Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2011/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 10 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA XI – KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 2846/TTr-UBND ngày 07/10/2011 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu

1. Mục tiêu

Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, có tỷ trọng hàng hoá ngày càng lớn; phát triển nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị theo quy hoạch.

Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; văn hóa – xã hội tiến bộ, dân chủ được phát huy, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; hệ thống chính trị được củng cố vững chắc.

2. Chỉ tiêu chủ yếu:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 4 – 4,5%/năm; giai đoạn 2016 – 2020: 4%/năm.

- Sản lượng lương thực năm 2015: 470.000 tấn; năm 2020: 480.000 tấn.

- Giá trị sản xuất trên 01 ha canh tác năm 2015: 40 đến 45 triệu đồng; năm 2020: 55 triệu đồng.

- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2015: 35%; năm 2020: 40%.

- Độ che phủ của rừng năm 2015: 50%; năm 2020: 52%.

- Sản lượng thuỷ sản năm 2015: 125.800 tấn; năm 2020: 140.000 tấn.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp năm 2015 còn 47 %; năm 2020: 40%.

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến năm 2015 đạt trên 35%; năm 2020: 45%.

- Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 giảm 4-5%/năm (trong đó miền núi giảm 5-7%/năm); đến năm 2020 còn dưới 10%.

- Tỷ lệ dân dùng nước sạch hợp vệ sinh năm 2015: 90%; năm 2020: 98%.

- Xây dựng đạt tiêu chí nông thôn mới đến năm 2015: 20-22% số xã, 01 huyện; đến năm 2020 có 50-60% số xã, 03 huyện.

II. Kế hoạch thực hiện:

1. Kế hoạch phát triển nông nghiệp (có phụ lục I kèm theo).

2. Kế hoạch xây dựng nông thôn mới (có phụ lục II kèm theo).

Thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 164 xã thuộc 13 huyện của tỉnh. Đến năm 2015 có 33 xã và huyện Nghĩa Hành đạt tiêu chí nông thôn mới và đến năm 2020 có 89 xã và 3 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới.

Danh sách cụ thể 33 xã phấn đấu đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đến năm 2015 (có phụ lục III kèm theo).

III. Những nhiệm vụ chủ yếu:

1. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

a) Phát triển trồng trọt theo quy hoạch. Chú trọng ổn định diện tích trồng cây lương thực, nhất là đất lúa để góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; hình thành vành đai nông nghiệp phục vụ các đô thị, khu công nghiệp, Khu kinh tế Dung Quất; phát triển vùng cây nguyên liệu theo hướng tập trung, chuyên canh, phục vụ nhu cầu chế biến trên địa bàn tỉnh. Phát triển mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nông nghiệp. Phấn đấu xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Bình Sơn vào năm 2014.

b) Phát triển lâm nghiệp toàn diện, trước hết là công tác trồng rừng, làm giàu rừng; chú trọng phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển, đảo Lý Sơn; kết hợp phương thức trồng rừng tập trung và trồng rừng phân tán. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời tình trạng phá rừng. Tổ chức tốt việc khai thác, chế biến lâm sản theo quy hoạch, từng bước hiện đại hóa công nghệ khai thác, chế biến.

c) Đẩy mạnh phát triển toàn diện ngành thủy sản, tổ chức thực hiện tốt Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Phấn đấu tăng năng suất, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với chủ động về giống, kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Ổn định diện tích vùng sản xuất muối Sa Huỳnh, có chính sách khuyến khích diêm dân đầu tư xây dựng hạ tầng, cải tạo đồng muối để tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

d) Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn theo hướng tập trung, khuyến khích các ngành công nghiệp chế biến, sử dụng nguyên liệu tại chỗ và phục vụ xuất khẩu. Duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề theo nhu cầu thị trường và thế mạnh của địa phương. Chú trọng phát triển nghề, làng nghề mới có giá trị, hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động. Tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp – làng nghề theo quy hoạch, trước mắt ưu tiên đầu tư các cụm công nghiệp, làng nghề đã có nhiều dự án đi vào sản xuất.

