BAN
CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/QĐ-BCĐTW |
Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019
TRƯỞNG BAN
BAN CHỈ ĐẠO TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở TRUNG ƯƠNG
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 86/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 nhằm thực hiện Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các Bộ điều tra theo kế hoạch riêng: Quốc phòng, Công an và Ngoại giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện Tổng điều tra đúng Phương án quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có tên tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. TRƯỞNG BAN |
TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở THỜI ĐIỂM 0 GIỜ NGÀY 01/4/2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 15 tháng 8 năm
2018 của Trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân
số và nhà ở Trung ương)
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA CUỘC TỔNG ĐIỀU TRA
1. Mục đích
Tổng điều tra dân số và nhà ở thực hiện vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 (viết gọn là Tổng điều tra) thu thập các thông tin cơ bản về dân số và nhà ở nhằm các mục đích chính sau:
Thứ nhất, tổng hợp và biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê; phân tích và dự báo tình hình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương;
Thứ hai, đáp ứng nhu cầu thông tin về dân số và nhà ở phục vụ đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; phục vụ công tác giám sát thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết;
Thứ ba, cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia về dân số; xây dựng dàn mẫu chủ phục vụ các cuộc điều tra hộ dân cư.
2. Yêu cầu
Tổng điều tra phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố và lưu giữ thông tin cuộc Tổng điều tra phải được thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án Tổng điều tra;
- Bảo đảm thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời, không trùng lặp, không bỏ sót các thông tin quy định trong Phương án Tổng điều tra;
- Bảo mật thông tin cá nhân thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;
- Việc quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc Tổng điều tra phải bảo đảm đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA
1. Đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra của cuộc Tổng điều tra bao gồm:
- Tất cả người Việt Nam thường xuyên cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tính đến thời điểm điều tra; người Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh ra nước ngoài trong thời hạn quy định;
- Các trường hợp chết của hộ dân cư (viết gọn là hộ) đã xảy ra từ ngày 01 Tết Âm lịch Mậu Tuất năm 2018 (tức ngày 16/02/2018 theo dương lịch) đến hết ngày 31/3/2019;
- Nhà ở của hộ dân cư.
2. Đơn vị điều tra
Đơn vị điều tra là hộ. Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có hoặc không có mối quan hệ ruột thịt, hôn nhân hay nuôi dưỡng; hoặc kết hợp cả hai.
3. Phạm vi điều tra
Tổng điều tra được thực hiện toàn bộ trên phạm vi cả nước đối với tất cả các đơn vị điều tra.
III. NỘI DUNG ĐIỀU TRA VÀ PHIẾU ĐIỀU TRA
1. Nội dung điều tra
1.1. Nội dung điều tra toàn bộ
Thông tin về dân số:
- Các thông tin cá nhân (họ và tên, giới tính, tuổi);
- Mối quan hệ với chủ hộ;
- Dân tộc và tôn giáo;
- Tình hình đi học hiện nay;
- Trình độ học vấn và trình độ nghề, kỹ năng nghề;
- Tình trạng biết đọc và biết viết;
- Tình trạng hôn nhân;
- Tình hình đăng ký khai sinh của trẻ em.
Thông tin về nhà ở của hộ:
- Tình trạng nhà ở hiện tại;
- Quy mô diện tích nhà ở;
- Kết cấu nhà và loại vật liệu xây dựng chính;
- Năm đưa vào sử dụng.
1.2. Nội dung điều tra chọn mẫu
Ngoài các thông tin như trong phiếu điều tra toàn bộ, phiếu điều tra mẫu còn có thêm các thông tin sau đây:
Thông tin về dân số:
- Tình trạng di cư (nơi thường trú cách đây 5 năm) và lý do di cư;
- Tình trạng khuyết tật;
- Tuổi kết hôn lần đầu;
- Tình trạng lao động việc làm.
Thông tin về lịch sử sinh của nữ vị thành niên từ 10 - 14 tuổi và phụ nữ từ 15 - 49 tuổi:
- Tình hình sinh con;
- Số con đã sinh, số con còn sống và số con đã chết;
- Tháng, năm sinh và số con trai, số con gái của lần sinh gần nhất;
- Hỗ trợ của cán bộ y tế trong lần sinh con gần nhất.
Thông tin về người chết:
- Thông tin cá nhân của người chết là thành viên hộ;
- Nguyên nhân chết, chết do thai sản.
Thông tin về nhà ở:
- Tình trạng sở hữu nhà ở;
- Loại nhiên liệu (năng lượng) chính để thắp sáng và nấu ăn;
- Nguồn nước chính sử dụng để ăn uống;
- Loại hố xí đang sử dụng;
- Một số tiện nghi sinh hoạt cơ bản của hộ.
2. Phiếu điều tra
Tổng điều tra sử dụng hai loại phiếu điều tra để thu thập thông tin:
- Phiếu số 01/TĐTDS&NO (còn gọi là phiếu ngắn): sử dụng để điều tra thu thập các thông tin thuộc nội dung điều tra toàn bộ;
- Phiếu 02/TĐTDS&NO (còn gọi là phiếu dài): sử dụng để điều tra thu thập các thông tin thuộc nội dung điều tra chọn mẫu. Các hộ được điều tra phiếu dài thì không thực hiện điều tra phiếu ngắn.
IV. THỜI ĐIỂM VÀ THỜI GIAN ĐIỀU TRA
1. Thời điểm điều tra
Thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 01/4/2019.
2. Thời gian điều tra
Thời gian thu thập thông tin tại địa bàn trong 25 ngày, bắt đầu từ 07 giờ sáng ngày 01/4/2019 và kết thúc chậm nhất vào ngày 25/4/2019.
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra (viết gọn là BCĐ) xã, phường, thị trấn tổ chức lực lượng để điều tra những người lang thang, cơ nhỡ và những người sống bằng nghề trên mặt nước không có nhà trên bờ, không có bến gốc đang có mặt trong phạm vi xã, phường, thị trấn quản lý vào ngày điều tra đầu tiên (ngày 01/4/2019).
V. LOẠI ĐIỀU TRA, NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1. Loại điều tra
Tổng điều tra là loại điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.
1.1. Điều tra toàn bộ
Điều tra toàn bộ được thực hiện đối với đối tượng thuộc các đơn vị điều tra nhằm thu thập những thông tin cơ bản về dân số và nhà ở.
1.2. Điều tra chọn mẫu
Điều tra chọn mẫu được thực hiện đối với một bộ phận dân số Việt Nam nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, đáp ứng yêu cầu thông tin phân tích chuyên sâu; giúp nâng cao chất lượng điều tra, nhất là đối với những câu hỏi nhạy cảm và phức tạp; giúp tiết kiệm kinh phí Tổng điều tra.
Điều tra chọn mẫu áp dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Xác định số địa bàn được điều tra mẫu ở mỗi huyện theo phương pháp phân bổ tỷ lệ thuận với căn bậc hai của quy mô và chọn các địa bàn mẫu của từng huyện theo phương pháp xác suất tỷ lệ với quy mô; Giai đoạn 2: Chọn mẫu hộ từ danh sách hộ của địa bàn điều tra mẫu. Các hộ mẫu được chọn hệ thống theo khoảng cách. Số lượng địa bàn mẫu được chọn chiếm khoảng 40% tổng số địa bàn điều tra trên cả nước. Số hộ mẫu được điều tra chiếm khoảng 10% tổng số hộ trên phạm vi cả nước.
