Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của xã hội.

2. Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế Việt Nam theo hướng Công bằng - Hiệu quả - Phát triển; bảo đảm mọi người dân, đặc biệt người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các nhóm người dễ bị tổn thương được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng.

3. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

4. Nhà nước thống nhất quản lý vĩ mô, định hướng phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thông qua hệ thống pháp luật và chính sách; điều tiết, phân bổ nguồn lực; quản lý chất lượng dịch vụ y tế và giá dịch vụ y tế.

5. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính trong các đơn vị y tế gắn với việc thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân để nhanh chóng thích ứng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong các hoạt động của ngành y tế.

6. Kết hợp hài hòa giữa củng cố mạng lưới y tế cơ sở với phát triển y tế chuyên sâu; giữa phát triển y tế công lập với y tế ngoài công lập; giữa y học hiện đại với y học cổ truyền.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng, bệnh học đường.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Phát triển y tế phổ cập, bác sỹ gia đình, đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao phủ y tế toàn dân kết hợp với phát triển y tế chuyên sâu. tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Phát triển y tế ngoài công lập, tăng cường phối hợp công - tư. Hiện đại hóa và phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.

- Chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, tăng cường lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

- Phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa; chú trọng phát triển nhân lực y tế có trình độ cao; mở rộng đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, tiến tới đạt cơ cấu hợp lý giữa bác sỹ và điều dưỡng, kỹ thuật viên..., bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế.

- Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính ngành y tế, tăng nhanh đầu tư công cho y tế, phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, giảm tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe; sử dụng nguồn tài chính y tế hiệu quả.

- Bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, máu, chế phẩm máu và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân; quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị hợp lý, an toàn và hiệu quả.

- Nâng cao năng lực quản lý và năng lực thực hiện chính sách y tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển hệ thống thông tin y tế đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển ngành y tế.

3. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2015 và năm 2020:

TT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

 

Chỉ tiêu đầu vào

 

 

 

1

Số bác sỹ/vạn dân

7,0

8,0

9,0

2

Số dược sỹ đại học/vạn dân

1,78

2,0

2,2

3

Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)

85

90

>90

4

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)

70

80

90

5

Tỷ lệ trạm y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi (%)

>95

>95

>95

6

Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân (không bao gồm giường trạm y tế xã)

20,5

23,0

26,0

 

Trong đó: Giường bệnh viện ngoài công lập

0,76

1,5

2,0

 

Chỉ tiêu hoạt động

 

 

 

7

Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

>90

>90

>90

8

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

-

60

80

9

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (%)

60

75

>80

10

Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại (%)

14

20

25

11

Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn

75

85

100

 

Chỉ tiêu đầu ra

 

 

 

12

Tuổi thọ trung bình (tuổi)

72,8

74,0

75,0

13

Tỷ suất chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống)

68,0

58,3

< 52,0

14

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)

15,8

14,0

11,0

15

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)

23,8

19,3

16,0

16

Quy mô dân số (triệu người)

86,9

<93,0

<98,0

17

Tốc độ tăng dân số hàng năm (%)

1,04

1,00

1,00

18

Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

111

<113

<115

19

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%)

18,0

15,0

10,0

20

Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

<0,3

<0,3

<0,3

21

Tỷ lệ chi trực tiếp từ hộ gia đình cho chăm sóc sức khỏe trong tổng chi cho y tế (%)

52

<45

<40

4. Mục tiêu định hướng đến năm 2030

Đến 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đặt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Hài hòa giữa y tế công lập và y tế ngoài công lập, trong đó y tế công lập giữ vai trò nòng cốt; kết hợp tốt y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; mọi người dân đều được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản có chất lượng cao. Tài chính cho y tế chủ yếu từ ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế. Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.

- Kiện toàn và ổn định mô hình tổ chức hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương; vừa củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, vừa phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu; tăng cường đầu tư phát triển y tế công lập đi đôi với việc khuyến khích và tạo điều kiện phát triển y tế ngoài công lập; phát triển y học hiện đại gắn với y học cổ truyền.

- Củng cố, phát triển mạng lưới y tế dự phòng theo hướng tập trung, thu gọn đầu mối đơn vị nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống.

- Hoàn thiện mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh các tuyến; phát triển kỹ thuật y học ngang tầm khu vực, đủ khả năng khám và điều trị hầu hết các bệnh có yêu cầu kỹ thuật cao ở tuyến trung ương; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động các bệnh viện tuyến tỉnh; sắp xếp các bệnh viện đa khoa tuyến huyện theo địa bàn cụm dân cư; mở rộng mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền, mạng lưới các bệnh viện chuyên khoa. Xây dựng cơ sở y tế kết hợp quân - dân y, đặc biệt là ở các khu vực biên giới và hải đảo. Củng cố, phát triển và hiện đại hóa mạng lưới vận chuyển cấp cứu cả trên bộ và trên biển.

2. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đổi mới chăm sóc sức khỏe ban đầu

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện; bảo đảm 100% số xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng; tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; kết hợp hài hòa các hoạt động giữa các đơn vị y tế trong huyện; thực hiện tốt tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 - 2020; phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn bản nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; chú trọng nâng cao năng lực cho các bà đỡ dân gian tại các thôn, bản chưa đủ cán bộ y tế hoạt động; tăng cường hoạt động bác sỹ gia đình; triển khai quản lý bệnh không lây nhiễm gắn với chăm sóc sức khỏe ban đầu và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng.

- Mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ y tế người dân tộc tại chỗ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho trạm y tế, chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y - dược học cổ truyền.

- Xây dựng các chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt quan tâm tới đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho nhân dân vùng nghèo, dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng khó khăn.

- Củng cố tổ chức và đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở; nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia, phối hợp của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện lồng ghép các chương trình, mục tiêu, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông - giáo dục sức khỏe tại cộng đồng.

3. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và an toàn vệ sinh thực phẩm

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát, cảnh báo dịch và phòng chống dịch bệnh chủ động; thiết lập hệ thống giám sát, phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, bảo đảm đủ năng lực kiểm soát, phát hiện các đối tượng nguy cơ cao của bệnh không lây nhiễm để chủ động tư vấn, hướng dẫn điều trị dự phòng. Từng bước nghiên cứu hình thành đơn vị phòng chống và kiểm soát bệnh.

- Tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm môi trường; xử lý các chất thải y tế và các chất thải độc hại. Quản lý hiệu quả các yếu tố có hại đến sức khỏe như: Hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tình dục không an toàn, chế độ ăn không hợp lý, ngộ độc thực phẩm... Phát triển đội ngũ thanh tra liên ngành và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh để thực hiện việc “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”.

- Đầu tư đồng bộ cho các đơn vị y tế dự phòng nhằm đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng và chuẩn quốc tế về phòng xét nghiệm an toàn sinh học phù hợp với từng tuyến và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Củng cố và nâng cao năng lực các đơn vị kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm tiêu chuẩn kiểm nghiệm phù hợp với quy định quốc tế và khu vực. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng chống tai nạn, thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, đuối nước, tự tử, bệnh nghề nghiệp, phòng chống HIV/AIDS, an toàn vệ sinh thực phẩm. Triển khai các giải pháp thích hợp để phòng và khắc phục nhanh hậu quả đối với sức khỏe do thảm họa, thiên tai, biến đổi khí hậu, già hóa dân số, bạo lực gia đình...

4. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng

- Triển khai các giải pháp tổng thể để giảm quá tải bệnh viện; từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến trong khám bệnh, chữa bệnh; phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; kiện toàn mạng lưới bệnh viện chuyên khoa và các khoa ung bướu, tim mạch, chấn thương chỉnh hình, sản nhi, phục hồi chức năng; chú trọng phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Thực hiện chăm sóc liên tục và toàn diện cho người bệnh; lấy người bệnh làm trung tâm; xây dựng chương trình bảo đảm và cải thiện chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh; kiện toàn cơ chế xử lý, phản hồi ý kiến, bảo vệ quyền lợi của người bệnh; xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng phù hợp đối với các bệnh viện ở Việt Nam, từng bước áp dụng chuẩn khu vực và quốc tế trong khám bệnh, chữa bệnh. Thiết lập hệ thống quản lý, kiểm định và kiểm soát chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh từ trung ương đến địa phương.

- Nâng cao năng lực quản lý bệnh viện, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực ở các bệnh viện; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Phát huy hiệu quả hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị, tăng cường kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc, chỉ định xét nghiệm, chỉ định kỹ thuật; hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và công nghệ y tế; thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm các tai biến, sai sót chuyên môn, bảo đảm an toàn cho người bệnh và minh bạch trong quản lý, hoạt động chuyên môn và phân bổ nguồn lực. Tăng cường giáo dục y đức, quy chế ứng xử cho cán bộ y tế.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và nâng cao năng lực cán bộ để thực hiện tốt công tác giám định tư pháp (giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần) và giám định y khoa.

5. Phát triển y dược học cổ truyền

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách quốc gia về y dược học cổ truyền và kế hoạch hành động về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020; đẩy mạnh sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liệu. Củng cố hệ thống tổ chức y dược cổ truyền từ trung ương đến địa phương, phát triển các bệnh viện y dược cổ truyền tại các tỉnh với quy mô hợp lý; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các khoa y học cổ truyền tại các bệnh viện đa khoa tỉnh, huyện; tăng cường hoạt động y học cổ truyền tại các trạm y tế.

- Xây dựng quy trình kỹ thuật điều trị bằng y dược cổ truyền và quy trình điều trị kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đối với một số chứng bệnh. Ban hành phác đồ điều trị bằng y dược cổ truyền đối với một số bệnh mà y dược cổ truyền có khả năng điều trị đạt kết quả tốt. Tiêu chuẩn hóa thuốc bán thành phẩm và thuốc thành phẩm y học cổ truyền; tăng cường quản lý thị trường thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và dược liệu.

6. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, ổn định và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa. Tăng cường kiểm tra, thanh tra; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành; nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong thực hiện chính sách, pháp luật về dân số - sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; cập nhật, cung cấp thông tin tới các cấp ủy Đảng, chính quyền, Tổ chức chính trị - xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng. Triển khai mạnh, có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng. Mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Kết hợp tốt truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số.

- Kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật, đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản thiết yếu ở tất cả các tuyến. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, xây dựng kế hoạch sử dụng phương tiện tránh thai hợp lý và cung cấp đủ dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Mở rộng cung cấp các dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh trên cơ sở xây dựng hệ thống các trung tâm khu vực, từng bước chuyển giao kỹ thuật cho trung tâm tuyến tỉnh; đưa các dịch vụ này vào danh mục các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả.

- Tăng cường đào tạo, tập huấn về quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ. Ưu tiên đào tạo trình độ trung cấp dân số - y tế cho cán bộ dân số xã; đào tạo cô đỡ thôn, bản ở vùng khó khăn; đào tạo kỹ thuật sàng lọc trước sinh, sơ sinh.

- Nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin số liệu về dân số, sức khỏe sinh sản trên cơ sở áp dụng công nghệ thông tin; cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, số liệu phục vụ sự chỉ đạo, điều hành, quản lý ở các cấp.

- Huy động rộng rãi các ngành, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng tham gia công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động tham gia các tổ chức, chương trình quốc tế; tích cực tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế.

7. Phát trin nhân lực y tế

- Sắp xếp lại mạng lưới cơ sở đào tạo phát trin nguồn nhân lực y tế, cân đối hp lý các chuyên ngành đào tạo. Xây dựng bệnh viện thuộc trường Đại học Y; gắn đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành; củng cố và hoàn thiện cơ sở thực hành cho các cơ sở đào tạo.

- Nâng cấp các cơ sở đào tạo cán bộ y tế, nâng cao chất lượng giảng viên, đổi mới chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy. Bảo đảm đủ cán bộ y tế và cơ cấu hợp lý cho các vùng và các lĩnh vực y tế.

- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, thẩm định chất lượng đào tạo cán bộ y tế. Tổ chức cấp, quản lý chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho cán bộ y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục đào tạo hệ cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo bác sỹ, dược sỹ hệ tập trung 4 năm và đào tạo liên tục với quy mô hợp lý để đáp ứng nhu cầu cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo cho các loại hình này; giảm dần quy mô đào tạo cử tuyển khi có đủ cán bộ. Bảo đảm đủ chức danh cán bộ cho các cơ sở y tế, đặc biệt cho các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới, hải đảo.

