa phương, cơ sở khác khi có sự điều động của Chủ tịch UBND các cấp; thủ trưởng cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH; những người có thẩm quyền điều động theo quy định tại điều 36, Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
2.1.4. Hoạt động và quan hệ công tác của đội dân phòng
- Đội dân phòng chịu sự lãnh đạo điều hành chung của cấp ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cảnh sát PCCC và CNCH quản lý địa bàn.
- Đội dân phòng có mối quan hệ chặt chẽ, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, các tổ chức tự quản về an ninh, trật tự, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp trong khu vực để cùng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn PCCC và đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương.
- Đội trưởng đội dân phòng chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của đội dân phòng do mình phụ trách; Đội phó là người giúp việc cho Đội trưởng theo sự phân công của Đội trưởng; định kỳ đội dân phòng báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các mặt công tác của đội cho Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- Định kỳ hàng tháng, hàng năm, đội dân phòng tổ chức họp để kiểm điểm, sơ kết, tổng kết công tác PCCC và CNCH trên địa bàn phụ trách và đề ra công tác thời gian tới (trường hợp đột xuất có thể triệu tập họp bất thường). Thành phần dự họp là các thành viên của đội dân phòng, trưởng thôn (xóm, bản, làng), tổ trưởng tổ dân phố, trưởng Công an xã, phường, thị trấn.
2.2. Giải pháp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng dân phòng
2.2.1. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Theo quy định tại khoản 2; điều 16, Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an, chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ, đội viên đội dân phòng và các cá nhân khác có yêu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp địa phương không tự tổ chức được lớp huấn luyện hoặc thành viên đội dân phòng có nhu cầu được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC thì phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH tổ chức lớp huấn luyện.
2.2.2. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Theo quy định tại khoản 3, điều 16, Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an: Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC lần đầu từ 16 đến 24 giờ, tương đương khoảng 03 ngày/ năm. Thời gian huấn luyện lại, tối thiểu là 16 giờ, tương đương khoảng 02 ngày/năm (áp dụng trong trường hợp cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng).
2.2.3. Nội dung huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
Cán bộ, đội viên đội dân phòng được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung quy định tại khoản 1, điều 34 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ, cụ thể: Kiến thức pháp luật, kiến thức về PCCC; phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng PCCC; biện pháp phòng cháy; phương pháp xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy; phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện PCCC; kiểm tra an toàn về PCCC.
2.2.4. Các điều kiện cần thiết để tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC
- Xây dựng kế hoạch huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho cán bộ, đội viên dân phòng và những người có nhu cầu được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC thuộc phạm vi quản lý (nội dung kế hoạch phải nêu rõ đối tượng, thời gian, nội dung huấn luyện; tùy theo nội dung huấn luyện có thể đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp giúp đỡ tập huấn, kiểm tra kết quả huấn luyện để có căn cứ cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC theo quy định).
- Đảm bảo kinh phí tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC (Trợ cấp cán bộ, đội viên dân phòng khi tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC; mua sắm phương tiện, dụng cụ tập luyện; in ấn tài liệu huấn luyện....).
- Chuẩn bị sân bãi và đầy đủ các dụng cụ, phương tiện tập luyện (bình chữa cháy, chăn chiên, khay tôn, thùng phuy sắt; xăng; cọc lửa...), phù hợp với nội dung, chương trình huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho lực lượng dân phòng. Lưu ý, không trưng dụng các phương tiện PCCC được trang bị cho lực lượng dân phòng và tại trụ sở cơ quan để phục vụ công tác huấn luyện.
- Chuẩn bị tài liệu huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho cán bộ, đội viên dân phòng, đảm bảo nội dung theo quy định của Bộ Công an.
- Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ đề nghị cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho cán bộ, đội viên dân phòng và những người có nhu cầu được huấn luyện nghiệp vụ về PCCC thuộc phạm vi quản lý, theo quy định tại khoản 4, khoản 5, điều 16, Thông tư 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an.
