Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 10 tháng 01 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN, TÔN TẠO DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA ĐIỂM HỘI THỀ LŨNG NHAI VÀ CÁC DI TÍCH LIÊN QUAN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI XÃ NGỌC PHỤNG, HUYỆN THƯỜNG XUÂN, TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản Văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Căn cứ Quyết định số 916/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 6707/TTr-SVHTTDL ngày 28/12/2023 (kèm theo Báo cáo thẩm định số 6706/BC-SVHTTDL ngày 28/12/2023, hồ sơ và các văn bản liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa (sau đây viết tắt là Quy hoạch di tích).

Địa điểm: xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

2. Phạm vi và quy mô lập quy hoạch

a) Quy mô quy hoạch: 73,43 ha, trong đó:

- Diện tích Khu vực bảo vệ (I và II) di tích địa điểm Hội thề Lũng Nhai là 30,12 ha.

- Diện tích kiến nghị bổ sung Khu vực bảo vệ (I và II) đối với miếu Phụng Dưỡng, khu mộ Mường là 1,90 ha.

- Diện tích khu vực phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch lịch sử - văn hóa - sinh thái: 41,41 ha.

b) Ranh giới lập quy hoạch:

- Phía Đông Bắc giáp thôn Xuân Thành, đường Quốc lộ 47;

- Phía Đông Nam giáp thôn Xuân Thành, xã Ngọc Phụng;

- Phía Tây Nam giáp rừng sản xuất núi Pù Mé;

- Phía Tây Bắc giáp thôn Quyết Tiến.

3. Mục tiêu quy hoạch di tích

a) Mục tiêu dài hạn

- Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và văn hóa địa phương; khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch phong phú góp phần gìn giữ, phát huy giá trị các di tích, danh thắng, các yếu tố văn hóa lâu đời;

- Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan thành một khu di tích thiêng liêng, tôn vinh công lao to lớn của nghĩa quân Lam Sơn; góp phần giáo dục tinh thần yêu nước của các thế hệ người Việt Nam đồng thời tạo ra một điểm đến du lịch cho huyện Thường Xuân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân địa phương;

- Thiết lập mối quan hệ các điểm du lịch trong vùng, tạo mối quan hệ tương hỗ nhằm phát triển du lịch;

b) Mục tiêu ngắn hạn: Làm căn cứ xây dựng và thực hiện các kế hoạch, dự án đầu tư và phát triển du lịch phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội.

4. Nội dung quy hoạch di tích

4.1. Định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

a) Điều chỉnh, mở rộng khu vực bảo vệ di tích:

- Giữ nguyên diện tích khu vực bảo vệ (I và II) di tích Địa điểm Hội thề Lũng Nhai là 30,12 ha (theo Quyết định số 4790/QĐ-UBND ngày 31/12/2013).

- Bổ sung Khu vực bảo vệ di tích Miếu thờ Phụng Dưỡng là 0,26ha (bao gồm: diện tích Khu vực bảo vệ I là 0,13 ha; diện tích Khu vực bảo vệ II là 0,13ha).

- Bổ sung khu vực bảo vệ di tích Mộ cổ Mường 1,64ha (bao gồm: diện tích Khu vực bảo vệ I là 1,25 ha; diện tích Khu vực bảo vệ II là 0,39ha).

b) Phương hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích

- Định hướng bảo quản, phục hồi:

+ Di tích Địa điểm tổ chức Hội thề Lũng Nhai cần phải bảo tồn không gian - cảnh quan. Hiện nay, việc xây dựng nhà đón tiếp và gian thờ đã làm mất đi cảnh vật núi rừng xưa. Do đó, cần bảo quản các viên đá có hình dạng tự nhiên hiện có trong khu vực; tháo dỡ nhà tạm, trả lại cảnh quan tự nhiên.

+ Khu mộ cổ: Bảo quản toàn bộ các ngôi mộ cổ bằng cách phát lộ bề mặt mộ với các hòn đá quây, đá hướng.