- Đẩy mạnh đào tạo sau đại học cho tuyến tỉnh và tuyến huyện, trước hết là các cán bộ lãnh đạo đơn vị, phụ trách khoa, phòng. Tăng cường đào tạo ở nước ngoài cho các lĩnh vực, chuyên ngành mà Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo để phát triển đội ngũ cán bộ y tế chuyên sâu, cán bộ y tế chất lượng cao.

- Triển khai các giải pháp hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương để tăng cường thu hút cán bộ y tế làm việc lâu dài tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Triển khai thực hiện quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội đối với các cán bộ y tế mới ra trường và cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế.

8. Phát triển khoa học - công nghệ y tế

- Xây dựng chiến lược phát triển y khoa trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu mới; tăng cường hợp tác ứng dụng công nghệ y học của các nước tiên tiến như công nghệ phân tử, công nghệ nano... trong y học; từng bước hiện đại hóa kỹ thuật y tế, ưu tiên các lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hóa sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền, sinh học phân tử, công nghệ gen; ứng dụng công nghệ chẩn đoán, điều trị từ xa, sản xuất trang thiết bị y tế, dược phẩm, vắc xin và các công nghệ tiên tiến khác ứng dụng trong lĩnh vực y tế dự phòng... Áp dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến về tim mạch, nội soi, chỉnh hình, ghép tạng, điều trị ung bướu.

- Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế.

9. Đổi mới công tác tài chính và đầu tư

- Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế của Nhà nước cho y tế dự phòng, bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã, phường và phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản, ấp. Xây dựng cơ chế tài chính thích hợp cho hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu, ưu tiên ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người có công, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn. Phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi ngân sách nhà nước dành cho y tế; từng bước thực hiện phân bổ ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế theo kết quả hoạt động và đầu ra.

- Mở rộng các phương thức trả trước và chia sẻ rủi ro trong khám bệnh, chữa bệnh thông qua phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; cải cách và đơn giản hóa thủ tục mua, thanh toán bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho người có bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh; tiếp tục triển khai tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương. Mở rộng hoạt động khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế tại tuyến xã; giảm tỷ lệ hộ gia đình rơi vào tình trạng kiệt quệ vì chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế.

- Tiếp tục huy động các nguồn đầu tư của xã hội cho y tế, đồng thời có những điều chỉnh chính sách phù hợp để hạn chế tác động không mong muốn của chính sách xã hội hóa hoạt động y tế đối với người dân.

- Mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, lộ trình cải cách tiền lương; thực hiện tính đúng, tính đủ chi phí dịch vụ, bảo đảm phù hợp với trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ ở từng tuyến và khả năng chi trả của nhân dân; minh bạch giá dịch vụ y tế, phân định rõ phần chi từ ngân sách nhà nước và phần chi của người sử dụng dịch vụ y tế.

- Từng bước đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế, chuyển đổi phương thức phí theo dịch vụ sang những cơ chế chi trả dịch vụ y tế tiên tiến, phù hợp như khoán định suất, chi trả trọn gói theo ca bệnh, theo nhóm chẩn đoán và các cơ chế tài chính khác; tăng cường kiểm soát chi phí, kiểm soát lạm dụng dịch vụ; xây dựng cơ chế kiểm soát giá dịch vụ của các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân.

- Lồng ghép các chỉ số tài chính vào khung giám sát và đánh giá y tế tổng thể, đặt trọng tâm vào công bằng, hiệu quả, diện bao phủ, tiếp cận và giảm bớt chi phí y tế từ tiền túi.

10. Phát triển công nghiệp dược, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, trang thiết bị và tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng y tế

- Phát triển công nghiệp dược trong nước, phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng 70% tổng trị giá trị thuốc sử dụng vào năm 2015 và 80% vào năm 2020, trong đó đáp ứng được khoảng 90% nhu cầu sử dụng thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu và thuốc phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia. Nâng cao năng lực sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế trong nước, ưu tiên các dạng bào chế công nghệ cao; phát triển các vùng dược liệu, các cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược để chủ động các nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc.

- Tăng cường quản lý chất lượng thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Bảo đảm các doanh nghiệp sản xuất thuốc thành phẩm đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP); các cơ sở kiểm nghiệm thuốc đạt tiêu chuẩn của WHO về thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc (GLP); các doanh nghiệp nhập khẩu và lưu thông thuốc có quy mô lớn đạt tiêu chuẩn về thực hành tốt lưu trữ thuốc (GSP).

- Tăng cường công tác quản lý giá thuốc, chấn chỉnh công tác đấu thầu thuốc. Cải cách, kiện toàn mạng lưới sản xuất, lưu thông, phân phối và cung ứng thuốc; quy hoạch lại mạng lưới phân phối, bán buôn, bán lẻ thuốc trong cả nước. Quản lý chặt chẽ quy chế kê đơn, bán thuốc tại các quầy thuốc, nhất là các quầy thuốc tư nhân, bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

- Đẩy mạnh sản xuất trang thiết bị y tế trong nước, trước mắt là các trang thiết bị y tế thông dụng, đồng thời từng bước liên doanh, liên kết sản xuất trang thiết bị y tế công nghệ cao; bảo đảm cung ứng tối thiểu 60% nhu cầu trang thiết bị y tế thông dụng cho các cơ sở y tế.

- Quan tâm công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị y tế. Khuyến khích phát triển đội ngũ bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị y tế ở các địa phương; cân đối đủ kinh phí của đơn vị cho việc bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa thiết bị và hạ tầng y tế. Nâng cao năng lực mạng lưới kiểm chuẩn và kiểm định thiết bị y tế.

- Kiện toàn mạng lưới truyền máu, phấn đấu số lượng đơn vị máu thu được đạt tỷ lệ tương đương 2% dân số vào năm 2020, trong đó hiến máu tình nguyện chiếm tỷ lệ trên 90%.

- Đầu tư mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng y tế phù hợp với quy hoạch các tiêu chuẩn xây dựng.

11. Tăng cường Hợp tác quốc tế

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới và khu vực cho phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Phát triển mạng lưới thông tin với một số nước và các tổ chức quốc tế có liên quan đến y tế nhằm tiếp cận, trao đổi, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học y học trên thế giới.

- Củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có, mở rộng quan hệ mới với các nước, các tổ chức quốc tế; tăng cường vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ nước ngoài cho đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế; đẩy mạnh hợp tác về chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo chất lượng cao và hợp tác trao đổi chuyên gia, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu phát triển y tế chuyên sâu; tăng cường hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài cho lĩnh vực sản xuất thuốc, vắc xin, trang thiết bị y tế kỹ thuật cao.

