THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2044/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng, tạo môi trường thu hút các nhà đầu tư trong tỉnh, trong nước và từ nước ngoài vào đầu tư trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho khu vực doanh nghiệp phát triển, coi các doanh nghiệp là lực lượng chính thúc đẩy sự phát triển của toàn nền kinh tế.
2. Phát huy hơn nữa về lợi thế về vị trí địa lý, nguồn lực và các tiềm năng tại chỗ trong quan hệ hợp tác với bên ngoài: tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa nền kinh tế Tây Ninh với cả nước, trước hết là với vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế trước hết là với các nước trong khu vực nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển thị trường. Tận dụng và phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh của sản phẩm và phát triển xuất khẩu.
3. Cùng với cả nước và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế và khu vực; chú trọng đầu tư chiều sâu, tăng cường đầu tư nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực mà tỉnh có tiềm năng và lợi thế, nâng cao năng lực cạnh tranh theo phương châm hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa; từng bước hình thành các khu, cụm công nghiệp làm hạt nhân cho phát triển mạng lưới đô thị, và tạo ra hệ thống tổ chức không gian lãnh thổ hài hòa, bền vững; xây dựng một nền nông, lâm nghiệp hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao theo hướng đa dạng hóa gắn kết với bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên các vùng, kể cả nông thôn và vùng sâu, vùng xa; hình thành hệ thống điểm dân cư kiểu đô thị với các thị trấn, thị tứ, các trung tâm dịch vụ, thương mại theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa với quy mô nhỏ và vừa, thích hợp với từng huyện.
5. Phát triển kinh tế bền vững trên cơ sở gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội; nâng cao đời sống vật chất, đời sống văn hóa của nhân dân, giảm dần sự chênh lệch giữa vùng nông thôn với vùng đô thị, tạo ra sự phát triển hài hòa giữa các vùng; tạo việc làm cho người lao động, chuyển dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
6. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, cùng với việc đưa nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất coi đây như là một nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của tỉnh; bảo vệ, tái sinh và làm giàu tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, bảo vệ môi trường.
7. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Xây dựng các chính sách và định chế đặc thù, linh hoạt cho vùng biên giới, cửa khẩu của tỉnh nhằm đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Tây Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020 với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị thành phố Hồ Chí Minh và toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng cao tiềm lực và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, hội nhập thành công, nắm bắt những cơ hội thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.
Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo tiền đề để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 15,0 – 15,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6,0%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,0 – 21,0%, khu vực dịch vụ khoảng 14,7 – 15,2%. Cụ thể từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2011 – 2015
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 khoảng 14,5 – 15%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 6 – 6,2%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 21 – 21,5%, khu vực dịch vụ khoảng 14,5 – 15%.
Cơ cấu kinh tế vào năm 2015 theo giá hiện hành dự kiến: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 26 – 26,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 36,5 – 37%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 36,5 – 37%. Nếu tính theo giá so sánh 1994, cơ cấu kinh tế vào năm 2015 dự kiến như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 19 – 19,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 36 – 36,5%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 44,5 – 45%.
GDP bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 2.852 USD/người năm 2015, nếu tính theo giá so sánh 1994 là 1.983 USD/người.
- Giai đoạn 2016 – 2020
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 15,5 – 16%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 5,5 – 6%, công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 20,5 – 21%, khu vực dịch vụ khoảng 15 – 15,5%.
Cơ cấu kinh tế vào năm 2020, dự kiến: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 15 – 15,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 45 – 45,5%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 39-39,5%. Nếu tính theo giá so sánh năm 1994, cơ cấu kinh tế vào năm 2020 dự kiến như sau: nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 11 – 12%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 44,5 – 45%, khu vực dịch vụ chiếm khoảng 43-43,5%.
GDP bình quân đầu người tính theo giá thực tế đạt 4.800 USD/người năm 2020, nếu tính theo giá so sánh 1994 là 3.700 USD/người.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 23 – 25% vào giai đoạn 2011 – 2020.
Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách phấn đấu đạt khoảng 10 – 12% vào năm 2020.
Huy động đầu tư phát triển giai đoạn 2016 – 2020, phấn đấu đạt trên 40% GDP.
b) Về xã hội
- Giai đoạn 2011 – 2015
Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 60% năm 2015. Giải quyết việc làm khoảng 18.000 – 19.000 lao động mỗi năm.
Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% trẻ em đến 6 tuổi vào lớp 1 năm 2015.
Phấn đấu đến năm 2015 có trên 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.
- Giai đoạn 2016 – 2020
Phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 70% vào năm 2020. Tạo điều kiện giải quyết việc làm khoảng 18.000 – 19.000 lao động mỗi năm trong giai đoạn 2016 – 2020, giải quyết cơ bản vấn đề lao động và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị khoảng dưới 3,5%.
Phấn đấu hoàn thành phổ cập bậc trung học trước năm 2020.
Hạn chế tốc độ gia tăng dân số, đạt tỷ lệ sinh thay thế vào năm 2020.
Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số hộ dân được sử dụng điện.
c) Về môi trường
Tỷ lệ che phủ tự nhiên thời kỳ 2010 – 2020 đạt trên 40%.
Năm 2020, toàn bộ các thị xã, thị trấn có công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung, 100% số cơ sở sản xuất mới xây dựng có công trình xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn môi trường hoặc áp dụng công nghệ sạch, số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc áp dụng công nghệ sạch, số cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường đạt trên 80% năm 2015 và 90% năm 2020.
Đến năm 2020, 100% dân cư thành thị và nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh.
d) Quốc phòng an ninh
Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, ổn định chính trị, kiềm chế sự gia tăng, giảm dần các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC
1. Công nghiệp
- Phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp bổ trợ bao gồm cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông – tin học, công nghiệp hóa chất dược phẩm, chế biến lương thực, thực phẩm có giá trị gia tăng cao. Đến năm 2020 về cơ bản Tây Ninh có một nền công nghiệp bền vững với cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện và tiềm năng, lợi thế của tỉnh.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt 21 – 22%, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 20 – 21%.
- Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu sau: (1) Khai thác và chế biến khoáng sản; (2) Chế biến lương thực, thực phẩm; (3) Chế biến gỗ, giấy; (4) Sản xuất vật liệu xây dựng; (5) Hóa chất, dược phẩm; (6) Dệt may, da giày; (7) Cơ khí, gia công kim loại; (8) Sản xuất và phân phối điện nước.
- Phát triển các khu công nghiệp tập trung, gắn sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp với sự phát triển của hệ thống đô thị, dịch vụ; chú trọng hình thành khu nhà ở công nhân trong hệ thống đô thị ven khu, cụm công nghiệp. Quỹ đất khu, cụm, điểm công nghiệp đến năm 2020 là 10.000 ha. Quy mô, địa điểm các khu, cụm công nghiệp sẽ được cụ thể trong quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp của tỉnh.
- Đẩy mạnh việc đầu tư tăng cường năng lực của các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng theo hướng hiện đại hóa từ thiết kế đến thi công cả về nguồn nhân lực, trang thiết bị nhằm đảm đương được những công trình, dự án lớn trong các hoạt động kinh tế xã hội.
Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho việc thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp xây dựng.
Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý, môi trường đầu tư và các hoạt động trợ giúp cho các doanh nghiệp ngành xây dựng phát triển.
Xây dựng lực lượng ngành xây dựng đủ mạnh để có thể giải quyết cơ bản nhu cầu xây dựng trong tỉnh và tiến tới tham gia các hoạt động xây dựng ngoài tỉnh và hợp tác quốc tế.
2. Dịch vụ
Phát triển các ngành dịch vụ với tốc độ nhanh và chất lượng cao, bảo đảm sự phát triển toàn diện và bền vững. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân hàng năm giai đoạn 2011 – 2015 đạt khoảng 14,5 – 15%, giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15 – 15,5%.
Phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu:
- Phát triển thương mại theo hướng hình thành các trung tâm thương mại ở đô thị, các cụm thương mại ở nông thôn, hệ thống chợ, siêu thị. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Xa Mát, trung tâm thương mại thị xã, Hòa Thành, Gò Dầu. Hoàn thiện mạng lưới chợ, nhất là chợ đầu mối, chợ cửa khẩu, chợ biên giới, siêu thị tại đô thị. Về xuất khẩu, tập trung khai thác, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, tăng sản lượng chế biến trong sản phẩm, hạn chế xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô. Nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm. Phát triển mậu dịch biên giới giữa Tây Ninh và Campuchia;
- Về du lịch, tập trung đầu tư phát triển du lịch với các loại hình du lịch sinh thái gắn với di tích lịch sử văn hóa, các làng nghề truyền thống của tỉnh. Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo mang phong cách riêng của Tây Ninh. Tập trung cải tạo, nâng cấp và khai thác các điểm du lịch như khu căn cứ Trung ương Cục, điểm núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, hồ nước Dầu Tiếng, khu công viên vui chơi giải trí, khu công viên sinh thái rừng, khu trung tâm dịch vụ thương mại, thể thao, khách sạn, nhà hàng … để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu du lịch của du khách đến Tây Ninh;
- Phát triển các hoạt động tài chính, ngân hàng, tín dụng gắn với phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nghiên cứu thành lập và quản lý tốt hoạt động của các quỹ như Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Đầu tư mạo hiểm, Quỹ Bảo trợ xã hội. Phát triển các hoạt động kinh doanh, môi giới tài chính, bảo hiểm, hình thành các công ty tài chính;
- Bưu chính viễn thông: phát triển cơ sở hạ tầng thông tin có công nghệ hiện đại ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của người dân trong tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
3. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Nông nghiệp
+ Phát triển nền nông nghiệp toàn diện và bền vững. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi; thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với thị trường.
Sử dụng hợp lý nguồn đất, tăng độ phì của đất, thực hiện đa canh, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị sản lượng cũng như trên một đơn vị diện tích. Trên cơ sở thị trường, những điều kiện về tự nhiên, tập quán canh tác …. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa. Tăng nhanh các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu, phát triển sản xuất rau quả phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh, cho các khu vực đô thị của tỉnh và trong vùng đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, ổn định diện tích cao su. Có biện pháp duy trì, ổn định phát triển vùng nguyên liệu mía… Thực hiện thâm canh trên diện tích đất nông nghiệp hiện có.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trên cơ sở khuyến khích phát triển nhiều cơ sở (trang trại) chăn nuôi tạo ra tổng đàn gia súc, gia cầm có quy mô lớn. Đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh, cho các khu vực đô thị của tỉnh và trong vùng đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh tạo cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi phát triển.
+ Phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế. Khuyến khích mạnh mẽ kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, coi hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thành phần kinh tế nhà nước cần tập trung vào việc sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kỹ thuật (hay rộng hơn là công nghệ) canh tác trong nông nghiệp. Kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển nhằm tăng cường vai trò của những nhóm hộ nông dân trong khuôn khổ của những thay đổi về tổ chức hợp tác xã nông nghiệp cho phù hợp với tình hình mới của nền kinh tế thị trường. Khuyến khích các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ có quy mô lớn.
+ Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới vào sản xuất, sử dụng các loại giống mới năng suất cao, thâm canh tăng vụ; tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi, kiên cố hóa 100% hệ thống kênh mương, đảm bảo chủ động tưới tiêu. Nghiên cứu giải pháp hình thành khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ nhu cầu trong tỉnh và trong vùng.
Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với thị trường và với sự phát triển của các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác, đặc biệt là với công nghiệp chế biến.
Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp, cần thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Lâm nghiệp
Sử dụng hợp lý, hiệu quả Quỹ đất dành cho lâm nghiệp khoảng 70.000 ha, trong đó đất rừng 57.000 ha. Từng bước tạo mới rừng tự nhiên bằng các giải pháp khoanh nuôi và bảo vệ, đồng thời tăng vốn rừng bằng các loại cây đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản cũng như nhu cầu phòng hộ. Bảo tồn và đa dạng hóa sinh học, ngăn chặn sự diệt vong của các loài, nhóm loài, quần thể thực động vật ở các vùng sinh thái. Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái quý hiếm, tính đa dạng sinh học tạo tiềm năng cho phát triển du lịch.