2. Người cung cấp thông tin
Chủ hộ (hoặc người am hiểu về các thành viên trong hộ khi chủ hộ đi vắng) là người cung cấp thông tin về nhân khẩu thực tế thường trú, các trường hợp chết, thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ. Đối với những thông tin về thành viên hộ mà chủ hộ không nắm chắc, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp thành viên hộ để hỏi các thông tin điều tra.
Riêng thông tin về lao động việc làm, điều tra viên phải phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra là người từ 15 tuổi trở lên; các thông tin về lịch sử sinh, sức khoẻ sinh sản, điều tra viên phải phỏng vấn trực tiếp đối tượng điều tra là nữ vị thành niên từ 10 - 14 tuổi và phụ nữ từ 15 - 49 tuổi.
3. Phương pháp thu thập thông tin
Tổng điều tra sử dụng hai phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn trực tiếp và hộ tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: điều tra viên đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh (viết gọn là Phiếu điện tử); trường hợp bất khả kháng đối với số ít địa bàn điều tra không thể ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập số liệu thì điều tra viên sử dụng phiếu giấy để ghi chép thông tin. Đối với những người tạm vắng trong suốt thời gian điều tra, điều tra viên có thể hỏi những người khác trong hộ, hoặc dựa vào những tài liệu do người thân hoặc chính quyền cung cấp để ghi phiếu điều tra. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng đối với phiếu ngắn và phiếu dài.
Khi thu thập các thông tin về nhà ở, điều tra viên hỏi người cung cấp thông tin kết hợp với quan sát trực tiếp ngôi nhà hoặc căn hộ để ghi câu trả lời vào phiếu điều tra.
- Hộ tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra: hộ được cấp tài khoản và mật khẩu để đăng nhập và tự cung cấp thông tin vào phiếu điều tra trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra (viết gọn là phiếu trực tuyến). Phương pháp tự cung cấp thông tin được áp dụng đối với phiếu ngắn.
VI. CÁC DANH MỤC VÀ BẢNG PHÂN LOẠI THỐNG KÊ
Tổng điều tra sử dụng 09 danh mục và bảng phân loại thống kê như sau:
1. Danh mục các đơn vị hành chính Việt Nam ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, được cập nhật đến thời điểm Tổng điều tra;
2. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ;
3. Danh mục giáo dục, đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân ban hành theo Quyết định số 01/2017/QĐ-TTg ngày 17/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ;
4. Danh mục các thành phần dân tộc Việt Nam ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02/3/1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
5. Danh mục nghề nghiệp được ban hành theo Quyết định số 1019/QĐ- TCTK ngày 12/11/2008 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
6. Danh mục các tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận và cấp đăng ký hoạt động;
7. Bảng chuyển đổi năm âm lịch sang năm dương lịch;
8. Bảng chuyển đổi trình độ văn hoá phổ thông;
9. Bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả nước.
VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Xử lý thông tin phiếu điều tra
a. Phiếu trực tuyến: Thông tin trên phiếu trực tuyến được lưu trữ trên máy chủ của Tổng cục Thống kê sau khi hộ hoàn thành tự điền thông tin. Dữ liệu điều tra sẽ được kiểm tra và tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của phiếu điện tử và phiếu giấy phục vụ cho công tác làm sạch và xử lý, tổng hợp các kết quả Tổng điều tra.
b. Phiếu điện tử: Thông tin trên phiếu điện tử được điều tra viên hoàn thành và gửi về máy chủ của Tổng cục Thống kê ngay trong quá trình điều tra thực địa. Dữ liệu được kiểm tra, duyệt và nghiệm thu bởi các giám sát viên huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (viết gọn là cấp huyện), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (viết gọn là cấp tỉnh) và Trung ương.
c. Phiếu giấy: Việc xử lý thông tin phiếu giấy được thực hiện theo quy trình riêng do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương hướng dẫn.
Dữ liệu điều tra phiếu giấy được tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của phiếu trực tuyến và phiếu điện tử phục vụ cho công tác làm sạch và xử lý, tổng hợp kết quả Tổng điều tra.
Dữ liệu Tổng điều tra được chiết xuất và lưu giữ dưới các định dạng: Excel, SPSS và STATA để phục vụ phân tích dữ liệu và viết báo cáo kết quả Tổng điều tra.
2. Xử lý dữ liệu ảnh về sơ đồ nền
Xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu ảnh về sơ đồ nền xã, phường, thị trấn phục vụ công tác lập bảng kê, điều tra thực địa, giám sát và lưu trữ phục vụ các cuộc điều tra chọn mẫu giai đoạn 2019 - 2029.
3. Xử lý dữ liệu bảng kê
Xây dựng và xử lý các cơ sở dữ liệu bảng kê hộ dân cư và bảng kê đơn vị lưu trú của các nhân khẩu đặc thù phục vụ phân chia các hình thức thu thập thông tin phiếu trực tuyến, phiếu điện tử và phiếu giấy (nếu có).
4. Xử lý dữ liệu quản lý Tổng điều tra trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra
Xây dựng và xử lý cơ sở dữ liệu về quản lý và điều hành của Tổng điều tra. Trong đó, xử lý và tổng hợp báo cáo tiến độ hàng ngày của BCĐ các cấp tại địa phương.
VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH TỔNG ĐIỀU TRA
Kế hoạch thực hiện các nội dung chính của Tổng điều tra như bảng sau:
STT |
NỘI DUNG |
THỜI GIAN |
CƠ QUAN CHỦ TRÌ |
I |
TỔ CHỨC NHÂN SỰ |
|
|
1 |
Thành lập BCĐ các cấp và Văn phòng giúp việc cấp: Trung ương, tỉnh, huyện |
Tháng 8 - 9/2018 |
BCĐ các cấp |
2 |
Thành lập Tổ hỗ trợ công nghệ và thiết lập các đường dây nóng phục vụ Tổng điều tra |
Tháng 12/2018 |
BCĐ Trung ương, cấp tỉnh |
3 |
Tuyển chọn người vẽ sơ đồ |
Tháng 8/2018 |
BCĐ cấp xã |
4 |
Tuyển chọn người lập bảng kê |
Tháng 9 - 10/2018 |
BCĐ cấp xã |
5 |
Tuyển chọn giám sát viên Trung ương |
Tháng 10/2018 |
BCĐ Trung ương |
6 |
Tuyển chọn giám sát viên cấp tỉnh |
Tháng 11/2018 |
BCĐ cấp tỉnh |
7 |
Tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng và giám sát viên các cấp |
