HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 182/2007/NQ-HĐND |
Sơn La, ngày 10 tháng 12 năm 2007 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 9
Căn cứ Điều 10, Điều 14 Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma tuý ngày 09/12/2000;
Căn cứ Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma tuý đến năm 2010"; Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 117/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 01/10/2007 của liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn về trách nhiệm đóng góp và chế độ trợ cấp đối với người nghiện ma tuý, người bán dâm chữa trị, cai nghiện tại trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, tại gia đình và cộng đồng;
Thực hiện Thông báo số 186/TB-VPCP ngày 01/10/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La; chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La tại Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 11/12/2003 về tăng cường công tác phòng, chống ma tuý giai đoạn 2004 - 2005 và tới 2010; Thông báo số 727-TB/TU ngày 28/10/2007 của Tỉnh uỷ Sơn La về thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về một số nội dung trong công tác phòng, chống ma tuý;
Xét Tờ trình số 147/TTr-UBND ngày 21/11/2007 của UBND tỉnh Sơn La đề nghị ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010; Báo cáo thẩm tra số 310/BC-PC ngày 02/12/2007 của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết định về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010, với các nội dung chính sau đây.
1. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân toàn tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống ma tuý và tác hại của tệ nạn ma tuý để tự phòng, chống, làm giảm tệ nạn ma tuý trong đời sống xã hội, xác định phòng, chống ma tuý là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn dân, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách để góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La.
2. Triệt xoá cơ bản các điểm tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh; đấu tranh, phát hiện, bóc gỡ các đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý có liên quan đến địa bàn tỉnh; phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma tuý từ ngoài vào hoặc trung chuyển qua địa bàn tỉnh; kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần.
3. Kiềm chế mức độ tái nghiện và không để phát sinh người nghiện ma tuý mới; phát hiện kịp thời; cai nghiện hoặc điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma tuý cho toàn bộ người nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh; quản lý chặt chẽ, làm tốt công tác dạy nghề, hỗ trợ vốn và tạo việc làm ổn định cho trên 60% số người đã được cai nghiện ma tuý, giảm tỷ lệ tái nghiện. Phấn đấu đến năm 2010, giảm số người nghiện trên địa bàn xuống dưới 4.000 người (giảm 58% so với năm 2005 và 76% so với thời điểm cao nhất), từng bước giảm dần tỷ lệ người nghiện ma tuý xuống dưới 0,1% dân số trong những năm tiếp theo.
4. Ngăn chặn, xoá bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái trồng cây có chất ma tuý.
5. Giữ vững số cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, số xã, bản, tiểu khu không có người nghiện ma tuý. Phấn đấu đến cuối năm 2008, 100% cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, trường học, đơn vị vũ trang đạt tiêu chuẩn không có ma tuý; cuối năm 2010, 80% xã, phường, thị trấn; 90% bản, tiểu khu, tổ dân phố không có tệ nạn ma tuý.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
1. Nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma tuý
- Thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo “tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện, kiên trì phòng chống ma tuý”, với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong công tác phòng chống ma tuý.
- Uỷ ban nhân dân các cấp kiện toàn, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, ma tuý, AIDS và tệ nạn xã hội; thành lập, kiện toàn bộ phận giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; bố trí 01 cán bộ chuyên trách theo dõi công tác phòng chống ma tuý tại Uỷ ban nhân dân cấp xã (được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng bằng 0,7 mức tiền lương tối thiểu hiện hành).
- Các ngành chức năng củng cố, kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế và tăng cường năng lực cho các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, trước hết ưu tiên cho những địa bàn trọng điểm về ma tuý và chuẩn hoá về tổ chức, bộ máy, cán bộ ở các Trung tâm giáo dục lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách phòng chống ma tuý từ tỉnh đến cơ sở.
- Phân công rõ nhiệm vụ giữa các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma tuý, đặt nhiệm vụ phòng, chống ma tuý là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tất cả các cơ quan, đơn vị và đưa kết quả công tác phòng chống ma tuý thành một tiêu chí bình xét thi đua, khen thưởng; quy định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma tuý tại cơ quan, đơn vị, địa phương được giao phụ trách.
- Chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng, chống ma tuý, phát hiện, nhanh chóng giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các ban, ngành, đoàn thể và cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma tuý; thường xuyên sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng những điển hình tiên tiến về thực hiện công tác phòng, chống ma tuý.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống ma tuý
- Triển khai đồng bộ nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền sâu rộng về hậu quả, tác hại của tệ nạn ma tuý và tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý, các biện pháp xử lý của pháp luật đối với các vi phạm liên quan đến ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh.
- Tập trung tuyên truyền phòng chống ma tuý trong trường học, ở vùng sâu, vùng xa và ở những địa bàn trọng điểm, phức tạp về tệ nạn ma tuý, cho các đối tượng là giáo viên, học sinh, sinh viên, thanh, thiếu niên, đồng bào các dân tộc thiểu số, từng bước làm chuyển biến nhận thức của người dân về tác hại của ma tuý. Thực hiện việc lồng ghép thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý với các chương trình giáo dục, truyền thông khác; đưa nội dung giáo dục phòng chống ma tuý vào các buổi sinh hoạt và chương trình giảng dạy trong các trường phổ thông, chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Duy trì tổ chức các hội thi, cuộc thi tuyên truyền về công tác phòng chống ma tuý từ cơ sở đến tỉnh.
- Phát động sâu rộng phong trào toàn dân phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý theo tinh thần “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”. Mỗi bản, tiểu khu, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học thành lập ít nhất một hòm thư tố giác tội phạm, đặt ở vị trí thuận lợi để tiếp nhận thông tin tố giác, phát giác về tội phạm ma tuý và tệ nạn ma tuý. Lực lượng Công an duy trì, thông báo rộng rãi số điện thoại nóng tiếp nhận tin tố giác, phát giác về tội phạm ma tuý và người nghiện ma tuý.
3. Triển khai quyết liệt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý nhằm giải quyết cơ bản tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý
3.1. Tăng cường phát hiện, đấu tranh, triệt phá các đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý từ bên ngoài vào và trung chuyển qua địa bàn tỉnh
- Đẩy mạnh công tác nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh bóc gỡ các đường dây, tổ chức mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma tuý bất hợp pháp hoạt động trên địa bàn tỉnh; Thành lập các tổ liên ngành gồm Công an, Biên phòng, Hải quan để tuần tra, ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ, xử lý tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý; Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng phòng chống ma tuý chuyên trách ở trung ương và các tỉnh trong khu vực để phát hiện, đấu tranh triệt phá các đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý lớn, liên địa bàn, liên tỉnh, xuyên quốc gia.
- Thành lập các tổ tuần tra nhân dân phòng chống ma tuý ở các xã biên giới để tuần tra, kiểm soát các địa bàn, tuyến trọng điểm, ngăn ngừa, phát hiện, bắt giữ đối tượng buôn bán, vận chuyển ma tuý, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, hạn chế đến mức thấp nhất điều kiện hoạt động của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý qua biên giới.
- Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin, tình hình hoạt động của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý qua biên giới với lực lượng phòng chống ma tuý các tỉnh Hủa Phăn, Luông Pra Băng (CHDCND Lào); Triển khai các kế hoạch phối hợp với Bạn trong đấu tranh chống tội phạm buôn bán, vận chuyển ma tuý qua biên giới, đặc biệt là trong việc đấu tranh triệt xoá các điểm, tụ điểm tập trung hoạt động của tội phạm ma tuý trên đất bạn; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ các tỉnh Bắc Lào theo yêu cầu và khả năng thực tế của tỉnh ta, hỗ trợ Bạn nâng cao khả năng, chất lượng, hiệu quả công tác phòng chống ma tuý, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ hợp tác giữa hai bên.
