THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/2000/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2000 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2000/NQ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá
gia đình tại tờ trình số 752 UB/VP ngày 30 tháng 11 năm 2000,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Công tác dân số là bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội, góp phần quyết định để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
b) Thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm việc điều hoà quan hệ giữa số lượng với chất lượng dân số, giữa phát triển dân số với phát triển nguồn nhân lực, giữa phân bố và di chuyển dân cư với phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số; tập trung ưu tiên cho các vùng có mức sinh cao, vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa để giải quyết các vấn đề dân số và nâng cao mức sống nhân dân.
c) Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp, gián tiếp và rõ rệt. Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực cho công tác dân số, đồng thời vận động sự đóng góp của cộng đồng và tranh thủ sự viện trợ của quốc tế.
d) Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục về dân số và phát triển, kết hợp với việc thực hiện đầy đủ, có hiệu quả Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tăng cường vai trò của gia đình và thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình là các giải pháp cơ bản để đảm bảo tính bền vững của chương trình dân số và phát triển.
đ) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số, đẩy mạnh xã hội hóa là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình dân số và phát triển.
a) Mục tiêu tổng quát:
Thực hiện gia đình ít con, khoẻ mạnh, tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
b) Các mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Duy trì vững chắc xu thế giảm sinh để đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005, vùng sâu, vùng xa và vùng nghèo chậm nhất vào năm 2010 để quy mô, cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội vào năm 2010.
- Mục tiêu 2: Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần. Phấn đấu đạt chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình tiên tiến của thế giới vào năm 2010.
a) Lãnh đạo, tổ chức và quản lý.
Kiện toàn, củng cố và ổn định hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cơ sở để đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình dân số và phát triển. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác dân số. Thực hiện có hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác dân số, phát huy cao nhất sự hợp tác tích cực giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức tham gia công tác dân số.
b) Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi.
Tạo sự chuyển đổi hành vi bền vững về dân số, sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin với nội dung và hình thức phù hợp với từng khu vực, từng vùng và từng nhóm đối tượng. Chú trọng hình thức tư vấn, đối thoại, vận động trực tiếp các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam giới, thanh niên và người chưa thành niên. Tập trung hoạt động truyền thông - giáo dục vào những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những nhóm đối tượng còn hạn chế về nhận thức. Mở rộng các hình thức giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục dân số trong và ngoài nhà trường.
c) Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình.
Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình với các nội dung và hình thức phù hợp trong khuôn khổ chăm sóc sức khỏe ban đầu, tiến tới thoả mãn nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng có thai ngoài ý muốn, giảm mạnh tình trạng nạo thai, hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở người chưa thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
d) Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về dân cư.
Nâng cao năng lực thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, dữ liệu về dân cư, tiếp tục củng cố hệ thống quản lý và đăng ký dữ liệu liên quan đến dân cư của các Bộ, ngành có liên quan, để hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sớm được kết nối với các hệ cơ sở dữ liệu khác có liên quan, đáp ứng được yêu cầu đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược và các chương trình dân số; đảm bảo lồng ghép có hiệu quả các yếu tố dân số vào quá trình hoạch định chính sách, lập kế hoạch phát triển nhằm điều chỉnh sự phát triển kinh tế- xã hội, phân bổ dân cư phù hợp với sự thay đổi của dân số.
đ) Nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới.
Nâng cao trình độ dân trí, tăng cường vai trò gia đình và thực hiện bình đẳng giới nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
e) Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số và phát triển.
Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia công tác dân số, tạo mọi điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể cộng đồng tự nguyện và chủ động tham gia công tác dân số. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách dân số gắn với phát triển, tạo cơ sở pháp lý và động lực thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện. Sớm ban hành Pháp lệnh Dân số nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với công tác dân số.
g) Kinh phí.