+ Miếu Phụng Dưỡng: Bảo quản 02 tấm bia đá và một phần câu đối còn lại được đắp ở hai bên cửa ra vào đền.

- Định hướng tu bổ, tôn tạo:

+ Di tích Địa điểm tổ chức Hội thề Lũng Nhai: Khu vực dưới chân núi, xây dựng nhà bia kiến trúc 02 tầng mái, theo phong cách Lê Sơ, bia bằng đá nguyên khối; xây dựng cổng đền, đền chính theo phong cách thời Lê; tôn tạo hệ thống đường đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

+ Khu mộ cổ: Tôn tạo cảnh quan cùng hạ tầng kỹ thuật.

+ Miếu phụng dưỡng: Tôn tạo lại đền thờ, hồ nước, hệ thống sân vườn cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật.

Bảng Danh mục công trình bảo quản, tu bổ, phục hồi

TT

Khu chức năng

Diện tích đất (ha)

Diện tích bảo tồn, tu bổ, tôn tạo (m2)

Định hướng không gian, kiến trúc, cảnh quan

A

Khu vực bảo vệ I

14,17

 

 

1

Bảo tồn, tôn tạo Khu Hội thề Lũng Nhai

12,79

 

 

 

1) Khu Hội thề

 

 

 

 

- Nơi diễn ra Hội thề

 

20

Bảo quản nguyên vẹn hình thể các viên đá

 

- Cảnh quan bao quanh nơi diễn ra hội thề

 

921

Tháo dỡ nhà tạm, trả lại cảnh quan tự nhiên bao quanh; xây dựng bia biển giới thiệu

 

2) Khu nhà bia

 

 

 

 

- Bia

 

 

Bằng đá nguyên khối

 

- Nhà che bia

 

189

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu BTCT giả gỗ theo phong cách Lê Sơ

 

- Sân bia

 

475

Lát gạch bát

 

- Vườn

 

1.498

 

 

3) Khu đền thờ

 

 

 

 

- Cổng đền

 

65,30

Mặt bằng chữ nhất Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu BT giả gỗ theo phong cách Lê Sơ

 

- Đền

 

446,70

Mặt bằng chữ công; Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu BT giả gỗ theo phong cách Lê Sơ

 

- Sân đền

 

300

Lát đá xanh (khu vực đường thần đạo từ công vào)

 

 

 

887

Lát gạch bát (hai bên sân - tương tự sân rồng Lam Kinh, ở giữa lát đá, hai bên lát gạch)

 

- Cảnh quan di tích

 

116.204

Chủ đạo cây bản địa

 

4) Giao thông kết nối

 

6.868

Đường bê tông giả đất

2

Miếu Phụng Dưỡng

0,13

 

 

 

- Hậu cung - Trung đường

 

23

Tu bổ; bổ sung nội thất - đồ thờ

 

- Tiền đường

 

45

Tôn tạo phong cách Nguyễn (đồng bộ với hậu cung hiện có)

 

- Sân miếu

 

135

Tôn tạo

 

- Hồ nước

 

85

Phục hồi

 

- Vườn miếu

 

1.013

Chủ đạo cây bản địa

 

- Nhà che bia

 

 

 

3

Mộ cổ

1,25

 

 

 

Mộ (khoảng 38 mộ - Cụ thể cần khảo cổ)

 

1.691

Theo phong cách mộ Mường

 

Cảnh quan mộ

 

10.809

Chủ đạo cây bản địa

B

Khu vực bảo vệ II

17,85

 

 

B1

Khu Hội thề Lũng Nhai

17,33

 

 

 

Bảo vệ cảnh quan

 

 

 

 

Rừng tự nhiên

 

 

 

B.2

Khu miếu Phụng Dưỡng

0,13

 

 

5

Khu đón tiếp

0,10

 

 

 

Bãi đậu xe

 

450

BT cỏ

 