Đẩy mạnh phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng, từng bước hiện đại. Củng cố và phát triển các ngành dịch vụ đã có đồng thời phát triển những dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và đời sống. Chú trọng xây dựng trung tâm thương mại, điểm thương mại, dịch vụ; nâng cấp, xây dựng hệ thống chợ nông thôn, trong đó ưu tiên các chợ đầu mối. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; củng cố thương hiệu hành, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng và Tây Trà; quảng bá thương hiệu muối Sa Huỳnh; xây dựng một số thương hiệu mới cho sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản.

e) Phát huy lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng.

- Đồng bằng: Phát triển cây lương thực có hạt (lúa, ngô), bảo đảm an ninh lương thực cho địa bàn toàn tỉnh, xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 5.000 ha. Nâng cao chất lượng các vùng rau chuyên canh, hình thành ổn định vùng sản xuất rau an toàn. Ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng vùng mía nguyên liệu; phát triển nghề trồng hoa và sinh vật cảnh. Xây dựng một số vùng sản xuất cây ăn quả. Phát triển chăn nuôi đàn bò lai, đàn heo và gia cầm theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại và bảo đảm an toàn dịch bệnh. Khôi phục và phát triển nghề, làng nghề truyền thống; phát triển nghề mới trong nông thôn. Tập trung triển khai thực hiện các chương trình, dự án sản xuất nông sản an toàn phục vụ đời sống nhân dân, chuyên gia và người lao động.

- Miền núi: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững ở 6 huyện miền núi của tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh (cho giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020).

- Ven biển và hải đảo: phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản theo hướng công nghiệp, bền vững gắn với nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu; khuyến khích đầu tư cải hoán, đóng mới tàu cá theo hướng nâng công suất, trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ khai thác, chế biến. Hình thành các tổ chức đánh bắt và nuôi trồng xa bờ kết hợp với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; phát huy có hiệu quả tổ chức Nghiệp đoàn nghề cá huyện Lý Sơn đã được thành lập; hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác trong khai thác, đánh bắt hải sản như hợp tác xã đánh bắt, tổ đoàn kết trên biển...; chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thuỷ sản, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá; khuyến khích hiện đại hóa cơ sở chế biến, xây dựng doanh nghiệp đầu đàn trong chế biến và xuất khẩu thủy sản.

2. Đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó chú trọng:

a) Xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, bảo đảm tính đồng bộ, mỹ quan, từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống.

- Đẩy mạnh phát triển giao thông nông thôn, hình thành mạng lưới giao thông rộng khắp, bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết. Thực hiện duy tu bảo dưỡng, nâng cấp thường xuyên hệ thống giao thông, nhất là đường đến trung tâm xã. Chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Đề án phát triển giao thông nông thôn, miền núi, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai thực hiện, phấn đấu nâng tỷ lệ đường xã được nhựa hoá, cứng hoá lên 70% vào năm 2020.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch, đồng thời xây dựng, kiên cố hóa hệ thống kênh mương để đảm bảo cung ứng nước ổn định cho sản xuất và dân sinh. Hoàn thành việc xây dựng công trình Hồ chứa nước Nước Trong; nâng cấp, sửa chữa các công trình thủy lợi hiện có để nâng hiệu quả khai thác. Chỉ đạo sơ kết việc thực hiện Đề án kiên cố hóa kênh mương thủy lợi để tiếp tục triển khai thực hiện, phấn đấu đến năm 2020 có 75% diện tích canh tác được tưới hàng năm và cơ bản đáp ứng nước phục vụ nuôi trồng thủy sản. Xây dựng, hoàn thiện các cảng neo đậu tàu thuyền, cảng cá, trước hết là vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (giai đoạn II), cảng cá Sa Huỳnh, Sa Cần, Mỹ Á.