2.3. Giải pháp về đầu tư mua sắm trang phục chữa cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
2.3.1 Định mức mua sắm, trang bị đối với một đội dân phòng
- Mỗi đội dân phòng được trang bị phương tiện PCCC theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ công an, các phương tiện PCCC này phải được cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Công an trước khi trang cấp, cụ thể:
Bảng 4: Danh mục phương tiện PCCC trang bị cho đội dân phòng
STT |
DANH MỤC |
ĐƠN VỊ TÍNH |
SỐ LƯỢNG TỐI THIỂU |
NIÊN HẠN SỬ DỤNG |
1. |
Khóa mở trụ nước |
Chiếc |
01 |
Hỏng thay thế |
2. |
Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg |
Bình |
05 |
Theo quy định của nhà sản xuất |
3. |
Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg |
Bình |
05 |
Theo quy định của nhà sản xuất |
4. |
Mũ chữa cháy |
Chiếc |
01 người/01 chiếc |
03 năm |
5. |
Quần áo chữa cháy |
Bộ |
01 người/01 bộ |
02 năm |
6. |
Găng tay chữa cháy |
Đôi |
01 người/01 đôi |
Hỏng thay thế |
7. |
Ủng chữa cháy |
Đôi |
01 người/01 đôi |
Hỏng thay thế |
8. |
Đèn pin chuyên dụng |
Chiếc |
02 |
Hỏng thay thế |
9. |
Câu liêm, bồ cào |
Chiếc |
02 |
Hỏng thay thế |
10. |
Dây cứu người |
Cuộn |
02 |
Hỏng thay thế |
11. |
Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương) |
Hộp |
01 |
Hỏng thay thế |
12. |
Thang chữa cháy |
Chiếc |
01 |
Hỏng thay thế |
13. |
Loa pin |
Chiếc |
02 |
Hỏng thay thế |
14. |
Khẩu trang lọc độc |
Chiếc |
01 người/01 chiếc |
Hỏng thay thế |
2.3.2. Tổng số phương tiện PCCC trang bị cho lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025
- Năm 2018, trang bị đầy đủ phương tiện PCCC cho 83 đội dân phòng (tại bảng 2 đề án này) theo Thông tư số 56/2014/TT-BCA ngày 12/11/2014 của Bộ Công an, đảm bảo các đội dân phòng duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động PCCC, xử lý kịp thời các vụ cháy, nổ khi mới phát sinh tại địa bàn phụ trách.
- Định kỳ, sau 02 năm thay thế quần áo chữa cháy và 03 năm thay thế mũ chữa cháy cho các đội dân phòng.
- Các phương tiện PCCC của đội dân phòng sau khi được sử dụng cho các hoạt động PCCC (chữa cháy; tuyên truyền, mít tinh, diễu hành, hội thao về PCCC; thực tập phương án chữa cháy; khắc phục hậu quả vụ cháy, nổ...) phải được kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời để đảm bảo công tác thường trực sẵn sàng chữa cháy khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
- Tổng số phương tiện PCCC trang bị cho lực lượng dân phòng giai đoạn 2017-2025, được thể hiện trong biểu bảng 5, cụ thể:
Bảng 5: Tổng số phương tiện PCCC trang bị cho 83 đội dân phòng giai đoạn 2017-2025
Năm |
Số phương tiện PCCC trang bị đủ theo quy định |
Số phương tiện được trang cấp lại theo quy định |
2018 |
- 83 Khóa mở trụ nước - 415 Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg - 415 Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg - 830 Mũ chữa cháy - 830 Quần áo chữa cháy - 830 Đôi găng tay chữa cháy - 830 Đôi ủng chữa cháy -166 Đèn pin chuyên dụng -166 Câu liêm, bồ cào - 166 Dây cứu người - 83 Hộp sơ cứu (kèm theo các dụng cụ cứu thương) - 83 Thang chữa cháy -166 Loa pin - 830 Khẩu trang lọc độc |
- |
2019 |
- |
- |
2020 |
- |
830 bộ quần áo chữa cháy |
2021 |
- |
830 mũ chữa cháy |
2022 |
- |
830 bộ quần áo chữa cháy |
2023 |
- |
- |
2024 |
- |
830 bộ quần áo chữa cháy và 830 mũ chữa cháy |
2025 |
- |
- |
2.3.3. Trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng
Cán bộ, đội viên dân phòng được trang cấp trang phục, quản lý phương tiện PCCC phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng theo quy trình, quy định tại Thông tư 52/2014/TT-BCA của Bộ Công an, nếu để mất mát, hư hỏng, sử dụng không đúng mục đích thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.4. Thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng
- Đội trưởng, đội phó dân phòng sẽ không được hưởng mức hỗ trợ thường xuyên hàng tháng tối thiểu 25% lương cơ sở theo quy định tại điều 35, Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ, mà chỉ được hưởng mức phụ cấp của những người hoạt động không chuyên trách (tổ trưởng bảo vệ dân phố; tổ phó bảo vệ dân phố; nhân viên bảo vệ dân phố; trưởng xóm, công an viên; tổ trưởng tổ dân phố) tại các thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết 34/2016/NQ-HĐND ngày 07/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh (các hệ số phụ cấp đã được hưởng đều cao hơn mức hỗ trợ thường xuyên 25% lương cơ sở, đáp ứng theo yêu cầu quy định tại điều 35, Nghị định 79/2014/NĐ-CP).
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền (Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH) thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại khoản 1, Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cụ thể:
+ Được bồi dưỡng một khoản tiền tính theo thời gian chữa cháy.
+ Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách xã, phường, thị trấn (nơi trực tiếp quản lý đội dân phòng) bảo đảm.
+ Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.
+ Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
- Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp, vụ PCCC thì được hưởng chế độ theo quy định tại khoản 4 và khoản 5, Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, cụ thể:
+ Mỗi ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở.
+ Trường hợp bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách xã, phường, thị trấn (nơi trực tiếp quản lý đội dân phòng) bảo đảm.
I. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Giai đoạn 1: Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án để tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tăng cường xây dựng, củng cố, trang bị phương tiện PCCC, đảm bảo kinh phí, nhằm nâng cao năng lực hoạt động PCCC các đội dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Thời gian thực hiện: Hoàn thành trong quý I/2018.
2. Giai đoạn 2: Triển khai kế hoạch củng cố, kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, trang bị phương tiện và đảm bảo kinh phí cho các Đội dân phòng. Đồng thời tiến hành phổ biến, quán triệt nội dung đề án đến các cấp cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương để tổ chức triển khai thực hiện.
Thời gian thực hiện:
+ Hoàn thành việc triển khai kế hoạch: Đầu quý II/2018.
+ Củng cố, kiện toàn tổ chức các đội dân phòng: Từ quý II/2018 trở đi.
+ Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC: Từ quý III/2018 trở đi.
+ Đảm bảo kinh phí và trang bị phương tiện PCCC: Từ quý IV/2018 trở đi.
3. Giai đoạn 3: (Quý III năm 2020): Tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 có điều chỉnh, bổ sung đề án.
4. Giai đoạn 4: (Quý IV năm 2025): Tổng kết việc thực hiện đề án từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN
1. Công an tỉnh
- Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, hướng dẫn thực hiện Đề án để triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu quả. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của cấp xã, cấp huyện; hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án.
- Hàng năm, chỉ đạo lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn để tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC cho lực lượng này theo quy định.
- Lập dự trù kinh phí mua sắm phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho đội dân phòng hàng năm, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định.
- Chủ trì việc mua sắm mới, cấp lại và kiểm định chất lượng các phương tiện PCCC trang bị cho các đội dân phòng theo đề án đã phê duyệt.