Phân bổ và sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực. Trong thời gian trước mắt, Nhà nước đảm bảo kinh phí từ ngân sách cho các hoạt động của công tác dân số, đồng thời khuyến khích huy động các nguồn lực khác ở trong và ngoài nước cho các hoạt động này. Về lâu dài, phấn đấu mức đầu tư cho công tác dân số đạt bình quân đầu người là 0,6 USD/năm, trong đó nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước bảo đảm từ 60% - 80%, phần còn lại được huy động từ các nguồn khác ở trong và ngoài nước
h) Đào tạo và nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược. Kế thừa và xúc tiến các nghiên cứu khoa học thiết thực có chất lượng, nhằm bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai Chiến lược.
4. Các chương trình hành động của Chiến lược.
a) Chương trình nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số giai đoạn 2001 - 2010. Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Cơ quan phối hợp chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b) Chương trình Truyền thông - giáo dục thay đổi hành vi giai đoạn 2001-2005. Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Cơ quan phối hợp chính: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hoá - Thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
c) Chương trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2001 - 2010. Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế. Cơ quan phối hợp chính: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam.
d) Chương trình Nâng cao chất lượng thông tin, dữ liệu về dân cư giai đoạn 2001 - 2010. Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Cơ quan phối hợp chính: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.
đ) Chương trình Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng dân số giai đoạn 2001 - 2010. Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ Y tế. Cơ quan phối hợp chính: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Quốc phòng.
e) Chương trình Lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững thông qua hoạt động tín dụng - tiết kiệm và phát triển kinh tế gia đình giai đoạn 2001-2010. Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Cơ quan phối hợp chính: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
g) Chương trình Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu và vùng xa giai đoạn 2001 - 2005. Cơ quan chủ trì: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình, Bộ Y tế. Cơ quan phối hợp chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
5. Chiến lược được thực hiện theo 2 giai đoạn:
a) Giai đoạn I (2001-2005):
Tập trung mọi nỗ lực đạt mục tiêu giảm sinh vững chắc, đặc biệt tập trung vào những vùng có mức sinh cao, nhằm đạt mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc chậm nhất vào năm 2005. Bước đầu triển khai những mô hình và giải pháp thí điểm về nâng cao chất lượng dân số. Tập trung các hoạt động truyền thông để chuyển đổi hành vi sinh sản và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình ở những vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, miền núi có mức sinh cao thông qua việc tổ chức các chiến dịch lồng ghép. Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên cơ sở mở rộng các mô hình thí điểm đã tiến hành có hiệu quả.
b) Giai đoạn II (2006 - 2010):
Thực hiện đồng bộ các nội dung chăm sóc sức khoẻ sinh sản/kế hoạch hoá gia đình nhằm duy trì mức sinh thay thế bình quân trong toàn quốc. Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng các mô hình can thiệp và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số. Kiện toàn hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên phạm vi toàn quốc.
1. Giao Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010.
2. Căn cứ Chiến lược này, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động theo định kỳ 5 năm và hàng năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong cùng thời kỳ; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược theo định kỳ hàng năm để báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2005 và tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược vào năm 2010.
3. Căn cứ Chiến lược này, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch hoạt động 5 năm và hàng năm phù hợp với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ và tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng năm với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Các cơ quan chủ trì các chương trình hành động của Chiến lược, quy định tại khoản 4 Điều 1 của Quyết định này chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động theo quy định hiện hành.
5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tham gia triển khai Chiến lược trong phạm vi hoạt động của mình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
|
Phạm Gia Khiêm (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 147/2000/QD-TTg |
Hanoi, December 22, 2000 |
DECISION
ON RATIFYING THE VIETNAM POPULATION STRATEGY
FOR THE PERIOD 2001 - 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to Resolution No. 17/2000/NQ-CP of November 6, 2000 of the Government
on its Regular Meeting in October 2000;
At the proposal of the Minister-Chairman of the National Population and Family
Planning Committee in Report No. 752/UB/VP of November 30, 2000;
DECIDES:
Article 1.- To ratify the Vietnam Population Strategy for the period 2001-2010 with the following principal contents:
1. Viewpoint
a/ Population works constitute an important part of the national development strategy, one of the basic factors to raise the quality of life of each person, each family and the entire society, making the decisive contribution to the industrialization and modernization of the country.
