ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1164/QĐ-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 4 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND ngày 11 tháng 5 năm 2019 của Hội đồng Nhân dân thành phố quy định mức chi tiền thưởng cho Giải thưởng Sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ chỉ đạo của Ban Thường vụ Thành ủy tại Công văn số 10069-CV/VPTU ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Thành ủy về việc ban hành Quy chế Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố tại Tờ trình số 192/TTr-BTĐKT ngày 23 tháng 3 năm 2020 và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại Công văn số 1237/STP-VB ngày 13 tháng 3 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh (tên dịch theo tiếng Anh là HoChiMinh City Creative Awards).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 5669/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
XÉT
TẶNG GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về:
a) Tên, lĩnh vực, cơ cấu giải thưởng, mức thưởng, điều kiện, quy trình xét tặng Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt Giải thưởng Sáng tạo).
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xét, trao và nhận Giải thưởng Sáng tạo.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm phù hợp với một trong các nhóm lĩnh vực xét giải quy định tại Điều 5 Quy chế này, đã được áp dụng, triển khai trên địa bàn thành phố, mang lại hiệu quả, và có nguyện vọng đăng ký tham dự Giải thưởng Sáng tạo.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm có nguyện vọng tham dự Giải thưởng Sáng tạo phải có sự cho phép của chủ sở hữu.
b) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xét tặng, trao và nhận Giải thưởng Sáng tạo.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công trình nghiên cứu: Là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức chương trình, đề tài, dự án, đề án khoa học và công nghệ.
2. Giải pháp: Là các giải pháp kỹ thuật (dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình kỹ thuật), giải pháp quản lý (là cách thức tổ chức, điều hành công việc, cung cấp dịch vụ), giải pháp tác nghiệp (bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ như phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính, phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá, phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện) hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn).
3. Tác phẩm: là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
1. Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng Sáng tạo được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.
2. Việc xét tặng Giải thưởng Sáng tạo được thực hiện khách quan, công khai, công bằng, chính xác.
3. Công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đề nghị tham dự Giải thưởng Sáng tạo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
4. Cơ quan phụ trách các lĩnh vực của Giải thưởng không được đăng ký tham gia Giải thưởng trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
5. Mỗi công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm chỉ được đăng ký tham dự một trong 07 nhóm lĩnh vực quy định tại Điều 5 Quy chế này.
6. Giải thưởng Sáng tạo được xét tặng 02 năm 01 lần (vào dịp Kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4).
1. Kinh phí để xét tặng Giải thưởng Sáng tạo được trích từ nguồn kinh phí khen thưởng thành phố hàng năm theo Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước và nguồn xã hội hóa; được sử dụng để chi các nội dung sau:
a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng Sáng tạo;
b) Chi bồi dưỡng cho các thành viên Ban Tổ chức, các Hội đồng xét chọn, tổ thư ký, chuyên gia trong việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Sáng tạo theo quy định;
c) Tổ chức họp báo, họp các Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo;
d) Tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo;
đ) Tiền thưởng, Giấy chứng nhận, biểu trưng cho tác giả đạt Giải thưởng Sáng tạo;
e) Các hoạt động khác.
2. Mức chi cụ thể được thực hiện theo quy định hiện hành.
LĨNH VỰC, SỐ LƯỢNG, MỨC THƯỞNG VÀ TIÊU CHÍ XÉT TẶNG GIẢI THƯỞNG
Điều 5. Lĩnh vực Giải thưởng Sáng tạo
Giải thưởng Sáng tạo được xét trao cho các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm theo 07 nhóm lĩnh vực như sau:
1. Lĩnh vực 1 (kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh): Xét tặng cho các giải pháp của tập thể, cá nhân góp phần phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố.
2. Lĩnh vực 2 (văn hóa - nghệ thuật): Xét tặng cho các tác phẩm, sáng tác, công trình của tập thể, cá nhân có tác động tích cực đến việc khơi dậy truyền thống và tinh thần sáng tạo; thúc đẩy các hoạt động lao động sáng tạo của đông đảo người dân, góp phần xây dựng và phát triển thành phố.
3. Lĩnh vực 3 (cải cách hành chính): Xét tặng cho các giải pháp của tập thể, cá nhân trong việc đẩy mạnh cải cách hành chính, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp là thước đo hàng đầu về hiệu quả, hiệu lực của chính quyền các cấp, vì một thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
4. Lĩnh vực 4 (truyền thông): Xét tặng cho các ứng dụng, tác phẩm truyền thông của các tập thể, cá nhân để giới thiệu các mô hình, cách làm hay, sáng tạo có tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố.