- Phối hợp với UBND huyện, thành phố và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND xã, phường, thị trấn thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, đội viên dân phòng theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án tại các địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo.
2. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan
- Sở Nội vụ phối hợp với Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố triển khai kế hoạch tổ chức khảo sát, đánh giá hoạt động của các đội dân phòng trên địa bàn tỉnh.
- Sở Tài chính: Cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách tỉnh hàng năm, phối hợp với Công an tỉnh tổng hợp dự toán chi ngân sách cho hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; hướng dẫn các địa phương sử dụng nguồn ngân sách địa phương đảm bảo chế độ phụ cấp cho lực lượng dân phòng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất bố trí nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo quy định.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Công an tỉnh, Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan giúp UBND tỉnh triển khai, hướng dẫn thực hiện Đề án; kiểm tra, giải quyết chế độ chính sách đối với lực lượng dân phòng theo quy định của pháp luật.
- Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan truyền thông, hệ thống Đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về PCCC, các nội dung Đề án đến toàn dân trong tỉnh; chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đảm bảo tốt thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành khi xảy ra sự cố về cháy nổ trên địa bàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC; các nội dung của Đề án rộng rãi đến toàn dân.
- Các Sở, Ban, Ngành, cơ quan đơn vị có liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chỉ đạo cơ quan chức năng thuộc quyền và phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả nội dung của Đề án.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền thực hiện Đề án nghiêm túc, hiệu quả.
- Phối hợp Công an tỉnh tổ chức hướng dẫn UBND phường, xã, thị trấn tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động PCCC các Đội dân phòng trên địa bàn quản lý, để có kế hoạch xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức Đội dân phòng hàng năm.
- Chỉ đạo chính quyền xã, phường, thị trấn đảm bảo kinh phí dự toán ngân sách hàng năm, tổ chức duy trì hiệu quả hoạt động PCCC của lực lượng dân phòng.
4. Ủy ban nhân dân cấp phường, xã
- Phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức rà soát địa bàn, khu vực trọng điểm về an ninh trật tự và PCCC. Chỉ đạo trưởng thôn, xóm, bản, tổ dân phố và Công an xã, phường, thị trấn tham mưu, đề xuất việc thành lập, duy trì hoạt động của các đội dân phòng theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật về PCCC và CNCH cho cán bộ, đội viên dân phòng, đảm bảo theo mục 2.2 Đề án này.
- Chỉ đạo lực lượng dân phòng thuộc phạm vi quản lý, thường xuyên kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện PCCC, đảm bảo công tác ứng trực sẵn sàng chữa cháy và tham gia các nhiệm vụ đảm bảo ANTT và TTATXH tại địa phương.
- Đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, đội viên dân phòng, theo quy định
- Căn cứ Đề án được phê duyệt, bố trí kinh phí dự toán chi ngân sách phường, xã, thị trấn hàng năm để đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, đội viên dân phòng theo quy định; kinh phí sửa chữa, thay thế các phương tiện PCCC của lực lượng dân phòng bị hỏng trong quá trình phục vụ hoạt động PCCC.
1. Chi phí tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC; bồi dưỡng, trợ cấp cho lực lượng dân phòng khi tham gia huấn luyện nghiệp vụ PCCC hoặc khi được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy do UBND xã, phường, thị trấn (nơi ra quyết định thành lập và quản lý đội dân phòng) chi trả theo nguồn chi thường xuyên cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội của địa phương.
2. Chi phí khám chữa bệnh, chế độ trợ cấp đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng bị tai nạn, bị thương, bị chết khi được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền hoặc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC, do ngân sách xã, phường, thị trấn (nơi ra quyết định thành lập, quản lý) và quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm chi trả theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công an - Bộ Tài chính.