Hoàn trả đường thôn

 

350

Dài 85m; bê tông

6

Giao thông (nối QL 47 với di tích)

0,03

325

Dài 88,5m; bê tông giả đất

 

Vườn

 

175

Chủ đạo cây bản địa

B.3

Khu mộ cổ

0,39

 

 

 

Khu đón tiếp, hành lễ

0,39

 

 

 

- Bãi đậu xe

 

605

Bê tông, cỏ

 

- Miếu thờ thần linh

 

8

Kết cấu bằng gỗ rừng, mái cỏ gianh

 

- Sân đường hành lễ

 

458

Lát đá xanh; Đường bê tông giả đất

 

Vườn

 

2.829

Chủ đạo cây bản địa

4.2. Định hướng quy hoạch không gian bảo tồn và phát huy giá trị di tích

a) Phân vùng chức năng: Chia làm 2 khu vực (Khu vực di tích và khu vực phát huy giá trị di tích)

b) Định hướng tổ chức không gian, tôn tạo kiến trúc cảnh quan di tích

- Đối với khu vực di tích: Quy định cụ thể tại Mục 4.1 (Định hướng bảo quản, tu bổ phục hồi di tích).

- Đối với khu vực phát huy giá trị di tích

+ Tại di tích Địa điểm hội thề Lũng Nhai: Bao gồm các khu chức năng như:

Khu đón tiếp - dịch vụ di tích: Nằm tiếp giáp với đường QL 47, bố trí bãi đỗ xe, nhà dịch vụ, nhà vệ sinh công cộng, nhà quản lý - đón tiếp. Các công trình có quy mô phù hợp với không gian di tích, kiến trúc kiểu dân tộc địa phương.

Khu đón tiếp - dịch vụ sinh thái: Phục vụ khu cảnh quan sinh thái thác Bảy tầng, gồm các công trình phục vụ cáp treo, dịch vụ du lịch.

Khu du lịch sinh thái rừng và thác Bảy tầng: Giữ nguyên trạng hệ thống cây xanh có giá trị, trồng bổ sung các loại cây địa phương để tạo cảnh dọc tuyến tham quan. Các loại cây trồng phải tham khảo ý kiến các chuyên gia. Ngoài ra tại những vị trí có điểm quan sát tốt bố trí chòi nghỉ - tránh mưa.

Rừng tự nhiên (giữ nguyên trạng, bổ sung cây bản địa có giá trị sinh khối và thẩm mỹ).

Khu lưu trú homestay (nhà dân tộc Mường, dân tộc Thái): Kiến trúc theo kiểu nhà dân tộc Mường, Thái có trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch.

Khu cây xanh cách ly Quốc lộ 47: Trồng các loại cây nhằm giảm tác động của khói bụi, tiếng ồn nhưng vẫn đảm bảo an toàn giao thông.

+ Tại di tích miếu Phụng Dưỡng: Khu đón tiếp - lễ hội gồm các công trình như bãi đỗ xe, sân lễ hội.

+ Tại di tích mộ cổ: Khu đón tiếp hành lễ gồm bãi đỗ xe, miếu thờ, sân hành lễ.

Bảng thống kê các hạng mục phát huy giá trị di tích

TT

Khu chức năng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Cao độ công trình (m)

Mật độ xây dựng (%)

Diện tích bảo tồn, tu bổ, tôn tạo (m2)

Định hướng không gian, kiến trúc, cảnh quan

C

Khu vực phát huy giá trị di tích

41,41

100

 

1,99

8.247

 

1

Đón tiếp - dịch vụ 01 - di tích

2,14

5,17

 

5,24

1.121

 

 

- Bãi đậu xe

 

 

 

 

8.122

 

 

- Nhà quản lý - đón tiếp

 

 

13,50

 

435

Kiến trúc nhà sàn Mường bằng gỗ rừng, mái cỏ gianh,

 

- Nhà dịch vụ (2 nhà)

 

 