5. Lĩnh vực 5 (xã hội): Xét tặng cho các giải pháp của tập thể, cá nhân triển khai thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa, lối sống lành mạnh trong xã hội, cộng đồng nhất là đối với thế hệ trẻ; khuyến khích, hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển bền vững.
6. Lĩnh vực 6 (khởi nghiệp sáng tạo): Xét tặng cho các giải pháp của tập thể, cá nhân đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp có hiệu quả cao.
7. Lĩnh vực 7 (khoa học cơ bản): Xét tặng cho các công trình nghiên cứu, các đề tài của tập thể, cá nhân đã được ứng dụng trong thực tế và mang lại hiệu quả.
Điều 6. Số lượng Giải thưởng, mức tiền thưởng
1. Số lượng Giải thưởng Sáng tạo tối đa là 70 giải, được phân chia theo cơ cấu như sau:
a) Lĩnh vực 1 (kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh): 10 giải;
b) Lĩnh vực 2 (văn hóa - nghệ thuật): 05 giải;
c) Lĩnh vực 3 (cải cách hành chính): 05 giải;
d) Lĩnh vực 4 (truyền thông): 10 giải;
đ) Lĩnh vực 5 (xã hội): 05 giải;
e) Lĩnh vực 6 (khởi nghiệp sáng tạo): 15 giải;
g) Lĩnh vực 7 (khoa học cơ bản): 20 giải.
Tùy tình hình thực tế Ban Tổ chức Giải thưởng có thể tăng hoặc giảm cơ cấu giải thưởng của từng lĩnh vực.
2. Các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm được xếp hạng theo giải Nhất, Nhì, Ba.
3. Mức tiền thưởng: Giải Nhất: 100 triệu đồng; Giải Nhì: 80 triệu đồng; Giải Ba: 60 triệu đồng.
4. Các tập thể, cá nhân đạt Giải thưởng Sáng tạo được Ủy ban nhân dân thành phố tặng Bằng khen, Giấy chứng nhận và Biểu trưng Giải thưởng.
1. Các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham gia Giải thưởng Sáng tạo phải đăng ký đứng các nhóm lĩnh vực được quy định tại Điều 5 Quy chế.
2. Các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đăng ký tham gia Giải thưởng phải có tính mới và đã được ứng dụng vào thực tiễn, có hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng - an ninh ít nhất 02 năm trở lên, góp phần giải quyết các vấn đề cấp bách trong xây dựng và phát triển thành phố.
3. Tiêu chí cụ thể xét tặng Giải thưởng cho từng nhóm lĩnh vực sẽ được các cơ quan phụ trách các lĩnh vực của Giải thưởng quy định cụ thể trong Thể lệ Giải thưởng.
Các Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo chấm điểm theo thang điểm 100. Số điểm được tính cuối cùng của mỗi công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm là số điểm trung bình cộng của các thành viên cùng chấm. Xét Giải thưởng Sáng tạo theo phương thức tính điểm từ cao đến thấp; điểm tối thiểu để đạt Giải thưởng Sáng tạo là 70/100 điểm, xếp hạng Giải thưởng Sáng tạo được tính như sau:
- Giải Nhất: Đạt điểm số trung bình cộng từ 90 điểm trở lên;
- Giải Nhì: Đạt điểm số trung bình cộng từ 80 đến dưới 90 điểm;
- Giải Ba: Đạt điểm số trung bình cộng từ 70 đến dưới 80 điểm.
Lưu ý: điểm cao nhất và thấp nhất của các thành viên mỗi Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo cùng chấm 01 công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm không được chênh lệch quá 20/100 điểm. Trong trường hợp có số điểm chênh lệch quá 20, các thành viên cùng chấm thống nhất điều chỉnh dựa trên các tiêu chí cụ thể đã được quy định. Trong trường hợp các thành viên Hội đồng không thống nhất điều chỉnh được, Hội đồng xét chọn sẽ quyết định bằng phiếu kín.
Điều 9. Ban Tổ chức Giải thưởng
1. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo, gồm các thành viên sau:
- Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban;
- Đồng chí Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban;
- Đồng chí Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Phó Trưởng ban;
- Đồng chí Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực;
Các thành viên, gồm:
- Đồng chí Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố;
- Đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
- Đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ;
- Đồng chí Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đồng chí Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao;
- Đồng chí Giám đốc Sở Tài chính;
- Đồng chí Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng;
- Đồng chí Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố;
- Đồng chí Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật thành phố.
2. Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo có nhiệm vụ:
- Quyết định xét tặng giải thưởng cho các công trình, giải pháp, tác phẩm tham dự.