12. Phát triển hệ thống thông tin y tế

- Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống thông tin y tế từ trung ương đến địa phương. Hoàn thiện hệ thống chỉ số thống kê y tế có khả năng so sánh quốc tế; theo dõi được các vấn đề y tế ưu tiên và tình hình thực hiện mục tiêu y tế quốc gia, mục tiêu cam kết quốc tế; hoàn thiện sổ sách ghi chép và báo cáo thống kê y tế, tài liệu hướng dẫn về thông tin quản lý y tế, thông tin bệnh viện, thông tin y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh và thông tin về nghiên cứu khoa học, đào tạo phát triển nhân lực cho y tế.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin y tế ở các cấp và cơ chế chia sẻ, phản hồi thông tin; nâng cao chất lượng thông tin y tế. Tăng cường khả năng tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, thông tin y tế; đẩy mạnh hoạt động phổ biến thông tin với các hình thức đa dạng và phù hợp với người sử dụng ở từng đơn vị, từng tuyến, phục vụ cho hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, quản lý ngành y tế dựa trên bằng chứng.

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin y tế, ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và nhu cầu sử dụng của từng tuyến; nâng cấp phần cứng, phát triển phần mềm, xây dựng các phương thức trao đổi thông tin, truyền tin, gửi báo cáo, số liệu qua trang điện tử.

13. Đẩy mạnh công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe

- Kiện toàn mạng lưới truyền thông - giáo dục sức khỏe. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, tập huấn nâng cao năng lực hoạt động và kỹ năng truyền thông - giáo dục sức khỏe cho các tuyến.

- Xây dựng chương trình truyền thông phù hợp với nhóm đối tượng đích theo vùng miền, địa phương, phù hợp với các yếu tố về văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc. Phát triển các mô hình truyền thông hiệu quả tại cộng đồng; mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân với quan điểm “Sức khỏe cho mọi người”, và “Mọi người vì sức khỏe”.

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nhân dân về lối sống, hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, tình dục không an toàn, dinh dưỡng không hợp lý; về sức khỏe học đường, dân số - kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, rèn luyện thể dục - thể thao, giúp người dân có các kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh tật, có lối sống lành mạnh, tự rèn luyện để giữ gìn và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh truyền thông về lợi ích, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và giá dịch vụ y tế.

14. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế

- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, pháp luật y tế; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách y tế, kiểm tra và trợ giúp pháp lý cho các đơn vị ngành y tế nhằm bảo đảm thực thi tốt hệ thống chính sách, pháp luật đối với ngành y tế.

- Nâng cao năng lực hoạch định và vận động chính sách, năng lực quản lý hoạt động chuyên môn, quản lý tài chính, đầu tư, công sản, trang thiết bị và nhân sự, trước hết cho lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo các khoa, phòng và các cán bộ tổ chức, kế hoạch, tài chính. Từng bước chuẩn hoá năng lực chuyên môn, quản lý cho từng vị trí công tác của cán bộ ở cả trung ương và địa phương. Tăng cường xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng có sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp và người dân. Thiết lập hệ thống và thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá tác động của chính sách, kế hoạch y tế.

- Xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cho các lĩnh vực của ngành y tế, trong đó có chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và năng lực cán bộ; các quy định, quy chuẩn về chuyên môn, làm cơ sở để chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Kiện toàn hệ thống thanh tra y tế, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng, đủ năng lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định.

- Triển khai hướng dẫn triển khai bảo hiểm nghề nghiệp cho cán bộ hành nghề y, dược; đồng thời khuyến khích thành lập “Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ y tế”.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính công, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công; nâng cao trách nhiệm giải trình; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quản lý tại các đơn vị y tế từ trung ương đến địa phương.

- Xây dựng chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế, đặc biệt là cán bộ, viên chức y tế làm việc ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và làm việc trong các lĩnh vực nguy hiểm, độc hại. Xác định mức lương khởi điểm hợp lý cho bác sỹ, điều dưỡng, cán bộ viên chức y tế và điều chỉnh chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, xây dựng phụ cấp thâm niên nghề cho cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế

- Đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo để tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược; phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương rà soát, thống kê, đánh giá, sắp xếp danh mục đề án, dự án ưu tiên đầu tư.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách tài chính và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quản lý tài chính cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động y tế.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan, với Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển, đảo để xây dựng Quy hoạch phát triển hệ thống y tế biển đảo.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; định kỳ hàng năm, 5 năm tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm; báo cáo kết quả thực hiện Chiến lược và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí vốn và hướng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm để thực hiện các nội dung của Chiến lược.

3. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chính sách an sinh xã hội, bảo đảm chính sách y tế cho các đối tượng dễ bị tổn thương (người nghèo, cận nghèo, người già, đối tượng bảo trợ xã hội...).

- Chủ trì, phối hợp với Bộ y tế, Bộ Công Thương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án chăm sóc, bảo vệ sức khỏe công nhân trong các nhà máy, công trường, xí nghiệp, khu công nghiệp.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì và phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan tổ chức, hoàn thiện mạng lưới đào tạo, nâng cao năng lực, tổ chức bộ máy và biên chế, phát triển nhân lực y tế; kiện toàn hệ thống y tế trường học, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác y tế trường học, phối hợp với ngành y tế triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, giải pháp phát triển bảo hiểm y tế, hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân.

7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng các nội dung, giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề liên quan đến tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và bảo vệ môi trường trong hoạt động y tế thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

8. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hành động, triển khai các giải pháp an toàn giao thông, phòng chống tai nạn thương tích trong phạm vi được phân công quản lý.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án vận động toàn dân luyện tập thể dục thể thao bảo vệ, nâng cao sức khỏe; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng các chương trình, đề án thể dục thể thao trong trường học nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực của người Việt Nam.

11. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tổng thể kết hợp quân dân y bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bộ đội, góp phần củng cố an ninh quốc phòng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

12. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng ngừa yếu tố gây nguy cơ có hại đến sức khỏe do lối sống không lành mạnh; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải triển khai Luật an toàn giao thông.