- Các lực lượng chuyên trách phòng chống ma tuý và Uỷ ban nhân dân xã, huyện biên giới duy trì thường xuyên các cuộc giao ban phòng chống ma tuý định kỳ 6 tháng, quý hoặc hàng tháng với chính quyền và các lực lượng chuyên trách phòng chống ma tuý của tỉnh Hủa Phăn và Luông Pra Băng (CHDCND Lào) để tăng cường trao đổi thông tin và nâng cao hiệu quả phối hợp phòng chống ma tuý qua biên giới.
3.2. Tập trung rà soát, phát hiện kịp thời, triệt xoá cơ bản các điểm, tụ điểm tệ nạn ma tuý
- Tăng cường công tác rà soát, phát hiện, quản lý, giáo dục, răn đe, phòng ngừa và tổ chức đấu tranh triệt xoá đối với các điểm, đối tượng nghi vấn hoạt động phạm tội bán lẻ, chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; Lực lượng Công an thành lập các tổ công tác triệt xoá, huy động nhiều lực lượng tham gia, phân công trách nhiệm cho từng tổ phụ trách triệt xoá từng điểm, từng đối tượng; Tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, nắm tình hình và kiểm soát các nhà hàng, khách sạn, cơ sở buôn bán, kinh doanh dịch vụ dễ nảy sinh tệ nạn ma tuý để phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh triệt xoá kịp thời; Huy động quần chúng nhân dân và các đoàn thể ở cơ sở tích cực tham gia phát giác, tố giác, quản lý, giáo dục và đấu tranh với các đối tượng có biểu hiện hoạt động phạm tội về ma tuý.
- Uỷ ban nhân dân cấp xã và chính quyền tổ, bản phân công cán bộ phụ trách, tăng cường công tác quản lý địa bàn, quản lý, giáo dục đối tượng, giữ vững địa bàn sạch không có điểm tệ nạn ma tuý, không để phát sinh, hình thành, tái hoạt động trở lại các điểm tệ nạn ma tuý trên địa bàn; Chủ động xây dựng kế hoạch, thành lập các tổ tuần tra phòng chống ma tuý tại các địa bàn trọng điểm, tập trung nhiều điểm tệ nạn ma tuý phức tạp, khó giải quyết để bao vây, cô lập, phát hiện, bắt giữ, xử lý đối tượng phạm tội về ma tuý và người nghiện ma tuý.
3.3. Tăng cường công tác quản lý và kiểm soát tiền chất ma tuý, chất hướng thần, chất gây nghiện
Kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc lưu thông, sử dụng các tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần; tăng cường kiểm tra các cơ sở khám, chữa bệnh, các đơn vị, cá nhân kinh doanh thuốc chữa bệnh, phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả việc mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép, thẩm lậu tiền chất, chất gây nghiện, chất hướng thần ra ngoài xã hội.
4. Đẩy mạnh việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng sâu, vùng xa, vùng còn tái trồng cây có chất ma tuý kết hợp với tăng cường công tác phổ biến pháp luật, tuyên truyền, vận động, phát hiện, triệt xoá cây có chất ma tuý để từng bước làm giảm, tiến tới xoá bỏ hoàn toàn tình trạng tái trồng cây có chất ma tuý trên địa bàn toàn tỉnh
- Thực hiện tốt và có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thay thế cây có chất ma tuý thuộc Chương trình quốc gia Phòng, chống ma tuý với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội khác. Đẩy mạnh việc chuyển đổi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào quá trình sản xuất, phát triển các cây, con thay thế cây có chất ma tuý và chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nhằm từng bước xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là ở những vùng có điều kiện, khả năng tái trồng cây thuốc phiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, nắm tình hình, phát hiện kịp thời và kiên quyết tổ chức triệt phá diện tích trồng và tái trồng cây có chất ma tuý, đồng thời lập hồ sơ xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
5. Rà soát, phát hiện, cai nghiện hoặc điều trị hỗ trợ cắt cơn cho toàn bộ người nghiện ma tuý trên địa bàn; quản lý chặt chẽ, làm tốt công tác dạy nghề hỗ trợ vốn và giải quyết việc làm cho người nghiện sau cai để hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tái nghiện
- Tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện 6 Trung tâm Giáo dục - Lao động đã có quyết định phê duyệt đầu tư, đảm bảo tiến độ và chất lượng xây dựng, khả năng thu dung học viên theo thiết kế, hoàn thành đưa vào sử dụng trước tháng 6/2008; Sớm triển khai đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục lao động tại các huyện còn lại, hoàn thành trước năm 2010.