9,60

 

504

Kiến trúc nhà sàn Mường bằng gỗ rừng, mái cỏ gianh,

 

Nhà vệ sinh

 

 

6,00

 

182

BTCT giả gỗ, mái dốc, lợp ngói âm dương

 

Sân vườn

 

 

 

 

12.457

Chủ đạo cây bản địa

2

Đón tiếp - dịch vụ 02 - sinh thái

2,69

6,50

 

2,68

722

 

 

- Nhà quản lý - đón tiếp

 

 

6,50

 

191

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ theo phong cách truyền thống

 

- Nhà dịch vụ (2 nhà)

 

 

6,50

 

342

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ theo phong cách truyền thống

 

- Nhà điều hành cáp treo

 

 

9,50

 

189

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ phong cách truyền thống

 

Sân

 

 

 

 

9.799

Lát gạch bát

 

Vườn

 

 

 

 

3.879

Chủ đạo cây bản địa

3

Du lịch sinh thái rừng và thác Bảy tầng

27,54

66,50

 

0,21

577

Diện tích xây dựng công trình

 

- Ga cáp treo + dịch vụ (2 nhà)

 

 

9,50

 

378

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ theo phong cách truyền thống

 

- Cáp treo

 

 

-

 

 

1437 m dài

 

- Chòi tránh mưa

 

 

4,30

 

25

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ theo phong cách truyền thống

 

- Chòi tránh mưa

 

 

4,10

 

32

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ theo phong cách truyền thống

 

- Chòi tránh mưa - lửa trại

 

 

4,50

 

142

Kiến trúc 2 tầng mái, kết cấu bê tông cốt thép giả gỗ theo phong cách truyền thống

 

Cảnh quan rừng

 

 

-

 

503.423

Bảo tồn rừng đặc dụng; Bổ sung một số cây có giá trị thẩm mỹ trên tuyến đường và không gian trống

4

Nhà dân tộc Mường (Homestay)

5,26

12,70

 

9,18

4.829

 

 

- 29 nhà sàn

 

 

8,10

 

4.640

Kiến trúc nhà sàn Mường bằng gỗ rừng, mái cỏ gianh,

 

- Miếu thờ thổ thần (29 miếu)

 

 

2,10

 

189

Kết cấu bằng gỗ rừng, mái cỏ gianh

 

- Cọn nước

 

 

-

 

 

Tre luồng

 

Vườn

 

 

-

 

52.372

Chủ đạo cây bản địa

5

Nhà dân tộc Thái (Homestay)

1,70

4,11

 

5,82

990

 

 

- 9 nhà sàn Thái đen

 

 

7,50

 

945

Nhà sàn Thái đen; Kết cấu gỗ rừng, vách phên nứa, sàn cửa ván, mái cỏ gianh;

 

- Hạn Khuống

 

 

2,00

 

45

Hạn khuông bằng gỗ và tre nứa.

 

Cối giã gạo bằng sức nước

 

 

-

 

 

Cối đá; tre luồng; gỗ

 

Vườn

 

 

-

 

26.510

Chủ đạo cây bản địa

6

Khu cây xanh cách ly QL47

1,14

2,75

 

 

 

 

7

Rừng tự nhiên

0,94

2,28

 

 

 

 

4.3. Xác định khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

Di tích địa điểm lời thề Lùng Nhai nguyên gốc là khu vực núi rừng; Tài nguyên thiên nhiên hiện có nổi trội khu vực là thác nước Bảy tầng. Do đó, khu vực này cần được bảo vệ. Mức độ bảo vệ như sau:

- Khu vực địa điểm Hội thề Lùng Nhai: Phục hồi rừng nguyên sinh với hệ thống cây xanh phù hợp với hệ sinh thái rừng bản địa.