- Thủy sản
Sự phát triển ngành thủy sản phải bảo đảm những yêu cầu về bảo vệ môi trường nước, nguồn tài nguyên quý giá cho sự phát triển sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh và của các tỉnh, thành phố khác liên quan. Sử dụng hợp lý các vùng nước mặt: hồ Dầu Tiếng, các hệ thống sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ để phát triển thủy sản với quy mô vừa và nhỏ.
4. Các lĩnh vực xã hội
- Phát triển giáo dục đào tạo theo hướng hiện đại hóa và chuẩn hóa giáo dục, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tập trung cơ sở vật chất, hoàn thành kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; tăng cường đào tạo và nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục ở các bậc học, duy trì thành quả phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông; triển khai phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện các đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% vào năm 2020.
- Thực hiện công bằng trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; bảo đảm cho mọi người dân đều được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản. Đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng các loại hình khám, chữa bệnh, phát triển dịch vụ y tế theo yêu cầu, tiến tới quản lý sức khỏe đến từng hộ gia đình. Đến năm 2010, các trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Xây dựng các bệnh viện và trung tâm y tế, cung cấp các dịch vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh chất lượng cao.
- Phát triển các hoạt động văn hóa thông tin hài hòa giữa việc thực hiện nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin và các phương tiện vui chơi giải trí, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa – tinh thần của nhân dân; thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao. Thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và các giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn.
Bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người, xây dựng lối sống lành mạnh trong nhân dân bằng việc đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao. Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa. Đầu tư phát triển có trọng điểm một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh để đạt thành tích cao.
- Phát triển khoa học công nghệ theo hướng: đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và công nghệ thông tin, tăng cường năng lực khoa học công nghệ trong điều tra khảo sát và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, ứng dụng các hệ thống quản lý tiên tiến …
- Về bảo vệ môi trường phát triển bền vững, xây dựng các nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, trạm xử lý nước thải. Lựa chọn công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện địa phương. Tăng cường thanh tra giám sát các nguồn thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, du lịch.
5. Phát triển kết cấu hạ tầng
- Phát triển hệ thống giao thông, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Phát huy tối đa về lợi thế địa lý của tỉnh với các quốc lộ 22, 14 và 14C, tuyến đường sắt nhẹ từ thành phố Hồ Chí Minh đến Mộc Bài, phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại như hệ thống giao thông đường bộ (trong đó chú ý các tuyến đấu nối tạo điều kiện khai thác biên mậu với nước bạn Campuchia), phát triển giao thông đường sông, ở các vùng trọng điểm kinh tế như các khu công nghiệp, các vùng sản xuất hàng hóa. Đến năm 2020, cơ bản ổn định hệ thống hạ tầng giao thông.
- Thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả tưới tiêu và tiết kiệm nguồn nước bằng công tác kiên cố hóa toàn bộ các hệ thống kênh tưới cấp I, II, III, bổ sung thêm kênh nội đồng và mặt ruộng. Xây dựng hệ thống kênh tiêu đồng bộ với kênh tưới, các kênh tiêu úng trong mùa mưa và phục vụ công tác cải tạo đất. Tiếp tục đầu tư các dự án: Tiểu dự án Dầu Tiếng (dự án hiện đại hóa thủy lợi Dầu Tiếng Tây Ninh VWRAP), tiểu dự án khu tưới Tân Biên thuộc thủy lợi Phước Hòa, đê bao chống lũ ven sông Vàm Cỏ, các hệ thống kênh tiêu, trạm bơm thuộc các huyện Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành.
- Đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế của địa phương với chất lượng cao và dịch vụ ngày càng tốt hơn. Hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đảm bảo cung cấp điện liên tục, ổn định, giảm sự cố, giảm tổn thất điện năng.
Tiếp tục mở rộng các nhà máy cấp nước hiện có, đồng thời xây dựng mới một số hệ thống cấp nước. Tập trung đầu tư cho hệ thống thoát nước tại các đô thị, xây dựng hệ thống và các trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quốc gia. Các khu công nghiệp tập trung cần xây dựng các trạm xử lý theo đặc thù của từng khu.
IV. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ
1. Phát triển các vùng kinh tế - xã hội
- Vùng phía Bắc tỉnh
Vùng phía Bắc tỉnh bao gồm các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành dự kiến phát triển vùng bảo tồn vốn rừng; phát triển nông nghiệp theo hướng hình thành vùng các cây công nghiệp tập trung; phát triển du lịch; phát triển kinh tế cửa khẩu với quy mô hợp lý và hình thành các cụm công nghiệp quy mô vừa, hợp lý gắn với việc bố trí lại dân cư.
- Vùng Trung tâm
Vùng Trung tâm bao gồm thị xã Tây Ninh và huyện Hòa Thành dự kiến phát triển để vùng trở thành trung tâm chính trị kinh tế, xã hội của tỉnh với hạt nhân là thị xã Tây Ninh (hướng phát triển lên quy mô thành phố trực thuộc); phát triển dịch vụ thương mại, bưu chính – viễn thông, tài chính ngân hàng, du lịch… Hình thành và phát triển của các cụm công nghiệp sạch, chất lượng cao, làng nghề tiểu, thủ công nghiệp; phát triển các công nghiệp với việc hình thành các khu đô thị và các trung tâm thương mại và dịch vụ hiện đại.
- Vùng phía Nam tỉnh
Vùng phía Nam bao gồm huyện Trảng Bàng, Gò Dầu và Bến Cầu dự kiến phát triển các khu, cụm công nghiệp; phát triển nhanh dịch vụ thương mại. Phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp hướng về xuất khẩu hướng tới khai thác thị trường Campuchia, thị trường Thái Lan… Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững; hình thành các điểm đô thị, dân cư nông thôn gắn với sự phát triển của các khu cụm công nghiệp và khu kinh tế cửa khẩu.
