UỶ
BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2000/PL-UBTVQH10 |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2000 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 31/2000/PL-UBTVQH10 NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2000 VỀ THƯ VIỆN
Để xây dựng, bảo tồn, khai thác và sử dụng vốn tài liệu của
thư viện; đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, thông tin, giải trí của nhân dân
và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về thư viện;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X;
Pháp lệnh này quy định về thư viện.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Di sản thư tịch là toàn bộ sách, báo, văn bản chép tay, bản đồ, tranh, ảnh và các loại tài liệu khác đã và đang được lưu hành.
2. Tài liệu là một dạng vật chất đã ghi nhận những thông tin ở dạng thành văn, âm thanh, hình ảnh nhằm mục đích bảo quản và sử dụng.
3. Vốn tài liệu thư viện là những tài liệu được sưu tầm, tập hợp theo nhiều chủ đề, nội dung nhất định, được xử lý theo quy tắc, quy trình khoa học của nghiệp vụ thư viện để tổ chức phục vụ người đọc đạt hiệu quả cao và được bảo quản.
1. Tổ chức và hoạt động của thư viện; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) trong hoạt động thư viện;
2. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức;
3. Quyền và trách nhiệm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Tàng trữ trái phép tài liệu có nội dung:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;
b) Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phẩm phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc;
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của công dân;
2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của công dân;
3. Đánh tráo, hủy hoại tài liệu của thư viện;
4. Lợi dụng hoạt động nghiệp vụ thư viện để truyền bá trái phép những nội dung quy định tại Điều này.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN
2. Đối với thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước thì người sử dụng tài liệu thư viện không phải trả tiền cho các hoạt động sau theo quy định của Chính phủ:
a) Sử dụng tài liệu thư viện tại chỗ hoặc mượn về nhà;
b) Tiếp nhận thông tin về tài liệu thư viện thông qua hệ thống mục lục và các hình thức thông tin, tra cứu khác;
c) Tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn về việc tìm và chọn lựa nguồn thông tin;
d) Phục vụ tài liệu tại nhà thông qua hình thức thư viện lưu động hoặc gửi qua bưu điện khi có yêu cầu đối với người cao tuổi, người tàn tật không có điều kiện đến thư viện.
3. Người dân tộc thiểu số được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng ngôn ngữ của dân tộc mình.
4. Người khiếm thị được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt.
5. Trẻ em được tạo điều kiện sử dụng tài liệu thư viện phù hợp với lứa tuổi.
6. Người đang chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giam được tạo điều kiện sử dụng tài liệu của thư viện tại trại giam, nhà tạm giam.
1. Tổ chức của Việt Nam có quyền thành lập thư viện theo quy định tại Pháp lệnh này.
2. Tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam có quyền tham gia vào các hoạt động do thư viện tổ chức.
Người sử dụng vốn tài liệu thư viện có trách nhiệm:
1. Chấp hành nội quy thư viện;
2. Bảo quản vốn tài liệu và tài sản của thư viện;
3. Tham gia xây dựng, phát triển thư viện;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi vi phạm trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN
Thư viện được thành lập khi có những điều kiện sau:
1. Vốn tài liệu thư viện;
2. Trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng;
3. Người có chuyên môn, nghiệp vụ thư viện;
4. Kinh phí đảm bảo cho thư viện hoạt động ổn định và phát triển.
Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cụ thể việc thực hiện những quy định tại Điều này đối với từng loại hình thư viện.
2. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thành lập, tổ chức thành lập thư viện phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này.
3. Tổ chức thành lập thư viện ban hành quy chế hoạt động thư viện.
Bộ Văn hóa - Thông tin quy định cụ thể thủ tục đăng ký hoạt động và hướng dẫn ban hành quy chế thư viện.
2. Thư viện của tổ chức cấp tỉnh đăng ký hoạt động với Sở Văn hóa - Thông tin.
3. Thư viện của tổ chức cấp huyện, cấp xã có trụ sở đóng trên địa bàn đăng ký hoạt động với Phòng Văn hóa - Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Khi chia, tách, sáp nhập thư viện, tổ chức thành lập thư viện phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động.
3. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ, quy chế, nội dung hoạt động hoặc giải thể thư viện, tổ chức thành lập thư viện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thư viện có các nhiệm vụ sau đây:
1. Đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc trong việc sử dụng vốn tài liệu thư viện và tham gia các hoạt động do thư viện tổ chức;
2. Thu thập, bổ sung và xử lý nghiệp vụ vốn tài liệu; bảo quản vốn tài liệu và thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu lạc hậu, hư nát theo quy chế của thư viện;
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu thư viện, tham gia xây dựng và hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân;
4. Xử lý thông tin, biên soạn các ấn phẩm thông tin khoa học;
5. Thực hiện sự liên thông giữa các thư viện trong nước; hợp tác, trao đổi tài liệu với thư viện nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
6. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào công tác thư viện, từng bước hiện đại hóa thư viện;
7. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện;
8. Bảo quản cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài sản khác của thư viện.
Thư viện có các quyền sau đây:
1. Trao đổi tài liệu và tham gia vào các mạng thông tin - thư viện trong nước; trao đổi tài liệu và tham gia vào các mạng thông tin - thư viện nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
2. Khước từ yêu cầu của người đọc nếu yêu cầu đó trái với quy chế của thư viện;
3. Thu phí từ một số dịch vụ thư viện theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh này;
4. Tiếp nhận tài trợ, giúp đỡ của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
5. Tham gia các hội nghề nghiệp trong nước và quốc tế về thư viện;
6. Lưu trữ những tài liệu có nội dung quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này theo quy định của Chính phủ.
1. Người làm công tác thư viện có các quyền sau đây:
a) Được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ thư viện; tham gia nghiên cứu khoa học, các sinh hoạt về chuyên môn, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp và các chế độ chính sách khác của Nhà nước.
2. Người làm công tác thư viện có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật về thư viện, các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thư viện và quy chế của thư viện.
Các loại hình thư viện bao gồm:
1. Thư viện công cộng:
a) Thư viện Quốc gia Việt Nam;
b) Thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập.
2. Thư viện chuyên ngành, đa ngành:
a) Thư viện của viện, trung tâm nghiên cứu khoa học;
b) Thư viện của nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
c) Thư viện của cơ quan nhà nước;
d) Thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân;
đ) Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước.
2. Ngoài những nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này, Thư viện Quốc gia Việt Nam còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Khai thác các nguồn tài liệu trong nước và nước ngoài để đáp ứng nhu cầu người đọc;
b) Thu nhận các xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo quy định; xây dựng, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc; biên soạn, xuất bản Thư mục quốc gia và Tổng thư mục Việt Nam;
c) Tổ chức phục vụ các đối tượng người đọc theo quy chế của thư viện;
d) Hợp tác, trao đổi tài liệu với các thư viện trong nước và nước ngoài;
đ) Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin - thư viện;
e) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện; hướng dẫn nghiệp vụ thư viện theo sự phân công của Bộ Văn hóa - Thông tin.
2. Ngoài những nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này, thư viện do Uỷ ban nhân dân các cấp thành lập còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng và bảo quản vốn tài liệu của địa phương và về địa phương;
b) Tham gia xây dựng thư viện, tủ sách cơ sở; tổ chức việc luân chuyển sách, báo xuống các thư viện, tủ sách cơ sở.
2. Thư viện của nhà trường, cơ sở giáo dục khác được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, nhà giáo, người học trong phạm vi của nhà trường, cơ sở giáo dục khác và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện.
3. Thư viện của cơ quan nhà nước được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, công chức trong phạm vi cơ quan và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện.
4. Thư viện của đơn vị vũ trang nhân dân được thành lập nhằm phục vụ nhu cầu của cán bộ, chiến sĩ trong phạm vi đơn vị và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện.
5. Thư viện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp được thành lập chủ yếu nhằm phục vụ các thành viên trong phạm vi tổ chức, đơn vị và có thể phục vụ những đối tượng khác phù hợp với quy chế của thư viện.