- Khu vực bảo vệ cảnh quan thiên nhiên núi Pù Mé (bao gồm cả thác nước Bảy tầng; Cơ bản giữ nguyên cây hiện có, cắt tỉa theo bố cục không gian trống (rừng thưa). Trồng bổ sung một số loài cây có giá trị thẩm mỹ, phù hợp với khu vực (thông, long não,...).

Theo tài liệu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp, diện tích rừng trong khu vực quy hoạch là 45,5 ha, trong đó:

- Diện tích rừng tự nhiên 1,9 ha (giữ nguyên trạng, bổ sung cây bản địa có giá trị sinh khối và thẩm mỹ);

- Diện tích còn lại rừng trồng là 43,60 ha. Trong phạm vi này, quy hoạch xác định:

+ Diện tích sân đường: 0,89 ha (8879 m2) chiếm 2,04%.

+ Diện tích xây dựng công trình là: 0,15 ha (1460 m2) chiếm 0,34%.

+ Diện tích rừng trồng được giữ nguyên trạng (tạo cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái) là 42,56 ha chiếm 97,62%.

Như vậy, diện tích cần chuyển đổi chức năng sử dụng từ đất rừng trồng sang đất xây dựng sân đường (đường mòn) và công trình là 1,04 ha.

4.4. Định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch

a) Về các sản phẩm du lịch chủ yếu:

- Du lịch văn hóa - lịch sử: Khai thác tiềm năng về giá trị lịch sử kết hợp với các giá trị văn hóa địa phương (ẩm thực, phong tục tập quán,...).

- Du lịch sinh thái: Khai thác tiềm năng cảnh quan thiên nhiên của thác Bảy tầng và cảnh quan núi Pù Mé.

- Du lịch cộng đồng: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tìm hiểu phong tục tập quán, âm nhạc, ẩm thực,... của dân tộc Mường, Thái tại địa phương.

b) Về các tuyến du lịch:

- Tuyến du lịch chủ đề: Liên kết với khu di tích Lam Kinh tạo thành chuỗi du lịch chủ đề về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Tuyến du lịch liên huyện: Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, hồ thủy điện, Đền Cầm Bá Thước, Đền Bà chúa Thượng ngàn,... các lễ hội truyền thống,...

c) Phối hợp các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về di tích; xây dựng cơ sở vật chất du lịch, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch; bảo vệ tài nguyên, cảnh quan, môi trường,...

4.5. Định hướng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật

a) Quy hoạch giao thông

- Giao thông đối ngoại: Tuyến QL47 theo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, tuyến QL47 được quy hoạch đường cấp III, có hành lang đường bộ từ tim đường sang mỗi bên 21m.

- Khu vực quy hoạch kết nối với đường QL47 bằng 01 điểm duy nhất (từ bãi đậu xe). Đường kết nối này có cấu tạo là đường bê tông giả màu cỏ, mặt cắt ngang 7,5m. Còn lại là đường đi bộ và xe điện nội bộ phục vụ tham quan di tích.

- Giao thông đối nội: Đường công vụ bề rộng từ 5,5 - 7,5m, bê tông giả đất, giả màu cỏ; Đường nội bộ mặt cắt từ 1,75 - 3,5m, đường lát đá hoặc bê tông giả đất, giả màu cỏ.

- Giao thông tĩnh: Bãi đỗ xe bê tông chia ô trồng cỏ xen kẽ.

- Phương tiện: Để phục tham quan du lịch sử dụng chủ yếu các loại phương tiện giao thông thân thiện môi trường. Đối với khu vực di tích địa điểm Hội thề Lũng Nhai và thác Bảy tầng do khoảng cách cũng như địa hình núi dốc nên chủ yếu đi bộ. Đối với 02 điểm di tích Miếu Phụng Dưỡng, khu mộ cổ sử dụng phương tiện thân thiện với môi trường, phù hợp với địa hình, cảnh quan di tích.

b) Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật, san nền: Hạn chế việc san lấp nhằm giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và độ ổn định của nền đất, bảo đảm không ảnh hưởng đến khu vực di tích. Hạn chế tối đa việc thay đổi địa hình. Cao độ thiết kế bảo đảm cho việc thoát nước nhanh, không gây ngập úng cục bộ, xói lở, hài hòa với kiến trúc cảnh quan khu vực. Độ dốc nền thuận tiện cho giao thông trong khu du lịch, phù hợp với địa hình tự nhiên.

c) Quy hoạch cấp nước: Bảo đảm cung cấp đủ nước cho toàn bộ khu dân cư của khu quy hoạch; sử dụng hệ thống cấp nước tập trung từ trạm cấp nước địa phương và sử dụng nguồn nước tại chỗ.

d) Quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước: Bảo đảm đầy đủ, đồng bộ hệ thống thoát nước. Nước thải được xử lý trước khi đổ ra môi trường.

- Vệ sinh môi trường: Phân loại chất thải rắn tại nguồn. Bố trí hệ thống thu gom chất thải rắn trong khu vực di tích, khu vực công trình dịch vụ công cộng và trên các trục đường,... phù hợp với cảnh quan khu di tích.

e) Quy hoạch cấp điện và thông tin liên lạc

- Xây dựng, cải tạo ngầm hóa hệ thống điện bảo đảm an toàn, mỹ quan môi trường di tích.

- Thông tin liên lạc: Bảo đảm đấu nối đồng bộ hệ thống cáp thông tin liên lạc khu vực quy hoạch với hệ thống hiện có.

4.6. Nhóm dự án thành phần và phân kỳ đầu tư

a) Nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án thành phần:

- Căn cứ tính cấp thiết trong việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích; khả năng cân đối ngân sách nhà nước và những nhiệm vụ ưu tiên sử dụng ngân sách Nhà nước trong từng giai đoạn của tỉnh và của huyện Thường Xuân.

- Phù hợp với giai đoạn quy hoạch di tích.

b) Thời gian thực hiện quy hoạch:

Thời gian thực hiện quy hoạch: 10 năm, từ 2024 - 2035, tầm nhìn đến 2055 (theo quy định tại Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh).

* Giai đoạn 1, từ 2024 - 2035:

- Phê duyệt đồ án quy hoạch; Công bố đồ án quy hoạch được duyệt; lập hồ sơ mốc giới; Thủ tục đầu tư; Thi công và bàn giao mốc giới quy hoạch và di tích.

- Triển khai nhóm dự án bảo tồn, tu bổ và một phần tôn tạo cơ sở hạ tầng phục vụ phát huy giá trị di tích, theo thứ tự ưu tiên, bao gồm:

+ Nhóm dự án giải phóng mặt bằng

+ Dự án 01a: Bảo tồn địa điểm Hội thề Lũng Nhai và tôn tạo khu đền thờ Nghĩa Quân Lam Sơn;

+ Dự án 01b: Tu bổ, tôn tạo Miếu Phụng Dưỡng.

+ Dự án 02a: Khu quản lý - đón tiếp - dịch vụ.

+ Dự án 02b: Hạ tầng - cảnh quan địa điểm Hội thề Lũng Nhai (không bao gồm khu vực hồ nước).

+ Dự án 02c: Hạ tầng - cảnh quan khu miếu Phụng Dưỡng.

+ Dự án 01c: Tu bổ khu mộ cổ (bao gồm khảo cổ).

Mục tiêu: Đảm bảo sự tồn tại lâu dài của di tích Địa điểm Hội thề. Tôn tạo cơ sở vật chất, hạ tầng tạo điều kiện tốt nhất, tiện lợi nhất cho các thế hệ người Việt tưởng nhớ đến công lao, tấm gương anh dũng của các anh hùng nghĩa quân Lam Sơn trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc.

Nội dung:

+ Bảo tồn Địa điểm Hội thề và không gian - cảnh quan chứa đựng các giá trị lịch sử của Địa điểm Hội thề với cánh rừng nguyên sinh, mặt đất tự nhiên.