13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn; xây dựng kế hoạch hành động triển khai chiến lược trong phạm vi tỉnh, thành phố; bố trí đất đai cho phát triển cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; cân đối đủ kinh phí đầu tư và kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện chiến lược. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể địa phương thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

14. Các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, đề xuất, tổ chức thực hiện các đề án, dự án phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược. Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Bộ Y tế để tổng hợp

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ y tế, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung uơng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b). KN

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 122/QD-TTg

Hanoi, January 10, 2013

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY TO PROTECH, CARE, AND IMPROVE PUBLIC HEALTH DURING 2011-2020, AND THE ORIENTATION TOWARDS 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the June 30, 1989 Law on Protection of People’s Health;

At the request of the Minister of Health,

DECIDES:

Article 1. Approving the national strategy to protect, care, and improve public health during 2011 - 2020 period, and the orientation towards 2030 (hereinafter referred to as strategy). In particular:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Health is the most valuable asset of each person and of the entire society; public health services are special non-profit social services; investment in health is investment in development and reflects the good nature of the society

2. Upgrade and complete the Vietnam’s healthcare system toward fairness - efficiency - development; ensure that everyone, especially the poor, the ethnics, children under the age of 6, beneficiaries of social policies, people in disadvantaged or remote areas, bordering areas or islands and highly susceptible people, can access high-quality basic health care services.

3. Protect, care for and improve public health are obligations of everyone, every family and the community, are responsibilities of ministries, Socialist Party’s agencies, authorities, Fatherland Front committees at all levels, associations, and socio-professional organizations, among which health authorities play a pivotal role in terms of expertise and technologies.

4. The State shall unify the macro-management and orients the protection, care and improvement of public health through the law system and policies; regulates and distributes resources; and manages the quality of health services and health service prices.

5. Innovate the operation and financial mechanism of health agencies in association with execution of the plan for providing health insurance for everyone in order to quickly adapt to the socialist-oriented market economy institutions in the health sector’s activities.

6. Harmoniously combine the fortification of the health network with in-depth development of medicine; the development of public health services with non-public health services; and modern medicine with traditional medicine.

II. TARGETS

1. General targets

Ensure that everyone is able to enjoy initial healthcare services, have more access to high-quality health services; live in safe a safe community and develop physically and mentally. Reduce the rate of infections, improve the physical strength, improve the life expectancy and raise population quality.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Reduce the rate of infections, mortalities, and disabilities; control contagious diseases, common and new epidemics, prevent epidemics from breaking out. Restrict and control the threats of non- contagious diseases and diseases relating to the environment, lifestyles, behaviors, food safety and hygiene, nutrition, and diseases of students.

- Improve the quality of medical examination treatment, and rehabilitation services; reduce the pressure on major hospitals. Develop universal healthcare, family doctors, enhance initial healthcare and medical coverage to all people with the development of specialized healthcare. Intensify healthcare for the elderly. Develop non-public healthcare services and enhance public-private partnership. Modernize and develop traditional medicine, combine traditional medicine with modern medicine.

- Maintain a reasonably low birth rate, control the increase of the sex ratio, raise the population quality, satisfy people’s demands for birth control services, improve the accessibility to high-quality reproductive health services, integrate issues about population into socio-economic development policies and plans.

- Develop the human resources of the health sector in terms of quantity and quality; increase human resources in the health sector for rural, highland, remote, bordering areas and islands and a number of specialities; focus on the development of qualified human resources; expand the training of nurses at colleges and universities, achieve a rational ratio of physicians to nurses and technicians, etc., ensure balance between training and employment of health workers.

- Innovate the operation and financial mechanism of the health sector, quickly increase public investment in the health sector, develop public health insurance, reduce the direct expenditure on healthcare of households, and efficiently use health financial sources.

- Ensure adequate supply of high-quality medicines, vaccines, medical preparations, blood, blood preparations and medical equipment of quality at reasonable prices to meet people’s demands for disease prevention and treatment; manage and use medicines and equipment reasonable, safely and efficiently.

- Raise the capability to mange and implement health policies, enhance the reform of public administration and develop the health information system to innovate and develop the health sector.

3. Specific targets by 2015 and 2020

No.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2010

2015

2020

 

Input targets

 

 

 

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.0

8.0

9.0

2

Number of pharmacists/10,000 people

1.78

2.0

2.2

3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

85

90

> 90

4

Proportion of commune health stations with physicians (%)

70

80

90

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

> 95

> 95

> 95

6

Ratio of hospital beds to 10,000 people (excluding beds of commune health stations)

20.5

23.0

26.0

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

0.76

1.5

2.0

 

Operational targets

 

 

 

7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

> 90

> 90

> 90

8

Proportion of communes meeting national health standards

-

60

80

9

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

60

75

> 80

10

Proportion of people receiving medical examination and treatment with traditional medicine or traditional medicine in combination with modern medicine (%)

14

20

25

11

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

75

85

100

 

Output targets

 

 

 

12

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

72.8

74

75

13

Maternal morality ratio (per 100,000 live births)

68.0

58.3

< 52.0

14

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15.8

14.0

11.0

15

Under-5 morality rate (per 1,000 live births)

23.8

19.3

16.0

16

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

86.9

< 93.0

< 98.0

17

Annual population growth rate (%)

1.04

1.00

1.00

18

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

111

< 113

< 115

19

Under-5 malnutrition rate (weight/age) (%)

18.0

15.0

10,0

20

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

< 0.3

< 0.3

< 0.3

21

Ratio of expenditure on health care of households  of households to total expenditure on health care (%)

52

< 45

< 40

4. Orientation toward 2030

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

III. PRIMARY SOLUTIONS

1. Develop and complete the system of health organizations

- Complete the system of health organizations, including preventive medicine; medical examination and treatment, rehabilitation; medical assessment, forensic medicine, mental forensic medicine; traditional medicine and pharmacy; reproductive health care; medical equipment and facilities; pharmacy; cosmetics; food safety; health insurance; and birth control.

- Strengthen and stabilize the entire system of health organizations; consolidate the grassroots healthcare network while developing specialized healthcare centers; increase investment in the development of public healthcare together with encouraging and facilitating the development of non-public healthcare; develop modern medicine in association with traditional medicine.

- Consolidate and develop the preventive medicine network toward concentration and reducing the number of units in order to improve the efficiency and quality of their operations. Ensuring the capacity to forecast and control contagious diseases, non-contagious diseases and environmental and lifestyle diseases.