Các nguồn tài chính của thư viện bao gồm:
1. Ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ;
2. Vốn của tổ chức;
3. Các khoản thu từ phí dịch vụ thư viện;
4. Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Nhà nước thực hiện các chính sách đầu tư đối với thư viện như sau:
1. Đầu tư để đảm bảo cho các thư viện hưởng ngân sách nhà nước hoạt động, phát triển và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, điện tử hóa, tự động hóa thư viện; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác thư viện;
2. Đầu tư tập trung cho một số thư viện có vị trí đặc biệt quan trọng; ưu tiên đầu tư xây dựng thư viện huyện ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đóng góp xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam;
4. Hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác thư viện của thư viện các tổ chức không hoạt động bằng ngân sách nhà nước;
5. Ưu tiên giải quyết đất xây dựng thư viện;
6. Hỗ trợ, giúp đỡ việc bảo quản các bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học của cá nhân, gia đình.
Nhà nước thực hiện các chính sách ưu đãi đối với hoạt động thư viện như sau:
1. Miễn, giảm thuế nhập khẩu những tài liệu thư viện, trang thiết bị, máy móc chuyên dùng theo quy định của pháp luật;
2. Hỗ trợ kinh phí cho việc khai thác mạng thông tin - thư viện trong nước và nước ngoài, cho mượn tài liệu giữa các thư viện và người đọc.
2. Thư viện của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động không sử dụng ngân sách nhà nước được thu phí đối với các hoạt động quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh này.
Danh mục cụ thể các dịch vụ được thu phí, mức phí và việc sử dụng phí do Chính phủ quy định.
Nội dung quản lý nhà nước về thư viện bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các loại hình thư viện;
2. Ban hành, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thư viện;
3. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ những người làm công tác thư viện;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thư viện;
5. Tổ chức đăng ký hoạt động thư viện;
6. Hợp tác quốc tế về thư viện;
7. Tổ chức, chỉ đạo công tác thi đua khen thưởng trong hoạt động thư viện;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thư viện; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về thư viện.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
2. Bộ Văn hóa - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về thư viện.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về thư viện.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về thư viện trong phạm vi địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Thanh tra chuyên ngành về văn hóa - thông tin thực hiện chức năng thanh tra về thư viện.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2001.
Các quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
THE
STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 31/2000/PL-UBTVQH10 |
Hanoi,
December 28, 2000 |
(No. 31/2000/PL-UBTVQH10 of December 28, 2000)
In order to build, preserve, exploit and use
library documentary stocks ; to meet the people’s study, research, information
and recreation demands and to enhance the effectiveness of the State management
over libraries;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly at its 4th session on
the law and ordinance making program of the Xth Legislature of the National
Assembly;
This Ordinance provides for libraries,
Article 2.- In this Ordinance, the following terms shall be construed as follows:
...
...
...
2. Documents are matters in a material form already recorded with information in written form, sounds or images, for the purposes of preservation and use.
3. Library documentary stocks are documents collected and gathered according to various topics and given contents, processed according to scientific rules and processes of the library operation in order to organize the service of readers with high efficiency, and the preservation thereof.
Article 3.- This Ordinance governs:
1. The organization and operation of libraries; the rights and responsibilities of the State bodies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations, public-service units and people’s armed force units (hereinafter referred to as organizations) in library activities;
2. The rights and responsibilities of domestic organizations and individuals that use the library documentary stocks and participate in activities organized by libraries;
3. The rights and responsibilities of overseas Vietnamese and foreign organizations as well as individuals living and working in Vietnam that use the library documentary stocks and participate in activities organized by libraries.
Article 5.- The following acts are strictly prohibited:
1. Illegally storing documents with contents:
...
...
...
b/ Propagating violence, aggressive wars, sowing hatred among nations and peoples; spreading reactionary ideologies and cultural products, obscene and depraved life style, criminal acts, social evils, superstition; undermining the nation’s fine traditions and customs;
c/ Distorting history, negating the revolutionary gains, offending dignitaries and national heroes; slandering and offending organizations’ prestige and citizens’ honor and dignity.
2. Disclosing the State secrets and citizens’ privacy secrets;
3. Fraudulently substituting or destroying documents of libraries;
4. Taking advantage of professional library activities to illegally spread contents prescribed in this Article.
RIGHTS AND
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN LIBRARY ACTIVITIES
...
...
...
a/ Using library documents on the spot or borrowing them home;
b/ Receiving information on library documents through the bibliographical system and other forms of information and reference;
c/ Receiving the assistance and consultancy for the search for and selection of information sources;
d/ Being served with documents at home in form of itinerant libraries or by mail upon requests of aged or disabled people who are unable to go to libraries.
