Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2016/NQ-HĐND

Đắk Nông, ngày 22 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK NÔNG, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA III, KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bn vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiu áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2016 của Thtướng Chính phủ về ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bn vng giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Nghị quyết s 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bn vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020;

Thực hiện Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vng, giai đoạn 2016 - 2020;

Xét Tờ trình số 6521/TTr-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2016 của UBND tnh đề nghị thông qua Nghị quyết về Chương trình gim nghèo bn vững tnh Đắk Nông, giai đoạn 2016-2020; Báo cáo thm tra của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến tho luận của các đại biu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết này.

Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tđại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa III, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2016./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội; Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Ban Công tác đại biểu;
- Cục Kiểm tra v
ăn bn - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ VN t
nh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban
đảng của Tỉnh ủy, Trường Chính trị tnh;
- Vp: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- B
áo Đk Nông, Đài PT-TH, Công báo tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Trun
g tâm Lưu trữ tnh;
- Lưu: VT, LĐ và CV Phòng TH, HSKH.

CHỦ TỊCH




Lê Diễn

 

CHƯƠNG TRÌNH

GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 56/2016/NQ-HĐND ngày 22/12/2016 của HĐND tỉnh)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

I. Sự cần thiết xây dựng Chương trình

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác giảm nghèo được nâng lên; nhiều hộ nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững. Sự chung tay, hỗ trợ, sẻ chia của cộng đồng đã tác động tích cực đến công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã, thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao được tăng cường; người nghèo đã từng bước tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt mục tiêu Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa II đề ra.

Tuy nhiên, theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo bình quân chung toàn tỉnh vẫn còn mức cao (19,26%); kết quả giảm nghèo hàng năm chưa thực sự bền vững, tình trạng tái nghèo và nghèo mới phát sinh còn cao; chênh lệch tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giữa các khu vực còn khá lớn (khu vực thành thị 4,74%, khu vực nông thôn 95,14%); đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là về nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, thông tin...; kết cấu hạ tầng ở một số vùng, địa phương còn yếu kém, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác, trong điều kiện áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 đã xuất hiện nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo mới, tuy không nghèo về thu nhập nhưng nghèo vì thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bn. Vì vậy đòi hỏi cần phải có những giải pháp giảm nghèo mới, phù hợp và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ còn ở mức khá cao, chiếm 54,40%, (gấp 2,5 lần so với tỷ lệ hộ nghèo chung của tnh); người nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản cũng như các chính sách hỗ trợ sinh kế cho người nghèo. Tình trạng “mừng được vay, lo lãi suất” là một nguyên nhân khiến nhiều hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chcòn thờ ơ với nguồn vốn vay để sản xuất, cải thiện nhà ở, công trình nước sạch và vệ sinh..., từ đó gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, dẫn đến khả năng nghèo mới, tái nghèo là rất cao. Từ thực trạng đó, yêu cầu đặt ra cần phải có những chính sách đặc thù riêng cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại ch, nhằm tạo điều kiện cho các hộ đồng bào phát triển sản xuất, tăng thu nhập và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từng bước vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.

II. Căn cứ xây dựng Chương trình

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân b vn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

Thực hiện Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 01 tháng 10 năm 2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đk Nông lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Nông về công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 -2020;

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO GIAI ĐOẠN 2011 -2015

Xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác định công tác giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là nhiệm vụ cấp bách của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các chủ trương, nghị quyết, chương trình hành động cụ thể, thiết thực cho công tác giảm nghèo bền vng giai đoạn 2011 - 2015, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tnh và đã đạt được những kết quả như sau:

I. Kết quả về giảm tỷ lệ hộ nghèo

- Áp dụng chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Trong 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm t29,25% năm 2010 xuống còn 11,46% năm 2015. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 53,02% (năm 2010) xuống còn 26,77% (năm 2015). Bình quân tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh mi năm giảm trên 3%, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết đề ra, cụ thể:

+ Năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 29,25%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 53,02%, đồng bào dân tộc thiểu số tại chchiếm 65,11%.

+ Năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 26,80%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 46,34%, đồng bào dân tộc thiểu số tại chchiếm 63,41%.

+ Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 23,25%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 42,4%, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 58,96%.

+ Năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15,64%, trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu schiếm 33,10%, đồng bào dân tộc thiểu số tại chchiếm 46,01%.

+ Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,46%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 26,77% và đồng bào dân tộc thiểu số tại chchiếm 39,18%. Bình quân hàng năm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh gim 3,56%, đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa II.

- Kết quả Tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo mới theo hướng tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh chiếm 19,26%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 40,76% và đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ chiếm 54,40%.