Tháng 9 - 11/2018 |
BCĐ cấp huyện, xã |
II |
PHÂN CHIA ĐỊA BÀN, VẼ SƠ ĐỒ, LẬP BẢNG KÊ VÀ CHỌN MẪU |
|
|
1 |
Hướng dẫn phân chia ĐBĐT và vẽ sơ đồ nền (ranh giới ĐBĐT trong một xã) |
Tháng 8/2018 |
BCĐ Trung ương |
2 |
Phân chia ĐBĐT và vẽ sơ đồ nền |
Tháng 8 - 9/2018 |
BCĐ cấp tỉnh, huyện, xã |
3 |
Nghiệm thu, chụp và quét ảnh sơ đồ nền gửi vào cơ sở dữ liệu ảnh |
01/10/2018 |
BCĐ cấp huyện |
4 |
Điều tra tổng duyệt |
Tháng 8 - 9/2018 |
BCĐ Trung ương |
5 |
Lập bảng kê hộ và bảng kê nhân khẩu đặc thù tại mỗi ĐBĐT |
Tháng 11-12/2018 |
BCĐ cấp xã, người lập bảng kê |
6 |
Nhập tin 02 loại bảng kê và gửi vào cơ sở dữ liệu bảng kê của Tổng điều tra |
Tháng 12/2018 |
BCĐ cấp tỉnh, huyện |
7 |
Rà soát, cập nhật bảng kê hộ trước điều tra |
15/3 - 20/3/2019 |
ĐTV, BCĐ cấp xã |
8 |
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu bảng kê trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra |
25/3/2019 |
BCĐ cấp tỉnh |
9 |
Thiết kế mẫu và chọn mẫu điều tra |
|
|
|
- Thiết kế mẫu, cỡ mẫu và phân bổ mẫu |
Tháng 11/2018 |
Tổng cục Thống kê |
|
- Chọn danh sách ĐBĐT mẫu |
Tháng 12/2018 |
Tổng cục Thống kê |
|
- Chọn danh sách hộ mẫu |
26/3/2019 |
Tổng cục Thống kê |
10 |
In và phát danh sách bảng kê để thực hiện điều tra thực địa |
29/3/2019 |
BCĐ cấp huyện, xã |
III |
XÂY DỰNG PHẦN MỀM ỨNG DỤNG VÀ BIÊN SOẠN CÁC TÀI LIỆU |
|
|
1 |
Xây dựng và hoàn thiện các phần mềm điều tra; hạ tầng công nghệ thông tin |
Tháng 7/2018 - Tháng 3/2019 |
Tổng cục Thống kê |
2 |
Xây dựng mạng lưới điều tra phiếu điện tử, kiểm tra và hoàn thiện mạng lưới trước điều tra |
Tháng 11/2018 - 03/2019 |
BCĐ Trung ương, cấp tỉnh |
3 |
Xây dựng và hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn quản lý, nghiệp vụ Tổng điều tra, các quy luật kiểm tra logic, quy trình kiểm tra và nghiệm thu |
Tháng 3 - 9/2018 |
BCĐ Trung ương |
4 |
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống biểu đầu ra, thuật toán tính chỉ tiêu đầu ra |
Tháng 3 - 12/2018 |
BCĐ Trung ương |
5 |
Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch, nội dung và tài liệu tuyên truyền |
Tháng 5 - 10/2018 |
BCĐ Trung ương |
6 |
Thực hiện các đợt tuyên truyền |
Tháng 9/2018; Tháng 11-12/2018; Tháng 3 - 4/2019 |
BCĐ các cấp |
7 |
In và phát hành các tài liệu Tổng điều tra |
Tháng 10-12/2018 |
BCĐ Trung ương, tỉnh, huyện |
IV |
TẬP HUẤN |
|
|
1 |
Tập huấn công tác quản lý và lập bảng kê (tập huấn 3 cấp) |
Tháng 10/2018 |
BCĐ Trung ương, tỉnh |
2 |
Tập huấn nghiệp vụ cấp Trung ương |
Tháng 12/2018 |
BCĐ Trung ương |
3 |
Tập huấn nghiệp vụ các cấp tại địa phương (tập huấn cấp tỉnh và cấp huyện) |
Tháng 12/2018 - 03/2019 |
BCĐ cấp tỉnh, huyện |
V |
ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA |
|
|
1 |
Thông báo các hộ đăng ký thực hiện phiếu trực tuyến (qua tin nhắn điện thoại) |
31/3/2019 |
BCĐ Trung ương |
2 |
Điều tra thu thập thông tin tại hộ |
01/4 - 25/4/2019 |
Điều tra viên |
3 |
Cập nhật bảng kê hộ và thông báo lần 2 tới các hộ thực hiện phiếu trực tuyến |
04/4/2019 |
BCĐ Trung ương |
4 |
Điều tra thu thập thông tin các hộ đã đăng ký nhưng không thực hiện phiếu trực tuyến |
08/4 - 25/4/2019 |
Điều tra viên |
5 |
Điều tra nhân khẩu đặc thù |
|
|
|
- Người lang thang, cơ nhỡ, sống bằng nghề trên mặt nước, ... |
01/4/2019 |
BCĐ cấp xã |
|
- Nhân khẩu đặc thù khác đang cư trú tại các cơ sở lưu trú của nhân khẩu đặc thù. |
01/4 - 15/4/2019 |
BCĐ cấp xã |
6 |
Điều tra thu thập thông tin tại 03 Bộ: Quốc phòng, Công an và Ngoại giao |
01/4 - 25/4/2019 |
BCĐ 03 Bộ |
7 |
Giám sát điều tra thực địa |
01/4 - 25/4/2019 |
BCĐ các cấp |
8 |
Phúc tra |
Tháng 5/2019 |
BCĐ Trung ương |
9 |
Báo cáo tiến độ Tổng điều tra |
01/4 - 25/4/2019 |
BCĐ các cấp |
VI |
KIỂM TRA VÀ NGHIỆM THU PHIẾU |
|
|
1 |
Kiểm tra thông tin các hộ tự thực hiện phiếu trực tuyến; thông báo, chỉ đạo điều tra các hộ đăng ký nhưng không thực hiện phiếu trực tuyến |
01/4 - 07/4/2019 |
BCĐ Trung ương |
2 |
Kiểm tra và nghiệm thu phiếu điện tử |
Tháng 4/2019 |
GSV các cấp |
3 |
Kiểm tra và nghiệm thu phiếu giấy |
Tháng 4 - 6/2019 |
BCĐ các cấp |
VII |
NHẬP TIN VÀ TỔNG HỢP SỐ LIỆU |
|
|
1 |
Xử lý phiếu giấy, gửi kết quả phiếu giấy về cơ sở dữ liệu chung |
01/6-30/7/2019 |
BCĐ cấp tỉnh |
2 |
Ghi mã ngành, nghề |
Tháng 8/2019 |
BCĐ cấp tỉnh |
3 |
Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả điều tra mẫu và báo cáo kết quả điều tra toàn bộ |
Từ tháng 10/2019 |
BCĐ Trung ương |
VIII |
CÔNG BỐ KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA |
|
|
1 |
Kết quả sơ bộ |
Tháng 7/2019 |
BCĐ Trung ương |
2 |
Kết quả điều tra mẫu |
Quý IV/2019 |
BCĐ Trung ương |
3 |
Kết quả điều tra toàn bộ & Tổng kết |
Quý II/2020 |
BCĐ Trung ương |
4 |
Các báo cáo phân tích chuyên đề |
Quý IV/2020 |
BCĐ Trung ương |
IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN TỔNG ĐIỀU TRA
1. Thành lập Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp ở địa phương
a. Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
(1) Thành phần:
Ủy ban nhân dân (viết gọn là UBND) các cấp có trách nhiệm thành lập BCĐ của cấp mình để triển khai nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo thực hiện cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (viết gọn là Tổng điều tra) tại địa phương. Thành phần BCĐ các cấp như sau:
- Cấp tỉnh và cấp huyện
Chủ tịch (hoặc 01 Phó Chủ tịch) UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện làm Trưởng ban; Thủ trưởng Cơ quan Thống kê cùng cấp làm Phó Trưởng ban thường trực; đại diện lãnh đạo các cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Ngoại vụ, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc cùng cấp làm Ủy viên; 01 Phó Thủ trưởng Cơ quan Thống kê cùng cấp làm Ủy viên thường trực.
- Cấp xã
Chủ tịch (hoặc 01 Phó Chủ tịch) UBND cấp xã làm Trưởng ban; Trưởng Công an, 01 cán bộ Mặt trận Tổ quốc và 01 công chức địa chính cấp xã làm Ủy viên; 01 công chức Văn phòng - Thống kê làm Ủy viên thường trực.