- Nâng cấp hệ thống điện để đảm bảo truyền tải, cung cấp đủ điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của dân cư nông thôn; phát triển điện năng cho huyện Lý Sơn. Phấn đấu đến năm 2015 có hơn 99% và năm 2020 có 100% hộ dân nông thôn sử dụng điện, trong đó hầu hết được sử dụng thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

- Hoàn thiện mạng lưới bưu chính – viễn thông ở nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bưu điện văn hoá xã, phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã đều có bưu điện văn hoá. Khuyến khích phát triển Internet đến khắp các thôn, xã.

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, chú trọng mạng lưới y tế dự phòng và bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên theo đúng tiến độ Đề án. Thực hiện đầu tư xây dựng, nâng cấp các thiết chế văn hoá, sinh hoạt cộng đồng thôn, xã, phấn đấu đến năm 2020 có 100% số thôn có nhà sinh hoạt văn hóa.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng các khu dân cư theo quy hoạch bố trí dân cư vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, hải đảo, di cư tự do trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng nhà ở theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tìm kiếm, cứu nạn đến năm 2020 và các quy hoạch, cơ chế, chính sách, chương trình, dự án của Chính phủ nhằm giảm thiểu các tác động xấu của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các huyện ven biển, huyện đảo của tỉnh.

- Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về bảo vệ môi trường; xây dựng các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn thôn, xã. Đầu tư xây dựng các công trình xử lý rác thải, nước thải, chất thải rắn theo quy hoạch.

b) Phát triển giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá.

- Phát triển toàn diện hệ thống giáo dục, tăng quy mô và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các cấp học. Đến năm 2015, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở; từng bước thực hiện phổ cập trung học phổ thông, trước hết ở một số địa phương đồng bằng. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.

- Tiếp tục xây dựng, triển khai các chương trình, đề án, chính sách nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho dân cư nông thôn; thực hiện tốt chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình và giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

- Phát triển văn hóa, hướng trọng tâm đạt thôn, xã văn hóa theo tiêu chuẩn quy định. Chú trọng xây dựng lối sống, nếp sống văn hoá trong sạch, lành mạnh; bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, cách mạng; quản lý, khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hoá gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

c) Giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội.

- Tổ chức triển khai thực hiện tốt nội dung Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011- 2020; chú trọng đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức giúp đỡ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt chủ trương ”mỗi xã khó khăn có một cơ quan, đơn vị giúp đỡ”.

- Thực hiện có hiệu quả các chương trình giải quyết việc làm, nhất là hỗ trợ cho người dân ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để phát triển công nghiệp, đô thị. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chú trọng chính sách đối với người có công, gia đình có công với cách mạng.

- Tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, phấn đấu đến năm 2015 phần lớn cư dân nông thôn có bảo hiểm y tế; nghiên cứu xây dựng và thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân; tiếp tục vận động đóng góp Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh.

d) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn nông thôn.

- Tiếp tục củng cố thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân trên từng địa bàn. Chú trọng công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn, nhất là những xã đã xác định là trọng điểm về quốc phòng, an ninh và xã trọng điểm phức tạp về an ninh, trật tự.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân nông thôn, nhất là ngư dân; triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở, giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu kiện, tranh chấp của nhân dân; không để các vụ việc tồn đọng, phát sinh khiếu kiện đông người, bị lợi dụng kích động để trở thành vấn đề an ninh chính trị.

IV. Giải pháp chủ yếu:

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ và nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng, ý nghĩa của nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động.

b) Đưa kiến thức về xây dựng nông thôn mới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh và Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện trong các khoá đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, thôn.

c) Kết hợp tuyên truyền và vận động nhân dân khắc phục tâm lý ỷ lại, tích cực chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Tuyên truyền, nêu gương đồng thời có hình thức khen thưởng đối với hộ thoát nghèo; tuyên dương khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích giúp đỡ hộ thoát nghèo.

2. Xây dựng, tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch, kế hoạch phát triển.

a) Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã được phê duyệt. Xây dựng đồng bộ các quy hoạch phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2020, trong đó chú trọng phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, nhất là cây mỳ, mía, keo, vùng cây ăn quả, vùng sản xuất rau an toàn. Quy hoạch phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp, khuyến khích chăn nuôi tập trung gắn với cơ sở giết mổ, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường.

b) Thông qua điều tra cơ bản, nắm chắc thực trạng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành công tác này trong năm 2011, làm cơ sở cho việc lập, hoàn thành quy hoạch chi tiết vào năm 2012.

c) Khẩn trương xây dựng, hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 ở các huyện, xã trước quý II năm 2012. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất ở các huyện, xã phải gắn với thực hiện quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới của huyện, xã.

3. Tăng đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội.

a) Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách nhà nước theo hướng tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2015 gấp đôi so với giai đoạn 2006-2010. Tiếp tục hoàn thiện việc phân cấp thu – chi ngân sách cho cấp huyện, xã. Nhu cầu vốn để thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 là 6.617 tỷ đồng; hằng năm ngân sách nhà nước cân đối khoảng 40%, còn lại huy động từ các nguồn khác như vốn tín dụng khoảng 30%, vốn doanh nghiệp 20%, vốn trong dân và huy động các nguồn vốn khác 10%.

b) Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển khai thực hiện đề án; tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ chi phí) để lại cho ngân sách xã 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.

c) Cùng với nguồn vốn ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, cần có chính sách khuyến khích các định chế tài chính tăng tín dụng nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng tranh thủ vốn ODA, NGO và các tổ chức quốc tế khác. Lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án đầu tư trên cùng địa bàn.

d) Có kế hoạch huy động nguồn lực trong dân để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp tục phát triển đường giao thông thôn, xã theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”

4. Xây dựng mới, rà soát, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách.

a) Triển khai thực hiện Luật đất đai (sửa đổi, bổ sung). Có chính sách khuyến khích “dồn điền, đổi thửa”; thực hiện chính sách giá đất đảm bảo hài hoà quyền lợi của người sử dụng đất, nhà đầu tư và Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào các dự án đầu tư, kinh doanh. Khẩn trương sơ kết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để rút kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các đơn vị quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh để có chỉ đạo cụ thể. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng để các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất, sử dụng đất hiệu quả hơn.

b) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; đào tạo nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá nông thôn.

Rà soát, bổ sung chính sách nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng, chuyển giao nhanh các tiến bộ về khoa học, công nghệ để giải quyết những vấn đề đặt ra trong nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, chú trọng các lĩnh vực có tính chất đột phá như giống, công nghệ sinh học; xây dựng và triển khai mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ; chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và bền vững; khuyến khích cơ giới hóa trong các khâu của sản xuất nông nghiệp. Tăng cường đầu tư cho công tác khuyến nông, nhất là ở miền núi nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực hiện chính sách thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, công tác ở cơ sở, nhất là trong các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục.

- Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học, kỹ thuật sản xuất tiên tiến, hiện đại cho nông dân phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

c) Thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đồng thời nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh đối với các vùng khó khăn ở nông thôn, miền núi. Có cơ chế để doanh nghiệp, nhà đầu tư đóng góp xây dựng địa phương nơi đến đầu tư, khai thác dự án.

5. Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả.

a) Tiếp tục thực hiện các chính sách của Trung ương, xây dựng và thực hiện các chính sách của tỉnh về đổi mới, khuyến khích, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn. Chú trọng việc củng cố, tổ chức lại các hợp tác xã hiện có gắn với việc hình thành hợp tác xã mới; tạo điều kiện để hợp tác xã tham gia các dự án phát triển nông thôn. Tiến hành thí điểm việc thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã khai thác hải sản xa bờ và nghiệp đoàn nghề cá ở một số địa phương. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 50%, năm 2020 có 70% số hợp tác xã đạt khá, giỏi.

b) Thực hiện liên kết “4 nhà”, chú trọng việc gắn kết giữa doanh nghiệp với nông hộ; giải quyết hài hoà lợi ích giữa người cung ứng và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông lâm sản. Cụ thể hoá, triển khai thực hiện các chính sách để khuyến khích, hỗ trợ phát triển mạnh kinh tế hộ theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, từng bước tiến lên sản xuất hàng hoá lớn.