3. Tổng dự toán kinh phí trang bị phương tiện PCCC cho 83 đội dân phòng giai đoạn 2017-2025 là 5.776.800.000 VND (Năm tỷ, bảy trăm bảy mươi sáu triệu, tám trăm nghìn đồng - Có phụ lục I kèm theo), được phân kỳ như sau:
- Năm 2018, trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC cho 83 đội dân phòng, với kinh phí 2.913.300.000 đồng;
- Năm 2020, cấp lại quần áo chữa cháy cho 83 đội dân phòng, với kinh phí 705.500.000 đồng;
- Năm 2021, cấp lại mũ chữa cháy cho 83 đội dân phòng, với kinh phí 373.500.000 đồng;
- Năm 2022, cấp lại quần áo chữa cháy cho 82 đội dân phòng, với kinh phí 705.500.000 đồng;
- Năm 2024, cấp lại quần áo chữa cháy và mũ chữa cháy cho 83 đội dân phòng, với kinh phí 1.079.000.000 đồng.
(Quá trình sử dụng phương tiện để phục vụ hoạt động chữa cháy, các phương tiện PCCC được trang cấp cho đội dân phòng bị hỏng, phải thay thế, được mua sắm mới theo nguồn chi thường xuyên của xã, phường, thị trấn cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội)
4. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 5.776.800.000 VND (Năm tỷ, bảy trăm bảy mươi sáu triệu, tám trăm nghìn đồng). Kinh phí trong giai đoạn quy hoạch chi là khái toán sơ bộ tại thời điểm lập quy hoạch. Kinh phí đầu tư cụ thể sẽ được chuẩn xác trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư theo quy định.
IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
1. Ý nghĩa thực tiễn
- Những năm tới, Hòa Bình là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, kinh tế - xã hội phát triển mạnh trên tất cả các lĩnh vực, kéo theo sự gia tăng nguy cơ tiềm ẩn cháy, nổ, sự cố tai nạn, đặt ra nhiều vấn đề mới nảy sinh về công tác PCCC&CNCH cần phải giải quyết. Đề án được thực hiện sẽ góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lực lượng dân phòng trong hoạt động PCCC ở địa bàn cơ sở; trách nhiệm thành lập, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng... nhằm phòng ngừa hạn chế đến mức thấp nhất số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần bảo vệ an an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
- Chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng được nâng cao, thực sự là lực lượng nòng cốt ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo an toàn PCCC trên địa bàn. Đồng thời thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy phát triển vững chắc.
- Kết quả triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2017-2025 có hiệu quả, sẽ là căn cứ để vận dụng, quy hoạch, phát triển lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh trong những giai đoạn tiếp theo.
2. Đối tượng hưởng lợi của đề án
2.1. Các tầng lớp nhân dân trong tỉnh
Đề án được thực hiện sẽ góp phần tạo ra môi trường xã hội ổn định, an toàn để nhân dân yên tâm lao động, sản xuất, làm việc, sinh hoạt. Thay đổi tích cực nhận thức của người dân đối với công tác PCCC, từ đó chủ động làm tốt công tác phòng ngừa nguy cơ xảy ra cháy, nổ tại gia đình mình.
2.2. Đối với tỉnh Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình có được môi trường an ninh trật tự ổn định; tạo điều kiện thu hút đầu tư, khai thác nguồn lực phát triển kinh tế -xã hội, văn hóa; nhân dân yên tâm lao động sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, chung sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
2.3. Đối với lực lượng Công an trong toàn tỉnh
Thực tiễn đã chứng minh, dù lực lượng Công an nhân dân có được xây dựng chính quy, tinh nhuệ và hiện đại đến mấy, muốn giành thắng lợi, vẫn phải phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự nói chung, đảm bảo an toàn PCCC nói riêng, đúng như Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Chính vì vậy, việc thành lập, nâng cao hoạt động PCCC của các đội dân phòng - lực lượng có nòng cốt từ quần chúng nhân dân, sẽ giúp lực lượng Công an nhân dân như có thêm những “cánh tay nối dài” trong thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở, gắn bó hơn nữa và tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân...nhất định sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án này, mọi khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh./.