Đối với các tỉnh vùng cao, vùng biên giới và hải đảo, bổ sung Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các cơ quan trực thuộc tại cấp huyện và cấp xã là thành phần BCĐ cùng cấp.
(2) Nhiệm vụ:
BCĐ các cấp ở địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thu thập thông tin các đối tượng điều tra sau đây:
- Những người là nhân khẩu thực tế thường trú tại các hộ, kể cả những đối tượng sau: (i) Những người làm hợp đồng (ngắn hạn, dài hạn) cho quân đội nhưng đang sống tại các hộ trong khu dân cư (sống ngoài doanh trại hoặc ngoài các khu vực do quân đội quản lý); (ii) Những người đang làm hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, lao động thời vụ của ngành Công an nhưng đang sống tại hộ trong khu dân cư.
- Những người không sống tại hộ, đang sống tại các cơ sở lưu trú khác trong phạm vi xã/phường (còn gọi là nhân khẩu đặc thù), bao gồm: (i) Những người sống trong các nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, làng trẻ SOS, các trường/lớp học tình thương, trại phong, trung tâm/trường/trại và các cơ sở xã hội khác đóng tập trung trên phạm vi ranh giới của xã/phường; (ii) Học sinh đang ở tập trung (không kể học sinh phổ thông trọ học) trong các trường thanh thiếu niên, trường dân tộc nội trú, trường vừa học vừa làm, trường câm điếc, các tu sỹ trong các tu viện, các nhà sư hoặc tu sỹ sống trong các nhà chùa, nhà chung; (iii) Học sinh các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các trường nội trú hiện đang thực tế thường trú trong ký túc xá; (iv) Những người sống trong các khu nhà ở công nhân trong khuôn viên các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... đóng trên phạm vi ranh giới của xã/phường; (v) Những người lang thang cơ nhỡ, không có nhà ở và những người sống bằng nghề trên mặt nước, những bệnh nhân không nơi nương tựa và không có bất kỳ một nơi thường trú nào khác đang điều trị nội trú trong các bệnh viện.
BCĐ các cấp ở địa phương không chỉ đạo, tổ chức thu thập thông tin các đối tượng điều tra sau: (i) Những người là cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại các tổ chức quốc tế), thân nhân và những người đi cùng của các thành viên cơ quan đại diện. Những người này do BCĐ Bộ Ngoại giao tổ chức điều tra (đã quy định tại Phần IX.2.c); (ii) Những người đang làm việc trong ngành Quốc phòng, Công an do BCĐ Bộ Quốc phòng và Bộ Công an tổ chức điều tra (đã quy định tại Phần IX.2.a và Phần IX.2.b).
b. Thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp tại địa phương
(1) Thành phần:
- Cấp tỉnh và cấp huyện
BCĐ cấp tỉnh và cấp huyện được thành lập Văn phòng BCĐ của mỗi cấp. Chánh Văn phòng BCĐ cấp tỉnh là Phó Cục trưởng hoặc Trưởng Phòng Thống kê Dân số - Văn xã của Cục Thống kê cấp tỉnh. Chánh Văn phòng BCĐ cấp huyện là Chi Cục trưởng Chi Cục Thống kê cấp huyện. Số lượng cán bộ của Văn phòng BCĐ cấp tỉnh có từ 12 đến 20 người; cấp huyện có từ 08 đến 10 người, chủ yếu là cán bộ nghiệp vụ của ngành Thống kê và cán bộ nghiệp vụ của các ngành liên quan làm việc theo chế độ biệt phái (trừ trường hợp đặc biệt có thể kiêm nhiệm) cho Văn phòng BCĐ từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc Tổng điều tra. Không được tuyển dụng người ngoài biên chế Nhà nước.
- Cấp xã
Ở cấp xã không thành lập Văn phòng BCĐ cấp xã. BCĐ cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của BCĐ cấp huyện.
(2) Nhiệm vụ:
Văn phòng BCĐ cấp tỉnh và cấp huyện có nhiệm vụ giúp BCĐ cấp tỉnh và cấp huyện quản lý, thực hiện công tác vẽ sơ đồ, lập bảng kê, tuyên truyền, điều tra thu thập thông tin, xử lý thông tin và thực hiện công tác tài chính, hậu cần cho cuộc Tổng điều tra.
c. Thời gian, trụ sở làm việc và con dấu của Ban Chỉ đạo và Văn phòng Ban Chỉ đạo các cấp tại địa phương
UBND cấp tỉnh thành lập BCĐ và Văn phòng BCĐ cấp tỉnh trong tháng 8 - 9 năm 2018; gửi danh sách thành viên BCĐ và Văn phòng BCĐ tới BCĐ Trung ương theo địa chỉ: Tổng cục Thống kê, số 54 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
BCĐ cấp tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện và cấp xã thành lập BCĐ cấp huyện và cấp xã trước ngày 15 tháng 9 năm 2018.
Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện) sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Phó Trưởng ban thường trực cấp tỉnh, cấp huyện (Thủ trưởng Cơ quan Thống kê cấp tỉnh, cấp huyện), Ủy viên thường trực (Phó Thủ trưởng Cơ quan Thống kê cấp tỉnh, cấp huyện), Lãnh đạo Văn phòng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh, cấp huyện sử dụng con dấu của Cơ quan Thống kê cùng cấp.
Trụ sở của Văn phòng BCĐ cấp tỉnh, cấp huyện đặt tại Trụ sở làm việc của Cơ quan Thống kê cùng cấp.
BCĐ và Văn phòng BCĐ các cấp tại địa phương tự giải thể sau 05 ngày kể từ ngày BCĐ Trung ương công bố kết quả điều tra toàn bộ Tổng điều tra, các công việc còn lại giao cho Cục Thống kê cấp tỉnh và Chi Cục Thống kê cấp huyện thực hiện.
2. Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tại các Bộ
a. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Quốc phòng
BCĐ Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức điều tra các đối tượng sau đây:
- Quân nhân (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan - binh sỹ) và công chức, viên chức quốc phòng; công nhân viên quốc phòng, bao gồm: những người hàng ngày về ăn ở với gia đình tại nơi cư trú, những người sống trong các doanh trại hoặc trong các khu vực do quân đội quản lý;
- Quân nhân, công nhân viên quốc phòng đang học tập tại các trường đào tạo trong quân đội và ngoài quân đội quản lý, số người đang được quân đội cử đi công tác, học tập... ở nước ngoài (trừ những người làm ở Phòng Tuỳ viên Quốc phòng của Việt Nam ở nước ngoài sẽ do Bộ Ngoại giao đăng ký);
- Những người làm hợp đồng (ngắn hạn, dài hạn) đang sinh sống và làm việc trong doanh trại hoặc các khu vực do quân đội quản lý. Riêng những người làm hợp đồng (ngắn hạn, dài hạn) cho quân đội nhưng đang sống tại các khu dân cư của xã, phường, thị trấn quản lý (sống ngoài doanh trại hoặc ngoài các khu vực do quân đội quản lý) thì do BCĐ cấp tỉnh tổ chức điều tra;
- Phạm nhân trong các trại giam, trại cải tạo, cải huấn do quân đội quản lý, kể cả những người bị quân đội tạm giam (đã được Viện Kiểm sát Quân sự phê chuẩn lệnh bắt giam).
b. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Công an
BCĐ Bộ Công an chỉ đạo, tổ chức điều tra các đối tượng sau đây:
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân, viên chức trong công an nhân dân thuộc biên chế của ngành Công an; bao gồm: những người hàng ngày về ăn ở với gia đình tại nơi cư trú, những người sống trong các doanh trại hoặc trong các khu vực do công an quản lý. Riêng số người đang làm hợp đồng ngắn hạn, tạm tuyển, lao động thời vụ của ngành Công an sẽ do BCĐ cấp tỉnh tổ chức điều tra;
- Sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, công nhân, viên chức trong công an nhân dân đang được ngành Công an cử đi học tập tại các trường đào tạo trong nước do ngành Công an và ngoài ngành Công an quản lý, số người đang được ngành Công an cử đi công tác, học tập... ở nước ngoài;
- Phạm nhân trong các trại giam, trại cải tạo, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do ngành Công an quản lý;
- Bị can đang bị tạm giam do ngành Công an quản lý (đã được Viện Kiểm sát Nhân dân phê chuẩn lệnh bắt giam).
c. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Bộ Ngoại giao
BCĐ Bộ Ngoại giao chỉ đạo, tổ chức điều tra các đối tượng sau đây:
Cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại các tổ chức quốc tế), thân nhân và những người đi cùng của các thành viên cơ quan đại diện.
3. Phân chia địa bàn điều tra và lập bảng kê các đơn vị điều tra
a. Phân chia địa bàn điều tra
Địa bàn điều tra (viết gọn là ĐBĐT) là khu vực dân cư có ranh giới rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng; về cơ bản là các thôn, buôn, xóm, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, tiểu khu (viết gọn là thôn/tổ dân phố). Trong mỗi xã, phường, thị trấn (viết gọn là xã/phường) gồm nhiều ĐBĐT và ranh giới các ĐBĐT ghép lại thành bản đồ của xã/phường. Quy mô ĐBĐT bình quân trong cả nước khoảng 120 hộ/địa bàn, trong đó:
- Đối với các xã vùng núi cao, hải đảo, vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa: Quy mô địa bàn bình quân khoảng từ 70 đến 100 hộ. Đối với các thôn/tổ dân phố có quy mô nhỏ (dưới 70 hộ) nhưng có vị trí địa lý quá xa so với thôn/tổ dân phố gần nhất thì vẫn để 01 ĐBĐT riêng (không ghép với thôn/tổ dân phố khác). Ngược lại, nếu thôn/tổ dân phố quy mô lớn (trên 100 hộ) nhưng dưới 200 hộ mà địa bàn không bị chia cắt, đi lại không khó khăn, thì vẫn để là 01 ĐBĐT riêng.
- Đối với các xã/phường còn lại: Quy mô địa bàn bình quân khoảng từ 120 đến 150 hộ. Đối với với các thôn/tổ dân phố có quy mô dưới 120 hộ nhưng có vị trí địa lý không thuận tiện cho việc ghép với thôn/tổ dân phố gần nhất, thì để 01 ĐBĐT riêng. Ngược lại, nếu thôn/tổ dân phố có quy mô lớn (trên 150 hộ) nhưng dưới 250 hộ mà địa bàn không bị chia cắt, đi lại không khó khăn, thì để 01 ĐBĐT riêng, không chia tách.
Riêng đối với các tòa nhà chung cư (chưa thành lập tổ dân phố): Nếu mỗi tòa chung cư có khoảng từ 150 hộ đến 200 hộ đang cư trú thì xác định mỗi tòa chung cư là 01 ĐBĐT. Nếu mỗi tòa chung cư có ít hơn 100 hộ thì ghép chung vào một thôn/tổ dân phố nơi gần tòa chung cư nhất để tạo thành 01 ĐBĐT. Nếu tòa chung cư có từ 300 hộ trở lên thì tách riêng thành các ĐBĐT theo số tầng hoặc số cầu thang để đảm bảo quy mô ĐBĐT chuẩn.
Đối với các tòa chung cư đã thành lập thôn/tổ dân phố hoặc thuộc phạm vi quản lý của thôn/tổ dân phố thì thực hiện ghép/tách như quy định đối với thôn/tổ dân phố.
Việc ghép các thôn/tổ dân phố liền kề hoặc chia tách thôn/tổ dân phố để tạo thành các ĐBĐT phải bảo đảm ranh giới ĐBĐT rõ ràng hoặc tương đối rõ ràng với nguyên tắc không được ghép một phần thôn/tổ dân phố này với một phần hoặc trọn một thôn/tổ dân phố khác để tạo thành 01 ĐBĐT.
Ban Chỉ đạo cấp xã thực hiện việc phân chia ĐBĐT.
b. Vẽ sơ đồ nền xã, phường, thị trấn
Sơ đồ sử dụng trong Tổng điều tra là sơ đồ nền xã/phường.
Sơ đồ nền của xã/phường được vẽ nhằm xác định ranh giới rõ ràng giữa các ĐBĐT bảo đảm tránh điều tra trùng hoặc bỏ sót các hộ đã được phân định trong địa giới ĐBĐT. Sơ đồ nền xã/phường thể hiện các vật định hướng, những đặc điểm nổi bật, dễ nhận biết và thể hiện các điểm dân cư hoặc nơi có người sinh sống.
BCĐ cấp xã thực hiện việc vẽ sơ đồ nền xã/phường. BCĐ cấp huyện nghiệm thu sơ đồ, chụp/quét ảnh và gửi vào cơ sở dữ liệu ảnh chậm nhất vào ngày 01/10/2018.
c. Lập bảng kê
Bảng kê hộ: người lập bảng kê hộ đến từng đơn vị nhà ở (ngôi nhà, căn hộ, khách sạn, nhà hàng, trường học, bệnh viện, cơ quan,...) để xác định hộ hoặc các hộ đang sinh sống trong từng đơn vị nhà của ĐBĐT đã được xác định trong sơ đồ nền xã/phường và thu thập các thông tin cơ bản về từng hộ theo yêu cầu của bảng kê, trong đó bao gồm thông tin hộ tự nguyện đăng ký tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra.
Bảng kê nhân khẩu đặc thù: người lập bảng kê đến các cơ sở lưu trú của nhân khẩu đặc thù như ký túc xá học sinh, sinh viên, nhà chùa, tu viện, nhà ở công nhân trong khuôn viên các công ty, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp... để xác định thông tin cơ bản về các nhân khẩu đặc thù.
BCĐ cấp xã thực hiện lập bảng kê nhân khẩu đặc thù và tổ chức thực hiện công tác lập bảng kê của các ĐBĐT trong phạm vi quản lý của xã/phường.
4. Tuyển chọn lực lượng tham gia Tổng điều tra
a. Tuyển chọn người vẽ sơ đồ và lập bảng kê
Người vẽ sơ đồ cần có kỹ năng vẽ sơ đồ, bản đồ và am hiểu về ĐBĐT; ưu tiên cán bộ địa chính hoặc nguyên cán bộ địa chính của xã/phường. Mỗi xã/phường chọn 01 người thực hiện vẽ sơ đồ nền xã/phường.
Người lập bảng kê cần am hiểu về ĐBĐT và biết thông tin về các hộ sinh sống trên ĐBĐT; ưu tiên những người sinh sống tại ĐBĐT, trưởng thôn/tổ trưởng dân phố. Mỗi người lập bảng kê thực hiện lập bảng kê 01 ĐBĐT.