- Đẩy mạnh công tác điều tra, rà soát, xét nghiệm phát hiện người nghiện ma tuý; tổ chức hỗ trợ cắt cơn nghiện cho toàn bộ số người nghiện mới phát hiện và cai nghiện bắt buộc cho những người tái nghiện, những người nghiện mới nhưng không tự giác tham gia điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện tại gia đình và cộng đồng theo khả năng thu dung của các Trung tâm Giáo dục lao động. Nghiên cứu, áp dụng nhiều hình thức điều trị cai nghiện ma tuý, điều trị chống tái nghiện ma tuý và các liệu pháp thay thế phù hợp đối với người nghiện.
- Duy trì và nâng cao chất lượng sinh hoạt của câu lạc bộ 03. Các cơ quan, đơn vị, trường học, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở có trách nhiệm phân công cán bộ phối hợp với gia đình người nghiện ma tuý kèm cặp, giúp đỡ, quản lý, giáo dục người nghiện ma tuý. Chú trọng phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín để vận động, thuyết phục, giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ người nghiện ma tuý cai nghiện thành công.
- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án về tổ chức công tác cai nghiện và xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội; thực hiện các biện pháp giải quyết việc làm cho người nghiện sau cai để quản lý, giáo dục, giúp đỡ họ chống tái nghiện và tái hoà nhập vững chắc với cộng đồng.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác cai nghiện ma tuý và dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý. Huy động các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội tham gia công tác cai nghiện và hỗ trợ giải quyết việc làm để người nghiện sau cai có cuộc sống và việc làm, thu nhập ổn định, hạn chế tái nghiện.
- Thực hiện tốt việc quản lý hồ sơ, danh sách người nghiện ma tuý, thường xuyên rà soát, đưa vào danh sách quản lý người nghiện ma tuý mới phát hiện, người nghiện ma tuý mới chuyển đến địa bàn; đưa ra khỏi danh sách những người nghiện ma tuý đã cai nghiện thành công và người nghiện ma tuý không còn thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị, địa phương để nắm chắc số người nghiện ma tuý thực tế trên từng địa bàn.
6. Đẩy mạnh công tác xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, xã, phường, thị trấn, khu dân cư không có ma tuý
- Tăng cường triển khai các kế hoạch phòng ngừa nhằm giữ vững những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể, trường học, xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố đã đạt tiêu chuẩn không có ma tuý.
- Đẩy mạnh thực hiện Đề án xây dựng xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố; cơ quan, đơn vị, trường học không có người buôn bán trái phép chất ma tuý, không có người trồng cây thuốc phiện, không có người nghiện ma tuý, không có điểm tệ nạn ma tuý. Định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình thực hiện tốt. Gắn việc xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học, xã, phường, thị trấn, khu dân cư không có ma tuý với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
- Củng cố, tăng cường hoạt động của các tổ an ninh nhân dân, xây dựng "nhóm liên gia tự quản" để tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý địa bàn, quản lý đối tượng và tự quản về an ninh trật tự ngay từ cơ sở.
- Tiếp tục triển khai vận động các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, hộ gia đình ký và thực hiện cam kết với chính quyền các cấp về xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể, trường học, hộ gia đình không có tội phạm và người nghiện ma tuý.
7. Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phòng chống ma tuý phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và tình hình tệ nạn ma tuý trên địa bàn tỉnh trong từng thời điểm. Tăng cường tối đa các nguồn lực và kinh phí phục vụ công tác phòng chống ma tuý
- Uỷ ban nhân dân tỉnh và các ngành rà soát hệ thống cơ chế, chính sách đã ban hành để thường xuyên, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng chống ma tuý đảm bảo đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với tinh thần Nghị quyết này, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, đảm bảo công khai, minh bạch, rõ ràng, không trùng chéo, dễ thực hiện và kiểm tra, kiểm soát.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện ma tuý; tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm; xuất khẩu lao động cho người sau cai nghiện và tiếp nhận người nghiện ma tuý đã cai nghiện xong vào lao động.
- Xây dựng quy định chế độ tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và những người tham gia công tác phòng chống ma tuý.
8. Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống ma tuý
- Đẩy mạnh công tác phát động, thực hiện phong trào thi đua giữa các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương, hộ gia đình trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý. Đưa nội dung thực hiện công tác phòng chống ma tuý vào quy định bình xét thi đua, khen thưởng của các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở và đưa vào hương ước, quy ước của bản, tiểu khu, tổ dân phố, dòng họ...
- Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống ma tuý thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang vi phạm về ma tuý và có người thân sống chung trong gia đình vi phạm liên quan đến ma tuý thì không đưa vào diện xét thi đua, khen thưởng, ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phê bình, nhắc nhở, xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Giao trách nhiệm trực tiếp cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Tổ trưởng chính quyền cấp tổ, bản trong công tác quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng và triển khai công tác phòng chống ma tuý. Trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ phòng chống ma tuý, để tệ nạn ma tuý tái xâm nhập cơ quan, đơn vị, địa bàn được giao phụ trách thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Phát hiện, xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân làm lơ, giấu giếm, bao che, tiếp tay, dung túng cho tội phạm và tệ nạn ma tuý.
III. CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VỀ PHÒNG, CHỐNG MA TUÝ
1.1. Người nghiện ma tuý (kể cả người chưa thành niên) bị bắt buộc đưa vào Trung tâm theo Quyết định của UBND huyện, thị xã (gọi tắt là học viên) và người nghiện ma tuý bị bắt tại các điểm tệ nạn xã hội đưa ngay vào Trung tâm (hoàn tất hồ sơ theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) được trợ cấp các khoản sau (trong thời gian tối đa 12 tháng):
đ) Học viên chấp hành xong thời hạn chữa bệnh tại Trung tâm, nếu hoàn cảnh khó khăn hoặc không có thu nhập từ kết quả lao động tại Trung tâm, có địa chỉ cư trú rõ ràng, được trợ cấp tiền ăn đường mức 20.000 đồng/ngày, tối đa không quá 5 ngày; trợ cấp tiền tàu xe theo giá phương tiện công cộng phổ thông nhưng tối đa không quá 500.000 đồng.
g) Người tái nghiện ma tuý có quyết định của UBND huyện, thị xã cai tái nghiện bắt buộc tại Trung tâm, phải kiểm điểm trước nhân dân bản, tiểu khu, tổ dân phố và được hỗ trợ các chi phí cai tái nghiện.
1.2. Người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm, mỗi đợt điều trị phải đóng góp: tiền xét nghiệm 35.000 đồng; tiền thuốc hỗ trợ cắt cơn nghiện 70.000 đồng; tiền thuốc chữa bệnh thông thường khác 20.000 đồng; tiền quần áo 200.000 đồng; tiền sinh hoạt văn thể 60.000 đồng; tiền xây dựng cơ sở vật chất 100.000 đồng; tiền học văn hoá, học nghề (nếu có nhu cầu) 500.000 đồng. Ngoài ra, mỗi tháng phải đóng góp: tiền ăn 240.000 đồng; tiền điện, nước, vệ sinh 20.000 đồng; chi phí quản lý và phục vụ 30.000 đồng. Nếu thuộc một trong các đối tượng sau thì được xét miễn hoặc giảm tiền ăn và chi phí chữa trị, cai nghiện: người không có nơi cư trú nhất định hoặc không xác định được nhân thân mà bản thân không có điều kiện đóng góp; người chưa thành niên mà không xác định được người giám hộ; người bị nhiễm HIV/AIDS; người thuộc diện gia đình chính sách (theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) hoặc thuộc diện được hưởng chính sách bảo trợ xã hội (theo quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ).