DỰ TRÙ KINH PHÍ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN
PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY, CHO ĐỘI DÂN PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2064/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình)
1. Kinh phí trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho một đội dân phòng có 10 thành viên
Đội dân phòng được trang bị đầy đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy theo danh mục với tổng kinh phí là 35.100.000 VND (Ba lăm triệu, một trăm nghìn đồng) gồm:
STT |
Phương tiện |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Đơn giá |
Kinh phí (đồng) |
1 |
Khóa mở trụ nước |
Chiếc |
01 |
200.000 |
200.000 |
2 |
Bình bột chữa cháy xách tay loại 8kg |
Bình |
05 |
400.000 |
2.000.000 |
3 |
Bình khí CO2 chữa cháy xách tay loại 5kg |
Bình |
05 |
500.000 |
2.500.000 |
4 |
Mũ chữa cháy |
Chiếc |
10 |
450.000 |
4.500.000 |
5 |
Quần áo chữa cháy |
Bộ |
10 |
850.000 |
8.500.000 |
6 |
Găng tay chữa cháy |
Đôi |
10 |
200.000 |
2.000.000 |
7 |
Ủng chữa cháy |
Đôi |
10 |
500.000 |
5.000.000 |
8 |
Đèn pin chuyên dụng |
Chiếc |
02 |
450.000 |
900.000 |
9 |
Câu liêm, bồ cào |
Chiếc |
02 |
500.000 |
1.000.000 |
10 |
Dây cứu người |
Cuộn |
02 |
500.000 |
1.000.000 |
11 |
Hộp sơ cứu có kèm theo các dụng cụ cứu thương |
Hộp |
01 |
1.500.000 |
1.500.000 |
12 |
Thang chữa cháy |
Chiếc |
01 |
1.000.000 |
1.000.000 |
13 |
Loa pin |
Chiếc |
02 |
2.000.000 |
4.000.000 |
14 |
Khẩu trang lọc độc |
Chiếc |
10 |
100.000 |
1.000.000 |
Tổng kinh phí |
35.100.000 |
2. Tổng kinh phí trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho các đội dân phòng giai đoạn 2017 - 2025
Tổng kinh phí dự kiến trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho 83 đội dân phòng giai đoạn 2017-2025 là: 5.776.800.000 VND (Năm tỷ, bảy trăm bảy mươi sáu triệu, tám trăm nghìn đồng), trong đó:
2.1. Năm 2018: Có 83 đội dân phòng được trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC, với số tiền là:
35.100.000 đ x 83 đội = 2.913.300.000 VND
2.2. Năm 2020: Có 83 đội dân phòng được cấp lai quần áo chữa cháy, với số tiền là:
8.500.000đ x 83 đội = 705.500.000 VND
2.3. Năm 2021: Có 83 đội dân phòng được cấp lại mũ chữa cháy, với số tiền là:
4.500.000đ x 83 đội = 373.500.000 VND
2.4. Năm 2022: Có 83 đội dân phòng được cấp lại quần áo chữa cháy, với số tiền là:
8.500.000đ x 83 đội = 705.500.000 VND
2.5. Năm 2024: Có 83 đội dân phòng được cấp lại quần áo chữa cháy và mũ chữa cháy, với số tiền là:
(8.500.000đ x 83 đội) + (4.500.000đ x 83 đội) = 1.079.000.000 VND./.
Quyết định 2064/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy chữa cháy của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017-2025”
Số hiệu: | 2064/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình |
Người ký: | Nguyễn Văn Quang |
Ngày ban hành: | 23/10/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2064/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án “Xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng cháy chữa cháy của lực lượng dân phòng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2017-2025”
Chưa có Video