- Thành lập Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo cấp thành phố và Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực.
- Chỉ đạo Cơ quan thường trực Giải thưởng xây dựng Thể lệ mẫu cho các lĩnh vực của Giải thưởng.
- Phân công nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị chủ trì các lĩnh vực.
- Tổ chức triển lãm, giới thiệu và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các công trình, giải pháp sáng tạo đạt giải trước, trong và sau khi tổ chức Lễ trao Giải thưởng.
- Tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Sáng tạo;
3. Ban Tổ chức Giải thưởng làm việc theo nguyên tắc tập thể và biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín. Phiên họp của Ban Tổ chức Giải thưởng phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng. Quyết định của Ban Tổ chức Giải thưởng chỉ có giá trị khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự phiên họp biểu quyết đồng ý bằng hình thức bỏ phiếu kín.
4. Ban Tổ chức Giải thưởng tự giải thể sau khi Giải thưởng Sáng tạo kết thúc.
Điều 10. Cơ quan thường trực Giải thưởng
1. Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố là cơ quan thường trực của Giải thưởng Sáng tạo.
2. Cơ quan thường trực Giải thưởng Sáng tạo có nhiệm vụ:
- Tham mưu Ban Tổ chức Giải thưởng ban hành Kế hoạch tổ chức, Quyết định công nhận Giải thưởng, Kế hoạch công bố và trao tặng Giải thưởng Sáng tạo.
- Tham mưu Quyết định thành lập Ban Tổ chức Giải thưởng, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo cấp thành phố, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo các lĩnh vực.
- Xây dựng dự toán và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức Giải thưởng Sáng tạo theo quy định.
- Xây dựng Thể lệ mẫu cho các lĩnh vực của Giải thưởng và phối hợp, hỗ trợ các cơ quan được phân công chủ trì các lĩnh vực Giải thưởng ban hành Thể lệ dự thi cho từng lĩnh vực cho quá trình tổ chức xét chọn Giải thưởng Sáng tạo.
- Tham mưu, giúp việc cho Ban Tổ chức Giải thưởng và Hội đồng xét chọn giải thưởng cấp thành phố trong quá trình tổ chức xét chọn Giải thưởng.
- Tiếp nhận các công trình, giải pháp, tác phẩm do cơ quan chủ trì các lĩnh vực đã xét chọn (vòng 1) để trình Hội đồng xét chọn giải thưởng cấp thành phố và phối hợp với Báo Sài Gòn Giải phóng thực hiện việc công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Sài Gòn Giải phóng và các cơ quan báo chí thành phố tổ chức họp báo giới thiệu Giải thưởng và công bố các công trình sáng tạo đạt giải.
- Ban hành các văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban Tổ chức Giải thưởng trong quá trình xét chọn Giải thưởng. Cơ quan thường trực được phép sử dụng con dấu của Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố trong việc ban hành các văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Ban Tổ chức Giải thưởng.
Điều 11. Cơ quan chủ trì, phụ trách các lĩnh vực của Giải thưởng
1. Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo phân công các cơ quan chủ trì, phụ trách các lĩnh vực của Giải thưởng bao gồm:
a) Lĩnh vực 1 (kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh): Bộ Tư lệnh thành phố
b) Lĩnh vực 2 (văn hóa - nghệ thuật): Liên hiệp các Hội Văn học và nghệ thuật thành phố;
c) Lĩnh vực 3 (cải cách hành chính): Sở Nội vụ;
d) Lĩnh vực 4 (truyền thông): Sở Thông tin và Truyền thông;
đ) Lĩnh vực 5 (xã hội): Ban Tuyên giáo Thành ủy;
e) Lĩnh vực 6 (khởi nghiệp sáng tạo): Sở Khoa học và Công nghệ;
g) Lĩnh vực 7 (khoa học cơ bản): Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố.
2. Cơ quan chủ trì các lĩnh vực có nhiệm vụ:
- Ban hành Thể lệ dự thi (theo các tiêu chí, thang điểm đã quy định tại Điều 7 Quy chế) phù hợp với tình hình thực tiễn của lĩnh vực được phân công chủ trì.
- Tiếp nhận các công trình, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo theo lĩnh vực được phân công chủ trì.
- Báo cáo Ban Tổ chức Giải thưởng về số lượng hồ sơ (kèm toàn bộ file điện tử có liên quan) đã tiếp nhận tham dự Giải thưởng Sáng tạo theo lĩnh vực được phân công chủ trì đúng thời gian quy định (thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng).
- Tham mưu, đề xuất Ban Tổ chức Giải thưởng ban hành Quyết định thành lập Hội đồng xét giải theo lĩnh vực được phân công chủ trì (thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng).
- Tổ chức xét giải theo quy trình, tiêu chí và thang điểm cho lĩnh vực được phân công chủ trì theo Thể lệ dự thi.
- Tham mưu và đề xuất các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đạt từ 70 điểm trở lên theo quy định tại Điều 8 Quy chế này và gửi đầy đủ hồ sơ (kèm file điện tử) cho Hội đồng xét chọn giải thưởng cấp thành phố (thông qua cơ quan thường trực Giải thưởng).
- Phối hợp với Báo Sài Gòn Giải phóng thực hiện việc đưa tin, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham gia dự thi để lấy ý kiến đánh giá của bạn đọc tham khảo trong quá trình xét giải.
- Đề xuất Cơ quan thường trực Giải thưởng thanh, quyết toán kinh phí tổ chức xét giải cho lĩnh vực được phân công chủ trì.
- Giải quyết các tranh chấp khiếu nại (nếu có) đối với các công trình, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo theo lĩnh vực được phân công chủ trì.
Điều 12. Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố
1. Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố do Ban Tổ chức Giải thưởng quyết định thành lập, Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng là Trưởng ban Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo. Các thành viên khác của Hội đồng bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực.
- Các chuyên gia (trong trường hợp cần thêm các ý kiến chuyên môn đối với các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo).
- Thành viên Ban Tổ chức Giải thưởng (trong trường hợp cần thêm thông tin đối với các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo).
- Thư ký Hội đồng là đại diện Cơ quan thường trực Giải thưởng.
2. Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố có nhiệm vụ:
- Xét chọn các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo theo đề xuất của cơ quan chủ trì các lĩnh vực.
- Đề xuất giải cho các công trình, giải pháp, tác phẩm đạt từ 70 điểm trở lên theo quy định tại Điều 8 Quy chế này cho Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo.
- Đề xuất Ban Tổ chức Giải thưởng tăng hoặc giảm cơ cấu giải thưởng của từng lĩnh vực theo tình hình thực tế.
3. Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố làm việc theo nguyên tắc tập thể, thống nhất ý kiến của các thành viên có mặt. Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ tịch thay mặt điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Các cuộc họp của Hội đồng phải được Thư ký cuộc họp ghi biên bản. Biên bản và phiếu chấm điểm phải được lưu giữ hồ sơ đầy đủ.
Điều 13. Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực
1. Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực do cơ quan chủ trì lĩnh vực quyết định thành lập. Lãnh đạo cơ quan được phân công chủ trì lĩnh vực là Chủ tịch Hội đồng. Các thành viên khác của Hội đồng bao gồm các chuyên gia và thư ký Hội đồng do cơ quan chủ trì lĩnh vực xem xét, quyết định.
2. Hội đồng có thể được chia thành nhiều tổ chuyên ngành phù hợp với nội dung của các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực có nhiệm vụ:
- Xét chọn các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo theo quy trình, tiêu chí và thang điểm được ban hành trong Thể lệ dự thi tương ứng với lĩnh vực được phân công.
- Tham mưu cho cơ quan chủ trì lĩnh vực của Giải thưởng các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo đạt từ 70 điểm trở lên theo Thể lệ dự thi tương ứng với lĩnh vực được phân công.
4. Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực làm việc theo nguyên tắc tập thể, thống nhất ý kiến của các thành viên có mặt. Chủ tịch Hội đồng điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt thì ủy quyền Phó Chủ tịch thay mặt điều khiển các phiên họp của Hội đồng. Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực có thể mòi tác giả (nhóm tác giả) trình bày về công trình của mình trước Hội đồng hoặc khảo sát trực tiếp tại cơ sở trong thời gian xét chọn hoặc trong trường hợp các công trình quy mô lớn, mang tính đặc thù và hồ sơ tham gia Giải thưởng chưa thể hiện đầy đủ thông tin và các minh chứng.
Các cuộc họp của Hội đồng phải được Thư ký cuộc họp ghi biên bản. Biên bản và phiếu chấm điểm phải được lưu giữ hồ sơ đầy đủ.
Điều 14. Cơ quan truyền thông cho Giải thưởng
1. Báo Sài Gòn Giải phóng là cơ quan thường trực trong thực hiện công tác truyền thông cho Giải thưởng.
2. Nhiệm vụ của cơ quan truyền thông:
- Mở chuyên trang, chuyên mục để thường xuyên đưa tin, tuyên truyền về Giải thưởng Sáng tạo từ khi công bố Giải thưởng đến khi công bố trao giải; đồng thời, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân các công trình, giải pháp, tác phẩm đạt giải tạo lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân.