+ Tu bổ khu mộ cổ (theo phong tục Mường); tu bổ và tôn tạo Miếu Phụng Dưỡng theo phong cách Lê Sơ.

+ Tôn tạo công trình kiến trúc mang phong cánh Lê Sơ.

+ Dự án 02d: Hạ tầng - cảnh quan khu mộ cổ

* Giai đoạn 2, tầm nhìn đến 2055:

- Triển khai tiếp tục Nhóm dự án DA02.

- Dự án 02đ: Khu du lịch thác Bảy tầng (bao gồm các công trình phục vụ du lịch, cáp treo và hạ tầng - cảnh quan);

- Dự án 02e: Khu du lịch cộng đồng (Nhà Mường và Thái đen).

Mục tiêu: Tạo môi trường thích nghi cho việc tổ chức bảo vệ di tích đồng thời phát huy giá trị di tích; làm cho người dân hiểu rõ về di tích, các giá trị độc đáo của di tích trở thành các “hướng dẫn viên” du lịch địa phương; xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng làm tăng tính hấp dẫn cho du lịch địa phương từ đó đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch.

Nội dung: Xây mới các công trình kiến trúc phụ trợ, sân bãi đỗ xe, quảng trường, cảnh quan; tổ chức trưng bày - giới thiệu cho nhân dân địa phương các dự án bảo tồn - tôn tạo và phát huy tác dụng di tích; tổ chức các lớp bồi dưỡng về bảo vệ, quản lý và phát huy giá trị di tích; xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp giữa du lịch tham quan, tìm hiểu lịch sử với du lịch văn hóa cộng đồng; tạo quỹ bảo tồn, tôn tạo di tích từ khai thác và phát triển du lịch,...

Căn cứ tình hình và yêu cầu thực tế, thứ tự, mức độ ưu tiên đầu tư hằng năm có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp về bảo tồn và phát triển, khả năng cân đối vốn và nguồn vốn cấp theo kế hoạch, khả năng huy động vốn và nguồn hợp pháp khác.

4.7. Giải pháp thực hiện

a) Giải pháp về quản lý:

- Quản lý xây dựng theo Quy hoạch, phân vùng quy hoạch (chi tiết trong Hồ sơ quy hoạch được duyệt); các quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành khác có liên quan trong phạm vi quy hoạch này cần thực hiện theo Quy hoạch này.

- Hoàn thiện tổ chức và nâng cao năng lực của đơn vị được giao quản lý di tích; tăng cường phối hợp với chính quyền và các tổ chức xã hội tại địa phương làm tốt công tác an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, xây dựng cảnh quan khu di tích xanh, sạch, đẹp.

b) Giải pháp về bộ máy quản lý: Nâng cao năng lực của ban quản lý di tích; tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền, các tổ chức xã hội tại địa phương và cộng đồng dân cư làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái khu vực di tích.

c) Giải pháp huy động sự tham gia của cộng đồng: Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư nâng cao vai trò và tham gia vào hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch và kinh tế - xã hội của địa phương.

d) Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư:

- Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch tại khu di tích; lựa chọn, ưu tiên đầu tư bảo tồn và phục hồi các di tích quan trọng tại trung tâm khu di tích, hình thành sản phẩm du lịch mới, độc đáo, hấp dẫn du khách.

- Kết hợp triển khai với các chương trình dự án có liên quan và phù hợp trên địa bàn như: Các chương trình, dự án về phát triển du lịch, chương trình nông thôn mới, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch...

- Phát huy mối liên kết giữa người dân, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý có liên quan tạo sự thống nhất trong việc tổ chức triển khai các hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch của địa phương.

e) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực bảo vệ, quản lý di tích và công nghệ:

- Hợp tác với cơ quan giáo dục về bảo tồn di tích; hướng dẫn doanh nghiệp, cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ di tích.