...
...
...
c/ To invest in population work is to invest in sustainable development that brings about direct, indirect and tangible socio-economic effects. The State shall ensure enough funding for population work and at the same time shall mobilize contributions from the community and strive to win international aid.
d/ To promote propagation and education on population and development combined with the comprehensive and effective implementation of the Program of Caring for Reproductive Health and Family Planning, strengthening the role of the family and achieving gender equality in the domain of caring for reproductive health and family planning are the basic measures to ensure the sustainability of the population and development program.
e/ To strengthen the leadership and guidance of the Party and the administration at all levels for population work and to step up socialization are the determinant factors for the success of the population and development program.
2. Objectives of the Strategy
a/ Overall objective:
To build families with few and healthy children, eventually to stabilize the size of the population at a reasonable level in order to achieve a plentiful and happy life. To raise the quality of population, to develop a high-quality human resource in order to meet the need of industrialization and modernization and contribute to the rapid and sustainable development of the country.
b/ Concrete objectives:
- Objective 1: To maintain steadfastly the trend of lowering the birth rate in order to achieve the average replacement birthrate at the latest in 2005 in the whole country, and in 2010 in the deep-lying, remote and poor areas so that by 2010 the size, composition and distribution of population conform with the socio-economic development.
- Objective 2: To raise the quality of population physically, intellectually and spiritually. To strive to attain the advanced average Human Development Index (HDI) of the world by the year 2010.
...
...
...
a/ Leadership, organization and management.
To strengthen, consolidate and stabilize the system of organization in population work at all levels, especially at the grassroots, in order to ensure effective deployment of the population and development program. To enhance the leadership and guidance by the Party and administration at all levels over population work. To carry out effectively State management of population work, to develop to the highest level the active cooperation among the State agencies and the organizations taking part in population work.
b/ Communication and education on change of habits.
To create a sustainable change of habits in population, reproductive health and family planning on the basis of supplying adequately and accurately information with appropriate contents and forms to each sector, area and group of objects. To attach importance to such forms as consultancy, dialogue, direct persuasion of the couples in the reproductive age, men, youth and minors. To focus propagation and education activities on the regions with difficult socio-economic conditions and the groups of objects still limited in knowledge. To broaden the forms of education and to raise the quality of population education inside and outside the schools.
c/ Reproductive health care and family planning.
To raise the quality of the service of reproductive health care and family planning with appropriate contents and forms within the framework of primary healthcare and eventually to satisfy the needs of the population in reproductive health care and family planning, to limit unwanted pregnancies to the lowest level, to strongly reduce fetal curettage and suction, especially curettage and suction in minors and contribute to raising the quality of population.
d/ To raise the quality of population information and data.
To raise the capacity of collecting, processing and supplying information and data on population, to continue strengthening the system of managing and registering data related to population at the related ministries and branches, to meet the need of appraising the results of implementing the Strategy and programs on population; to ensure effective integration of the population factor into the process of making development policies and plans in order to regulate socio-economic development, distribute the population in conformity with the change of population.
e/ To raise the people’s intellectual standard and strengthen the role of the family and gender equality.
...
...
...
f/ To promote socialization, to build and improve the system of policies on population and development.
To mobilize the integrated strength of the entire society to take part in population work, to create all favorable conditions for each individual, each family and the entire community to voluntarily and actively take part in population work. To build and complete the system of population policies associated with development, to create the legal basis and motive for the process of organization and implementation. To promulgate as soon as possible the Population Ordinance aimed at increasing the effectiveness of State management through law in population work.
g/ Funding
To effectively allocate and use the different sources of funding. In the immediate future, the State shall assure funding from the budget for the activities of population work, at the same time encourage the mobilization of other sources in the country and from abroad for these activities. In the long term, to strive to achieve an investment level of 0.6 USD/year per capita in population work, of which the State budget shall assure 60%-80%, the rest to be mobilized from sources in the country and abroad.
h/ Training and research.
To raise the quality of training for the contingent of population workers in order to meet the requirements of the Strategy. To inherit and promote practical and quality scientific research aimed at ensuring the scientific and practical basis for the deployment of the Strategy.