Ban Chỉ đạo cấp xã thực hiện tuyển chọn người vẽ sơ đồ và lập bảng kê.
b. Tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng
(1) Nhiệm vụ của điều tra viên và tổ trưởng
- Điều tra viên phải tham gia đầy đủ và nghiêm túc lớp tập huấn dành cho điều tra viên; trực tiếp đến các đơn vị điều tra thuộc các ĐBĐT được phân công để phỏng vấn thu thập thông tin trong phiếu điều tra theo đúng yêu cầu; thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn đối với điều tra viên khi tiến hành thu thập thông tin; phối hợp với tổ trưởng hoàn thành các công việc có liên quan khác.
- Tổ trưởng có nhiệm vụ phối hợp với trưởng thôn/tổ trưởng dân phố, Hội Nông dân, Mặt trận tổ quốc, Hội phụ nữ,... để tuyên truyền, giải thích mục đích, ý nghĩa, kế hoạch tiến hành cuộc Tổng điều tra; quản lý, điều hành, giám sát các điều tra viên tại các ĐBĐT được giao phụ trách; báo cáo tình hình thực hiện Tổng điều tra tới BCĐ cấp xã theo quy định và thực hiện kiểm tra, nộp các phiếu điều tra giấy đã hoàn thành (nếu có) tới BCĐ cấp xã.
(2) Yêu cầu tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng
- Điều tra viên là lực lượng trực tiếp thực hiện cuộc điều tra. Vì vậy, yêu cầu phải chọn những người có đủ khả năng thực hiện công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tham gia đầy đủ và có kết quả tham gia tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra tốt. Điều tra viên cần sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại thông minh để thực hiện phiếu điện tử trong Tổng điều tra.
- Tổ trưởng điều tra là lực lượng trực tiếp quản lý công việc của điều tra viên. Tuyển chọn tổ trưởng nên ưu tiên là thành viên BCĐ cấp xã, công chức văn phòng - thống kê cấp xã hoặc người có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm và cam kết dành đủ thời gian để quản lý điều tra viên trong thời gian điều tra tại ĐBĐT theo quy định của Tổng điều tra.
(3) Một số chú ý trong tuyển chọn điều tra viên
Để đáp ứng yêu cầu thu thập thông tin 02 loại phiếu và đáp ứng tình hình thực tế của các địa phương, tuyển chọn điều tra viên cần chú ý một số điểm sau:
- Đối với lực lượng thu thập thông tin của phiếu ngắn: Điều tra viên nên ưu tiên cán bộ tại xã/phường, cán bộ thôn/tổ dân phố, người làm công tác bưu điện tại địa phương. Để ngăn ngừa hiện tượng sao chép thông tin từ sổ sách vào phiếu điều tra, không nên sử dụng cán bộ đang quản lý tài liệu đăng ký (cán bộ tư pháp, công an xã hoặc cộng tác viên về dân số) làm điều tra viên. Ở vùng núi cao, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có thể tuyển dụng bộ đội biên phòng, đội ngũ giáo viên tại địa phương làm điều tra viên. Vùng dân tộc thiểu số có người dân tộc không nói được tiếng phổ thông và điều tra viên không biết tiếng dân tộc, thì được thuê người phiên dịch kiêm dẫn đường với số lượng hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế để hỗ trợ điều tra viên thực hiện điều tra.
- Đối với lực lượng thu thập thông tin của phiếu dài: Ngoài những yêu cầu tuyển chọn điều tra viên đối với lực lượng điều tra phiếu ngắn như đã nêu, điều tra viên phải là người có trình độ nghiệp vụ tốt, ưu tiên những người đã từng tham gia các cuộc điều tra thống kê.
Trong Tổng điều tra, chủ trương chung là ưu tiên sử dụng lực lượng tại chỗ làm điều tra viên. Tuy nhiên, trong điều kiện ĐBĐT không có người đủ tiêu chuẩn làm điều tra viên (đặc biệt là các ĐBĐT mẫu) nên phải tuyển chọn điều tra viên từ các ĐBĐT khác, thì được phép thuê người dẫn đường để giúp điều tra viên tiếp cận đến các hộ điều tra.
(4) Số lượng điều tra viên, tổ trưởng cần tuyển dụng
BCĐ cấp xã chịu trách nhiệm tuyển chọn điều tra viên và tổ trưởng
- Điều tra viên: 01 điều tra viên thực hiện thu thập thông tin của 02 ĐBĐT. Để tăng tính chủ động, cần tuyển chọn và tập huấn thêm 5% số điều tra viên so với yêu cầu.
- Tổ trưởng: Mỗi xã/phường được tuyển chọn 01 tổ trưởng; nếu xã/phường có từ 40 - 80 ĐBĐT thì được tuyển chọn 02 tổ trưởng; nếu xã/phường có từ 80 ĐBĐT trở lên thì được tuyển chọn 03 tổ trưởng.
c. Tuyển chọn giám sát viên
Tổng điều tra gồm 03 cấp giám sát: giám sát viên cấp Trung ương, giám sát viên cấp tỉnh và giám sát viên cấp huyện với nhiệm vụ giám sát hoạt động của mạng lưới tổ trưởng và điều tra viên, giám sát và hỗ trợ chuyên môn cho BCĐ cấp dưới.
Các BCĐ tuyển chọn và phân công nhiệm vụ cho giám sát viên cùng cấp.
5. Hoạt động tuyên truyền
Hoạt động tuyên truyền nhằm làm rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung và kế hoạch thực hiện Tổng điều tra đến các cấp, các ngành, các hộ và toàn thể nhân dân. Trong đó, cần đặc biệt nhấn mạnh số liệu điều tra không liên quan đến các vấn đề hộ khẩu, hộ tịch, thu thuế và không sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
BCĐ Tổng điều tra các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại địa phương (phát thanh, truyền hình, bưu điện,...) huy động tối đa các hình thức tuyên truyền bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền Tổng điều tra, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc Tổng điều tra.
Tổng cục Thống kê chuẩn bị điều kiện vật chất cần thiết, tài liệu cung cấp cho BCĐ Tổng điều tra các cấp để tuyên truyền Tổng điều tra.
6. Lập kế hoạch bảo vệ an toàn cho Tổng điều tra
Thực hiện Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ngành Công an phối hợp với BCĐ Tổng điều tra các cấp lập kế hoạch bảo vệ an toàn cho cuộc Tổng điều tra, trong đó đặc biệt chú ý những địa bàn có nhiều chủ hộ không hợp tác với điều tra viên hoặc đã có những hiện tượng phức tạp trong quá trình giải quyết chính sách ở địa phương, những địa bàn xung yếu về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
7. Bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt giữa các cấp phục vụ công tác chỉ đạo Tổng điều tra
Thực hiện Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, ngành Thông tin và Truyền thông lập kế hoạch bảo đảm hệ thống thông tin liên lạc thông suốt giữa các cấp để phục vụ công tác chỉ đạo Tổng điều tra, trong đó đặc biệt chú ý những vùng núi cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, những nơi có nhiều khó khăn về điều kiện thông tin liên lạc.
BCĐ Trung ương và cấp tỉnh thiết lập đường dây nóng phục vụ công tác chỉ đạo Tổng điều tra nhằm: giải đáp thắc mắc cho những người tham gia thực hiện điều tra tại các cấp; tiếp nhận, xử lý phản ánh của nhân dân về cuộc Tổng điều tra tại mỗi địa phương.
8. Công tác tập huấn Tổng điều tra
a. Tập huấn công tác quản lý, vẽ sơ đồ và lập bảng kê
Công tác tập huấn được tổ chức theo 03 cấp: Trung ương, tỉnh và huyện; mỗi cấp tập huấn 02 ngày.