2. Phát triển không gian đô thị
Phát triển mạng lưới đô thị phù hợp và dựa trên cơ sở phân bố lực lượng sản xuất, tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội. Các đô thị trên địa bàn tỉnh phải được phát triển và phân bố hợp lý, tạo ra sự cân đối giữa các vùng lãnh thổ trong tỉnh, đẩy nhanh quá trình phát triển của mỗi vùng lãnh thổ đó theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp quá trình đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Hệ thống đô thị của Tây Ninh sẽ bao gồm: các đô thị hạt nhân trung tâm toàn tỉnh (thị xã Tây Ninh, thị trấn huyện lỵ Hòa Thành, đô thị Trảng Bàng, thị trấn huyện lỵ Gò Dầu, thị trấn huyện lỵ Bến Cầu, thị trấn Xa Mát); các trung tâm huyện; các trung tâm cụm xã và các thị tứ cửa khẩu và công nghiệp.
V. ĐỊNH HƯỚNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Huy động các nguồn vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư cho giai đoạn 2011 – 2020 khoảng 9 – 13 tỷ USD. Để huy động được nguồn lực vốn theo yêu cầu như trên cần có những biện pháp chính sách cụ thể nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi và sử dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn.
2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và đó cũng chính là chiến lược về con người. Để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ qua lại lẫn nhau trên cả 3 mặt chủ yếu sau: giáo dục đào tạo con người; sử dụng con người; tạo việc làm.
3. Giải pháp về khoa học – công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường
Chú trọng phát triển khoa học công nghệ cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực tạo ra nhóm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực vào thực hiện quy hoạch kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Thực hiện tốt công tác giám sát, kiểm tra môi trường; xây dựng Quy chế quản lý chất thải, quản lý ô nhiễm, tính đúng và đủ các chi phí về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư mới, thực hiện luật bảo vệ môi trường; thực hiện tốt các chương trình trồng rừng, bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu áp dụng các công nghệ xử lý rác công suất lớn hoặc bãi chôn lấp rác theo tiêu chuẩn quốc tế.
4. Các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô và thực hiện quy hoạch
- Thực hiện các giải pháp về điều hành vĩ mô với xây dựng đồng bộ các chính sách: chính sách thị trường, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần …
Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm giải quyết vấn đề xã hội như: nhà ở và việc làm cho người dân phải di dời lấy đất để thực hiện dự án, chương trình quan trọng; chính sách ưu đãi đối với người nghèo.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, ưu đãi áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng của tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Tăng cường công tác điều hành và tổ chức thực hiện để đưa quy hoạch từng bước đi vào cuộc sống, với các nội dung: phổ biến và vận động nhân dân tham gia thực hiện Quy hoạch; cụ thể hóa các nội dung quy hoạch vào các chương trình nghị sự, chương trình làm việc của các cấp ủy, chính quyền cơ sở; thường xuyên cập nhật các nội dung quy hoạch; cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong các quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã; trong kế hoạch 5 năm, hàng năm.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch: sau khi phê duyệt, quy hoạch phải trở thành văn kiện có tính chất pháp lý làm cơ sở cho các hoạt động phát triển trên địa bàn Tỉnh; Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, các đoàn thể và toàn thể nhân dân tiến hành tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 được phê duyệt là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên trách khác), các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch này, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực … để đảm bảo sự phát triển toàn diện và đồng bộ;
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch;
- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên đầu tư hợp lý.
- Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh nghiên cứu lập các quy hoạch cụ thể; nghiên cứu xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hội nêu trong quy hoạch.
2. Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan đã được dự kiến nêu trong quy hoạch tổng thể đã được phê duyệt. Hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trong việc bố trí và huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ THỜI KỲ
2010 – 2020 TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2044/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ)
A |
CÁC DỰ ÁN DO TRUNG ƯƠNG ĐẦU TƯ |
1 |
Quốc lộ 22 |
2 |
Quốc lộ 14C |
3 |
Quốc lộ 14 |
4 |
Đường Hồ Chí Minh |
5 |
Tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài |
6 |
Tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Mộc Bài |
7 |
Dự án thủy lợi Phước Hòa |
8 |
Dự án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng |
B |
CÁC DỰ ÁN DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ |
1 |
Đường tỉnh 782 – 784 |
2 |
Đường tỉnh 786 |
3 |
Đường tỉnh 787 |
4 |
Đường tỉnh 794 |
5 |
Đường tỉnh 795 |
6 |
Đường tỉnh 799 |
7 |
Đường vành đai biên giới 791 |
8 |
Đường vành đai biên giới 792 |
9 |
Đường vành đai biên giới Châu Thành – Bến Cầu |
10 |
Đường Hoàng Lê Kha nối dài |
11 |
Đường lên căn cứ Trung ương Cục miền Nam Việt Nam |
12 |
Các tuyến đường nâng cấp thị xã |
13 |
Đê bao tuyến đường sông Vàm Cỏ Đông |
14 |
Hệ thống thoát nước 8 thị trấn tỉnh Tây Ninh |
15 |
Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục |
16 |
Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế |
17 |
Hạ tầng công nghệ thông tin |
18 |
Xây dựng các khu dân cư biên giới |
C |
DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG SẢN XUẤT KINH DOANH KÊU GỌI ĐẦU TƯ |
1 |
Hạ tầng các khu công nghiệp |
2 |
Hạ tầng các cụm công nghiệp |
3 |
Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài |
4 |
Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát |
5 |
Dự án đầu tư vào khu công nghiệp |
6 |
Dự án đầu tư vào cụm công nghiệp |
7 |
Dự án xây dựng chợ đầu mối (nông sản Bàu Năng – Dương Minh Châu; thủy hải sản Ao Hồ - Hòa Thành) |
8 |
Dự án khu thương mại – dịch vụ |
9 |
Dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu Ethanol |
10 |
Dự án nhà máy nhiệt điện |
11 |
Dự án chế biến các sản phẩm sau đường |
12 |
Dự án chế biến các sản phẩm sau bột mì |
13 |
Dự án sản xuất các sản phẩm từ mủ cao su |
14 |
Dự án nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu |
15 |
Dự án chăn nuôi gia súc và chế biến thịt sữa |
16 |
Dự án chế biến thức ăn gia súc |
17 |
Dự án Khu di lích lịch sử cách mạng miền Nam tại Bời Lời |
18 |
Dự án Khu di tích lịch sử Trung ương Cục miền Nam |
19 |
Dự án phát triển du lịch sinh thái hồ Dầu Tiếng |
20 |
Dự án khu du lịch sinh thái Ma Thiên Lãnh – núi Bà Đen |
21 |
Dự án phát triển du lịch sinh thái vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát |
22 |
Dự án khu chung cư cao tầng |
23 |
Dự án khu dân cư – tái định cư |
24 |
Dự án trường dạy nghề |
25 |
Dự án bệnh viện tư |
25 |
Dự án trường Đại học dân lập |
27 |
Hệ thống thu gom và xử lý nước thải thị xã, thị trấn |
28 |
Bãi thải và hệ thống xử lý chất thải rắn |
29 |
Nhà máy xử lý chất thải rắn |
30 |
Hệ thống cấp nước các huyện |
* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng giai đoạn.