- Khuyến khích phát triển các nghề truyền thống; bảo tồn và phát huy các di sản - văn hóa phi vật thể của địa phương.

f) Giải pháp chống biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai: Giám sát bảo vệ môi trường, giảm thiểu tối đa các tác động tới môi trường xã hội và môi trường tự nhiên tới di tích. Thiết kế để giảm thiểu các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và đặc biệt chống sạt lỡ, trượt đất tới các công trình cần bảo tồn.

5. Tổ chức thực hiện

a) Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân:

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức công bố Quy hoạch.

- Tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch được duyệt; lắp đặt biển chỉ dẫn, di dời các hộ dân trong khu vực di tích theo hồ sơ quy hoạch được duyệt phù hợp với lộ trình thu hồi đất để triển khai kế hoạch bảo vệ di tích và phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Rà soát các quy hoạch có tính chất kỹ thuật (chuyên ngành) khác do huyện quản lý không phù hợp với việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, lấn chiếm đất bảo vệ di tích (khu vực I và II), đề xuất chỉnh sửa các quy hoạch (nếu vi phạm); xác định các khu vực cần tiến hành giải phóng mặt bằng, giải tỏa lấn chiếm, xâm phạm các khu vực bảo vệ di tích và xây dựng phương án tái định cư trong khu vực di tích (theo quy hoạch di tích), hoặc chuyển ra khu tái định cư của xã (theo quy hoạch xây dựng vùng huyện, hoặc quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện); xử lý vi phạm (nếu có) và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định; xây dựng lộ trình thu hồi đất để triển khai kế hoạch bảo vệ di tích và để thực hiện các dự án đầu tư thành phần.

- Chủ động đề xuất làm chủ đầu tư thực hiện một số dự án thành phần của quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách phù hợp với thực tiễn địa phương; cân đối nguồn vốn ngân sách địa phương, tổ chức huy động nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch; thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần đó theo quy định của pháp luật hiện hành.

b) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì phối hợp với UBND huyện Thường Xuân tổ chức công bố công khai quy hoạch.

- Thẩm định nội dung chuyên môn các nhóm dự án thành phần thuộc nội dung Quy hoạch di tích đã được phê duyệt.

- Chủ động đề xuất làm chủ đầu tư thực hiện một số dự án thành phần của quy hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách phù hợp với công tác quản lý chuyên môn về di sản văn hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách, huy động vốn từ nguồn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác; tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án thành phần đó theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Giám sát, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện Quy hoạch; tổng hợp báo các cấp có thẩm quyền về kết quả thực hiện quy hoạch theo từng giai đoạn.

- Phối hợp, hướng dẫn các địa phương kết nối các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần phát huy giá trị di tích lịch sử với phát triển du lịch một cách hiệu quả nhất.

- Quản lý hoạt động bảo tồn và xây dựng theo quy hoạch được duyệt.

- Cập nhật ranh giới diện tích Quy hoạch di tích vào hồ sơ khoa học xếp hạng di tích; đề xuất điều chỉnh, bổ sung xếp hạng di tích, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xem xét và tham mưu cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách để thực hiện các nhóm dự án thành phần liên quan đến di tích thuộc Quy hoạch được phê duyệt, bảo đảm theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước; kiểm tra việc thực hiện theo thẩm quyền.

d) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm tra việc thực hiện quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, đặc biệt là đất rừng tự nhiên, hồ chứa nước, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về đất đai; hướng dẫn UBND huyện Thường Xuân cập nhật ranh giới diện tích quy hoạch vào kế hoạch sử dụng đất của huyện.

e) Các sở, ngành, đơn vị liên quan: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải và đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn và giải quyết những công việc thuộc thẩm quyền; phối hợp, theo dõi, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch di tích.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2 QĐ;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX, CN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Số hiệu: 165/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Đầu Thanh Tùng
Ngày ban hành: 10/01/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 165/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai và các di tích liên quan gắn với phát triển du lịch tại xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…