BCĐ Trung ương tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp tỉnh, BCĐ của 03 Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao; giám sát viên cấp Trung ương và giảng viên cấp tỉnh về công tác quản lý Tổng điều tra và công tác lập bảng kê.
BCĐ cấp tỉnh tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp huyện, giám sát viên cấp tỉnh, giảng viên cấp huyện về công tác quản lý Tổng điều tra và công tác lập bảng kê.
BCĐ cấp huyện tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp xã, giám sát viên cấp huyện về công tác quản lý (0,5 ngày); tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp xã, giám sát viên cấp huyện, người vẽ sơ đồ (0,5 ngày); tổ chức tập huấn BCĐ cấp xã, giám sát viên cấp huyện, người lập bảng kê (01 ngày).
b. Tập huấn nghiệp vụ điều tra, ghi mã, quy trình kiểm tra và nghiệm thu phiếu điều tra
Công tác tập huấn nghiệp vụ, ghi mã, quy trình kiểm tra và nghiệm thu phiếu điều tra được tổ chức theo 03 cấp: Trung ương, tỉnh và huyện.
BCĐ Trung ương tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp tỉnh, BCĐ của 03 Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao; giám sát viên cấp Trung ương và giảng viên cấp tỉnh. Mỗi lớp thực hiện trong 04 ngày, trong đó 03 ngày hướng dẫn về nghiệp vụ điều tra, ghi mã và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra.
BCĐ cấp tỉnh tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp huyện, giám sát viên cấp tỉnh, giảng viên cấp huyện. Mỗi lớp thực hiện trong 04 ngày, trong đó 03 ngày hướng dẫn về nghiệp vụ và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra.
BCĐ cấp huyện tổ chức tập huấn cho BCĐ cấp xã, giám sát viên cấp huyện, tổ trưởng và điều tra viên. Đối với các ĐBĐT phiếu ngắn, mỗi lớp thực hiện trong 04 ngày, trong đó 03 ngày hướng dẫn về nghiệp vụ và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra. Đối với các ĐBĐT phiếu dài, mỗi lớp thực hiện trong 05 ngày, trong đó 04 ngày hướng dẫn về nghiệp vụ và 01 ngày hướng dẫn sử dụng các thiết bị trong điều tra thu thập thông tin và kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra.
9. Thu thập thông tin và giám sát Tổng điều tra
a. Rà soát, cập nhật bảng kê
BCĐ cấp xã chỉ đạo thực hiện rà soát, cập nhật bảng kê số hộ, số người. BCĐ cấp huyện hoàn thiện cơ sở dữ liệu bảng kê chậm nhất vào ngày 25/3/2019.
b. Chọn mẫu hộ điều tra phiếu dài
BCĐ Trung ương thực hiện chọn mẫu các hộ điều tra phiếu dài.
BCĐ cấp huyện gửi danh sách các hộ điều tra, trong đó có các hộ điều tra phiếu dài và các hộ đăng ký điều tra trực tuyến, tới BCĐ cấp xã để thực hiện thu thập thông tin Tổng điều tra.
c. Rà soát công tác chuẩn bị
BCĐ cấp xã thực hiện rà soát các ĐBĐT về số lượng và phân công nhiệm vụ cho các tổ trưởng, điều tra viên; kiểm tra phương tiện điều tra (sơ đồ nền xã/phường, bảng kê, thiết bị di động, phiếu giấy, bút, cặp,...).
d. Thông báo các hộ đăng ký tự cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của Tổng điều tra tài khoản và địa chỉ đăng nhập
BCĐ Trung ương thông báo tới các hộ đăng ký tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra thông qua hình thức nhắn tin hoặc gửi thư điện tử (để thông báo tên tài khoản và mật khẩu đăng nhập) trước và trong thời gian thực hiện tự điền thông tin quy định trong Phương án này.
e. Điều tra thu thập thông tin
Thực hiện điều tra thu thập thông tin ở tất cả các ĐBĐT bắt đầu từ ngày 01/4/2019 và kết thúc chậm nhất vào ngày 25/4/2019. Thiết bị di động (máy tính bảng, điện thoại thông minh) để sử dụng phiếu điện tử được huy động từ các điều tra viên hoặc các tổ chức tại địa phương theo hình thức thuê thiết bị.
Các hộ đã đăng ký tự cung cấp thông tin về dân số và nhà ở thực hiện tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra từ ngày 01/4 đến ngày 07/4/2019.
BCĐ cấp xã tổ chức lực lượng để điều tra những người lang thang, cơ nhỡ; những người sống bằng nghề trên mặt nước không có nhà trên bờ, không có bến gốc đang có mặt trong phạm vi xã/phường vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 (sử dụng phiếu giấy để hỏi thông tin phiếu ngắn).
BCĐ Trung ương kiểm tra tiến độ điều tra của các hộ tự cung cấp thông tin phiếu trực tuyến từ ngày 01/4 - 07/4/2019; thông báo và chỉ đạo các BCĐ cấp dưới thực hiện điều tra các hộ đăng ký thực hiện tự cung cấp phiếu trực tuyến nhưng thực tế đã không thực hiện từ ngày 08/4/2019.
BCĐ các cấp phải báo cáo thường xuyên tới BCĐ cấp trên trực tiếp về tiến độ điều tra, những vướng mắc phát sinh để xin ý kiến chỉ đạo, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo thống nhất cả nước.
f. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra
Để bảo đảm chất lượng thông tin của cuộc Tổng điều tra, BCĐ các cấp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc giám sát, kiểm tra kết hợp thanh tra thường xuyên hoặc đột xuất trong quá trình tổ chức cuộc Tổng điều tra. Trong đó:
(1) Công tác giám sát: Giám sát viên các cấp thực hiện giám sát hoạt động của mạng lưới tổ trưởng, điều tra viên, giám sát viên cấp dưới và hỗ trợ chuyên môn cho BCĐ cấp dưới. Công tác giám sát được tiến hành cùng với các công đoạn của điều tra.
(2) Công tác kiểm tra: Tổ trưởng thực hiện kiểm tra tiến độ và chất lượng thông tin do điều tra viên thu thập để kịp thời phát hiện, uốn nắn và sửa chữa ngay những sai sót; báo cáo tiến độ, những vướng mắc, khó khăn phát sinh tới BCĐ cấp xã để kịp thời giải quyết. BCĐ cấp xã thực hiện kiểm tra tiến độ và chất lượng điều tra tại các ĐBĐT trên phạm vi xã quản lý.
(3) Công tác thanh tra: Căn cứ thẩm quyền, Tổng cục Thống kê chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành thống kê trong thực hiện Phương án Tổng điều tra theo quy định của pháp luật.
10. Công tác phúc tra
Sau khi kết thúc thu thập thông tin tại địa bàn, BCĐ Trung ương sẽ thực hiện phúc tra để xác định mức độ trùng, sót về hộ và nhân khẩu. Công tác phúc tra được thực hiện bằng phiếu điện tử vào tháng 5 năm 2019 tại 6 vùng kinh tế - xã hội, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Công tác phúc tra được thực hiện theo kế hoạch riêng.
11. Nghiệm thu kết quả, bàn giao tài liệu và công bố kết quả
BCĐ các cấp thực hiện nghiệm thu phiếu điện tử ngay trong quá trình điều tra thực địa.
BCĐ cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc nghiệm thu các cấp ở địa phương đối với các phiếu giấy; nhận bàn giao phiếu giấy và các tài liệu điều tra từ BCĐ cấp dưới. BCĐ Trung ương nghiệm thu phiếu giấy theo kế hoạch riêng.