- Chủ trì, phối hợp với Cơ quan thường trực Giải thưởng Sáng tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các cơ quan truyền thông khác xây dựng Kế hoạch truyền thông để tổ chức truyền thông, quảng bá, đưa tin sâu rộng, tạo lan tỏa về Giải thưởng.
- Tổng hợp ý kiến đánh giá của bạn đọc, người dân cho các công trình, giải pháp tham dự trên chuyên trang, chuyên mục về Giải thưởng Sáng tạo gửi về Ban Tổ chức Giải thưởng (thông qua Cơ quan thường trực Giải thưởng) và cơ quan chủ trì các lĩnh vực của Giải thưởng.
- Đề xuất kinh phí truyền thông cho Giải thưởng theo Kế hoạch trình Ban Tổ chức xem xét, phê duyệt và gửi về cơ quan thường trực của Giải thưởng.
Kết quả ý kiến đánh giá của bạn đọc trên chuyên trang, chuyên mục về Giải thưởng được xem là thông tin tham khảo quan trọng đối với Ban Tổ chức Giải thưởng và cơ quan chủ trì các lĩnh vực của Giải thưởng trong xét tặng Giải thưởng.
1. Công bố công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đăng ký tham gia Giải thưởng Sáng tạo:
Cơ quan chủ trì, phụ trách các lĩnh vực Giải thưởng phối hợp với Báo Sài Gòn Giải phóng thực hiện công bố các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham gia Giải thưởng Sáng tạo.
2. Xét chọn vòng 1:
Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực tổ chức xét chọn các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo, trong đó có tham khảo ý kiến của bạn đọc trên Báo Sài Gòn Giải phóng.
3. Đề xuất công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đạt từ 70 điểm trở lên (được xét chọn vòng 1):
Cơ quan chủ trì, phụ trách các lĩnh vực căn cứ vào kết quả xét chọn của Hội đồng xét chọn Giải thưởng các lĩnh vực gửi các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đạt từ 70 điểm trở lên (đã được xét chọn vòng 1) cho Cơ quan thường trực Giải thưởng để tổng hợp, trình Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố xét chọn.
4. Công bố các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đã được xét chọn vòng 1:
Cơ quan thường trực Giải thưởng phối hợp với Báo Sài Gòn Giải phóng thực hiện công bố các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đạt từ 70 điểm trở lên (đã được xét chọn vòng 1).
5. Xét chọn vòng 2:
Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố tổ chức xét chọn các công trình, giải pháp, tác phẩm tham dự Giải thưởng Sáng tạo do các cơ quan chủ trì lĩnh vực đề xuất (xét chọn vòng 2) theo cơ cấu và nguyên tắc tính điểm xét giải được quy định tại Điều 6 và Điều 8 Quy chế này.
6. Tham mưu các công trình, giải pháp, tác phẩm đạt giải:
Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố tham mưu cho Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo các công trình, giải pháp, tác phẩm đạt giải và tham khảo ý kiến đối với các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm trên Báo Sài Gòn Giải phóng và các phương tiện truyền thông (nếu có).
Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo quyết định các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đạt giải và cơ cấu Giải thưởng Sáng tạo cho từng lĩnh vực Giải thưởng trên cơ sở đề xuất của Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố quy định tại Điều 6 Quy chế này.
7. Công bố và trao giải:
Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo tổ chức Lễ công bố và trao giải cho các công trình nghiên cứu, giải pháp, tác phẩm đạt giải nhân dịp Kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4.
Cá nhân, tập thể thực hiện tốt Quy chế này và có nhiều đóng góp cho việc tổ chức triển khai Giải thưởng Sáng tạo, tùy theo thành tích cụ thể, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định.
1. Quy chế này là căn cứ để Ban Tổ chức Giải thưởng, Hội đồng xét chọn Giải thưởng cấp thành phố, Hội đồng xét chọn Giải thưởng Sáng tạo các lĩnh vực, Cơ quan thường trực, Cơ quan chủ trì các lĩnh vực của Giải thưởng Sáng tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện công tác tổ chức xét tặng Giải thưởng Sáng tạo thành phố Hồ Chí Minh.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có những vướng mắc, khó khăn, bất cập, Ban Tổ chức Giải thưởng Sáng tạo sẽ xem xét và đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi Quy chế, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan, tổ chức có liên quan biết để thực hiện./.
Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Số hiệu: | 1164/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thành Phong |
Ngày ban hành: | 03/04/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1164/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế xét tặng Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Chưa có Video