II. Kinh phí thực hiện chương trình giảm nghèo

- Tng kinh phí đã b trí đthực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia gim nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015 là 1.458,354 tỷ đồng, đạt 74,5% so với kế hoạch, cụ thể:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 1.096,321 tỷ đồng, đạt 68% so kế hoạch;

+ Nguồn ngân sách địa phương: 146,23 tỷ đồng, đạt 79,7% so kế hoạch.

+ Nguồn vốn huy động cộng đồng (bao gồm hỗ trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng và người dân): 215,803 tỷ đồng, đạt 117% so kế hoạch.

- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng áp dụng cơ chế theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP để thực hiện cho huyện Đắk Glong là 96,088 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%.

- Nguồn kinh phí thuộc các dự án, đề án, vốn tín dụng: 583 tỷ đồng.

III. Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015

1. Về mặt đạt được

Nhìn chung, các chính sách về giảm nghèo được triển khai đồng bộ và kịp thời tất cả các cấp, các ngành; chương trình giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sng và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn th, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, sự tham gia của các tầng lớp dân cư và của chính người nghèo, từ đó đã đạt được cơ bản các chỉ tiêu đặt ra: cơ sở hạ tầng các vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được đầu tư, nâng cấp; hộ nghèo đã được hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, nước sạch,... ngày càng tốt hơn; đời sng vật chất và tinh thần của người nghèo, người đồng bào dân tộc thiu stừng bước được cải thiện, mức thu nhập bình quân nhóm hộ nghèo tăng khoảng 2,15 lần; tỷ lệ nghèo chung toàn tỉnh giảm bình quân 3,56%/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân 5,25%/năm, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại chgiảm bình quân 5,19%/năm.

* Nguyên nhân đạt được:

- Trong nhng năm qua, các chính sách về giảm nghèo của Trung ương đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thông qua các Chương trình, Nghị quyết, các kế hoạch, giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tiễn, gn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đã được triển khai đồng bộ, kịp thời ở tất cả các cấp, các ngành và nhận được sự tham gia rộng rãi của cộng đồng.

- Người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để tự vươn lên thoát nghèo, tích cực phát triển sản xuất và trở nên khá giả; giảm tình trạng tái nghèo.

2. Mt số tồn ti, hn chế

- Chất lượng giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao do nhiều nguyên nhân và rủi ro bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường…, chủ yếu tập trung ở các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu s. Trong giai đoạn 2011 - 2015 chuẩn nghèo chỉ tiếp cận theo đơn chiều (chiều thu nhập) nên một bộ phận hộ nghèo tuy đã thoát nghèo nhưng vẫn bị thiếu hụt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Mặc dù đã tập trung ưu tiên nhiều nguồn lực cho các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều chính sách ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số tại chỗ, từ đó tỷ lệ hộ nghèo ở các vùng này đã giảm xung nhưng đến cuối năm 2015 vẫn còn 02 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; 25 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%; 43 xã có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số tại chỗ trên 20%.

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và không ít người dân chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của giảm nghèo, dn đến người nghèo, xã nghèo vẫn còn tình trạng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo.

* Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

- Trình độ, năng lực và phương thức tổ chức sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số tại chcòn hạn chế, nên khả năng tiếp thu ứng dụng khoa học kthuật vào sản xuất còn khó khăn, dẫn đến năng suất, hiệu quả lao động chưa cao, thu nhập thấp.

- Dân di cư tự do luôn gia tăng, chưa được bố trí vào vùng quy hoạch, chủ yếu là tự phát; việc quản lý hộ nghèo, giải quyết việc làm và đầu tư thực hiện chính sách hỗ trợ đối với vùng di cư tự do gặp khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Có rất nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau, nhưng khi triển khai còn thiếu sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành dẫn đến manh mún, dàn trải, phân tán nguồn lực; các chính sách đa phần mang tính hỗ trợ về an sinh xã hội, còn ít các chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo và các chính sách giảm nghèo đặc thù, phù hợp với vùng nông thôn, các vùng dân tộc thiểu số; nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo và không có điều kiện kèm theo dẫn đến tính ỷ lại, trông chờ vào chính sách Nhà nước.

- Nguồn kinh phí của Trung ương phân bổ hàng năm cho một số chính sách giảm nghèo còn chậm và thiếu so với nhu cầu thực tế; ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên kinh phí bố trí cho chương trình giảm nghèo còn ít, chưa đảm bảo theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra; việc lồng ghép từ các chương trình, chính sách khác trên địa bàn chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao.