3. Ethnic minority people shall be given conditions to use library documents in their own languages.
4. Blind people shall be given conditions to use library documents in Braille or special information carriers.
5. Children shall be given conditions to use library documents suitable to their age groups.
6. Persons who are serving imprisonment sentences and those who are temporarily detained shall be given conditions to use documents of libraries at detention centers or remand homes.
...
...
...
2. Domestic organizations and individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals living and working in Vietnam may participate in activities organized by the libraries.
Article 8.- Users of library documentation shall have to:
1. Abide by the libraries’ internal regulations;
2. Preserve the libraries’ documentary stocks and assets;
3. Take part in the building and development of libraries;
4. Be held responsible before law for violation acts committed in the use of library documentary stocks.
ORGANIZATION AND
OPERATION OF LIBRARIES
Article 9.- A library shall be established when the following conditions exist:
...
...
...
2. Head office and special-use facilities and equipment;
3. Personnel having professional qualifications for library operations;
4. Funds to secure its stable operation and development.
The Ministry of Culture and Information shall guide in detail the implementation of the provisions in this Article for each type of library.
2. Within 30 days after the date of establishment, the library-establishing organizations shall have to register operation with the competent State bodies defined in Article 11 of this Ordinance.
3. Library-establishing organizations shall promulgate the library operation regulations.
The Ministry of Culture and Information shall specify the procedures for operation registration and guide the promulgation of library regulations.
...
...
...
2. Libraries of the provincial-level organizations shall register their operation with the provincial/municipal Culture and Information Services.
3. Libraries of the district- and commune-level organizations with their head offices located on the concerned localities shall register their operation with the Culture and Information Sections of rural districts, urban districts, provincial capitals and provincial towns.
2. Upon the division, separation or merger of a library, the library-establishing organization shall have to refill in the procedures for operation registration.
3. Upon the change of the name, address, operation regulation or contents or dissolution of a library, the library-establishing organization shall have to notify such in writing to the competent State body.
Article 13.- Libraries have the following tasks:
1. To satisfy demands of and create favorable conditions for readers to use the documentary stocks and to participate in activities organized by libraries;
...
...
...
3. To organize the information, propagation and introduction of the library documentary stocks, take part in building and forming the reading habit among the population;
4. To process scientific information and compile the scientific information publications;
5. To effect the interrelationship among domestic libraries; to promote cooperation and exchange of documents with foreign libraries in compliance with the Government’s regulations;
6. To research into and apply advanced scientific and technological achievements to the library work, thus step by step modernizing libraries;
7. To organize the professional fostering courses for librarians;
8. To preserve the material and technical foundations as well as other assets of libraries.
Article 14.- Libraries have the following rights:
1. To exchange documents and join domestic information-library networks; to exchange documents and join foreign information-library networks according to the Government’s regulations;
2. To refuse the readers’ requests if such requests run counter to their regulations;
...
...
...
4. To receive financial assistance and support from domestic and foreign organizations and individuals;
5. To participate in domestic and international professional library associations;
6. To keep documents with contents specified in Clause 1, Article 5 of this Ordinance according to the Government’s regulations.
1. Librarians have the following rights:
a/ To be given conditions to study and raise their educational and professional level for library operation; to take part in scientific research, professional activities and join socio-professional organizations according to law provisions;
b/ To enjoy preferential regimes and policies applicable to their profession, and other regimes and policies of the State.
2. Librarians are obliged to comply with the law provisions on library, regulations on librarianship and their respective libraries’ regulations.
Article 16.- Types of libraries include:
...
...
...
a/ The National Library of Vietnam;
b/ Libraries established by the People’s Committees of all levels.
2. Specialized and multi-discipline libraries:
a/ Libraries of scientific research institutes and centers;
b/ Libraries of schools and other educational institutions;
c/ Libraries of the State bodies;
d/ Libraries of the people’s armed force units;
e/ Libraries of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations and public-service units.
...
...
...