- Complete the medical examination and treatment network; develop medical techniques to treat most all diseases requiring high technologies at the central level; consolidate and improve the capability of provincial hospitals; arrange district- level general hospitals by residential areas; expand the traditional medicine network and specialized hospital network. Build military-civil medical facilities, especially in bordering areas and islands. Consolidate, develop and modernize the emergency transport network both by land by sea.

2. Consolidate and complete the grassroots healthcare network  and renovate the initial healthcare

- Strengthen and complete the networks of commune health stations and district health centers; ensure that 100% communes have their own health stations suitable to the socio-economic conditions and medical examination and treatment demands in each region; increase investment in raising the quality of initial healthcare services; to harmonize activities among health units within districts; well materialize the national criteria on commune healthcare in the 2011 - 2020 period; develop village and hamlet health workers, particularly in highland, remote and bordering regions; attach importance to raising the capability of folk midwives in villages and hamlets where health workers are insufficient; to intensify activities of family doctors; manage non-contagious disease in association with initial healthcare and community-based healthcare for the elderly.

- Expand training and retraining forms so as to develop grassroots health workers, giving priority to on-spot training of ethnic minority health workers. Staff health stations with adequate professional titles, attaching importance to raising the qualification of traditional medicine and pharmacy staff.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Organizationally consolidate, and renovate the operational mode and raise the effectiveness of, grassroots public healthcare boards; raise the awareness about, and enhance the participation and cooperation of local administrations, socio­political organizations, social organizations and socio-professional organizations in initial healthcare activities; integrate programs and objectives, and enhance health communication and education activities in communities.

3. Enhance preventive medicine, improve public health, prevent and fight HIV/AIDS and ensure food safety and hygiene

- Consolidate and complete the epidemic surveillance, warning, prevention and control system; establish systems of surveillance, prevention and control of non-contagious disease risks, fully capable of controlling and detecting target groups at high risk of contracting non-contagious diseases for active counseling and guidance in preventive therapy. Incrementally study the formation of disease prevention and control units.

- Intensify the supervision and control of polluting wastes; treat medical and hazardous wastes. Effectively manage elements harmful to health such as smoking, alcohol abuse, unsafe sex, irrational diets, food poisoning, etc. Develop the contingent of intersectoral food safety and hygiene inspectors. Build clean water plants and sanitary works serving the “eat clean and live clean” movement.

- Comprehensively make investment in preventive medicine units to meet the national standards on preventive medicine and international standards on bio-safe laboratories, in a way that suit each unit and local socio-economic conditions. Consolidate and raise the capability of food safety and hygiene testing units, ensuring that testing standards are conformable with international and regional regulations. Keep effectively executing the national programs on health.

- Enhance intersectoral cooperation in preventing and controlling accidents, casualties, traffic accidents, labor accidents, drowning, suicide and occupational diseases, HIV/AIDS prevention and suppression, and food hygiene and safety. Take appropriate measures for preventing and alleviating impacts of catastrophes, natural disasters, climate change, population ageing, family violence, etc. on health.

4. Raise the quality of medical and rehabilitation services

- Take comprehensive measures for reducing hospital overload; step by step re­establish the system of transferring patients among hospitals at different levels; develop networks of satellite hospitals; consolidate the network of specialized hospitals and departments of oncology, cardiology, plastic surgery, obstetrics-pediatrics and rehabilitation; focus on community-based rehabilitation.

- Provide continuous and comprehensive care for patients; formulate programs for the guarantee and improvement of healthcare service quality; complete the mechanism for handling feedbacks and protecting patients’ interests; formulate and apply appropriate standards of quality control to hospitals in Vietnam, step by step applying international and regional standards to medical examination and treatment. Establish a system of managing, assessing, and controlling the quality of healthcare services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Increase investment in equipment and raise the capability of health workers to serve judicial assessment (forensic assessment, mental forensic assessment) and medical assessment.

5. Develop traditional medicine and pharmacy

- Effectively implement the national policies on traditional medicine and pharmacy and action plans for development of Vietnam’s traditional medicine and pharmacy through 2020; enhance the production of eastern medicines and herbal medicines and herbs. Consolidate the system of traditional medicine and pharmacy organizations from the central to local levels, to develop traditional medicine and pharmacy hospitals in provinces on a rational scale; raise the quality and efficiency of the operation of traditional medicine departments at provincial and district general hospitals; intensify traditional medicine activities at health stations.

- Develop a technical process for treatment with traditional medicine and pharmacy and a process for treatment of a number of diseases with traditional medicine combined with modern medicine. Provide regimens of traditional treatment of a number of diseases which can be effectively treated with traditional medicine. Standardize semi-finished products and finished products of traditional medicine; enhance the management of the market of oriental medicines, herbal medicines and herbs.

6. Enhance reproductive health care and birth control activities

- Organizationally consolidate the apparatus and stabilize and raise the capability of officials in charge of population works and reproductive health care at all levels towards professionalism. Intensify inspection; provide a mechanism for intersectoral cooperation; emphasizes the community’s supervisory role in the implementation of policies and laws on population, reproductive health care and birth control.

- Intensify policy and law dissemination and education; update and provide information to Party committees and administrations at all levels, socio-political organizations and prestigious people in communities. Vigorously and effectively carry out communication and education activities suitable to each target group. Expand and raise the quality of education in population and reproductive health inside and outside schools.

Properly combine mass communication with face-to-face communication via the network of population collaborators.

- Consolidate the service-providing networks according to technical levels, ensuring provision of packages of essential population and reproductive health care services at all levels. Raise the quality of forecasts and formulate plans for reasonable use of contraceptive means and to fully provide reproductive health care services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Intensify managerial and professional training and drills. Prioritize the intermediate- level population and healthcare training for commune population workers; train village and hamlet midwives in disadvantaged areas; provide training in pre-natal and infant screening techniques.

- Raise the quality of collection and processing of information and data on population and reproductive health based on the application of information technology; fully, accurately and promptly provide information and data to serve the direction, administration and management at all levels.

- Extensively involves all sectors, socio-political organizations and communities in population and reproductive health care activities. Intensify international cooperation, actively participate in international organizations and programs, actively take advantage of financial and technical assistance and experience of foreign countries and international organizations.

7. Develop human resources for the health sector

- Restructure the networks of human resource training and development institutions and rationally balance training disciplines. Build hospitals of medical universities; link theoretical training to practice training; consolidate and complete practice facilities for training institutions.

- Upgrade health workers training schools, raise the quality of lecturers, innovate curricula, documents and teaching methods. To ensure adequate health workers and a rational structure for regions and health fields.