Phần thứ ba

CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK NÔNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

1. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi thực hiện

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sng vật chất, tinh thần của người nghèo, nht là vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; bảo đảm thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới; tiếp tục tạo cơ hội, điều kiện để người nghèo vươn lên phát triển kinh tế, tăng thu nhập và tiếp cận trực tiếp các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin). Tăng cường đầu tư và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn theo bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc và các nhóm dân cư. Khuyến khích thoát nghèo bền vững, phấn đấu đến năm 2020, đưa Đắk Nông thoát khỏi tình trạng của một tỉnh nghèo.

b) Mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu hàng năm giảm 2% trở lên, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số giảm từ 3% và hộ nghèo đng bào dân tộc thiểu số tại chgiảm từ 4% trở lên (theo chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020).

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về tiêu chí thu nhập được hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định để tăng thu nhập.

- 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về các dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được hỗ trợ các điều kiện đcải thiện và tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.

- Phấn đấu các cơ sở hạ tầng tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; xã, thôn đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

2. Đối tượng thực hiện

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn tnh; ưu tiên hộ nghèo người dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số tại ch, phụ nữ thuộc hộ nghèo; người dân và cộng đồng sống trên địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao; xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn; thôn, buôn, bon, bản (sau đây gọi tắt là thôn) đặc biệt khó khăn; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Phạm vi thực hiện

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; khuyến khích xây dựng các chính sách áp dụng cho đối tượng hộ nghèo trên địa bàn bằng huy động nguồn lực của địa phương; ưu tiên nguồn lực của Chương trình đđầu tư cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại ch.

III. Nội dung dự án, chính sách của Chương trình

1. Các dự án, chính sách giảm nghèo chung

a) Chương trình 135

* Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn đặc biệt khó khăn.

- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.

- Đối tượng: các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới; các thôn đặc biệt khó khăn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Nội dung hỗ trợ: Các công trình giao thông nông thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh; các công trình cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thôn; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng; trạm y tế xã đạt chuẩn; các công trình trường, lớp học đạt chuẩn; cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi nhỏ; các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; các loại công trình hạ tầng quy mô nhkhác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật; ưu tiên công trình cho các cộng đng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi; duy tu, bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện là 205 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 41 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 200 tỷ đồng, bình quân mi năm 40 tđồng.

+ Nguồn huy động, lồng ghép: 05 tỷ đồng, bình quân mi năm 01 tỷ đồng (huy động tổ chức, cá nhân và lồng ghép chương trình, dự án)

* Dự án htrợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.

- Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quy hoạch sản xuất; nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn; hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực đgiảm nghèo.

- Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; nhóm hộ, cộng đồng dân cư trên địa bàn; tổ chức và cá nhân có liên quan; tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia Dự án.

- Nội dung hỗ trợ: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (tập huấn, chuyển giao kthuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản...); hỗ trợ tạo đất sản xuất, phát triển ngành nghề và dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất.

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả; xây dựng và nhân rộng mô hình tạo việc làm thông qua thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng quy mô nhỏ thôn đtăng thu nhập cho người dân; mô hình sản xuất nông lâm kết hợp, tạo việc làm cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rng.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện khoảng 68,7 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 13,74 tỷ đồng. Trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 58,7 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 11,74 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 05 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 02 tỷ đồng, huyện 03 tỷ đồng), bình quân mỗi năm 01 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 0,4 tỷ đồng, huyện 0,6 tỷ đồng).

+ Ngân sách lồng ghép, huy động: 05 tỷ đồng, bình quân mi năm 01 tỷ đồng (huy động tổ chức, cá nhân và lồng ghép các chương trình, dự án).

* Dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, thôn đặc biệt khó khăn.

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.

- Đối tượng: Cộng đồng, cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn.

+ Đối với cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín trong cộng đồng dân cư.

+ Đối với cán bộ cơ sở: Tập trung nâng cao năng lực cán bộ xã và thôn về tổ chức thực hiện Chương trình; cán bộ khuyến nông, khuyến ngư, thú y cấp xã và thôn; ưu tiên cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

- Nội dung hỗ trợ: Nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn về quy trình, kỹ năng tổ chức thực hiện Chương trình, các vn đề liên quan khác trong công tác giảm nghèo; nâng cao năng lực cho cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn đbảo đảm sự tham gia của cộng đồng vào các khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát cộng đồng trong các hoạt động của Chương trình.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nhu cầu vốn thực hiện 9,085 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1,817 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ 100%.

b) Chương trình 30a: Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững tại huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao áp dụng cơ chế theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

- Mục tiêu: Tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.