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 2044/QD-TTg |
Hanoi, November 09, 2010 |
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF TAY NINH PROVINCE THROUGH 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No.92/ 2006/NĐ CP of September 7, 2006, on
formulation, approval and management of master plans on socio-economic
development, and Decree No.04/2008/ND-CP of January 11,2008, amending and
supplementing a number of articles of Decree No.92/2006/ND-CP of September 7,
2006;
At the proposal of the People's Committee of Tay Ninh province,
DECIDES:
Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Tay Ninh province through 2020, with the following principal contents:
1. To continue building the socialist-oriented market economy, encouraging and creating conditions for all economic sectors to develop on an equal footing, forming an environment that attracts investors in the province, the country and foreign countries to invest in the province. To encourage and create a favorable environment for enterprises to develop, considering them a principal force for boosting economic development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To join the whole country and the southern key economic regions in active international and regional integration, participation in the process of international and regional labor division; to attach importance to intensive investment, increasing investment in scientific and technological research and application, strongly developing industries and sectors in which the province has potential and advantages, raising competitiveness toward industrialization and modernization; to incrementally establish industrial parks and clusters as the core for developing urban networks and creating a harmonious and sustainable system of space and territory; to build a hi-tech commodity agriculture and forest production towards diversity in association with the protection of natural resources and the eco-environment.
4. To synchronously combine production development with infrastructure development in various regions, including rural, deep-lying and remote areas; to form systems of population spots of urban type with townships, townlets and trade and service centers towards industrialization and urbanization, which are of small or medium size suitable to each district.
5. To sustainably develop the economy on the basis of linking economic growth with assurance of social justice and progress; to raise the material and cultural lives of people, gradually narrowing the gap between rural and urban areas, creating harmonious development among areas; to create employment and gradually labor from agriculture to the industrial and service sectors.
6. To prioritize human resource development; to step up education and training while quickly introducing scientific and technological advances into production, considering this a factor decisive to the province's economic development; to protect, re-generate and enrich forest, land and water resources, and protect the environment.
7. To closely combine economic development with security and defense consolidation, building an all-people defense. To formulate particular and flexible policies and institutions for border and border gate areas in the province with a view to ensuring political stability, firmly maintaining national border sovereignty as well as local social order and safety.
1. General objectives
To build Tay Ninh into a basically industrial province by 2020 with a fairly modern and synchronous socio-economic infrastructure system, closely linked with the infrastructure development of Ho Chi Minh City's urban areas and the entire southern key economic region. To raise the potential and competitiveness of the entire economy, to successfully embark upon integration and firmly seize favorable opportunities brought about by international economic integration for fast and sustainable socio-economic development.
To maintain high and sustainable economic growth rates, creating vigorous improvements in the development rate, effectiveness and competitiveness of the economy; to raise the quality of human resources; to incessantly improve the people's living conditions; to firmly maintain political stability, social order and safety; to create prerequisites for accelerated industrialization and modernization in order to successfully achieve the set objectives.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ Economically
The average GDP growth rate in the 2011-2020 period will be around 15%-15.5%, of which the average growth rate of the agriculture, forestry and fishery sector will be 5.5-6%; of the industrial and construction sector, 20-21%; and the service sector, around 14.7-15.2%. Concretely for each period as follows:
- The 2011-2015 period
The average GDP growth rate in this period will be around 14,5-15%, of which the average growth rate of the agriculture, forestry and fishery sector will be 6-6.2%; the industrial and construction sector, 21-21.5%; the service sector, around 14.5-15%.
The economic structure projected for 2015 at current prices: agriculture, forestry and fishery will account for 26-26.5%; industries and construction, around 36.5-37%; the service sector, around 36.5-37%. At the 1994 comparative prices, the economic structure projected for 2015 will be: Agriculture, forestry and fishery, 19-19.5%; industries and construction, around 36 - 36.5%; services, around 44.5. 45%.
The 2015 average per-capita GDP will reach USD 2,852/year, if calculated at current prices, or USD 1,983/year, if calculated at the 1994 comparative prices.
- The 2016- 2020 period
The average GDP growth rate in this period will be around 15.5-16%, of which the average growth rate of the agriculture, forestry and fishery sector will be 5.5-6%; industries and construction, around 20.5-21%; and the service sector, around 15-15.5%.
The economic structure projected for 2020: Agriculture, forestry and fishery will account for about 15-15.5%; industries and construction, around 45-45.5%; and services, around 39-39.5%. If calculated at the 1994 comparative prices, the projected 2020 economic structure will be: Agriculture, forestry and fishery, around 11-12%; industries and construction, around 44.5-45%; and services, around 43-43.5%.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The export turnover will annually grow 23-25% on average during 2011-2020.
The GDP mobilization rate for the budget will reach around 10-12% by 2020.