- Formulate criteria for evaluation and appraisal of the quality of training of health workers. Issue and manage professional practice certificates and operating licenses of health workers and medical facilities as prescribed by law.

- Carry on the nomination-based training, distance training, four-year forma! training of physicians and pharmacists and continuous training on a rational scale to meet the demands of remote and disadvantaged areas while raising the quality of training in these forms; gradually scale down the nomination-based training when health workers are adequate. Ensure adequate professional titles for medical facilities, especially in highland, remote, disadvantaged, bordering areas, and islands.

- Enhance post-graduate training at provincial and district levels, first of all heads of units, departments and sections. Intensify overseas training in the fields and disciplines which Vietnam lack conditions for training in order to improve the quality of specialized health workers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Develop medical science and technology

- Formulate a strategy for medicine development in the field of research and application of new achievements; to intensify cooperation in the application of medical technologies of advanced countries as well as molecular technology, nanotechnology in medicine; step by step modernize medical techniques with priority given to image diagnosis, bio-chemical, bio-physical diagnosis, immunity, heredity, molecular biology and genetic technology; to apply distance diagnosis and therapy technologies, medical equipment, pharmaceuticals, vaccine manufacturing technologies and other advanced technologies applicable in preventive medicine, etc. Apply advanced cardio-vascular, endoscopic, plastic-surgery, organ-grafting and oncology treatment techniques and technologies.

- Formulate standards and proceed with the assessment of medical technologies for determination of effective and efficient medical intervention at low cost, ensuring the health service quality.

9. Innovate financial and investment activities

- Increase annual budget expenditure for healthcare, ensuring that the health expenditure growth rate is higher than the average state budget expenditure growth rate. Set aside at least 30% of the State’s health budget for preventive medicine, ensuring adequate funds for regular operations of commune health stations and allowances for village and hamlet health workers. Formulate an appropriate financial mechanism for initial healthcare activities, prioritizing budget for healthcare for people with meritorious services to the nation, poor people, peasants, ethnic minority people, and people in areas facing difficult socio-economic conditions. Strive for at least 10% of the total state budget expenditure for healthcare; Step by step distribute the state budget to medical facilities according to their respective operational results and outputs.

- Expand the modes of advance payment and risk sharing in medical examination and treatment via development of public health insurance; reform and simplify procedures for health insurance purchase and payment, facilitate the medical examination and treatment for people having health insurance; keep implementing the health insurance policy for the poor, under-6 children, the elderly, ethnic minority people in disadvantaged areas and susceptible people. Expand medical examination and treatment with health insurance at the commune level; reduce the proportion of households facing impoverishment due to healthcare expenditure. Enhance the application of information technology to health insurance management.

- Keep mobilizing social investment sources for healthcare, while making appropriate policy adjustments to restrict the adverse impacts of the policy of socialization of health activities on the people.

- Expand the financial autonomy for public non-business health units; adjust health service charges in line with the public health insurance roadmap and wage reform roadmap; to correctly and fully calculate service charges suitable to the professional qualifications and service quality at each level and people’s affordability; publicize health service charges, clearly defining amounts covered by the state budget and paid by health service users.

- Step by step upgrade the method of payment for health care services, shifting from the service charge mode to advanced and appropriate service charge payment mechanism such as quota package, package payment by case, diagnostic group, and other financial mechanisms; to enhance the control of expenses, control of service abuse; to develop a mechanism for controlling service charges of private medical facilities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10. Develop the pharmaceutical industry and production of vaccines, bio-products and equipment and increase investment in health infrastructure

- Develop the domestic pharmaceutical industry, striving for the targets that home-made medicines will meet 70% of the total value of used medicines by 2015 and 80% by 2020, including 90% of the use demand for medicines on the list of essential medicines and drugs under national health programs. Raise the capacity for domestic production of vaccines and medical bio-products, giving priority to hi-tech preparations; develop pharmaceutical zones and pharmaceutical-chemical  production establishments in order to ready pharmaceutical sources for medicine production.

- Enhance the management of drug quality and safe and reasonable use of medicines, encouraging the use of home-made medicines. Ensure that medicine manufacturers reach the World Health Organization (WHO) standards on good manufacture practice (GMP); medicine testing establishments reach WHO’s standards on good laboratory practice (GLP); and large medicine importers and distributors reach the standards on good storage practice (GSP).

- Enhance the management of medicine prices, reorganize the work of medicine supply bidding. reform and consolidate the medicine production, circulation, distribution and supply networks; to re-plan the medicine distribution, wholesale and retail networks nationwide. Strictly manage the prescription and sale at pharmacies, particularly private ones, ensuring safe and reasonable use of medicines.

- Enhance the domestic manufacture of medical equipment, particularly common medical equipment in the immediate future while step by step entering into joint ventures and cooperation for manufacturing hi-tech medical equipment; meet at least 60% of the demand of medical facilities for common medical equipment.

- Pay attention to the management, operation, preservation, maintenance and repair of medical equipment. Encourage the development of medical equipment maintenance and repair workers in localities; ensure adequate funds for the maintenance and repair of medical equipment and infrastructure.

- Consolidate the blood transfusion network, striving to achieve a volume of collected blood units equivalent to 2% of the population in 2020, with voluntary blood donations representing over 90%.

- Expand and develop health infrastructure in conformity with construction planning and standards.

11. Intensify international cooperation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Develop the health-related information network with a number of countries and international organizations, aiming to approach, exchange, transfer and apply the advances of medical science in the world.

- Consolidate and develop the existing cooperative ties and expand new ones with other countries and international organizations; keep mobilizing and efficiently using foreign aid for investment in health infrastructure and medical equipment; enhance professional, technical and high-quality training cooperation, exchange of experts, technological transfer, specialized healthcare research and development; intensify joint ventures and association with foreign countries in the manufacture of medicines, vaccines and hi-tech medical equipment.

12. Develop the health information system

- Draw up plans for development of the health information system from the central to local levels. Complete the health statistics system of international comparison; monitor priority health issues and the achievement of national health targets and implementation of international commitments; finalize health statistical books and reports, guiding documents on information on health management, hospitals, preventive medicine, disease and epidemic prevention and control and information on scientific research, training and development of human resources for the health sector.

- Establish health information databases at all levels and mechanisms for information sharing and feedbacks; raise the quality of health information. Enhance the capacity to synthesize, analyze and process health information and data; enhance information dissemination in diverse forms suitable to users in each unit, at each level, serving policy and plan formulation and health management based on material evidences.