- Đối tượng: Huyện theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, được hưởng các cơ chế, chính sách về đầu tư cơ sở hạ tầng hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

- Nội dung hỗ trợ: Đầu tư các hạng mục đường giao thông từ huyện đến trung tâm các xã và hệ thng giao thông trên địa bàn xã; công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn xã; công trình y tế đạt chuẩn; công trình giáo dục đạt chuẩn; công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; cải tạo, xây mới các công trình thủy lợi; các công trình hạ tầng khác do cộng đồng đề xuất (ưu tiên công trình cho cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nhưởng lợi); duy tu, bảo dưng công trình hạ tầng cơ sở trên địa bàn.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nguồn vốn thực hiện 81,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 16,3 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 73,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 14,7 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 05 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 03 tỷ đồng, huyện 02 tỷ đồng), bình quân mỗi năm 01 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 0,6 tỷ đồng, huyện 0,4 tỷ đồng).

+ Nguồn huy động, lồng ghép: 03 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 0,6 tỷ đồng (huy động tổ chức, cá nhân và lồng ghép các chương trình, dự án).

c) Chính sách hỗ trợ phát trin sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

- Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở quy hoạch sản xuất nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a, Chương trình 135; hỗ trợ đa dạng các hình thức sinh kế phi nông nghiệp, ngành nghề dịch vụ, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa bàn; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả về trồng trọt, chăn nuôi tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Đối tượng: Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo); nhóm hộ, cộng đồng dân cư; tổ chức và cá nhân có liên quan; tạo điều kiện để người lao động là người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ bị buôn bán trở về,... thuộc hộ nghèo được tham gia Dự án.

- Nội dung thực hiện:

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thú y; làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản...); hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ (nhà xưởng, máy móc thiết bị, vật tư sản xuất, dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm); hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với người nghèo trong phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất.

+ Xây dựng các mô hình giảm nghèo bền vững nhằm giúp cho một bộ phận hộ nghèo phát huy nguồn lực tại chỗ, đầu tư sản xuất, lựa chọn giống và vật nuôi cây trồng có năng suất cao, phù hợp với lợi thế vùng sinh thái, tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, giúp hộ gia đình thoát nghèo bền vững; mô hình phân cấp, trao quyền cho cơ sở, người dân trong tổ chức thực hiện Dự án; nhân rộng các mô hình giảm nghèo do các địa phương hoặc các tổ chức đã thực hiện.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nguồn vốn thực hiện 54 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 10,8 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 44 tỷ đồng, bình quân mi năm 8,8 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 05 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 03 tỷ đồng, huyện 02 tỷ đồng), bình quân mi năm 01 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 0,6 tỷ đồng, huyện 0,4 tỷ đồng).

+ Nguồn vốn huy động, lồng ghép: 05 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 01 tỷ đồng (huy động tổ chức, cá nhân và lồng ghép các chương trình, dự án).

d) Chính sách hỗ trợ truyền thông và thông tin

- Mục tiêu:

+ Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực đthực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

+ Xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

- Đối tượng: Người dân, cộng đồng dân cư; các tổ chức và cá nhân khác có liên quan.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Truyền thông về giảm nghèo: Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo; xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới địa phương, cơ sở; tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo định kở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở; tổ chức các hoạt động truyền thông về giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa để thúc đẩy giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các địa phương; phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo.

+ Giảm nghèo về thông tin: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông tại cơ sở; hỗ trợ sản xuất, biên tập, phát sóng, phát hành, truyền ti, lưu trữ, quảng bá, phục vụ người đọc các sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin, chương trình phát thanh, chương trình truyền hình để phổ biến chủ trương, đường li của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hỗ trợ phương tiện nghe, xem cho các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn; trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; xây dựng các điểm tuyên truyền, cổ động cố định ngoài trời; xây dựng nội dung chương trình cổ động cho các đội thông tin cơ sở.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nguồn vn thực hiện 2,75 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 0,55 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 1,5 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 0,3 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn huy động, lồng ghép: 1,25 tỷ đồng, bình quân mi năm 0,25 tỷ đồng (từ các cơ quan truyền thông và các cơ quan, đoàn th khác).

e) Dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực về nghiệp vụ, k năng và phương pháp cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp. Thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình; nâng cao năng lực quản lý, cập nhật thông tin vào dữ liệu quốc gia quản lý phần mềm về hộ nghèo.

- Đối tượng: Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp (cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín). Cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần, cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá; các tổ chức và cá nhân có liên quan.

- Nội dung thực hiện:

+ Xây dựng tài liệu tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, thôn và cán bộ các hội, đoàn thể; tổ chức cho các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp, tổ chuyên viên giúp việc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ do các Bộ, ngành Trung ương tổ chức; đng thời tổ chức các đợt trao đổi, học tập kinh nghiệm ở một số tỉnh thành có nhiều mô hình hiệu quả trong công tác giảm nghèo.

+ Xây dựng khung kết quả của Chương trình, Dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiu; xây dựng hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hàng năm hoặc đột xuất; rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

- Vốn và nguồn vốn: Tổng nguồn vốn thực hiện 1,25 tỷ đồng, bình quân mi năm là 0,25 tỷ đồng, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ 100%.

2. Chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh

a) Chính sách giảm nghèo đặc thù cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại ch

Nhm giúp các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước ổn định cuộc sống, giảm nghèo nhanh và bền vững; tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo về chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội về nhà ở, vệ sinh, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vng theo hướng tiếp cận đa chiều; hỗ trợ lãi suất đối với các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khi vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

* Chính sách htrợ lãi suất cải thiện nhà ở

- Mục tiêu: Tạo điều kiện cải thiện chỉ số thiếu hụt về dịch vụ nhà ở cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại ch, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều.

- Đối tượng: Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu stại chđang thiếu hụt về tiêu chí nhà ở, đáp ứng đủ điều kiện được quy định tại Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Chính sách: Hỗ trợ lãi suất đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu stại chỗ khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn giai đoạn 2011-2015 (chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2).

- Mức hỗ trợ lãi suất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất hợp đồng tín dụng với mức vay và lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cho từng thời kỳ (Hiện nay, mức vay hỗ trợ nhà ở là 25 triệu đồng/hộ, mức lãi sut 3%/năm).

- Thời gian hỗ trợ lãi suất: Thời gian được hỗ trợ lãi suất kể từ khi hợp đồng tín dụng được ký kết.

- Tổng kinh phí thực hiện: 6,2 tỷ đồng, bình quân mi năm 1,24 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đảm bảo 100%.

* Chính sách hỗ trợ lãi suất xây dựng nhà tiêu hp vệ sinh

- Mục tiêu: Tạo điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sng cho hộ nghèo về chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội về vệ sinh, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững theo hướng tiếp cận đa chiều.

- Đối tượng: Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều 2016 - 2020 thuộc khu vực nông thôn thiếu hụt đa chiều về chỉ tiêu nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Chính sách hỗ trợ: Hỗ trợ lãi suất đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chthuộc khu vực nông thôn khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để xây dựng mới hoặc sửa cha nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Mức hỗ trợ lãi suất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất hợp đồng tín dụng với mức vay và lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cho từng thời kỳ (Hiện nay, mức vay xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh là 6 triệu đồng/hộ mức lãi suất là 9%/năm).

- Thời gian được hỗ trợ lãi suất: Thời gian được hỗ trợ lãi suất ktừ khi hợp đồng tín dụng được ký kết.

- Tổng kinh phí thực hiện: 4,15 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 0,83 tỷ đồng, ngân sách tỉnh đảm bảo 100%.

* Chính sách htrợ lãi suất phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế

- Mục tiêu: Nhm tạo điều kiện tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo đồng bào dân tộc thiu số tại chỗ vay vốn ưu đãi, phục vụ sản xuất kinh doanh tạo việc làm, cải thiện đời sống của người nghèo, góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Đối tượng: Hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chtrên địa bàn tỉnh Đắk Nông khi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế.

- Chính sách hỗ trợ: Chính sách hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các hộ nghèo đng bào dân tộc thiểu số tại ch vay vn sử dụng vào các mục đích để mua sm công cụ sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo.

- Mức hỗ trợ lãi suất: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất hợp đồng tín dụng với mức vay và lãi suất theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cho từng thời kỳ (Hiện nay, mức vay phát triển sản xuất là 50 triệu đồng/hộ, mức lãi suất là 6,6%/năm).

- Thời gian được hỗ trợ lãi suất: Thời gian được hỗ trợ lãi suất kể từ khi hợp đồng tín dụng được ký kết.

- Tổng kinh phí thực hiện khoảng: 12 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 2,4 tỷ đồng, do ngân sách tỉnh đảm bảo 100%.

b) Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ:

- Mục tiêu: Đảm bảo tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân, tăng tỷ lệ bao phủ của BHYT, tiến đến BHYT toàn dân.

- Đối tượng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế 70% mức đóng.

- Điều kiện hỗ trợ: Có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh; được điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo đúng quy trình quy định và được cấp có thm quyền phê duyệt.

- Mức hỗ trợ đóng BHYT: Ngân sách tỉnh hỗ trợ thêm 30% mức đóng BHYT đối với phần còn lại phải đóng của người cận nghèo theo quy định của Luật BHYT.

- Tổng kinh phí thực hiện khoảng: 03 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 0,6 tỷ đồng, do ngân sách tỉnh đảm bảo 100%.

c) Chính sách giảm nghèo đặc thù đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo tự đầu tư vào sản xuất nông nghiệp an toàn có sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhỏ giọt.

- Mục tiêu: Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có thêm kinh phí để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp an toàn nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo nhanh và bền vững.

- Đối tượng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 tự đầu tư vào sản xuất nông nghiệp an toàn có sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm, nhỏ giọt.

- Mức hỗ trợ: Hỗ trợ kinh phí một lần theo chi phí đầu tư thực tế từ 01 ha trở lên, tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng bào dân tộc thiểu stại chỗ và 10.000.000 đồng/hộ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo khác.

- Tổng kinh phí thực hiện: 10 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 2 tỷ đồng, do ngân sách tỉnh bảo đảm 100%.

IV. Các giải pháp thực hiện Chương trình

1. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thc, vai trò và trách nhiệm của các cấp, các ngành về chủ trương, chính sách giảm nghèo bn vng và ý thức vươn lên thoát nghèo bền vững của hộ nghèo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho người nghèo về ý thức tự lực trong lao động sản xuất, thay đi tư duy, thói quen canh tác, áp dụng khoa học kthuật vào sản xuất, nhất là không trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Phát huy nỗ lực vươn lên, khuyến khích sự chủ động tham gia của người nghèo, cộng đồng dân cư cùng với việc thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo là điều kiện để nâng cao khả năng thoát nghèo.

2. Hỗ trợ các điều kiện phát triển sản xuất, vay vốn, dạy nghề, tạo việc làm, cải thiện chất lượng sống để giải quyết thiếu hụt về tiêu chí thu nhập cho hộ nghèo

- Hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao; xây dựng và nhân rộng mô hình phát triển sản xuất giảm nghèo hiệu quả cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, đất đai, tư liệu sản xuất, ưu tiên hỗ trợ trước cho hộ nghèo từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội và các chương trình, chính sách khác.

- Tổ chức dạy nghmiễn phí cho lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo gắn nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, xuất khẩu lao động và nhu cầu tự tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Đề án 1956, đặc biệt là đào tạo nghề để phục vụ nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

- Cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, có nhu cầu về vốn gn với việc tổ chức dạy nghề, tập huấn hướng dẫn kỹ năng đhộ nghèo, cận nghèo tự tổ chức sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm, có thu nhập để thoát nghèo theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác và Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ về đối tín dụng đối với hộ cần nghèo.

- Hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn trình diễn các mô hình khuyến nông - lâm - ngư miễn phí cho người nghèo, cận nghèo nông thôn, đng thời hướng dẫn kỹ năng kinh doanh, nhất là kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán thu - chi, tiếp cận thị trường; giới thiệu các doanh nghiệp để liên kết với hộ nghèo, cận nghèo để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

3. Htrợ đcải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm hộ nghèo thiếu hụt chỉ số các dịch vụ xã hội cơ bản

a) Giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ y tế

Thực hiện hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo kịp thời, đầy đủ theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; khuyến khích các tổ chức, cá nhân mua và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người dân; tuyên truyền vận động và hỗ trợ thêm từ ngân sách cho người dân tham gia mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình đtiến đến thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân như hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

b) Giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ giáo dục

Tăng cường thực hiện công tác phcập giáo dục, xóa mù chữ; tổ chức phụ đạo để bổ sung kiến thức cho học sinh có năng lực học hạn chế, hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ nguồn Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ khuyến học,... hạn chế ti thiu đxảy ra tình trạng bỏ học; thực hiện miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho người học theo quy định pháp luật.

c) Giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ nhà ở

Tập trung nguồn lực hoàn thành việc xây dựng nhà ở cho hộ nghèo được phê duyệt theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 167 giai đoạn 2). Tăng cường vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chung tay hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo.

d) Giải quyết các chỉ sthiếu hụt đa chiều về dịch vụ nước sạch và vệ sinh

Cho vay vốn ưu đãi để hộ nghèo, cận nghèo xây dựng công trình nước sinh hoạt và nhà tiêu hợp vệ sinh. Tiếp tục nghiên cứu phương thức giải quyết nước sạch cho khu vực nông thôn, nhất là vùng dân tộc thiểu số. Rà soát, bổ sung quy hoạch cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

e) Giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về thông tin

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thông tin để phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin của người dân; đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đài truyền thanh cơ sở cho các xã chưa có hoặc có mà bị hư hỏng không hoạt động được. Vận động doanh nghiệp hỗ trợ điện thoại và các phương tiện thông tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.

4. Tăng cường huy động nguồn lực phục vụ thực hiện công tác giảm nghèo, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước kịp thời, đủ đthực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo, chú trọng huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, vận động stài trợ của các tổ chức, cá nhân đthực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Hàng năm, ngân sách tỉnh cân đi bố trí kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên cơ sở ưu tiên tập trung các nhiệm vụ trọng tâm đã đra. Đồng thời, tranh thủ thêm nguồn lực của các bộ, ngành, đoàn thở Trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh cho mục tiêu giảm nghèo.

- Có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại ch, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao nhm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vng.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức giúp đỡ nhau về vốn sản xuất trong các đoàn thể nhân dân; duy trì thực hiện tốt: “Quỹ hỗ trợ nông dân”, “Qutín dụng nhân dân”, “Quỹ vì người nghèo”, “Quỹ tín dụng cho người nghèo”, “Quỹ trợ giúp người nghèo”, “Tổ tiết kiệm”, “Tổ tín dụng”, “Tổ tương trợ”,... ở các cấp.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác giảm nghèo; đào tạo, tập huấn cho cán bộ giảm nghèo các cấp; kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình các cấp.

- Củng cố, nâng cao trình độ, năng lực quản lý, điều hành và vai trò trách nhiệm của Ban chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp; ban hành quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể cho các thành viên của Ban chỉ đạo; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, nhất là ở cơ sở để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thực hiện các cơ chế, chính sách ưu tiên nhằm thu hút cán bộ đến công tác nhng vùng sâu, vùng xa.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả gn với sơ kết, tng kết công tác tổ chức triển khai thực hiện công tác giảm nghèo; coi trọng vai trò của già làng, trưởng thôn, buôn, bon, bản để bảo đảm sự tham gia của người dân trong giám sát và đánh giá; kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lệch lạc trên tinh thần công khai, dân chủ, không chạy theo thành tích, bảo đảm hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn.

- Hàng năm, cần nghiêm túc kiểm điểm, phê bình các cấp ủy, chính quyền còn yếu kém trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững; đưa nhiệm vụ giảm nghèo là một trong những tiêu chí quan trọng trong đánh giá xếp loại đảng viên, tổ chức cơ sở đảng, công nhận danh hiệu gia đình, địa phương văn hóa. Thường xuyên phát hiện, biu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có những cách làm hay, hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững; chống bệnh quan liêu, thành tích trong thực hiện công tác giảm nghèo.

V. Nguồn lực thực hiện Chương trình

1. Kinh phí thực hiện (biểu phụ lục đính kèm)

- Tổng kinh phí thực hiện Chương trình: 732,42 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 146,484 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 655,82 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 131,164 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện): 47,35 tỷ đồng, bình quân mi năm 9,47 tỷ đồng.

+ Nguồn huy động, lồng ghép: 29,25 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 5,85 tỷ đồng.

- Kinh phí thực hiện các chính sách như sau:

+ Kinh phí thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững: 700,07 tỷ đồng, bình quân mi năm 140,014 tỷ đồng, trong đó:

Ngân sách Trung ương: 655,82 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 131,164 tỷ đồng.

Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện): 15 tỷ đồng, bình quân mi năm 03 tỷ đồng;

Nguồn huy động, lồng ghép: 29,25 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 5,85 tỷ đồng.

+ Kinh phí thực hiện chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh: 32,35 tỷ đồng, bình quân mi năm 6,47 tỷ đồng.

2. Cơ chế huy động vốn

Ngoài nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020, cần thực hiện lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án hỗ trợ trên địa bàn và tăng cường huy động đóng góp hợp pháp từ cộng đồng, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tăng cường, tranh thsự trợ giúp, hợp tác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình.

3. Cơ chế thực hiện

- Thực hiện cơ chế Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia, giám sát của nhân dân. Hỗ trợ tạo sinh kế và mở rộng hoạt động tạo việc làm cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn; hỗ trợ nhân dân tự nguyện tham gia các dự án, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất thông qua nhóm hộ, cộng đồng.

- Các Sở, ban, ngành: Xây dựng chương trình khung và kế hoạch hàng năm cấp tỉnh; tổng hợp kế hoạch và phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức đã ban hành; giao mục tiêu, nhiệm vụ và kinh phí hỗ trợ cho các địa phương; tổ chức giám sát, đánh giá quá trình thực hiện chương trình.

- Các cấp địa phương: Thực hiện phương thức trao quyền, xác lập cơ chế hỗ trợ đầu tư về tài chính theo kế hoạch 5 năm và hàng năm; trên cơ sở tổng nguồn lực được giao, địa phương chủ động bố trí ngân sách, chỉ đạo xây dựng dự án cụ thể để giải quyết nhng nhu cầu cp thiết trên địa bàn theo những mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đề ra.

- Các Sở, ban, ngành và các cp địa phương sử dụng kết quả đo lường nghèo đa chiều làm căn cứ xác định ưu tiên đầu tư trong Chương trình.

- Các cơ quan, đơn vị và địa phương được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Chương trình, ngoài phần vốn do Trung ương và tỉnh hỗ trợ cn chủ động lồng ghép với các nguồn vốn, chương trình dự án khác đthực hiện Chương trình này bảo đảm nguồn vốn đầu tư đạt hiệu quả.

- Mở rộng và tạo điều kiện đtăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch; triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện nhằm thúc đẩy tinh thn tự lực, tự cường của người dân trong giảm nghèo, đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong suốt quá trình thực hiện Chương trình.

4. Về nguồn nhân lực

- Kiện toàn bộ máy làm công tác giảm nghèo các cấp.

- Tiếp tục bố trí cán bộ công chức làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã.

- Thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyn cán bộ và khuyến khích trí thức trẻ tình nguyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình này, hằng năm tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.

 

BIỂU TỔNG HỢP NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Các hoạt động của Chương trình

Nguồn lực

Bình quân mỗi năm

Tổng cộng 5 năm

I

Chương trình giảm nghèo chung

Tng

140.014

700.070

NSTW

131.164

655.820

NSĐP

3.000

15.000

Huy động, lồng ghép

5.850

29.250

1

Chương trình 30a: Chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

Tổng

16.300

81.500

NSTW

14.700

73.500

NSĐP

1.000

5.000

Huy động, lồng ghép

600

3.000

2

Chương trình 135

Tổng

56.557

282.785

NSTW

53.557

267.785

NSĐP

1.000

5.000

Huy động, lồng ghép

2.000

10.000

2.1

Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK, xã biên giới, thôn ĐBKK

Tổng

41.000

205.000

NSTW

40.000

200.000

NSĐP

0

0

Huy động, lồng ghép

1.000

5.000

2.2

Dự án nâng cao năng lực cho cộng đồng cho các xã ĐBKK, xã biên giới, thôn ĐBKK

Tng

1.817

9.085

NSTW

1.817

9.085

NSĐP

0

0

Huy động, lồng ghép

0

0

2.3

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế cho các xã ĐBKK, xã biên giới, thôn ĐBKK

Tổng

13.740

68.700

NSTW

11.740

58.700

NSĐP

1.000

5.000

Huy động, lồng ghép

1.000

5.000

3

Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

Tổng

10.800

54.000

NSTW

8.800

44.000

NSĐP

1.000

5.000

Huy động, lồng ghép

1.000

5.000

4

Chính sách hỗ trợ truyền thông, thông tin giảm nghèo.

Tổng

550

2.750

NSTW

300

1.500

NSĐP

0

0

Huy động, lồng ghép

250

1.250

5

Dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

Tng

250

1.250

NSTW

250

1.250

NSĐP

0

0

Huy động, lồng ghép

0

0

II

Chính sách gim nghèo đặc thù của tỉnh

Tổng (NSĐP)

7.070

35.350

1

Chính sách giảm nghèo đặc thù đồng bào DTTS tại chỗ (Hỗ trợ lãi sut cho hộ nghèo vay vốn từ Ngân hàng CSXH)

Tổng

4.470

22.350

1.1

Chính sách hỗ trợ lãi suất cải thiện nhà ở đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

Tổng

1.240

6.200

1.2

Chính sách hỗ trợ lãi suất xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

Tổng

830

4.150

1.3

Chính sách hỗ trợ lãi suất phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đối với hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số ti chỗ

Tổng

2.400

12.000

2

Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo đồng bào dân tc thiểu số ti chỗ:

Tng

600

3.000

3

Chính sách giảm nghèo đặc thù cho hộ nghèo, hộ cận nghèo chung tự đầu tư vào sản xuất nông nghiệp an toàn có sử dụng công nghtưới tiết kiệm, nhỏ git

Tng

2.000

10.000

Tổng cộng (I+II)

Tổng

147.084

735.420

NSTW

131.164

655.820

NSĐP

10.007

50.350

Huy động, lồng ghép

5.850

29.250

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 56/2016/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Nông
Người ký: Lê Diễn
Ngày ban hành: 22/12/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [8]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 56/2016/NQ-HĐND Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông, giai đoạn 2016-2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…