6. Lựa chọn địa phương để chỉ đạo điểm.

Đồng thời với việc chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, huyện chọn xã để chỉ đạo điểm; tỉnh chọn 3-5 xã có tính đại diện vùng (đồng bằng, ven biển, miền núi) để chỉ đạo điểm. Hằng năm rút kinh nghiệm qua chỉ đạo điểm để chỉ đạo thực hiện, phấn đấu đến năm 2015 có 20-22% số xã và huyện Nghĩa Hành đạt tiêu chí nông thôn mới.

7. Tăng cường quản lý Nhà nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân.

a) Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền. Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện quản lý nhà nước theo pháp luật. Tăng cường đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị các cấp theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020.

b) Tăng cường phối hợp với tổ chức Mặt trận, đoàn thể nhân dân, nhất là ở xã, thôn để thực hiện các chương trình hành động, kế hoạch phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tổ chức vận động nhân dân thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới; đồng thời, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội. Phát huy vai trò và trách nhiệm của Hội nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đồng thời tạo điều kiện để Hội nông dân các cấp trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và hoàn chỉnh Đề án để ban hành.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XI thông qua ngày 21 tháng 10 năm 2011, tại kỳ họp thứ 3./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Minh Toản

 

PHỤ LỤC I

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/10/2011 của HĐND tỉnh)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Số lượng

1

Nông nghiệp

 

 

a

Trồng trọt

 

 

-

Sản lượng lương thực

tấn

470.000

 

Trong đó: + Thóc

tấn

412.000

 

                + Ngô

tấn

58.000

-

Sản lượng mía cây

tấn

300.000

-

Sản lượng lạc vỏ

tấn

12.600

-

Sản lượng mỳ

tấn

310.000

b

Chăn nuôi

 

 

-

Đàn trâu

con

56.000

-

Đàn bò

con

380.000

-

Tỷ lệ bò lai

%

56

-

Đàn lợn

con

630.000

-

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng

tấn

81.000

2

Lâm nghiệp

 

 

-

Diện tích rừng

ha

251.397

 

Trong đó: + Rừng phòng hộ

ha

108.867

 

                + Rừng sản xuất

ha

142.530

-

Độ che phủ của rừng

%

50

-

Khai thác gỗ từ rừng trồng

tấn

250.000

3

Thuỷ sản

 

 

a

Khai thác thuỷ sản

 

 

-

Sản lượng thuỷ sản khai thác

tấn

115.000

 

Trong đó: + Khai thác biển

tấn

114.000

 

                + Khai thác nội địa

tấn

1.000

b

Nuôi trồng thuỷ sản

 

 

-

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản

ha

2.550

 

Trong đó: Diện tích nuôi tôm

ha

850

-

Sản lượng nuôi trồng

tấn

10.800

 

Trong đó: Sản lượng tôm nuôi

tân

9.000

c

Phương tiện khai thác thuỷ sản

 

 

-

Số lượng tàu thuyền

chiếc

5.500

-

Tổng công suất

CV

550.000

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG XÃ ĐẠT TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/10/2011 của HĐND tỉnh)

TT

Huyện

Tổng số xã Xây dựng NTM

Số xã đạt tiêu chí NTM

Đến năm 2015

Đến năm 2020

I

Khu vực đồng bằng

97

28

63

1

Nghĩa Hành

11

9

10

2

Tư Nghĩa

16

5

12

3

Sơn Tịnh

20

4

15

4

Mộ Đức

12

4

8

5

Bình Sơn

24

3

10

6

Đức Phổ

14

3

8

II

Khu vực miền núi

64

4

24

1

Trà Bồng

9

1

4

2

Sơn Hà

13

1

5

3

Minh Long

5

1

3

4

Ba Tơ

19

1

8

5

Tây Trà

9

0

2

6

Sơn Tây

9

0

2

III

Hải đảo

3

1

2

1

Lý Sơn

3

1

2

TỔNG CỘNG

164

33

89

 

Tiến độ xây dựng xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2011-2015

TT

Huyện

Tổng số xã xây dựng NTM

Tiến độ thực hiện 2011 - 2015

2011

2012

2013

2014

2015

I

Đồng bằng

97

 

 

2

14

28

1

Bình Sơn

24

 

 

1

2

3

2

Sơn Tịnh

20

 

 

 

2

4

3

Tư Nghĩa

16

 

 

1

3

5

4

Nghĩa Hành

11

 

 

 

4

9

5

Mộ Đức

12

 

 

 

2

4

6

Đức Phổ

14

 

 

 

1

3

II

Miền núi

64

 

 

 

0

4

1

Trà Bồng

9

 

 

 

 

1

2

Tây Trà

9

 

 

 

 

0

3

Sơn Hà

13

 

 

 

 

1

4

Sơn Tây

9

 

 

 

 

0

5

Minh Long

5

 

 

 

 

1

6

Ba Tơ

19

 

 

 

 

1

III

Hải đảo

3

 

 

0

0

1

1

Lý Sơn

3

 

 

 

 

1

Tổng cộng

164

 

 

2

14

33

 

PHỤ LỤC III

DANH SÁCH CỤ THỂ 33 XÃ PHẤN ĐẦU ĐẠT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA VỀ NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2015
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/10/2011 của HĐND tỉnh)

STT

Gồm các xã

Ghi chú

01

Huyện Bình Sơn, gồm: Bình Dương, Bình Thới, Bình Trung.

03 xã

02

Huyện Sơn Tịnh, gồm: Tịnh Khê, Tịnh Châu, Tịnh Giang, Tịnh Trà.

04 xã

03

Huyện Tư Nghĩa, gồm: Nghĩa Thương, Nghĩa Phương, Nghĩa Kỳ, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hòa.

05 xã

04

Huyện Nghĩa Hành, gồm: Hành Thuận, Hành Thịnh, Hành Đức, Hành Thiện, Hành Dũng, Hành Phước, Hành Minh, Hành Trung và Hành Nhân.

09 xã

05

Huyện Mộ Đức, gồm: Đức Thạnh, Đức Nhuận, Đức Hòa và Đức Tân.

04 xã

06

Huyện Đức Phổ, gồm: Phổ Ninh, Phổ Vinh, Phổ Hòa.

03 xã

07

Huyện Trà Bồng: xã Trà Bình

01 xã

08

Huyện Sơn Hà: xã Sơn Thành

01 xã

09

Huyện Minh Long: xã Long Sơn

01 xã

10

Huyện Ba Tơ: xã Ba Chùa

01 xã

11

Huyện Lý Sơn: xã An Hải

01 xã

 

Tổng cộng

33 xã

 

PHỤ LỤC IV

NHU CẦU KINH PHÍ ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 21/10/2011 của HĐND tỉnh)

Nhu cầu kinh phí đầu tư giai đoạn 2011-2015

ĐVT: tỷ đồng

Nguồn vốn

Tổng số

Chia ra

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số

6.617

28

1.777

1.576

1.844

1.392

1. Cho 33 xã đạt tiêu chí NTM năm 2015 (160 tỷ/xã)

5.286

6

1.426

1.267

1.478

1.109

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách (40%)

2.120

6

570

507

627

410

- Tín dụng (30%)

1.585

 

427

380

470

308

- Doanh nghiệp (20%)

1.057

 

285

253

314

205

- Vốn dân và huy động khác (10%)

524

 

144

127

67

186

2. Cho 131 xã còn lại (10 tỷ/xã)

1.331

22

351

309

366

283

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách (40%)

545

22

140

124

146

113

- Tín dụng (30%)

393

 

105

93

110

85

- Doanh nghiệp (20%)

262

 

70

62

73

57

- Vốn dân và huy động khác (10%)

131

 

36

30

37

28

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khoá XI, kỳ họp thứ 3 ban hành

Số hiệu: 27/2011/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Phạm Minh Toản
Ngày ban hành: 27/10/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 27/2011/NQ-HĐND thông qua Đề án Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khoá XI, kỳ họp thứ 3 ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [2]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…