- Step by step modernize the health information system, applying information technology in conformity with the financial capability, techniques and use demand of each level; upgrade hardware and develop software, establishing modes of information exchange, transmission, report and data sending via websites.

13. Promote health communication and education activities

- Consolidate the health communication and education network. Intensify training, retraining and drills to raise the working capability and health communication and education skills for different levels.

- Formulate communication programs suitable to target groups in each region and locality and suitable to cultural, gender, age group and ethnic elements. Develop effective communication models in communities; expand and diversify communication activities in order to raise the awareness of the people and authorities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Enhance the state management of health

- Keep complementing policies and law on health; intensify the dissemination and education in the laws and policies on health, inspection and legal assistance for health units, aiming to well enforce the policies and laws concerning the health sector.

- Raise the capacity to formulate and campaign policies, capacity to manage professional activities, manage financial sources, investment, public property, equipment and personnel, first of all for unit, department and section leaders, organizational, planning and financial officials. Incrementally standardize the professional and managerial capabilities for every working position at both central and local levels. Enhance the formulation of policies based on material evidences with the widespread participation of socio-political organizations, socio­-professional organizations and people. Establish systems for regular monitoring, oversight and assessment of impacts of health policies and plans.

- Develop systems of standards and criteria for different fields of the health sector, including standards on physical foundations, medical equipment and personnel qualifications, and professional regulations and standards, which serve as the basis for reorganizing and raising the quality of health services and raising the investment efficiency.

- Consolidate the system of health inspectorates with adequate quantity and good quality, fully capable of performing their functions and tasks.

- Provide guidance on the implementation of professional insurance for medicine and pharmacy practitioners; encourage the establishment of the Association for Protection of Legitimate Interests of Health Service Users.

- Enhance the reform of public administration, simplify administrative procedures to reduce inconveniences for people and enterprises; boost the application of information technology management, to apply ISO standard quality control system. Improve the autonomy of public service provider; emphasize accountability; ensure the democracy, openness, and transparency in the management at health units from the central to local levels.

- Formulate reasonable incentives for cadres, civil servants and public employees in the health sector, especially those working in rural, highland, remote, bordering areas, islands, or working in dangerous and hazardous fields. Determine a reasonable starting wage level for physicians, convalescence workers and health workers and adjust the regime of professional allowance incentives, and formulate seniority allowances for cadres, civil servants and public employees of the health sector.

IV. IMPLEMENTATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Propose the establishment of a steering committee for organizing and directing the implementation of the strategy; cooperate with other ministries, sectors and local governments in formulating and implementing programs, plans, schemes and projects according to their assigned functions and tasks, ensuring their conformity with the objectives, contents and solutions of this strategy.

- Cooperate with related ministries, sectors and local governments in reviewing, inventorying, assessing and arranging the list of priority investment schemes and projects.

- Cooperate with the Ministry of Finance and related sectors in finalizing the financial mechanism and policies and mechanism of autonomy and accountability for performance and financial management for public service providers. Work out policies to encourage various economic sectors to participate in health activities.

- Cooperate with the Ministry of Defense and related ministries and sectors as well as with the People’s Committees of the provinces with seas and islands in formulating a master plan for development of marine and island healthcare systems.

- Cooperate with other ministries, sectors, local governments and related functional agencies in inspecting and checking the implementation of this strategy; organize annual and 5- year reviews for making evaluation and drawing experience; report on results of implementation of the strategy and submit to the Prime Minister for decision adjustments to the objectives and contents of the strategy when necessary.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance and arrange funds and provide guidance on the use of 5-year and annual state budget funds for implementation of the Strategy.

3. The Ministry of Internal Affairs shall cooperate with the Ministry of Health, the Ministry of Finance and related ministries and sectors in finalizing the mechanism and policies on autonomy and accountability in the performance, apparatus organization and finance for public service providers.

4. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:

- Cooperate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in formulating social security policies and ensuring health policies for vulnerable subjects (the poor, the elderly, beneficiaries of social protection, etc.).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Education and Training shall cooperate with the Ministry of Health, the Ministry of Home Affairs and related ministries and sectors in organizing and strengthening the training network, raising their capacity, organizing their apparatus and staff, developing human resources of the health sector; consolidating the school healthcare system, ensuring physical foundations and equipment for school health activities, and cooperate with the health sector in implementing the health care programs for students.

6. Vietnam Social Insurance shall cooperate with the Ministry of Health and related ministries and sectors in formulating plans and solutions to develop health insurance toward health insurance for all.

7. The Ministry of Resources and Environment shall assume the prime responsibility for formulating appropriate contents and solutions to tackle harms of environmental pollution to health and to protect the environment in health activities in the fields under its management.

8. The Ministry of Transport shall cooperate with related ministries and sectors in formulating action plans, applying traffic safety and injury prevention and control solutions in the fields under its management.

9. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the Ministry of Health and the Ministry of Industry and Trade in formulating, promulgating or submitting to competent state agencies for promulgation and organizing the implementation of policies, master plans, plans and legal documents on food safety in the fields under its management.

10. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall cooperate with related ministries and sectors in formulating a scheme to campaign all people to do physical exercises and play sports for health protection and improvement; and cooperate with the Ministry of Education and Training in formulating programs and schemes on physical exercises and sports in schools, aiming to raise the stature and physical strength of the Vietnamese.

11. The Ministry of National Defense shall cooperate with the Ministry of Health in formulating a master plan on combined military- civilian healthcare, caring for the health of both people and servicemen, contributing to the consolidation of defense in remote, bordering areas and islands.

12. The Ministry of Public Security shall cooperate with related ministries and sectors in carrying out activities to ward off health risks due to unhealthy lifestyle; and cooperate with the Ministry of Transport in enforcing the Law on Traffic Safety.

13. Provincial People’s Committees shall perform the state management of health in their localities; formulate action plans for implementation of the strategy in their provinces or cities; arrange land areas for development of public and non-public medical facilities; arrange adequate investment funds and regular operating funds for implementation of the Strategy; and direct local committees, sectors and mass organizations to perform the assigned tasks related to the protection, care and improvement of public health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision comes into force from the day on which it is signed

Article 3. The Minister of Health, other Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, and Presidents of provincial People’s Committees are responsible for the implementation of this Decision.-

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

;

Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 122/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 10/01/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…