BCĐ cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức xử lý phiếu giấy ở địa phương theo kế hoạch riêng và hoàn thành gửi số liệu về Trung ương chậm nhất vào ngày 30/7/2019. BCĐ cấp tỉnh tổ chức đánh mã ngành, mã nghề và gửi số liệu đánh mã về Trung ương chậm nhất vào ngày 30/8/2019.
BCĐ Trung ương phối hợp với BCĐ cấp tỉnh hoàn thiện cơ sở dữ liệu, biên soạn số liệu phục vụ công bố kết quả. Kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 7 năm 2019, kết quả điều tra mẫu sẽ được công bố vào quý IV năm 2019, kết quả điều tra toàn bộ sẽ được công bố vào quý II năm 2020. Các báo cáo phân tích chuyên đề sẽ được công bố vào quý IV năm 2020.
12. Một số nội dung liên quan khác
a. Tổng kết, khen thưởng, kỷ luật
(1) Tổng kết
Việc tổng kết, rút kinh nghiệm tổ chức thực hiện Tổng điều tra được tiến hành ở các cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
- Ở Trung ương: BCĐ Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Tổng điều tra. Thành phần tham dự gồm thành viên BCĐ Trung ương và thành viên Văn phòng BCĐ Trung ương, đại diện BCĐ cấp tỉnh và thành viên Văn phòng BCĐ cấp tỉnh, đại diện các tập thể và cá nhân được nhận Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bằng khen của Bộ trưởng.
- Ở cấp tỉnh: BCĐ cấp tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết Tổng điều tra trên địa bàn tỉnh. Thành phần tham dự gồm thành viên BCĐ cấp tỉnh và thành viên Văn phòng BCĐ cấp tỉnh, đại diện BCĐ cấp huyện và thành viên Văn phòng BCĐ cấp huyện, đại diện các tập thể và cá nhân được nhận bằng khen của Bộ trưởng và giấy khen của Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh.
- Ở cấp huyện: BCĐ cấp huyện tổ chức Hội nghị tổng kết Tổng điều tra trên địa bàn huyện. Thành phần tham dự gồm BCĐ cấp huyện và thành viên Văn phòng BCĐ cấp huyện; đại diện BCĐ cấp xã.
(2) Khen thưởng
Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc Tổng điều tra sẽ được xét tặng các danh hiệu thi đua: Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua cấp Bộ, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giấy khen của Cục trưởng Cục Thống kê cấp tỉnh.
BCĐ Trung ương giao Tổng cục Thống kê hướng dẫn BCĐ cấp tỉnh các hình thức khen thưởng trong cuộc Tổng điều tra; là cơ quan đầu mối thực hiện xem xét, rà soát hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng thi đua - khen thưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, quyết định tặng thưởng và đề nghị cấp trên tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Bộ, cấp Nhà nước.
Đối với hình thức khen thưởng là Bằng khen Chủ tịch UBND tỉnh, căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân trong cuộc Tổng điều tra tại địa phương, BCĐ cấp tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định và bố trí kinh phí khen thưởng theo quy định của pháp luật.
(3) Kỷ luật
Những tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thống kê trong cuộc Tổng điều tra sẽ bị kỷ luật theo quy định. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
b. Mua và phân phối vật tư, văn phòng phẩm
Vật tư, văn phòng phẩm chủ yếu sử dụng trong cuộc Tổng điều tra bao gồm: thẻ giám sát viên các cấp, thẻ tổ trưởng, thẻ điều tra viên; sổ tay ghi chép; bút bi; túi clearbag; cặp 3 dây bảo quản phiếu; túi nilon bảo quản phiếu; hộp cát tông đựng phiếu… phục vụ tập huấn và điều tra.
Đối tượng sử dụng vật tư, văn phòng phẩm là thành viên BCĐ các cấp, giám sát viên các cấp, giảng viên các lớp tập huấn, giám sát viên các cấp, tổ trưởng và điều tra viên. Vật tư, văn phòng phẩm được giao cho đối tượng sử dụng phù hợp với nhiệm vụ được phân công thực hiện.
Cục Thống kê cấp tỉnh chịu trách nhiệm in ấn, mua sắm và phân phối những vật tư, văn phòng phẩm theo đúng hướng dẫn của Tổng cục Thống kê về quy cách, số lượng, chủng loại.
Những loại vật tư, văn phòng phẩm do Tổng cục Thống kê in ấn, mua sắm sẽ được Tổng cục Thống kê phân bổ và vận chuyển đến trụ sở Cục Thống kê cấp tỉnh theo tiến độ.
c. In tài liệu, bàn giao và bảo quản tài liệu
Tổng cục Thống kê thực hiện in các tài liệu hướng dẫn điều tra, tài liệu tuyên truyền và các tài liệu khác. Cục Thống kê cấp tỉnh thực hiện in phiếu điều tra (đối với số ít các ĐBĐT phiếu giấy), các bảng kê điều tra và các tài liệu điều tra khác do Tổng cục Thống kê quy định.
Cục Thống kê thực hiện bảo quản các tài liệu điều tra, gồm: sơ đồ nền cấp xã, các bảng kê, phiếu giấy đã điều tra. Toàn bộ thông tin ghi chép trên phiếu giấy được bảo mật và lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành để phục vụ cho việc nhập tin bằng bàn phím và lưu trữ. Các phiếu điều tra phải được bảo quản tốt, không bị hư hỏng, rách, quăn, ẩm ướt.
Điều tra viên chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do mình thực hiện; tổ trưởng chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do điều tra viên thuộc phạm vi quản lý giao nộp.
BCĐ cấp xã chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do các tổ trưởng thuộc phạm vi quản lý giao nộp, BCĐ cấp huyện và cấp tỉnh chịu trách nhiệm bảo mật thông tin và bảo quản phiếu điều tra do BCĐ cấp dưới giao nộp. Tổng cục Thống kê chịu trách nhiệm bảo mật thông tin cơ sở dữ liệu điều tra từ phiếu trực tuyến, phiếu điện tử và phiếu giấy do BCĐ cấp tỉnh gửi số liệu.
Việc giao nhận phiếu điều tra được thực hiện thông qua biên bản bàn giao tài liệu và phải bảo đảm đầy đủ các thủ tục hành chính quy định (chữ ký có đóng dấu của người có trách nhiệm của bên giao, bên nhận, ngày tháng và địa điểm giao, số lượng và loại phiếu giao nhận,...).
d. Ủy thác công việc
BCĐ Trung ươrng giao Tổng cục Thống kê ủy thác cho các tổ chức, cá nhân thực hiện một số công việc theo quy định của Luật Thống kê.
Kinh phí Tổng điều tra do Ngân sách Nhà nước bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra quốc gia và các văn bản hiện hành.
BCĐ Trung ương giao Tổng cục Thống kê hướng dẫn BCĐ các cấp việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí cụ thể cho các hoạt động của Tổng điều tra theo nguyên tắc tập trung, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của từng đơn vị; thực hiện chi trả đúng định mức, đúng đối tượng, bảo đảm chất lượng, khối lượng công việc được giao và chấp hành đúng các quy định về chế độ tài chính./.
Quyết định 01/QĐ-BCĐTW năm 2018 về Phương án Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương ban hành
Số hiệu: | 01/QĐ-BCĐTW |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương |
Người ký: | Nguyễn Chí Dũng |
Ngày ban hành: | 15/08/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 01/QĐ-BCĐTW năm 2018 về Phương án Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 do Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương ban hành
Chưa có Video