2. Chính sách đối với người nghiện ma tuý cai nghiện, điều trị cắt cơn nghiện ma tuý tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ; tại cơ sở y tế; tại gia đình và cộng đồng, điểm tập trung
b) Người nghiện ma tuý chữa trị, cai nghiện tại cộng đồng, điểm tập trung theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ chi phí điều trị: 100.000 đồng (gồm tiền thuốc điều trị, tiền điện, nước, vệ sinh); tiền thăm hỏi 20.000 đồng; tiền ăn 6.000 đồng/ngày, gia đình có trách nhiệm đóng góp thêm tiền ăn 4.000 đồng/ngày.
c) Người nghiện ma tuý chữa trị, cắt cơn nghiện tại gia đình theo quy trình của tỉnh, được hỗ trợ tiền thuốc điều trị 70.000 đồng; tiền thăm hỏi 20.000 đồng; tiền ăn 60.000 đồng.
d) Người nghiện ma tuý được điều trị cắt cơn nghiện bằng thuốc hướng thần trong thời gian bị giam, giữ tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ của cơ quan Công an, được hỗ trợ tiền thuốc cắt cơn nghiện 70.000 đồng.
đ) Người nghiện ma tuý sau khi điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện, tiếp tục thực hiện quy trình quản lý sau cai tại gia đình và cộng đồng, không tái nghiện được hỗ trợ tiền ăn 3.000 đồng/ngày và tiền thăm hỏi 10.000 đồng/quý trong thời gian tối đa 12 tháng.
3. Hỗ trợ kinh phí để cưỡng chế người nghiện ma tuý cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động và đưa người nghiện ma tuý mới được phát hiện đến cai nghiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh (gồm kinh phí hoàn tất thủ tục hồ sơ, bồi dưỡng người tham gia bắt giữ, chi phí dẫn giải đối tượng đến địa điểm cai nghiện và các khoản chi khác)
a) Cưỡng chế người nghiện ma tuý vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động của huyện, thị xã: 100.000 đồng/đối tượng.
b) Cưỡng chế người nghiện ma tuý vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh hoặc đưa người nghiện ma tuý mới được phát hiện đến hỗ trợ cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh: huyện Mai Sơn, Mường La, Thuận Châu, Yên Châu: 150.000 đồng/đối tượng; huyện Bắc Yên, Mộc Châu: 200.000 đồng/đối tượng; huyện Phù Yên, Quỳnh Nhai, Sông Mã: 250.000 đồng/đối tượng; huyện Sốp Cộp: 300.000 đồng/đối tượng.
c) Đối với địa bàn Thị xã, hỗ trợ 150.000 đồng/đối tượng bị cưỡng chế vào cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh; 100.000 đồng/đối tượng được đưa vào hỗ trợ cắt cơn nghiện tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.
4. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tham gia công tác phòng chống ma tuý
a) Hỗ trợ cán bộ cơ sở thực hiện tốt công tác vận động, giáo dục, thuyết phục người mắc nghiện ma tuý tự nhận và đồng ý chữa trị, cắt cơn nghiện ma tuý (không phải xét nghiệm ma tuý), mức 30.000 đồng/người tự nhận nghiện ma tuý.
b) Khoán chi phí gián tiếp đối với mỗi người nghiện ma tuý được điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện (để bồi dưỡng những người tham gia trong quá trình chữa trị cai nghiện ma tuý, thuê địa điểm cai nghiện): tại gia đình: 80.000 đồng/người; tại cộng đồng, điểm tập trung: 170.000 đồng/người; tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ của cơ quan Công an: 30.000 đồng/người.
c) Hỗ trợ kinh phí ngoài tiền lương theo quy định chung cho cán bộ chuyên trách thực hiện công tác phòng chống ma tuý từ cấp xã đến cấp tỉnh với mức bằng 0,3 mức lương tối thiểu.
d) Cán bộ, viên chức (kể cả người được điều động biệt phái) làm việc tại Trung tâm giáo dục lao động tỉnh, huyện, thị xã và cán bộ, viên chức ngành y tế làm việc tại các khoa (bộ phận) chữa trị, cắt cơn nghiện ma tuý của các cơ sở y tế được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 13/2007/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC ngày 20 tháng 8 năm 2007 của liên Bộ Lao động - TBXH, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể các mức hưởng chế độ phụ cấp theo thẩm quyền.
5. Chính sách tăng cường công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý
a) Hỗ trợ kinh phí cho lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng thực hiện các biện pháp đấu tranh chống tội phạm ma tuý: 5.000.000 đồng/01 đối tượng bị bắt giữ và khởi tố theo tội danh quy định tại Điều 194; 197; 198 hoặc 200 Bộ luật Hình sự.
b) Hỗ trợ kinh phí xét xử lưu động các vụ án về ma tuý theo tội danh quy định tại Điều 194; 197; 198 hoặc 200 Bộ luật Hình sự: 1.000.000 đồng/01 vụ án (gồm chi phí tổ chức phiên toà xét xử lưu động, dẫn giải bị cáo và bảo vệ phiên toà; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà và Kiểm sát viên tham gia xét xử...).
6. Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 03 xã, bản; hoạt động của Câu lạc bộ 03 và duy trì xây dựng xã, bản không có ma tuý
a) Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Câu lạc bộ 03: 5.000 đồng/thành viên/tháng, trong thời gian tối đa 24 tháng.
b) Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo 03 cấp xã, bản căn cứ theo số lượng người nghiện ma tuý sau cai nghiện, sau hỗ trợ cắt cơn nghiện được giao về quản lý tại gia đình và cộng đồng không tái nghiện, số tiền khoán chi là 200.000 đồng/người đối với các xã đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và 100.000 đồng/người đối với các xã, phường, thị trấn còn lại, được phân bổ theo tỷ lệ: Ban Chỉ đạo 03 cấp xã: 40%; Ban Chỉ đạo 03 cấp bản: 60%.
c) Hỗ trợ kinh phí cho Ban Chỉ đạo 03 cấp bản để tăng cường hoạt động đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống ma tuý, mức hỗ trợ theo quy mô bản, tiểu khu, tổ dân phố (quy định tại Quyết định số 180/2004/QĐ-UBND ngày 17/12/2004 của UBND tỉnh), bản, tiểu khu, tổ dân phố loại 1 được hỗ trợ 400.000 đồng/năm; loại 2: 350.000 đồng/năm; loại 3 và 4: 300.000 đồng/năm.
d) Hỗ trợ kinh phí để xã, phường, thị trấn, bản, tiểu khu, tổ dân phố đã được UBND tỉnh cấp giấy xác nhận cơ bản đạt tiêu chuẩn không có ma tuý thực hiện các biện pháp giữ vững danh hiệu đơn vị không có ma tuý: mỗi năm 10.000.000 đồng/01 xã, phường, thị trấn; 5.000.000 đồng/01 bản, tiểu khu, tổ dân phố, trong thời gian 05 năm liên tục (thực hiện đến hết năm 2015).
1. Kinh phí thực hiện công tác phòng, chống ma tuý được huy động từ ngân sách Nhà nước, quỹ Phòng, chống ma tuý của tỉnh, các khoản đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Hàng năm UBND tỉnh chủ động bố trí ngân sách cho công tác phòng chống ma tuý trong dự toán ngân sách tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét quyết định. Ưu tiên kinh phí cho công tác đấu tranh chống tội phạm ma tuý; công tác chữa trị, giáo dục, dạy nghề tại các trung tâm giáo dục lao động; công tác quản lý người sau hỗ trợ cắt cơn cai nghiện ma tuý; kinh phí đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện các Trung tâm Giáo dục lao động; kinh phí hỗ trợ cho công tác xã hội hoá cai nghiện ma tuý và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người nghiện ma tuý sau cai.
2. Kinh phí phòng chống ma tuý phải được tổ chức quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và thanh, quyết toán theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành của nhà nước.
Điều 2. