THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2009/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2009 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH THUẬN THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định
số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Huy động cao nhất các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế để sớm rút ngắn khoảng cách chênh lệch và tiến kịp trình độ phát triển chung của cả nước.
2. Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận trong tổng thể phát triển chung của cả nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tăng nhanh các ngành, lĩnh vực và khu vực kinh tế có năng suất lao động cao. Phát huy nhân tố con người và các lợi thế về tài nguyên biển, về và vị trí địa lý của Tỉnh để hình thành và phát triển những ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn, vùng động lực nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững, kết hợp tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng trên từng địa bàn, trên các đảo và vùng biển trong tỉnh.
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2020 trở thành một tỉnh công nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động. Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ liên thông với cả nước và quốc tế. Quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân khoảng 14,0%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân khoảng 13,0 - 14,3%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân khoảng 12,0 - 12,8%/năm. GDP/người năm 2010 tăng 1,84 lần so với năm 2005, năm 2015 tăng khoảng 1,78 lần so với năm 2010 và năm 2020 tăng khoảng 1,7 lần so với năm 2015.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của công nghiệp - xây dựng đạt 36,29%, nông - lâm - ngư nghiệp đạt 20,97%, dịch vụ đạt 42,74%; đến năm 2015 đạt tương ứng: 45,6%, 12,8% và 41,6%; đến năm 2020 đạt tương ứng: 47,72%, 7,83% và 44,45%.
- Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước (không kể thuế tài nguyên dầu khí) so với GDP giai đoạn 2009 - 2010 đạt khoảng 15 - 16%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 16 - 17% và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 18 - 20%.
- Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2009 - 2010 tăng bình quân 20%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 tăng bình quân khoảng 17 - 18%/năm. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt khoảng 235 triệu USD, năm 2015 đạt khoảng 480 - 500 triệu USD và năm 2020 đạt khoảng trên dưới 1 tỷ USD.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội được xây dựng đồng bộ, hiện đại đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Phấn đấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2009 - 2010 đạt 54 - 56% GDP; giai đoạn 2011 - 2015 đạt 44 - 46% GDP và giai đoạn 2016 - 2020 đạt 40 - 42% GDP.
b) Về xã hội:
- Giảm tỷ lệ sinh giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân 0,56‰/năm và giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 0,21‰/năm. Khống chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,14% vào năm 2010 và 1,0 - 1,1% vào năm 2020.
- Giải quyết việc làm mới giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân 22.000 - 23.000 lao động/năm và giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 11.000 - 12.000 lao động/năm. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ. Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng lao động khu vực nông - lâm - ngư nghiệp trong tổng số lao động làm việc là 55 - 57%, khu vực công nghiệp - xây dựng là 18 - 20%, khu vực dịch vụ là 26 - 27%; đến năm 2020 tỷ trọng lao động tương ứng là 27 - 28%, 27 - 28% và 44 - 45%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 30% vào năm 2010 và đạt khoảng 50 - 55% vào năm 2020. Tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống còn dưới 4% vào năm 2010 và 3 - 3,5% vào năm 2020.
- Thu nhập bình quân của nhân dân tăng 1,8 - 2,0 lần, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) còn 5,0 - 7,0% vào năm 2020, giai đoạn 2011 - 2020 giảm hơn 2/3 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tương ứng trong cùng giai đoạn.
- Tăng tỷ lệ huy động và nâng cao chất lượng giáo dục mần non tiểu học. Tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở đạt 85% vào năm 2010 và đạt trên 95% vào năm 2020; cấp trung học phổ thông tương ứng đạt 60 - 65% vào năm 2010 và đạt trên 80% vào năm 2020. Phấn đấu đạt trên 20% số trường đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010 và đạt trên 7% vào năm 2020.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Xây dựng, nâng cấp các trạm y tế xã theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt 85% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2020.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và dưới 7% vào năm 2020. Tăng tuổi thọ trung bình của dân số lên 70 - 72 tuổi vào năm 2010 và 76 - 78 tuổi vào năm 2020.
- Trên cơ sở phát triển công nghiệp, dịch vụ nâng tỷ lệ đô thị hóa lên khoảng 40 - 42% vào năm 2010 và 60 - 65% vào năm 2020.
c) Về bảo vệ môi trường:
- Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 51% vào năm 2010 và 53 - 54% vào năm 2020. Giảm thiểu tình trạng khô hạn (cả về diện rộng và độ dài thời gian).
- Các đô thị và khu công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý chất thải. Phấn đấu đến năm 2020, 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được xử lý theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đến năm 2010, đạt 100% dân số đô thị và khoảng 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 80% số hộ nông thôn có hố xí hợp vệ sinh. Đến năm 2020, đạt trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và trên 95% hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt.
- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nhất là ở các khu bảo tồn thiên nhiên ở Tánh Linh và Hàm Thuận Nam, các khu vực phát triển công nghiệp khai khoáng, du lịch, khu vực biển và ven biển.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC
1. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
a) Phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa; ưu tiên các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao và giá trị gia tăng lớn, chú trọng các ngành, lĩnh vực Tỉnh có lợi thế về tiềm năng và vị trí địa lý kinh tế như công nghiệp năng lượng, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến lương thực - thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghiệp cơ khí, chế tạo phục vụ kinh tế biển, phát triển nông nghiệp - nông thôn cùng các ngành công nghiệp bổ trợ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
b) Phát triển công nghiệp với nhịp độ cao và ổn định. Tốc độ tăng giá trị gia tăng giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân khoảng 20 - 21%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân khoảng 18 - 19%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 16,0 - 17,5%/năm.
c) Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch theo hướng tập trung phát triển mạnh các nhóm ngành sản phẩm sau:
- Năng lượng: gồm nhiệt điện, thủy điện, phong điện.
- Thủy sản đông lạnh và chế biến.
- Khai thác - chế biến khoáng sản, dầu khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Cơ khí, điện tử, đóng - sửa chữa tàu, thuyền đánh bắt hải sản, vận tải biển.
- Sản xuất nước khoáng, nước giải khát, sợi, dệt, may, giày dép.
- Chế biến nông - lâm sản và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
d) Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng nhanh tỷ lệ sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến, nâng cao giá trị các sản phẩm.
đ) Xây dựng và phát triển Trung tâm điện lực Vĩnh Tân và Sơn Mỹ. Từ nay đến năm 2020, hình thành 11 khu công nghiệp trên địa bàn: Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Kiệm, Tân Đức, Sơn Mỹ, Kê Gà, Hàm Cường, tàu thủy Ba Đăng, Tân Hải, Tân Phúc, Phan Rí Cửa. Từng bước xây dựng các cụm công nghiệp quy mô 75 - 100 ha ở các huyện, phấn đấu đến năm 2020 mỗi huyện, thị xã có 2 - 3 cụm công nghiệp tập trung.
2. Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp
Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp kết hợp theo hướng sinh thái bền vững, sản xuất hàng hóa, hiệu quả cao gắn với thị trường và phát triển ngành nghề, xây dựng nông thôn mới. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân 6,0 - 7,0%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 4,0 - 5,4%/năm. Định hướng phát triển các ngành như sau:
a) Ngư nghiệp: tập trung phát triển khai thác xa bờ và nuôi trồng thủy, hải sản. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá, tập trung vào các cảng cá (Phan Thiết, Phú Quý, La Gi, Phan Rí Cửa) và các khu neo đậu tàu, thuyền tránh bão (Liên Hương, Chí Công, Phan Rí Cửa, Mũi Né, Phú Hải, Ba Đăng, La Gi và Phú Quý). Kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân 9 - 10%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 7,0 - 8,0%/năm; đến năm 2010, sản lượng khai thác đạt 180.000 tấn và nuôi trồng đạt 20.000 tấn; đến năm 2020, sản lượng khai thác đạt 190.000 tấn và nuôi trồng đạt 30.000 tấn.
b) Nông nghiệp: đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ phù hợp với những lợi thế của địa phương và yêu cầu của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi, tăng các loại nông sản hàng hóa có lợi thế của Tỉnh. Trên cơ sở phát huy lợi thế của Tỉnh, hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên môn hóa các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả (điều, cao su, cà phê, thanh long…) và chăn nuôi đại gia súc (bò, dê…). Chú trọng sản xuất lương thực, phấn đấu sản lượng lúa đạt 495 - 500 nghìn tấn vào năm 2010 và khoảng 550 nghìn tấn vào năm 2020 đạt để bảo đảm an ninh lương thực. Thực hiện các biện pháp sản xuất an toàn để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm sạch cho tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và nguyên liệu công nghiệp chế biến.
c) Lâm nghiệp: bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có, tích cực trồng mới, khoanh nuôi tái sinh, nuôi dưỡng và khai thác rừng hợp lý. Nâng tỷ lệ che phủ rừng trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt 51% vào năm 2010 và đạt 53 - 54% vào năm 2020.
3. Phát triển du lịch
Phát triển du lịch thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Tỉnh. Duy trì tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân cả thời kỳ đạt 16 - 18%/năm, tăng trưởng về lượt khách du lịch bình quân 10 -12%/năm.
Phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung vào du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo. Đẩy mạnh xúc tiến và tiếp thị du lịch, xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Bình Thuận ra thị trường thế giới, tìm kiếm mở rộng thị trường mới. Xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại Tiến Thành - Phú Hài - Mũi Né - Hòn Rơm - Hòa Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo, Thuận Quý - Kê Gà - La Gi … một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực. Đầu tư phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng, dịch vụ phục vụ du lịch. Tổ chức các tuyến du lịch và nối các tuyến du lịch trong tỉnh với các tuyến du lịch của cả nước. Từng bước nâng cao tiêu chuẩn của ngành du lịch ngang tầm quốc tế.
4. Phát triển các ngành dịch vụ
Huy động mọi khả năng, nguồn lực để phát triển các ngành dịch vụ. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân 15,6%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 15,3%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 12,8%/năm. Trong đó, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chủ yếu sau:
a) Dịch vụ vận tải: phát triển tổng hợp các loại dịch vụ vận tải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Tập trung xây dựng đội tàu vận tải biển và các phương tiện vận tải phục vụ các trung tâm nhiệt điện và sản xuất bôcxít-nhôm. Tăng cường phát triển vận tải hàng hóa và hành khách giữa đất liền và đảo Phú Quý. Phát triển mạnh dịch vụ logistic tổng hợp.
b) Thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu: phát triển thương mại, từng bước hiện đại hóa, bảo đảm lưu thông hàng hóa nhanh, thuận tiện, kích thích sản xuất phát triển. Tập trung củng cố mạng lưới thương nghiệp trên toàn tỉnh. Xây dựng các trung tâm thương mại - dịch vụ hiện đại tại thành phố Phan Thiết và thị xã La Gi. Hoàn thiện mạng lưới chợ, đặc biệt là các chợ trung tâm thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện lỵ. Hình thành chợ đầu mối hải sản tại phía Nam thành phố Phan Thiết. Xây dựng ở mỗi huyện từ 1 - 2 chợ trung tâm và khu vực, hoàn chỉnh hệ thống chợ ở nông thôn. Về xuất khẩu, chuyển dịch theo hướng tăng các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu quy hoạch xây dựng trung tâm giao dịch thương mại quốc tế tại thành phố Phan Thiết.
c) Phát triển các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, công nghệ thông tin và phần mềm, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất nông, ngư nghiệp … đáp ứng nhu cầu và phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội của Tỉnh trong từng thời kỳ phát triển. Đến năm 2010, tổ chức thực hiện cổng thông tin điện tử, cổng thông tin và sàn giao dịch thương mại, thư viện điện tử về khoa học - công nghệ, hệ thống hội nghị truyền hình tỉnh. Sau năm 2010, hình thành một số cơ sở công nghiệp công nghệ thông tin hoạt động theo hướng phát triển dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung và bước đầu công nghiệp phần cứng.
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng
a) Về giao thông:
- Cải tạo và nâng cấp đoạn quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp I đồng bằng. Xây dựng đoạn đường cao tốc Bắc - Nam trên địa bàn tỉnh. Xây dựng tuyến đường vành đai (tuyến tránh mới) của thành phố Phan Thiết đạt tiêu chuẩn cấp I đồng bằng với 4 - 6 làn xe. Nâng cấp tuyến đường nối quốc lộ 1A với các cảng Phan Thiết, cảng Kê Gà và cảng Sơn Mỹ.
- Xây dựng các tuyến đường ven biển gồm đường 706B (Phan Thiết - Mũi Né) và nối tuyến các đoạn đường hiện có dọc bờ biển các huyện trong tỉnh và với tỉnh Ninh Thuận ở phía Bắc tại khu vực Vĩnh Hảo - Vĩnh Tân và với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ở phía Nam.
- Cải tạo và nâng cấp tuyến quốc lộ 28 kết nối với Lâm Đồng và quốc lộ 55 kết nối với Bà Rịa - Vũng Tàu đoạn đi qua địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng.
- Nâng cấp cải tạo các tuyến đường tỉnh lộ: 711, 712, 714, 715, 716, 718, 719, 720, 766 đạt tiêu chuẩn đường cấp III và cấp IV.
- Phát triển mạng lưới giao thông đô thị hiện đại. Xây dựng các cầu lớn, gồm: Văn Thánh, Hùng Vương, Nguyễn Văn Cừ và các cầu qua sông: Cà Ty, Cái Phan Thiết, Dinh. Xây dựng bến xe trung tâm tỉnh với quy mô hiện đại, nâng cấp bến xe tại trung tâm các huyện và các điểm đô thị.
- Nối một số tuyến đường huyện, đường xã thành trục đường liên huyện, liên xã. Tỷ lệ mặt đường bằng vật liệu cứng đạt từ 80 - 90%. Xây dựng và nâng cấp tuyến đường vành đai xung quanh đảo Phú Quý. Phát triển và nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn đến các vùng cao, vùng sâu, bảo đảm thông suốt tới các điểm dân cư trong tỉnh.
- Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Thống Nhất, Mương Mán - Phan Thiết, nhà ga Mương Mán và xây dựng mới ga Phan Thiết. Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt từ Tây Nguyên đến cảng biển tổng hợp Kê Gà phục vụ dự án khai thác - sản xuất quặng bôcxít và phát triển kinh tế - xã hội các vùng có đường sắt đi qua. Chuẩn bị đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết - Nha Trang hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Xây dựng cảng tổng hợp và chuyên dùng Alumin Kê Gà phục vụ khai thác, vận chuyển bôcxít và phát triển kinh tế - xã hội các vùng có đường sắt đi qua. Xây dựng cảng chuyên dùng phục vụ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, cảng du lịch Hòn Rơm. Nâng cấp, mở rộng cảng Phan Thiết, Phú Quý và các cảng, bến đỗ đường thủy nội địa.
- Triển khai nâng cấp, mở rộng sân bay trên đảo Phú Quý và nghiên cứu, xây dựng sân bay Phan Thiết.
b) Về điện: đầu tư xây dựng Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ. Xây dựng các nhà máy thủy điện, kết hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng sạch, tái tạo (gió, năng lượng mặt trời, thủy triều). Đầu tư phát triển năng lượng cung cấp cho đảo Phú Quý, trong đó chú trọng các nguồn năng lượng tái tạo. Tiêu chuẩn hóa mạng lưới phân phối, nâng cao chất lượng nguồn điện và phạm vi cung cấp điện. Tiếp tục thực hiện chương trình phủ điện nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010, đạt 100% số xã với 90 - 95% số hộ dùng điện từ lưới điện quốc gia.
c) Về thủy lợi:
- Tập trung đầu tư xây dựng hoàn thành các công trình thủy lợi lớn, quan trọng của địa phương: dự án Phan Rí - Phan Thiết, dự án hồ sông Lũy, dự án Tà Pao và các hồ chứa: Lòng Sông, Cà Tót, Capét, sông Dinh, sông Giêng, sông Phan.
- Xây dựng đồng bộ và kiên cố hệ thống kênh, mương của các công trình hồ chứa để phục vụ sản xuất và phòng, chống lũ.
- Xây dựng hệ thống đê kè ngăn mặn, chống xâm thực và xói lở bờ biển tại các cửa sông và địa bàn ven biển xung yếu.
d) Về cấp thoát nước:
- Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước cho Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, các đô thị Phan Thiết, La Gi, đảo Phú Quý và các khu du lịch ven biển.
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ cấp nước đô thị, đảm bảo đến năm 2010 đạt 100% dân số đô thị được cấp nước sạch (nước máy) với tiêu chuẩn 120 - 150 lít/người/ngày đêm; đến năm 2020 đạt 100% dân đô thị được cấp nước sạch với tiêu chuẩn 180 - 200 lít/người/ngày đêm. Xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ phát triển kinh tế và dân sinh trên đảo Phú Quý. Đối với khu vực nông thôn, lồng ghép các chương trình để phát triển hệ thống cấp nước tập trung và cấp nước thôn, xã theo các quy mô phù hợp với mạng lưới phân bổ dân cư từng xã, trong đó ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người. Phấn đấu đến năm 2010, bảo đảm cho 85% dân cư nông thôn được dùng nước sạch và đến năm 2020, có trên 95% dân cư nông thôn được dùng nước sạch hợp vệ sinh, trong đó 50% cấp nước từ hệ thống nước tập trung.
- Xây dựng hệ thống cống thoát nước riêng liên hoàn và bán riêng cùng với các công trình xử lý nước thải tại các khu công nghiệp, Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Sơn Mỹ, thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các thị trấn, thị tứ.
đ) Về môi trường:
- Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trong các khu đô thị, khu công nghiệp và các nhà máy được thu về trạm xử lý tập trung để xử lý làm sạch trước khi xả ra ngoài.
- Phấn đấu 100% chất thải rắn và rác ở các khu công nghiệp và khu vực đô thị được thu gom xử lý tập trung; khu vực nông thôn, rác được xử lý tại các bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh.
- Dành quỹ đất thích đáng để mở rộng và xây dựng các nghĩa trang, nghĩa địa. Nghiên cứu xây dựng đài hỏa táng ở thành phố Phan Thiết.
e) Về thông tin:
- Hiện đại hóa mạng lưới thông tin, bưu điện toàn tỉnh. Nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới thông tin liên lạc vùng ven biển và hải đảo. Phấn đấu đến năm 2010, đạt bình quân 63 - 65 máy điện thoại/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt bình quân 14 - 16 thuê bao/100 dân; đến năm 2020, đạt bình quân 70 - 75 máy điện thoại/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt bình quân 40 - 45 thuê bao/100 dân.
- Đầu tư, nâng cấp các tổng đài điện thoại, phát triển các loại hình dịch vụ mới, hiện đại hóa công nghệ phát thanh - truyền hình. Phấn đấu đến năm 2010, đạt 100% số xã được phủ sóng phát thanh - truyền hình và 100% xã, phường có trạm truyền thanh.
6. Phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội
a) Về dân số, việc làm và giảm nghèo:
- Thực hiện các biện pháp giảm sinh, khống chế tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,14% vào năm 2010 và 1,0 - 1,1% vào năm 2020. Bố trí, sắp xếp lại dân cư hợp lý giữa các vùng, địa bàn trong tỉnh. Tỷ lệ dân số đô thị đạt 42 - 45% vào năm 2010 và đạt 65 - 70% vào năm 2020.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động và giảm nghèo. Phấn đấu giải quyết việc làm mới giai đoạn 2009 - 2010 đạt bình quân 22.000 - 23.000 lao động/năm và giai đoạn 2011 - 2020 đạt bình quân 11.000 - 12.000 người/năm; giảm hộ nghèo xuống còn khoảng 5 - 7% vào năm 2010 và giai đoạn 2011 - 2020 giảm hơn 2/3 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn tương ứng trong cùng giai đoạn.
b) Về giáo dục và đào tạo:
- Phát triển mạnh giáo dục mầm non, phấn đấu trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ đạt 18% vào năm 2010 và đạt 30 - 40% vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo tương ứng đạt 80% và 90 - 95%.
- Giữ vững kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở. Phấn đấu đạt trên 99% trẻ em đi học tiểu học đúng độ tuổi; nâng tỷ lệ đi học đúng tuổi cấp trung học cơ sở đạt 80 - 85% vào năm 2010 và đạt trên 95% vào năm 2020; cấp trung học phổ thông tương ứng đạt 60 - 65% vào năm 2010 và đạt trên 80% vào năm 2020.
- Xây dựng và hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Phấn đấu đến năm 2010, trường, lớp học được kiên cố hóa: mầm non đạt 50%, tiểu học đạt 70% và cấp trung học đạt 100%; trường đạt chuẩn quốc gia đạt 20% năm vào 2010 và đạt trên 70% vào năm 2020.
- Củng cố trường phổ thông dân tộc nội trú, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm học tập cộng đồng phường, xã.
- Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo nghề của địa phương. Thành lập Trường Đại học Bình Thuận, Trường Cao đẳng nghề. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Trường Cao đẳng y tế. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% vào năm 2010 và đạt 50 - 55% vào năm 2020.
c) Về y tế và bảo vệ sức khoẻ nhân dân:
- Xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 700 - 800 giường, phát triển các bệnh viện chuyên khoa (bệnh viện phụ sản, bệnh viện nhi, bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện tâm thần), các trung tâm (mắt, da liễu, phòng chống sốt rét, nội tiết, giám định y pháp, giám định y khoa, sức khoẻ môi trường và bệnh nghề nghiệp). Phấn đấu đến năm 2010, hoàn thành nâng cấp, mở rộng các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa khu vực và thành lập bệnh viện thành phố Phan Thiết.
- Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; xây dựng, nâng cấp các trạm y tế xã theo chuẩn quốc gia. Phấn đấu đạt 85% trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010 và đạt 100% vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh đạt 25,5 giường/1 vạn dân vào năm 2010 và đạt 28 giường/1 vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ bác sĩ đạt 6 - 7 người/1 vạn dân vào năm 2010 và đạt 9 - 10 người/1 vạn dân vào năm 2020.
- Phát triển mạng lưới y tế dự phòng từ tỉnh đến xã, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Phấn đấu đến năm 2010, có 3 - 4 bệnh viện tư nhân và năm 2020 có 5 - 6 bệnh viện tư nhân.
- Nâng cao tuổi thọ trung bình lên 70 - 72 tuổi vào năm 2010 và 76 - 78 tuổi vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 15% vào năm 2010 và dưới 7% vào năm 2020; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm; khống chế tới mức thấp nhất các loại bệnh dịch; phòng và quản lý có hiệu quả các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, tai nạn.
d) Về văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao:
- Phát triển phong trào văn hóa cơ sở, thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Mở rộng các hình thức sinh hoạt và dịch vụ văn hóa. Đa dạng hóa các loại hình hoạt động văn hóa, thông tin. Thực hiện chương trình phủ sóng truyền hình và phát thanh trong toàn tỉnh; tăng thêm số giờ phát hành và chất lượng chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận. Phấn đấu đến năm 2010, đạt 70% xã, phường có thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở; 75% số làng (làng, bản, thôn, ấp) có nhà văn hóa, trong đó đạt 55% số làng đạt chuẩn văn hóa; và đạt 100% số huyện (huyện, thị xã, thành phố) có thiết chế văn hóa thông tin cơ sở. Đến năm 2020, đạt 100% số xã (xã, phường, thị trấn) có thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở và đạt 100% số làng có nhà văn hóa thông tin cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
- Quy hoạch tổ chức các lễ hội truyền thống và văn hóa dân gian nhằm tăng cường sự gắn kết, phát huy tính cộng đồng, hướng về cội nguồn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Phát triển mạnh sự nghiệp thể dục - thể thao quần chúng. Xây dựng và phát triển các môn thể thao mang tính đặc thù của Tỉnh, trong đó chú trọng đến yêu cầu kết hợp phát triển du lịch, đặc biệt là các môn thể thao biển. Từng bước đầu tư và đào tạo phát triển các môn thể thao thành tích cao. Quy hoạch phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp thể dục - thể thao. Phấn đấu mỗi huyện có một trung tâm văn hóa thể dục thể thao.
đ) Về khoa học - công nghệ: phát huy và ứng dụng có hiệu quả các chương trình khoa học - công nghệ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, trong đó tập trung vào các lĩnh vực công nghệ khai khoáng, năng lượng, chế biến hải sản, nông sản, bảo vệ môi trường. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ mới. Sử dụng phổ biến các công nghệ, thiết bị, hệ thống điện tử, tin học trong công tác lãnh đạo, quản lý, giáo dục và đào tạo. Hình thành và phát triển ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ một số sản phẩm trong các lĩnh vực điện tử, tin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học…
7. Bảo vệ môi trường
a) Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Chủ động ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, nhất là các khu công nghiệp, khu du lịch, khu đô thị và một số vùng nông thôn.
b) Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững. Bảo vệ và làm giàu vốn rừng tự nhiên hiện có, trồng mới rừng và cây phân tán. Kiểm soát việc sử dụng và xử lý các loại hóa chất có chứa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường trong nông, lâm, ngư nghiệp. Có kế hoạch tổng thể, hợp lý trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và hoàn thổ, phục hồi môi trường sinh thái sau khai thác khoáng sản. Chú trọng việc xử lý chất thải công nghiệp, nông nghiệp, y tế. Giám sát thường xuyên, chặt chẽ các biện pháp xử lý nước thải, chất thải, rác thải.
c) Tăng cường công tác quản lý về môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để làm tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, hiện đại hóa các thiết bị tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, biến động khí hậu bất lợi đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Ứng cứu và khắc phục có hiệu quả các sự cố gây ô nhiễm môi trường, thiên tai xảy ra.
Xây dựng bộ máy quản lý môi trường vững mạnh, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
8. Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, biên phòng nhân dân. Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quân sự, biên phòng, công an và các Sở, Ban, ngành, mặt trận và toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp, xây dựng tỉnh vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh. Tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO LÃNH THỔ
1. Phát triển không gian đô thị và công nghiệp
a) Phát triển không gian đô thị trên địa bàn tỉnh với những trung tâm và khu đô thị chủ yếu: vùng đô thị trung tâm Phan Thiết - Mũi Né với trung tâm là thành phố Phan Thiết, là đô thị trung tâm phía Nam của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, đô thị loại II và thành phố du lịch cấp quốc gia; cụm đô thị phía Bắc tỉnh gồm: Phan Rí Cửa, Liên Hương; vùng đô thị phía Nam gồm: thị xã La Gi và các đô thị gắn với khu công nghiệp Hàm Kiệm, Hàm Cường, Kê Gà, Tân Hải, Ba Đăng và vùng đô thị phía Tây Nam gắn với các khu công nghiệp Tân Phúc, Tân Đức, Sơn Mỹ; cụm đô thị sông La Ngà gồm: thị trấn Võ Xu và Lạc Tánh.
b) Xây dựng và phát triển các không gian công nghiệp gồm các khu công nghiệp: Phan Thiết - Hàm Kiệm - Hàm Cường - Kê Gà, Phan Rí Cửa - Vĩnh Hảo - Vĩnh Tân, Tân Đức - Sơn Mỹ, Tân Hải - Ba Đăng.
2. Phát triển các không gian nông - lâm - ngư nghiệp
Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung các loại cây trồng có lợi thế (cao su, điều, thanh long) và chăn nuôi đại gia súc gắn với công nghiệp chế biến, các khu bảo tồn thiên nhiên và xây dựng nông thôn mới.
3. Phát triển các không gian du lịch
Phát triển các không gian du lịch tập trung ở vùng ven biển thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam và trên đảo Phú Quý, trong đó có một số khu du lịch cao cấp đạt trình độ quốc tế.
4. Phát triển kinh tế biển và hải đảo
a) Phát triển kinh tế biển và hải đảo phù hợp với phương hướng chiến lược kinh tế biển của cả nước. Xây dựng các trung tâm kinh tế biển ở Tuy Phong, Phan Thiết - Mũi Né, La Gi, Hàm Tân, Hàm Thuận Nam.
b) Xây dựng, phát triển đảo Phú Quý trở thành trung tâm khai thác và chế biến hải sản, trung tâm dịch vụ nghề cá, giao thông biển và điểm du lịch sinh thái biển gắn với tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước.
5. Phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi
Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển kinh tế nông thôn (giao thông, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ, điện, nước sạch, trường học, trạm y tế, thông tin - phát thanh - truyền hình) gắn với quy hoạch phân bố lại dân cư mới theo hướng văn minh, hiện đại.
V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Huy động vốn đầu tư
Để huy động các nguồn vốn đầu tư thực hiện mục tiêu Quy hoạch, tỉnh Bình Thuận đề xuất phương án huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra, cụ thể:
a) Đối với nguồn vốn ngân sách: ngoài các nguồn vốn đầu tư cho các dự án của Trung ương trên địa bàn, Tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, trong đó có các công trình thủy lợi và cấp nước sinh hoạt, mở rộng mạng lưới giao thông nông thôn, lưới điện.
b) Trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
c) Đối với các nguồn vốn bên ngoài: tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn ODA để đầu tư cho các chương trình, dự án trọng điểm, ưu tiên cho phát triển giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, hạ tầng nông thôn, xã nghèo, vùng khó khăn.
d) Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
đ) Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao, nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các lĩnh vực này.
2. Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển các thành phần kinh tế
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác đầu tư phát triển. Nghiên cứu, ban hành một số chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển một số ngành, sản phẩm chủ lực có lợi thế. Hoàn thiện chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, phát triển công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn nhà đầu tư. Khuyến khích và hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ bằng việc bảo đảm hành lang pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và sự công bằng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển.
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý nhà nước
a) Đổi mới và hiện đại hóa nền hành chính, quản lý, điều hành và thực thi công vụ phù hợp với quá trình chuyển đổi. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, củng cố và kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương các cấp. Nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả điều hành, năng lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân để bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn. Tạo môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi nhằm thu hút các nhà đầu tư từ bên ngoài và huy động các nguồn lực trong Tỉnh. Phát triển dịch vụ tư vấn pháp lý để nâng cao năng lực hội nhập của doanh nghiệp.
b) Nâng cao năng lực, trình độ và thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức. Phát huy tính dân chủ và sức mạnh toàn dân. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư. Tăng cường giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
4. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nâng cao trình độ học vấn, trình độ dân trí và mở rộng quy mô đào tạo nghề cho người lao động. Nhanh chóng đào tạo cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước, đào tạo đội ngũ các chuyên gia tư vấn chính sách và chuyên gia kinh tế, kỹ sư, công nhân kỹ thuật và các nhà doanh nghiệp giỏi. Xây dựng các chế độ, chính sách và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài.
5. Chính sách khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường
a) Khuyến khích mở rộng nghiên cứu ứng dụng, triển khai và đổi mới công nghệ trong các ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của Tỉnh (tập trung các ngành năng lượng, khai khoáng, công nghiệp chế biến, công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường). Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Đổi mới chính sách khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động khoa học - công nghệ. Có chính sách thích đáng để thu hút nhân lực khoa học - công nghệ đến làm việc tại Tỉnh.
b) Khuyến khích, hỗ trợ sử dụng công nghệ sạch, an toàn đối với môi trường. Tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư … Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường.
c) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường.
6. Tăng cường hợp tác với các tỉnh và mở rộng thị trường
a) Tăng cường hợp tác kinh tế với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên; hình thành cơ chế phù hợp với quy định của pháp luật để kêu gọi các nhà đầu tư đến với Bình Thuận.
b) Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường một cách vững chắc. Quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có tiềm năng phát triển.
7. Giải pháp về quy hoạch
Đưa công tác quy hoạch vào nền nếp, trở thành công cụ đắc lực của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế. Triển khai phân cấp công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và giám sát quy hoạch. Thực hiện đầu tư theo quy hoạch, phù hợp với khả năng cân đối về vốn và các nguồn lực khác.
8. Tổ chức thực hiện
Tổ chức công bố Quy hoạch được phê duyệt. Nghiên cứu, triển khai thực hiện Quy hoạch đồng bộ và toàn diện. Xây dựng các kế hoạch để thực hiện Quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao.
Điều 2. Quy hoạch này là định hướng, cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, quy hoạch vùng lãnh thổ và các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Thuận theo quy định.
Điều 3. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị xã, thành phố; quy hoạch đô thị; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, để bảo đảm sự phát triển tổng thể, đồng bộ.
2. Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
3. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn; các chương trình phát triển trọng điểm, các dự án cụ thể để đầu tư tập trung hoặc từng bước bố trí ưu tiên hợp lý.
4. Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch này kịp thời, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và cả nước trong từng giai đoạn Quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành Trung ương liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận nghiên cứu lập các Quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô lớn đã được quyết định đầu tư có tầm ảnh hưởng liên vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh. Nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt việc điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án đầu tư được nêu trong Quy hoạch. Hỗ trợ Tỉnh tìm và bố trí các nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2009.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
THỦ
TƯỚNG |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ CÁC DỰ ÁN TRỌNG
ĐIỂM NGHIÊN CỨU, THU HÚT ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 120/2009/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của
Thủ tướng Chính phủ)
A. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
1. Chương trình 135 giai đoạn 2.
2. Chương trình 134.
3. Chương trình về việc làm.
4. Chương trình về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Chương trình về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
6. Chương trình về biển Đông, hải đảo.
7. Chương trình về giảm nghèo.
8. Chương trình về văn hóa.
9. Chương trình về vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Chương trình về giáo dục và đào tạo.
11. Chương trình về phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm.
12. Chương trình về trồng mới 5 triệu ha rừng.
13. Chương trình kiên cố hóa trường học, bệnh viện tuyến huyện, đường giao thông đến trung tâm xã chưa có đường ô tô…
B. CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
I. CÁC DỰ ÁN DO CÁC BỘ NGÀNH ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Công trình thủy lợi Tà Pao.
2. Hệ thống tưới Phan Rí - Phan Thiết và hồ sông Lũy.
3. Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 55.
4. Xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Nha Trang.
5. Xây dựng tuyến đường sắt cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.
6. Xây dựng sân bay Phan Thiết.
7. Xây dựng nâng cấp sân bay Phú Quý.
II. CÁC DỰ ÁN DO TỈNH LÀM CHỦ ĐẦU TƯ
1. Dự án đầu tư từ vốn trung ương
- Hồ sông Dinh III;
- Hồ sông Móng;
- Hồ Phan Dũng;
- Dự án kênh tiếp nước Biển Lạc - Hàm Tân;
- Dự án cấp nước từ sông Lũy lên Khu Lê Hồng Phong;
- Dự án cấp nước cho Trung tâm nhiệt điện than Vĩnh Tân;
- Xây dựng tuyến đường đô thị ven biển 706B Phan Thiết - Mũi Né;
- Dự án tuyến đường ĐT720 và ĐT766;
- Nâng cấp cảng Phú Quý giai đoạn 2;
- Xây dựng kè chống xâm thực và xói lở bờ biển đất liền và trên đảo Phú Quý;
- Nâng cấp và mở rộng đường quanh đảo Phú Quý;
- Cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên đảo Phú Quý;
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc viễn thông trên đảo Phú Quý;
- Xây dựng khu tránh bão cho tàu cá cấp vùng tại đảo Phú Quý.
2. Dự án đầu tư từ vốn trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương
- Dự án cải tạo, nâng cấp nhà máy cấp nước sạch tại các đô thị vùng biển;
- Nâng cấp cảng cá Phan Thiết (có chợ cá đầu mối);
- Nâng cấp cảng cá La Gi;
- Nâng cấp cảng cá Phan Rí Cửa;
- Xây dựng các khu tránh bão cho tàu cá: Phan Rí Cửa, cửa Phú Hải, La Gi, cửa Liên Hương, cửa sông Ba Đăng, Mũi Né, Chí Công;
- Đập dâng sông Phan;
- Dự án ổn định định canh, định cư;
- Nhà máy xử lý chất thải, rác thải, nước thải ở các khu công nghiệp, các khu chế biến thủy sản tập trung;
- Xây dựng khu bảo tồn biển Cù Lao Câu và đảo Phú Quý;
- Xây dựng tuyến đường ven biển Tuy Phong - La Gi - Hàm Tân;
- Thành lập và xây dựng Trường Đại học Bình Thuận.
III. CÁC DỰ ÁN CƠ SỞ HẠ TẦNG, SẢN XUẤT KINH DOANH KÊU GỌI CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐẦU TƯ
1. Lĩnh vực hạ tầng các khu công nghiệp
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hàm Kiệm;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Đức;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sơn Mỹ;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tuy Phong;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Kê Gà;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Hàm Cường;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tàu thủy Ba Đăng;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Hải;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tân Phúc.
2. Lĩnh vực hạ tầng giao thông, cảng biển
- Xây dựng ga đường sắt Phan Thiết mới;
- Xây dựng tuyến đường sắt Tây Nguyên - Bình Thuận phục vụ dự án khai thác, chế biến bôcxit và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nam Tỉnh;
- Xây dựng cảng chuyên dùng Vĩnh Tân (phục vụ Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân, Tuy Phong);
- Xây dựng cảng tổng hợp Kê Gà (phục vụ tổ hợp khai thác bôcxit - nhôm Tây Nguyên và vận chuyển hàng hóa);
- Nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển phục vụ nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện trong khu vực.
3. Lĩnh vực công nghiệp
- Nhà máy xử lý rác thải đô thị;
- Dự án khai thác và tinh chế bentônit công suất 5.000 tấn/năm;
- Khai thác và chế biến Zircon-Ilmenit mỏ Gò Đình (tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi) và tại xã Tân Thuận (Hàm Thuận Nam) công suất 20.000 tấn/năm;
- Dự án sản xuất Pigment (T2O) công suất 5.000 tấn/năm;
- Nhà máy may xuất khẩu công suất 3 triệu sản phẩm/năm;
- Nhà máy lọc hóa dầu Sơn Mỹ công suất 3 - 6 triệu tấn/năm;
- Dự án xây dựng Nhà máy điện trên đảo Phú Quý;
- Dự án Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân công suất 4.400 MW;
- Dự án Trung tâm nhiệt điện Sơn Mỹ công suất 3.000 - 6.000 MW;
- Nhà máy điện khí công suất 1200 - 2400 MW;
- Các nhà máy phong điện công suất 500 - 3.000 MW;
- Nhà máy chế biến khí hóa lỏng (khu công nghiệp Sơn Mỹ);
- Nhà máy phân đạm (khu công nghiệp Sơn Mỹ);
- Nhà máy luyện nhôm và chế tạo các sản phẩm nhôm;
- Nhà máy đóng tàu bằng vật liệu Composite công suất đến 1.000 CV tại Phan Thiết;
- Dự án sản xuất muối tinh công suất 30.000 tấn/năm;
- Nhà máy chế biến hạt điều công suất 10.000 tấn/năm (tại Hàm Tân);
- Nhà máy chế biến thức ăn gia súc công suất 10.000 tấn năm (tại thành phố Phan Thiết);
- Nhà máy ép dầu thực vật;
- Nhà máy chế biến hải sản đóng hộp và hàng đông cao cấp;
- Nhà máy sản xuất bao bì carton;
- Nhà máy ván nhân tạo;
- Dự án chế biến mủ cao su công suất 6.000 tấn/năm;
- Dự án nhà máy chế biến nước trái cây thanh long.
4. Lĩnh vực nông - lâm nghiệp và thủy sản
- Dự án phát triển chăn nuôi bò thịt tập trung;
- Dự án trồng rừng phòng hộ ven biển (38.000 ha);
- Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy;
- Dự án vùng sản xuất giống thủy sản công nghiệp Tuy Phong (200 ha);
- Dự án nuôi hải đặc sản trên biển;
- Dự án đổi mới và hiện đại hóa đội tàu dịch vụ và đánh bắt xa bờ;
- Dự án nuôi trồng chế biến thủy sản nước ngọt.
* Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên, sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng giai đoạn.
THE
PRIME MINISTER |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 120/2009/QD-TTg |
Hanoi, October 06, 2009 |
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF BINH THUAN PROVINCE UP TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25,
2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government's Decree No. 92/ 2006/ND-CP of September 7, 2006, prescribing
the formulation, approval and management of socio-economic development master
plans and the Government's Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008,
amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP of
September 7, 2006;
At the proposal of the People's Committee of Binh Thuan province,
DECIDES:
Article 1. To approve the master plan on socio-economic development of Binh Thuan province up to 2020 with the following major contents:
1. To raise to the utmost all resources to accelerate the speed, and improve the quality of. economic growth in order to narrow the gap with and reach the national development level.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. To boost economic restructuring towards industrialization and modernization. To quickly increase high-productivity industries and economic sectors. To promote the province's human resources and its advantages in marine resources and geographical position to develop key industries and products and motive regions to accelerate economic growth and increase competitiveness and international economic integration.
4. To ensure sustainable socio-economic development, to combine economic growth with social development, hunger eradication, poverty reduction and social justic.
5. To closely combine economic development with security and defense consolidation in each locality, on islands and in sea areas of the province.
1. General objectives:
To build and develop Binh Thuan into a modern and dynamic industrial and service province by 2020 with modern and synchronous infrastructure, which is nationally and internationally interconnected, progressive production relations and people's increasingly improved living conditions.
2. Specific targets
a/ Economically:
- The province's gross domestic product (GDP) will annually grow on average at around 14% from 2009 to 2010; around 13-14.3% from 2011 to 2015; and around 12-12.8% from 2016 to 2020. The GDP per capita will increase by 1.84 times the 2005 level by 2010; around 1.78 times the 2010 level by 2015; and around 1.7 times the 2015 level by 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- State budget revenues (excluding royalty tax on petroleum) will account for around 15-16% of the GDP from 2009-2010; around 16-17% from 2011 to 2015; and around 18-20% from 2016-2020.
- The export value will annually grow on average at 20% from 2009 to 2010 and at around 17-18% from 2011 to 2020. To strive for an export value of around USD 235 million by 2010; around USD 480-500 million by 2015, and approximately USD 1 billion by 2020.
- Comprehensive and modern socioeconomic infrastructure will be built to meet production development and daily-life requirements in the province.
- To quickly increase and efficiently use the society's total development investment capital. To strive that the society's total development investment capital will account for 54-56% of the GDP from 2009 to 2010; 44-46% of the GDP from 2011 to 2015; and 40-42% of the GDP from 2016 to 2020.
b/ Socially:
- The annual birthrate will be reduced to 0.56%c on average from 2009 to 2010 and by 0.21 %c from 2011 to 2020. The natural population growth rate will be limited at 1.14% by 2010 and 1-1.1% by 2020.
- Some 22,000-23,000 new jobs will be created yearly in the 2009-2010 period and 11,000-12,000 jobs in the 2011-2020 period. Labor restructuring will be accelerated positively. To strive that by 2010.55-57% of the total number of laborers will work in agriculture-forestry-fisheries, 18-20% in industry-construction, and 26-27% in service. By 2020, the rates will be 27-28%, 27-28% and 44-45% respectively. Around 30% of laborers will be trained by 2010 and around 50-55%, by 2020. The rural labor use time will be increased and the unemployment rate in urban areas will be reduced to under 4% by 2010 and 3-3.5% by 2020.
- People's average income will increase 1.8-2 times and the poverty rate (according to the new poverty line) will be reduced to 5-7% by 2010. The poverty rate according to the applicable poverty rate in the 2011-2020 period will be reduced by more than two-thirds.
- The enrolment rate and the quality of preschool and primary school education will be raised. The rate of students attending lower secondary schools at proper age will reach 85% by 2010 and over 95% by 2020. The rate for upper secondary school students will be respectively 60-65% by 2010 and over 80% by 2020. The rate of national standard schools will reach over 20% by 2010 and over 7% by 2020.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- The malnutrition rate among under-5 children will be reduced to under 15% by 2010 and under 7% by 2020. The average life expectancy of the population will be increased to 70-72 years by 2010 and 76-78 years by 2020.
- On the basis of industrial and service development, the urbanization rate will increase to around 40-42% by 2010 and 60-65% by 2020.
c/ Environmentally:
- The forest coverage rate will be raised to 51% by 2010 and 53-54% by 2020. Drought will be mitigated (in terms of both area and time).
- Urban centers and industrial parks will have waste collection and treatment systems. To strive that by 2020,100% of hazardous industrial waste and medical waste will be treated up to Vietnam standards. By 2010, 100% of urban inhabitants and around 85% of rural inhabitants will use clean water and 80% of rural households will have hygienic latrines. By 2020, over 95% of rural inhabitants will use clean water for daily-life activities and over 95% of households will have hygienic latrines and collect and treat 100% of daily-life waste.
- To properly exploit and use natural resources and protect biodiversity, especially in natural reserves in Tanh Linh and Ham Thuan Nam, areas with developed mining and tourism activities, and sea and coastal areas.
III.
ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES, DOMAINS AND KEY PRODUCTS
1. To develop industry, cottage industry and construction
a/ To develop industries towards diversification; to prioritize industrial products with high technological content and added value, to attach importance to branches and domains with advantageous potential and economically geographic positions such as energy, mining, construction materials, food-foodstuff processing, biotechnology, mechanical engineering and manufacture in service of marine economy and agriculture and rural development, and support industries for the southern key economic region.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c/ To restructure industries toward strongly developing the following groups of industries and products:
- Energy: thermo. hydro and wind power.
- Frozen and processed aquatic products.
- Exploitation and processing of minerals, petroleum and construction material production.
- Mechanical engineering, electronics, building and repair of fishing vessels and boats, sea shipping.
- Production of mineral water and beverage, fibers, textiles, garments and footwear.
- Farm and forest product processing and art handicraft production.
d/ To strongly develop rural industries and traditional cottage industries. To encourage enterprises to renew technologies, improve management capacity, quickly increase proportions of processed industrial products and raise product value.
e/ To build and develop Vinh Tan and Son My power centers. From now to 2020. to form 11 industrial parks in the province, namely Tuy Phong, Phan Thiet, Ham Kiem, Tan Due. Son My. Ke Ga. Ham Cuong, Ba Dang shipyard. Tan Hai. Tan Phuc and Phan Ri Cua. To step by step build industrial clusters of 75-100 ha each in districts. To strive that by 2020, each district or town will have 2-3 industrial complexes.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To develop agriculture-forestry-fisheries towards ecological sustainability and highly efficient market-driven commodity production associated with trade development and building of a new countryside. To reach an average added value growth of 6-7%/year from 2009 to 2020 and 4-5.4%/year from 2011 to 2020. Development orientations for industries are as follows:
a/ Fisheries: To concentrate on development of offshore fishing and aquaculture. To accelerate fishing infrastructure construction. To build and complete fishing infrastructure, concentrating on fishing ports (Phan Thiet. Phu Quy. La Gi and Phan Ri Cua) and mooring and storm-shelter areas for vessels (Lien Huong, Chi Cong. Phan Ri Cua, Mui Ne, Phu Hai. Ba Dang, La Gi and Phu Quy). To closely combine exploitation with protection of aquatic resources. To strive for an annual fisheries growth rate of 9-10% in the 2009-2010 period and 7-8% in the 2011-2020 period. To reach a fishing output of 180.000 tons and aquaculture output of 20,000 tons by 2010 and 190.000 tons and 30,000 tons respectively by 2020.
b/ Agriculture: To invest in agricultural development towards diversifying plants and livestock associated with processing and market outlets, which are relevant to local advantages and meet market demands. To restructure agricultural economy towards increasing the product value of husbandry and local advantageous farm products. On the basis of promoting the province's advantages, to form a number of concentrated areas for specialized production of perennial industrial and fruit crops (cashew, rubber, coffee, dragon fruit) and cattle (cow. goat) raising. To attach importance to food production. To strive for an output of 495.000-500.000 tons of paddy by 2010 and around 550.000 tons by 2020 to guarantee food security. To take safe production measures to meet domestic and export demands for safe food and foodstuff and for supply of raw materials for the processing industry.
c/ Forestry: To protect and tend existing forests, to actively plant, zone off for regeneration, tend and reasonably exploit forests. To raise the forest coverage to 51% of the total natural land area by 2010 and 53-54% by 2020.
3. To develop tourism
To develop tourism into a sector making important contributions to the province's economic development. To retain an average tourism revenue increase of 16-18%/year for the whole period and tourist arrival growth of 10-12%/year.
To strongly develop overseas tourism as a motive to promote development of domestic tourism and services. To diversify tourism products, concentrating on cultural, ecological, resort and recreational and sports tourism and MICE tourism. To boost tourism promotion and marketing, to build and promote Binh Thuan tourism brand on the world market and seek and expand new markets. To build key tourist sites in Tien Thanh-Phu Hai-Mui Ne Rom islet-Hoa Thang-Binh Thanh-Vinh Hao, Thuan Quy-Ke Ga-La Gi and some tourist sites and points by international standards, which can compete with major marine tourism centers of regional countries. To invest in comprehensive development of tourism infrastructure and service systems. To organize tourist routes and connect tourist routes within the province with national routes. To step by step raise the tourism sector's standards up to international level.
4. To develop services
To mobilize all potential and resources to develop services. To strive for an average service growth of 15.6%/year from 2009 to 2010,15.3%/ year from 2011 to 2015 and 12.8%/year from 2016 to 2020. To concentrate on developing the following major services:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ Trade and export-import: To develop and step by step modernize trade, ensuring fast and convenient circulation of goods to stimulate production. To consolidate trade networks across the province. To build modern trade and service centers in Phan Thiet city and La Gi town. To complete market networks, especially central markets in Phan Thiet city. La Gi town and district capitals. To form a seafood wholesale market in the south of Phan Thiet city. To build 1-2 central and regional markets in each district and complete rural market networks. To restructure export towards increasing processed industrial products of high added value. To study a master plan to build an international trade center in Phan Thiet city.
c/To develop other services such as finance, banking, insurance, consultancy, information technology and software, research and transfer of scientific and technical advances, provision of agricultural and fishery supplies and techniques to meet local demands in conformity with the province's socio-economic development in each development period. By 2010. to organize e-information portal, e-commercial information portal and e-trading floor, e-science and technology library and provincial video conferences. After 2010, to form a number of information technology industrial establishments to develop services, mainly software and content services, and the hardware industry.
5. To build infrastructure
a/ Transport:
- To renovate and upgrade the national highway 1A section running through the province up to grade-I delta road technical standards. To build the north-south expressway section in the province. To build a beltway (new bypass) for Phan Thiet city with 4-6 lanes up to grade-I delta road standards. To upgrade the road linking national highway 1A with Phan Thiet. Ke Ga and Son My ports.
- To build coastal routes, including road 706B (Phan Thiet-Mui Ne). and connect existing coastal roads of districts with Ninh Thuan province to the north in Vinh Hao-Vinh Tan area and with Ba Ria-Vung Tau province to the south.
- To improve and upgrade national highway 28's sections running through the province, which links the province with Lam Dong province, and national highway 55. which links the province with Ba Ria-Vung Tau province, up to grade-I delta road standards.
- To upgrade and improve provincial roads 711, 712, 714, 715, 716, 718, 719, 720 and 766 up to grade-Ill or grade-IV road standards.
- To develop a modern urban transport network. To build big bridges, namely Van Thanh. Hung Vuong and Nguyen Van Cu, and bridges spanning Ca Ty, Cai Phan Thiet and Dinh rivers. To build a provincial modern car terminal and upgrade central car terminals of districts and urban points.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To improve and upgrade Thong Nhat and Muong Man-Phan Thiet railways and Muong Man station and build Phan Thiet station. To construct a railway from the Central Highlands to Ke Ga general seaport to serve the bauxite ore mining and production project and promote socio-economic development of areas where the railway runs through. To make investment preparations for the construction of a modern express railway from Ho Chi Minh City through Phan Thiet to Nha Trang up to international standards.
- To build Ke Ga alumina general and special-use port in service of mining and transport of bauxite and socio-economic development of areas where the railway runs through. To build a special-use port in service of Vinh Tan and Son My thermo-power centers and Rom islet tourist port. To upgrade and expand Phan Thiet and Phu Quy ports and inland waterway ports and wharves.
- To upgrade and expand the airport on Phu Quy island and study and build Phan Thiet airport.
b/ Electricity: To construct Vinh Tan and Son My thermo-power centers. To build hydro-power plants in combination with supply of water for agricultural and industrial production and daily-life activities. To study and develop clean and renewable energy sources (wind, solar energy, tide). To invest in energy development for supply to Phu Quy island, attaching importance to renewable energy. To standardize transmission networks, improve power source quality and expand the scope of power supply. To continue the program on electricity supply for rural areas. To strive that by 2010, 100% of communes with 90-95% of households will have access to national electricity grids.
c/ Irrigation:
- To concentrate investment on building and completing major and important irrigation works of the province, including Phan Ri-Phan Thiet, Luy river reservoir and Ta Pao projects and Long Song. Ca Tot. Capet. Dinh river. Gieng river and Phan river reservoirs.
- To build a uniform and strong system of canals and channels of reservoir works in service of production and flood control.
- To build a canal embankment system to prevent salinization and erosion at estuaries and important coastal areas.
d/ Water supply and drainage:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To improve the quality of water supply services for urban areas, ensuring supply of clean (tap) water for 100% of urban inhabitants with a norm of 120-150 liters/person/day by 2010 and 180-200 liters/person/day by 2020. To build a water supply system for economic development and daily-life activities on Phu Quy island. For rural areas, to incorporate programs to develop centralized water supply systems and supply water for villages and communes suitable to the population density of each commune, prioritizing communes meeting with exceptional difficulties and areas of ethnic minority groups. To strive that by 2010, 85% of rural inhabitants will use clean water and by 2020, over 95% of rural inhabitants will use hygienic water. 50% of which will come from centralized supply systems.
e/ Environment:
- To collect daily-life and industrial wastewater from urban centers, industrial parks and plants for concentrated treatment at pacilities before discharging them into the environment.
- To strive that 100% of solid waste and garbage from industrial parks and urban areas will be collected and treated. To treat garbage from rural areas at hygienic landfills.
- To set aside adequate land for expansion and construction of cemeteries. To study and build an incinerator in Phan Thiet city.
f/ Communications:
- To modernize the province's entire post and communication network. To upgrade and complete communication networks in coastal areas and on islands. To strive for an average rate of 63-65 telephones/100 persons and 14-16 internet subscribers/100 persons by 2010. The rates will be respectively 70-75/100 persons and 40-45/100 persons by 2020.
- To invest in and upgrade telephone switchboards, develop new services and modernize radio-television technologies. To strive that by 2010. radio-television coverage will reach all communes and all communes and wards will have public-address systems.
6. To develop social branches and domains:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To take measures to reduce the birthrate, limiting the natural population growth rate at 1.14% by 2010 and 1 -1.1 % by 2020. To properly rearrange population among areas and localities in the province. To reach an urban population rate of 42-45% by 2010 and 65-70% by 2020.
- To take comprehensive measures to create employment for laborers and reduce poverty. To strive for 22,000-23.000 new jobs/year in the 2009-2010 and 11.000-12.000/year in the 2011-2020 period on average. To reduce the poverty rate to around 5-7% by 2010 and by more than two-thirds in the 2011-2020 period according to the poverty line of this period.
b/ Education and training:
- To strongly develop preschool education, striving that 18% and 30-40% of children will go to kindergarten at proper age by 2010 and 2020 respectively. The rates will be 80% and 90-95% respectively for children going to preschool classes.
- To firmly maintain the results and quality of lower secondary education universalization. To strive for over 99% of children going to primary school at proper age. To raise the rate of children going to lower secondary school at proper age to 80-85% by 2010 and over 95% by 2020. The rates will be 60-65% and over 80% respectively for upper secondary school students.
- To build and modernize material foundations and equipment of schools up to national standards. To strive that by 2010. permanent schools and classrooms will be built, with a rate of 50% for preschools. 70% for primary schools and 100% for lower and upper secondary schools. By 2010, 20% of schools will reach national standards and the rate will be over 70% by 2020.
- To consolidate ethnic minority boarding schools, continuing education centers and learning centers of wards and communes.
- To increase investment in and expand the size of local vocational training institutions. To establish Binh Thuan University and a vocational college. To invest in equipment and material foundations for the medical college. To boost socialization of education and training. To strive for a rate of trained laborers of 30% by 2010 and 50-55% by 2020.
c/ Healthcare:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- To consolidate and complete grassroots healthcare networks. To build and upgrade commune health centers up to national standards. To strive for 85% and 100% of commune health centers reaching national standards by 2010 and 2020 respectively. To reach a rate of 25.5 and 28 patient beds/10,000 people by 2010 and 2020 respectively. To reach a rate of 6-7 and 9-10 medical doctors/10,000 people by 2010 and 2020 respectively.
- To develop preventive medicine networks from provincial to communal levels. To boost socialization of healthcare. To strive to have 3-4 and 5-6 private hospitals by 2010 and 2020 respectively.
- To raise the life expectancy to 70-72 years by 2010 and 76-78 years by 2020. To reduce the malnutrition rate among under-5 children to under 15% by 2010 and under 7% by 2020. To reduce morbidity and mortality rates of infectious diseases. To mitigate epidemics. To effectively control and manage social and occupational diseases and accidents.
d/ Culture-information, physical training-sports:
- To promote the movement for a cultured lifestyle at the grassroots level, to properly implement the campaign "The entire people unite to build a cultured lifestyle." To increase forms of cultural activities and services. To diversify cultural and communication activities. To implement the program on television and radio coverage across the province. To increase the broadcasting time and improve the program quality of Binh Thuan radio-television station. To strive that by 2010, 70% of communes and wards and all districts (towns, cities) will have grassroots culture and information institutions; and 75% of villages will have culture centers 55% of which will reach culture standards. By 2020. all communes (wards, townships) will have grassroots culture and information institutions and 100% of villages will have grassroots culture and information centers up to national standards.
- To plan the organization of traditional festivals and folklore events to increase unity, promote community spirit and remembrance of the root, preserve and promote cultural heritage value and preserve national cultural identity.
- To strongly develop mass physical training and sports activities. To build and develop the province's particular sports, attaching importance to tourism development requirements, especially marine sports. To step by step invest and train in high-achievement sports. To plan the development of material foundations and infrastructure for physical training and sports. Each district will have a culture, physical training and sports center.
e/ Science and technology:
- To effectively promote and apply science and technology programs, to apply technical advances and transfer technologies meeting the province's socio-economic development requirements, concentrating on mining, energy, agricultural and aquatic product processing and environmental protection. To formulate mechanisms and policies to encourage research into and application of scientific advances and transfer of new technologies. To universally use technologies, equipment and electronic and information technology systems in management, administration, education and training. To form and develop industries to manufacture, trade in and provide services on a number of products in the domains of electronics, information technology, new materials, new energy and biotechnology.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a/ To combine economic growth with social development and environmental protection to ensure sustainable development. To proactively prevent and mitigate environmental pollution, remedy environmental degradation and improve environment quality, especially in industrial parks, tourists sites, urban centers and some rural areas.
b/ To sustainably develop eco-agriculture. To protect and enrich existing natural forests and plant forests and scattered trees. To control the use and treatment of chemicals containing pollutants in agriculture, forestry and fisheries. To adopt an overall and appropriate plan on exploitation of mineral and water resources and post-mining restoration of land and the eco-environment. To attach importance to treating industrial, agricultural and medical wastes. To regularly and closely control wastewater, waste and garbage treatment measures.
c/ To increase management of the environment and biodiversity protection. To increase investment in material foundations and equipment to well forecast and warn natural disasters, to modernize equipment for search and rescue and remedy of natural disaster consequences. To raise the capacity to control and mitigate adverse impacts of natural disasters and climate change unfavorable for the economy, society and environment. To effectively remedy environmental pollution and natural disasters.
To build a strong environmental management apparatus and boost socialization of environmental protection.
8. To associate economic development with security and defense maintenance and building of a strong political system
To closely combine socio-economic development with consolidation of defense, security and external relations. To build dispositions of all-people defense, people's security and people's border guard. To closely coordinate military, border guard and police agencies with provincial-level departments and branches, fatherland front and the entire people to create combined strength to build the province into a politically firm and economically rich province with strong defense and security. To concentrate on building the political system strong and increasing economic, defense and security potential.
IV. ORIENTATIONS FOR TERRITORY-BASED DEVELOPMENT
1. To develop urban and industrial space
a/ To develop urban space in the province with urban hubs and major urban centers: Phan Thiet-Mui Ne urban hub with Phan Thiet city being the center, which is the southern center of coastal areas of southern central Vietnam, a grade-II urban center and a national tourist city; a cluster of the province's northern urban centers, comprising Phan Ri Cua and Lien Huong; the southern urban area, comprising La Gi town and urban centers connected with Ham Kiem. Ham Cuong, Ke Ga. Tan Hai and Ba Dang industrial parks and the southwestern urban area connected with Tan Phuc, Tan Due and Son My industrial parks; and a cluster of La Nga river urban centers, comprising Vo Xu and Lac Tanh townships.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To develop agricultural-forestry-fishery space
To develop consolidated commodity production zones to grow advantageous plants (rubber, cashew, dragon fruit) and raise cattle in association with processing, natural reserves and building of a new countryside.
3. To develop tourism space
To develop tourism space, concentrating on coastal areas of Phan Thiet city. La Gi town and Tuy Phong. Bac Binh. Ham Tan and Ham Thuan Nam districts and on Phu Quy island, which will have some luxury resorts up to international standards.
4. To develop marine and island economy
a/ To develop marine and island economy in line with the national marine economy strategy. To build marine economic hubs in Tuy Phong. Phan Thiet-Mui Ne, La Gi, Ham Tan and Ham Thuan Nam.
b/ To build and develop Phu Quy island into a center of fishing, aquatic product processing, fishing logistics services and sea transport and an eco-marine tourist site associated with national defense strengthening.
5. Socio-economic development in rural and mountainous areas
To build socio-economic infrastructure and develop rural economy (transport, small and medium irrigation works, electricity, clean water, schools, health centers, communication-radio-television) associated with planning the redistribution of population toward civilization and modernization.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(See the attached Appendix)
VI. MAJOR SOLUTIONS FOR MASTER PLAN IMPLEMENTATION
1. To raise investment capital
To raise investment capital sources to fulfill the master plan's objectives, Binh Thuan province shall propose schemes to raise funds for each period, select and prioritize projects for study and investment, properly set investment phases and adopt specific and practical solutions for attracting investment capital, ensuring the fulfillment of the set objectives, specifically:
a/ For state budget funds: Apart from funds for centrally managed projects in the province, the province will use central state budget supports to build essential socio-economic infrastructure, including irrigation and daily-life water supply works, and expand rural road networks and electric grids.
b/ Under the land law, to take appropriate measures to raise to the utmost funds from land areas for development of urban centers, industries and cottage industries.
c/ For external funding sources: To increasingly attract foreign direct investment and concurrently make use of ODA funds for investment in key programs and projects, prioritizing education and health development, environmental protection, rural infrastructure, poor communes and difficulty-hit areas.
d/ To formulate and implement mechanisms and policies to encourage economic sectors to invest in economic development, especially production and business development in rural areas.
e/ To boost socialization of education and training, healthcare, culture-information and physical training-sports to raise all social resources for development investment in these domains.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
To continue renovating, reorganizing, and raising the efficiency of. state enterprises. To create favorable conditions for enterprises of other economic sectors to make development investment. To study and promulgate a number of incentive policies to promote development of a number of advantageous key industries and products. To complete policies to promote economic infrastructure construction and industrial development and create a favorable and attractive environment for investors. To encourage and support the development of nonstate enterprises, especially by guaranteeing a legal framework, reforming administrative procedures and ensuring fairness for these enterprises.
3. To step up administrative reform and increase state management capacity
a/ To renew and modernize administration, governance, management and public duty performance in conformity with the transformation process. To continue boosting administrative reform, strengthening and consolidating the organizational structure and operation apparatus of local administrations of all levels. To raise the governance effect and management efficiency and capacity of law enforcement agencies. To increase law dissemination and education and legal assistance for people to ensure security and order in the province. To create an open and favorable investment and business environment to attract outside investors and mobilize resources within the province. To develop legal consultancy services to raise enterprises' integration capacity.
b/ To improve the capacity and qualifications of. and standardize, cadres and civil servants. To promote democracy and strength of the entire people. To renew and improve the quality of activities of social organizations and communities. To increase community supervision of the master plan implementation.
4. Policies on human resource development
To raise the educational and intellectual levels of, and expand vocational training scale for, laborers. To quickly train managers in state agencies and train policy consultants and qualified economic experts, engineers, technical workers and entrepreneurs. To formulate incentive mechanisms and policies and other incentives to attract talents.
5. Policies on science and technology and environmental protection
a/ To encourage expansion of technological research, application, implementation and renewal in branches and domains meeting the province's requirements (concentrating on energy, mining, processing, biotechnology and environmental protection). To increase investment in scientific and technological research. To renew policies and encourage and create a favorable environment for science and technology activities. To adopt proper policies to attract science and technology human resources to work for the province.
b/ To promote and support the use of safe and environmental-friendly technologies. To enhance state management, institutions and laws on environmental protection, especially in the elaboration, evaluation, approval and implementation of master plans, plans and investment programs and projects. To boost socialization of environmental protection activities.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. To increase cooperation with other provinces and expand markets
a/ To increase economic cooperation with other provinces nationwide, especially Ho Chi Minh City and central and Central Highlands provinces; to adopt lawful mechanisms to attract investors to Binh Thuan.
b/ To expand domestic and overseas markets. To improve the quality and renew designs of products, to increase competitiveness and expand markets steadily. To pay more attention to the establishment and promotion of trademarks for goods and services with development potential.
7. Solutions on planning
To reorganize planning work to make it an effective tool for the State in economic management. To decentralize the elaboration, evaluation, approval, implementation and supervision of plans. To make investment in accordance with planning and suitable to the capacity of balancing funds and other resources.
8. Organization of implementation
To publicize the approved master plan. To study and implement the master plan uniformly and comprehensively. To elaborate plans to effectively and efficiently implement the master plan.
Article 2. This master plan serves as the orientation and basis for the formulation, submission, approval and implementation of plannings of branches, territorial plannings and investment projects in Binh Thuan province under regulations.
Article 3. The People's Committee of Binh Thuan province shall, based on the targets, tasks and orientations for the province's socioeconomic development specified in the master plan, assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. directing the lawful formulation, submission, approval and implementation of:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. To study, formulate, promulgate or submit to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies to meet the province's development requirements and in accordance with law in each period in order to attract and mobilize resources for the master plan implementation.
3. Long-, medium- and short-term plans; key development programs; and specific projects for concentrated investment or reasonable investment priority.
4. To submit to the Prime Minister for consideration and decision timely adjustments and supplements to this master plan suitable to socio-economic development situations of the province and country in each planning period.
Article 4. To assign concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Binh Thuan province in studying and formulating the above plannings; studying and submitting to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies to meet the province's socio-economic development requirements in each period; to accelerate investment in and implementation of large works and projects with regional impacts and significant to the development of Binh Thuan province, which have been decided for investment; to study and submit to competent authorities for approval adjustments and supplements to branch development master plans and investment plans for works and projects specified in the master plan; and to assist the province in seeking and arranging domestic and overseas investment capital sources for the master plan implementation.
Article 5. This Decision takes effect on November 25. 2009.
Article 6. The chairperson of the People's Committee of Binh Thuan province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.
PRIME
MINISTER
Nguyen Tan Dung
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
LIST OF KEY PROGRAMS AND PROJECTS FOR STUDY AND
INVESTMENT
(To the Prime Minister's Decision No. 120/ 2009/QD-TTg of October 6, 2009)
A. DEVELOPMENT PROGRAMS
1. Program 135, phase 2.
2. Program 134.
3. Employment program.
4. Program on clean water and environmental sanitation in rural areas.
5. Population and family planning program.
6. East Sea and island program.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8. Culture program.
9. Food hygiene and safety program.
10. Education and training program.
11. Program on prevention of social diseases and dangerous epidemics.
12. Five million-ha forestation program.
13. Program on building of permanent schools, district-level hospitals and auto-accessible roads to commune centers.
B. DEVELOPMENT INVESTMENT PROJECTS
I. CENTRALLY INVESTED PROJECTS IN THE PROVINCE
1. Ta Pao irrigation work;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Upgrading and expansion of national highway 55;
4. Construction of Dau Giay-Phan Thiet and Phan Thiet-Nha Trang expressways;
5. Construction of Ho Chi Minh City-Nha Trang high-speed railway;
6. Construction of Phan Thiet airport;
7. Construction and upgrading of Phu Quy airport.
II. PROVINCIALLY INVESTED PROJECTS
1. Projects with central budget funds
-. Dinh river reservoir III;
-. Mong river reservoir;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-. Bien Lac-Ham Tan water transmission canal project;
-. Project to supply water from Luy river to Le Hong Phong area;
-. Project to supply water for the Vinh Tan coal-run thermo-power center;
- Construction of Phan Thiet-Mui Ne coastal urban road 706B;
- Project to build roads DT720 and DT766;
- Upgrading of Phu Quy port, phase 2;
- Construction of anti-erosion embankments along the coast and on Phu Quy island;
- Upgrading and expansion of the beltway around Phu Quy island;
- Water supply for daily life and production on Phu Quy island;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Construction of a regional storm-shelter area for fishing vessels on Phu Quy island.
2. Projects with central budget supports and local budget
- Project to improve and upgrade clean water supply plants in coastal urban areas;
- Upgrading of Phan Thiet fishing port (with a fish wholesale market);
- Upgrading of La Gi fishing port;
- Upgrading of Phan Ri Cua fishing port;
- Construction of storm-shelter areas for fishing vessels: Phan Ri Cua. Phu Hai estuary. La Gi, Lien Huong estuary, Ba Dang river estuary. Mui Ne, Chi Cong;
- Phan river dam:
- Sedentarization and settlement project;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Construction of Cu Lao Cau and Phu Quy island marine reserves;
- Construction of Tuy Phong-La Gi-Ham Tan coastal road;
- Establishment and construction of Binh Thuan University.
III. INFRASTRUCTURE, PRODUCTION AND BUSINESS PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT FROM VARIOUS ECONOMIC SECTORS
1. Industrial park infrastructure
- Construction of Ham Kiem industrial park infrastructure;
- Construction of Tan Due industrial park infrastructure;
- Construction of Son My industrial park infrastructure;
- Construction of Tuy Phong industrial park infrastructure;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Construction of Ham Cuong industrial park infrastructure;
- Construction of Ba Dang ship industrial park infrastructure;
- Construction of Tan Hai industrial park infrastructure;
- Construction of Tan Phuc industrial park infrastructure.
2. Transport infrastructure, seaports
- Construction of new Phan Thiet railway station.
- Construction of Central Highlands-Binh Thuan railway in service of the bauxite exploitation and processing project and socioeconomic development of the province's southwestern part;
- Construction of Vinh Tan special-use port (in service of Vinh Tan and Tuy Phong thermo-power centers);
- Construction of Ke Ga general port (in service of the Central Highlands aluminum bauxite complex and cargo transport);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Industry
- Urban waste treatment plant;
- Project to exploit and refine bentonite with an annual capacity of 5,000 tons.
- Exploitation and processing of zircon and ilmenite at Go Dinh mine (in Tan Tien commune and La Gi town) and in Tan Thuan commune (Ham Thuan Nam) with an annual capacity of 20.000 tons;
- Project to produce pigment (T20) with an annual capacity of 5,000 tons;
- Export garment factory with an annual capacity of 3 million products;
- Son My oil refinery with an annual capacity of 3-6 million tons;
- Construction of a power plant on Phu Quy island;
- Vinh Tan thermo-power center project with a capacity of 4.400 MW:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Gas-run power plant with a capacity of 1.200-2.400 MW;
- Wind-power plants with a capacity of 500-3.000 MW;
- Liquefied gas processing plant (in Son My industrial park);
- Nitrogenous fertilizer plant (in Son My industrial park);
- Plant to refine aluminum and manufacture aluminum products;
- Plant to build ships with composite materials with a capacity of up to 1.000 HP in Phan Thiet;
- Project to produce annually 30.000 tons of refined salt;
- Plant to process annually 10,000 tons of cashew nuts (in Ham Tan);
- Plant to process annually 10.000 tons of animal feeds (in Phan Thiet city);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Plant to produce canned seafood and high-grade frozen products:
- Carton packaging material plant;
- Artificial board plant;
- Project to process annually 6,000 tons of latex;
- Dragon fruit juice processing mill project. 4. Agriculture-forestry-fisheries
- Project to develop centralized raising of beef cows;
- Project to grow 38.000 ha of coastal protection forests;
- Project to grow forests for pulp supply:
- Project to build Tuy Phong industrial aquatic breed production zone (200 ha);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Project to renew and modernize offshore fishing and service fleets;
- Project to culture and process freshwater aquatic products.
Notes: The locations, sizes, areas and total investment of and funding sources for the above projects shall be calculated, selected and specified in the process of elaboration, submission and approval of investment projects, depending on the needs for and capacity of balancing and raising investment capital in each period.-
;Quyết định 120/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 120/2009/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/10/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 120/2009/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận thời kỳ đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video