The GDP mobilization rate for development investment during 2016-2020 will surpass 40%.
b/ Socially
-The 2011-2015 period
The rate of trained laborers will reach around 60% by 2015. Jobs will be created for, about 18,000 - 19,000 people each year.
To strive for the target that 100% children of 6 years will be admitted into grade 1 by 2015.
To strive for the target that by 2015, over 99% households will have access to electricity from the national grid.
- The 2016-2020 period
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To strive to accomplish the universalization of secondary education before 2020.
To check the population growth rate and reach the replacement fertility rate by 2020.
To strive for the target that by 2020. 100% households will have access to electricity.
c/ Environmentally
The rate of natural coverage will reach over 40% during 2010-2020.
By 2020, all towns and townships of the province will have waste collection and treatment facilities; 100% newly built production establishments will have facilities able to treat waste up to environmental standards or apply clean technologies; the number of production establishments reaching environmental standards will be over 80% by 2015 and 90% by 2020.
By 202O,100% urban and rural dwellers will have access to clean water.
d/ Defense and security
To ensure defense and security, firmly maintain border sovereignty, political stability, curbing the rise of and gradually reducing crimes and social vices.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Industries
- To quickly and sustainably develop industries, cottage industry and handicraft as driving forces for the province's economic growth and restructuring towards industrialization and modernization. To concentrate on hi-tech, clean and supporting industries, including mechanical engineering, electronics-telecommunications-informatics, pharmaco-chemical industry and food processing industry of high added value. By 2020, Tay Ninh's industries will basically be sustainable, rationally structures and suitable to the province's conditions, potential and advantages.
The average annual growth rate of industrial production value will reach 21-22% during 2011-2015 and 20-21% during 2016-2020.
- Industries will be restructured towards developing the following key industries: (1) mining and mineral processing; (2) food processing; (3) timber processing and paper production; (4) building-materials production; (5) chemicals and pharmaceuticals; (6) garment and textile and footwear; (7) mechanical engineering and metal processing; and (8) electricity and water production and supply.
- To develop industrial parks, linking the development of industrial parks and complexes with that of urban centers and services; to attach importance to building worker dormitories in the system of urban centers around industrial parks and complexes. By 2020, the land fund for industrial parks, complexes and spots will be 10,000 ha. The sizes and locations of industrial parks and complexes will be specified in the province's master plan on development of industrial parks and complexes.
- To boost investment in building capacity for establishments and enterprises in the building industry towards modernization from designing to construction and in both human resources and equipment so that they will be able to undertake major socio-economic projects.
To create favorable conditions and environment for the establishment and operation of construction enterprises.
To further improve the legal environment, investment environment and activities that assist the development of construction enterprises.
To build construction forces strong enough to be able to meet construction demands in the province and step by step participate in construction activities outside the province and in international cooperation.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To develop services at high growth rate, with high quality and in a comprehensive and sustainable manner. To strive for the target that the average annual growth rate of the service sector will be around 14.5-15% during 2011-2015 and 15-15.5% during 2016-2020.
To develop key services:
- To develop trade toward forming trade centers in urban centers, trade complexes in rural areas, and market and supermarket systems. To concentrate on developing Moc Bai and Xa Mat border-gate economic zones and trade centers in Hoa Thanh and Go Dau towns. To complete the network of markets, particularly wholesale markets, border-gate markets, border markets and department stores in urban centers. For export, to focus on exploiting and producing export items of high economic value, raising the processed constituents of products while restricting the export of crude raw materials. To raise the effectiveness of trade promotion, creating conditions for and supporting enterprises in market surveys and participating in exhibitions and fairs. To develop border trade between Tay Ninh and Cambodia;
- For tourism, to concentrate investment in tourist development with various form of eco-tourism in association with historical and cultural relics and craft villages of the province. To attach importance to creating special tourist products of the Tay Ninh trait. To concentrate on improving, upgrading and exploiting such tourism attractions as the southern central Resistance Headquarters Base, Ba Den mount, Tay Ninh Holy See, Dau Tieng water reservoir, entertainment and recreation park,, forest ecological park, trade, service and sport center, hotels, restaurants in order to diversify tourist products and raise tourist quality to satisfy the demands of tourists to Tay Ninh;
- To develop financial, banking and credit activities for achieving the province's economic restructuring and socio-economic development objectives. To study the establishment and properly manage the operations of various funds such as the credit guarantee fund for small- and medium-sized enterprises, venture investment fund and social relief fund. To develop financial, insurance business and brokerage activities and set up financial companies;
- Post and telecommunications: To develop modern communication infrastructure facilities with increasing service quality on: par with developed regional countries to meet socioeconomic development requirements and local people's demands.
3. Agriculture, forestry and fishery
- Agriculture
+ To develop agriculture in a comprehensive and sustainable manner. To step up the sector's restructuring towards raising the husbandry ratio; to carry out agricultural and rural industrialization and modernization, linking agricultural development with the market.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ To vigorously restructure agriculture towards increasing the husbandry ratio on the basis of encouraging the development of animal raising establishments (farms) to create big cattle and poultry herds. To diversify animal products to satisfy the demands of the province, its urban centers and the region, especially Ho Chi Minh City, forming raw materials bases for the animal product processing industry to develop.
+ To develop multi-sectoral agriculture. To vigorously encourage farm economy, cooperative economy and cooperatives, regarding households as autonomous economic units in all aspects of agricultural production. The state-run economic sector should focus on the production and supply of plant varieties and livestock breeds, study the application and renewal of farming techniques (or technologies in a broader sense) in agriculture. The collective economy will be encouraged to develop, aiming to raise the role of farmer household groups within the framework of organizational changes in agricultural cooperatives in a market economy. To encourage models of large-scale farm economy and household economy.
+ To introduce scientific and technical advances as well as new technologies into production, using high-yield strains, practicing intensive farming and increasing crops; to concentrate on building the irrigation system and embanking canal systems for active irrigation and drainage. To study the formation of hi-tech agricultural zones, aiming to supply high-quality products and modern technologies to meet provincial and regional demands.
To carry out industrialization and modernization in agriculture and rural areas, linking agricultural development with the market and the development of other industries, especially the processing industry.
Together with agricultural restructuring, the rural economy should be restructured towards raising the industrial and service ratios.
- Forestry
To rationally and efficiently use the forest land fund of around 70,000 ha, including 57,000 ha of forest land. To incrementally create new natural forests by zoning off for regeneration and protection, while increasing the forest capital with trees meeting forest product needs as well as protection requirements. To preserve and diversify bio-resources, preventing the extinction of fauna and flora species, groups of species in ecological zones. To conserve and develop rare and precious eco-systems and bio-diversity for tourist development.
- Fisheries
Fisheries development must ensure the requirements on water environment protection, a previous natural resource for production development and daily-life activities of people in the province as well as related provinces and cities, To rationally use surface water areas of Dau Tieng reservoir and Sai Gon and Vam Co rivers systems for medium- and small-scale fishery development.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To develop education and training towards modernization and standardization of education, raising the quality of teachers and educational administrators; to focus on physical foundations, completing building of permanent school buildings, classrooms and official-duty houses for teachers; to increase training and markedly improve educational quality at all levels, maintaining the fruits of primary and lower-secondary education universalization. By 2015, to complete the universalization of upper secondary education; to proceed with pre-school universalization for 5-year children. To materialize plans on vocational training for rural labor. To develop human resources for industrialization and modernization, raising the rate of trained laborers to 70% by 2020.
- To ensure fairness in health care for people; to ensure that all people have access to primary health care as well as basic health services. To diversify and constantly raise the quality of medical examination and treatment of various forms, developing healthcare services at request and proceeding to implement household-based health administration. By 2010, all commune health stations will reach the national standards on healthcare. To build hospitals and health centers, to provide high-quality medical examination and treatment services.
- To develop cultural and information activities, harmonizing information and propaganda tasks, raising the quality of cultural, art, information, entertainment and recreation activities, meeting people's cultural and spiritual needs; to properly socialize cultural and sport activities. To conserve historical relics and values of national cultural heritages in the locality.
To foster and bring into full play the human factor, building a healthy lifestyle among the population by stepping up physical training and sports activities. To develop mass movements for physical training and sports based on accelerated socialization. To make focused investment in developing of a number of strong sports of the province for high achievements.
- To develop science and technology in the direction of stepping up the application of bio-science and technology, processing technology and information technology, building scientific and technological capacity in surveys and rational utilization of natural resources, applying advanced management systems.
- For environmental protection and sustainable development, to build daily-life and industrial waste treatment factories and waste water treatment stations. To select advanced technologies suitable to local conditions. To intensify inspection and supervision of waste discharging sources of industrial and tourist establishments.
5. Infrastructure development
- To develop the transport system as a driving force for economic development. To bring into the fullest play the province's geographical advantages with national highways 22, 14 and 14C and the light railway route from Ho Chi Minh City to Moc Bai, to develop outbound transport systems such as roads (paying particular attention to key routes facilitating border trade with Cambodia) and river ways in such key economic zones as industrial parks and commodity production zones. By 2020, the transport infrastructure systems will be basically stabilized.
- To apply measures to raise irrigation and drainage efficiency and save water sources by embanking all irrigation canals of grades I, II and III and adding intra-field canals. To build systems of drainage canals in synchrony with irrigation canals and rainy season flood drainage. canals for soil improvement. To continue with investment in such projects as Dau Tieng sub-project (under the project on modernization of Dau Tieng Tay Ninh irrigation - VWRAP), sub-project on Tan Bien irrigation zone under Phuoc Hoa irrigation project, anti-flood dykes along Vam Co river, systems of drainage canals and pump stations in Trang Bang, Ben Cau and Chau Thanh districts.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To further expand existing power plants while building a number of water supply systems. To concentrate investment in water drainage systems in urban centers, build waste water treatment systems and stations up to national standards. Treatment stations should be built in industrial parks in line the peculiar conditions of each park.
IV. ORGANIZATION OF TERRITORIAL SPACE
1. Development of socio-economic areas
- The province's northern area
The province's northern area covers the districts of Tan Chau, Tan Bien, Duong Minh Chau and Chau Thanh, which is projected for development into a forest fund conservation area to develop agriculture towards forming consolidated industrial crops; develop tourism; to develop border-gate economy at rational scale and form industrial complexes of rational medium size in association with population relocation.
- The central area
The central area covers Tay Ninh town and Hoa Thanh district, which is projected for development into a socio- political and economic center of the province with Tay Ninh town as the core (which is directed to develop into a provincial city); to develop trade, post and telecommunications, financial and banking, tourist and services. To form and develop clean-industry complexes of high quality, cottage-industry and handicraft villages; to develop various industries with the formation of modern urban centers and trade and service centers.
- The province's southern area
The southern area embraces Trang Bang. Go Dau and Ben Cau districts, which is projected for development of industrial parks and complexes. To develop service industries and export-oriented industries for future exploitation of Cambodia, Thailand and other markets. To develop a sustainable eco-agriculture; to form urban and rural population spots in association with the development of industrial complexes and border-gate economy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To develop appropriate urban center networks on the basis of distribution of production forces to participate in socio-economic development. Urban centers in the province must be rationally developed and arranged, creating a balance among the province's territorial areas, stepping up the development of each area towards industrialization and modernization in association with the process of accelerated rural urbanization and building of a new countryside. Tay Ninh's urban center network will include its core urban centers (Tay Ninh town, Hoa Thanh township, Trang Bang urban center, Go Dau, Ben Cau and Xa Mat townships); district centers; commune clusters' centers and border-gate and industrial townlets.
V. PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(See the enclosed appendix)
VI. POLICIES AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN
1. Raising of investment capital
Total investment capital for the 2011-2020 period will approximate USD 9-13 billion. In order to raise this capital amount, there should be specific measures and policies to create a favorable investment environment and utilize more efficiently capital sources.
2. Human resource development solutions
Raising the quality of human resources is the objective and also a driving force for the province's socio-economic development. This constitutes a strategy on human resource development. In order to develop and raise the quality of human resources, it is necessary to comprehensively deal with interactive relationships among the following three major aspects: education and training; employment of human resources and job creation.
3. Scientific-technological solutions and protection of natural resources and environment
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To properly carry out environmental supervision and inspection; to formulate regulations on waste management and pollution control, correctly and adequately calculating environmental protection expenses in new investment projects and enforcing the environmental protection law; to implement forestation programs and protect water resources; to study the application of large-scale garbage treatment technologies or garbage burial sites up to international standards.
4. Solutions to macro-economic administration and implementation of the master plan
- To apply macro-administration solutions along with formulating comprehensive policies: the market policy and policy to develop a multi-sector economy.
To work out appropriate mechanisms and policies for addressing such social issues as housing and employment for people subject to relocation due to land recovery for implementation of important projects and programs; and preferential policies towards the poor.
- To encourage all economic sectors to make development investment and prioritize the application of advanced technologies for higher quality growth and economic restructuring towards industrialization and modernization.
- To improve the organization of the master plan administration and implementation so as to make the master plan enter life incrementally, with the following contents: to popularize and mobilize people to participate in the implementation of the master plan; to specify contents of the master plan in the agendas and working programs of Party Committees and grassroots administrations of all levels; to regularly update the master plan's contents; to detail the province's socio-economic development master plan in the plans on sector development, urban and rural construction, socioeconomic development plans of districts and towns and annual and five-year plans.
- To enhance the inspection and supervision of the implementation of the master plan: After being approved, the master plan must become-a legal document serving as a basis for all development activities in the province; the Party Committees, People's Councils and People's Committees at all levels, mass organizations and all local people shall organize the inspection and supervision of the implementation of the master plan.
Article 2. This master plan will serve as a basis for the formulation, submission for approval and implementation of specialized master plans (construction master plan, land use planning and plans and other specialized master plans) and execution of investment projects in the province under regulations.
Article 3. The Tay Ninh province People's Committee shall base itself on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations identified in this master plan to assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors in, directing the formulation, submission for approval and implementation of the following contents:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Formulation and promulgation or submission to competent authorities for promulgation of a number of mechanisms and policies in conformity with the development requirements of the province and laws of the State in each period, with a view to attracting and mobilizing resources for implementation of the master plan;
- Formulation of long-term, medium-term and short-term plans; key development programs and specific projects for concentrated investment or incremental rational investment.
- Submission to the Prime Minister for consideration and decision of timely adjustments and supplements to this master plan which are suitable to the socio-economic development situation of the province and the whole country in each planning period.
Article 4. Concerned ministries and central sectors shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, fulfill the following responsibilities:
1. To guide and assist the Tay Ninh province People's Committee to study and formulate specific plans; to study and formulate and submit to competent authorities for promulgation a number of mechanisms and policies in conformity with the province's socio-economic development requirements in each period with a view to efficiently utilizing resources; to encourage and attract investment according to the socio-economic development objectives and tasks stated in this master plan.
2. To review, adjust and add to sector development plans and investment plans projected relevant works and projects mentioned in the approved master plan- To support Tay Ninh province in allocating and mobilizing domestic and foreign investment capital sources for implementation of the master plan.
Article 5. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 6. The chairperson of the Tay Ninh province People's Committee, ministers, heads of ministerial-level agencies - heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People's Committees shall implement this Decision.-
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
LIST OF PROJECTS OF TAY NINH PROVINCE PRIORITIZED
FOR INVESTMENT STUDY DURING 2010-2020
(To Ike Prime Minister's Decision No. 2044/QD-TTg of November 9, 2010)
A
CENTRALLY INVESTED PROJECTS
1
National highway 22
2
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
National highway 14
4
Ho Chi Minh road
5
The expressway from Ho Chi Minh City to Moc Bai
6
The railroad from Ho Chi Minh City to Moc Bai
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8
Project on modernization of Dau Tieng irrigation system
B
LOCALLY MANAGED PROJECTS
1
Provincial roads 782-784
2
Provincial road 786
3
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Provincial road 794
5
Provincial road 795
6
Provincial road 799
7
Border belt road 791
8
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9
Chau Thanh- Ben Cau border belt road
10
Extended Hoang Le Kha road
11
Road to South Vietnam Central Resistance Headquarters Base
12
Upgraded provincial-town roads
13
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14
Water drainage system for 8 townships of Tay Ninh province
15
Educational material foundations and equipment
16
Medical material foundations and equipment
17
Information technology infrastructure
18
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C
PRODUCTION AND BUSINESS INFRASTRUCTURE PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT
1
Industrial parks infrastructure
2
Industrial complexes infrastructure
3
Moc Bai border-gate economic zone infrastructure
4
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5
Project on investment in industrial parks
6
Project on investment in industrial complexes
7
Project on construction of wholesale markets (Bau Nang-Duong Minh Chau farm produce wholesale market; Ao Ho-Hoa Thanh fishery product wholesale market)
8
Project on trade-service zone
9
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
10
Thermo-power plant project
11
Post-sugar product processing project
12
Post-wheat flour product processing project
13
Rubber latex product production project
14
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15
Project on cattle raising and meat-milk processing
16
Project on animal feeds processing
17
Project on southern historical and revolutionary relics at Boi Loi
18
Project on South Vietnam Resistance Headquarters historical relics
19
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
20
Project on Ma Thien Lanh-Ba Den mountain eco-tourism zone
21
Project on Lo Go national park-Xa Mat eco-tourism development
22
High-rise condominium project
23
Residential-resettlement quarter project
24
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
25
Private-hospitals project
26
People-founded university project
27
Systems for collection and treatment of waste water from towns and townships
28
Waste landfills and solid waste treatment system
29
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
30
District water supply systems
* Note: The
locations, sizes, land areas, total investment and investment capital sources
of the above-mentioned projects will be calculated, selected and specified in
the period of formulation and submission for approval of investment projects,
depending on the demands, capacity to balance and mobilize resources in each
period.
Quyết định 2044/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2044/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/11/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2044/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video