2. Besides the tasks and rights prescribed in Articles 13 and 14 of this Ordinance, the National Library of Vietnam also has the following tasks and rights:
a/ To exploit documentary sources at home and abroad in order to meet the readers’ demands;
b/ To receive copyright deposit publications at home according to the regulations; to build and preserve for a long term the stocks of ethnic minority publications; to compile and publish the national bibliography and the general bibliography of Vietnam;
c/ To organize the service of readers of all kinds according to its regulations;
d/ To undertake the cooperation and exchange of documents with libraries at home and abroad;
e/ To conduct scientific and technological researches in the field of information-library;
f/ To organize professional fostering courses for librarians; to give librarianship instructions according to the assignment by the Ministry of Culture and Information.
...
...
...
a/ To build and preserve the documentary stocks of their localities and about their localities;
b/ To take part in building grassroots libraries and/or bookcases; to organize the circulation and distribution of books and newspapers to such grassroots libraries and/or bookcases.
2. Libraries of schools and other educational institutions are established to serve the demands of officials, teachers and learners within such schools and educational institutions, and may serve other subjects according to such libraries’ regulations.
3. Libraries of the State bodies are established to serve the demands of officials and public employees within such bodies, and may serve other subjects according to such libraries regulations.
4. Libraries of the people’s armed force units are established to serve the demands of officers and men within such units, and may serve other subjects according to such libraries’ regulations.
5. Libraries of political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, economic organizations and public-service units are established principally to serve members of such organizations and units, and may serve other subjects according to such libraries’ regulations.
...
...
...
Article 20.- Libraries’ financial sources include:
1. The State budget’s allocations or supports;
2. Funds of organizations;
3. Collected amounts being library service charges;
4. Financial aids from organizations and individuals at home and abroad.
Article 21.- The State shall adopt the investment policies toward libraries as follows:
1. Making investment to ensure that the libraries funded by the State budget operate, develop and step by step modernize their techno-material foundations, electronize and automatize such libraries; training and fostering a contingent of librarians;
2. Making intensive investments in a number of libraries with a particularly important role; making priority investment in the building of libraries in districts with difficult socio-economic conditions or particularly difficult socio-economic conditions;
3. Encouraging domestic organizations and individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals to contribute to the cause of building and developing Vietnamese libraries;
...
...
...
5. Prioritizing the assignment of land for building libraries;
6. Rendering support and assistance for the preservation of individuals’ or families’ collections of documents with special historic, cultural and/or scientific value.
Article 22.- The State shall adopt the preferential policies toward library activities as follows:
1. Giving import tax exemption or reduction for library documents, special-use facilities, equipment and machines according to the provisions of law;
2. Providing support funds for the exploitation of information-library networks at home and abroad, and the lending of documents by libraries to readers.
2. Libraries of social organizations, socio-professional organizations and economic organizations operating without the State budget’s funds may collect charges for activities specified in Clause 2, Article 6 of this Ordinance.
The list of specific services for which charges are collected, the charge rates and the use of charges shall be prescribed by the Government.
...
...
...
THE STATE MANAGEMENT
OVER LIBRARIES
Article 24.-The contents of State management over libraries shall include:
1. Elaborating and directing the implementation of strategies, planning and plans for development of libraries of all types;
2. Promulgating and directing the implementation of legal documents on libraries;
3. Training and fostering the contingent of librarians in order to raise their political, educational and professional level;
4. Organizing and managing the scientific and technological research activities and the application of scientific and technological achievements in the field of library;
5. Organizing the registration of library activities;
6. Undertaking international cooperation in library;
7. Organizing and directing the emulation and commendation work in library activities;
...
...
...
1. The Government shall exercise the uniform State management over libraries.
2. The Ministry of Culture and Information shall be answerable to the Government for the performance of State management over libraries.
3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other State agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, have to perform the State management over libraries.
The Government shall specify the responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and other State agencies for coordinating with the Ministry of Culture and Information in uniformly exercising the State management over libraries.
4. The People’s Committees of all levels shall exercise the State management over libraries within their respective localities according to the Government’s responsibility assignment.
...
...
...
COMMENDATION, REWARDS
AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 30.- This Ordinance takes effect as from April 1, 2001.
The previous stipulations which are contrary to this Ordinance are now all annulled.
Article 31.- The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
...
...
...
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN
Nong Duc Manh
Pháp Lệnh thư viện năm 2000
Số hiệu: | 31/2000/PL-UBTVQH10 |
---|---|
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội |
Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 28/12/2000 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Pháp Lệnh thư viện năm 2000
Chưa có Video