4. Programs of action involved in the Strategy
a/ The Program of Raising the Managerial Capacity for the Contingent of Population workers in the period 2001-2010: Responsible agency: National Population and Family Planning Committee. Main coordinating agency: the Ministry of Education and Training.
b/ The Program of Propagation and Education on changing habits in the period 2001-2005. Responsible agencies: the National Population and Family Planning Committee. Main coordinating agency: the Ministry of Education and Training, the Ministry of Culture and Information, the mass media, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations.
...
...
...
d/ The Program of Raising the Quality of Information and Data on Population in the period 2001-2010. Responsible agency: the National Population and Family Planning Committee. Main coordinating agencies: the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Public Security, the Ministry of Justice, Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the General Department of Statistics.
e/ Program of research on questions related to the quality of population in the period 2001-2010. Responsible agencies: the National Population and Family Planning Committee and the Ministry of Health. Main coordinating agencies: the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Defense.
f/ Program of Integration of Population with sustainable development of family through credit and saving activities and development of family economy in the period 2001-2010. Responsible agency: the National Population and Family Planning Committee. Main coordinating agencies: the State Bank of Vietnam, the Vietnam Women’s Union.
g/ Program of Strengthening the Service of Reproductive Health Care and Family Planning for the poor regions, areas meeting with difficulties, deep-lying and remote areas in the period 2001-2005. Responsible agencies: the National Population and Family Planning Committee and the Ministry of Health. Main coordinating agencies: the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ethnic Minorities and Mountainous Regions Commission, the Vietnam Fatherland Front and its member organizations.
5. The Strategy shall be implemented in two stages
a/ Stage 1 (2001-2005):
To concentrate all efforts on achieving a steadfast reduction of the birthrate, with special emphasis on the areas with high birthrates, aimed at achieving the average replacement birthrate in the whole country by the year 2005 at the latest. To begin deploying pilot models and solutions on raising the quality of population. To concentrate propagation activities in order to change the reproduction habits and provide the service of reproductive health care and family planning in the deep-lying, remote and poor areas and mountainous regions with high birth rates through the organization of integration campaigns. To build the system of national databases on population on the basis of expanding the pilot models which have been successfully implemented.
b/ Stage II (2006-2010)
To carry out synchronously the contents of reproductive health care and family planning aimed at maintaining the average replacement birthrate in the whole country. To continue improving and broadening the models of intervention and measures aimed at raising the quality of population. To further improve the national databases on population on the national scale.
...
...
...
1. To assign to the National Population and Family Planning Committee the task of assuming the prime responsibility and coordinating with the Ministry of Health, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, and related ministries and branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in organizing the deployment of the Population Strategy of Vietnam in the period 2001-2010.
2. On the basis of this Strategy, the National Population and Family Planning Committee shall assume the prime responsibility and coordinate with the related ministries and branches and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities in building and organizing the implementation of the programs of action every five years and yearly in conformity with the plans of socio-economic development of the country in the same period; to guide, inspect, supervise and sum up the situation of the implementation of the Strategy every year in order to report to the Prime Minister; to organize the review of the situation in implementing the Strategy in 2005 and to make a general review of the implementation of the Strategy by the year 2010.
3. Basing themselves on this Strategy, the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall work out and direct the implementation of their five-year and annual plans of action in line with the implementation of the socio-economic development plans of their respective localities in the same period and make periodical integrated reports to the Minister-Chairman of the National Population and Family Planning Committee and the Minister of Health.
4. The agencies responsible for the programs of action of this Strategy stipulated in Clause 4, Article 1 of this Decision shall have to work out and organize the implementation of their programs of action according to current prescriptions.
5. The Vietnam Fatherland Front and its member organizations, and the social organizations are asked to take part in the deployment of the Strategy within their scope of operations.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
Article 4.- The ministers, the head of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
...
...
...
Quyết định 147/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 147/2000/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phạm Gia Khiêm |
Ngày ban hành: | 22/12/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 147/2000/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video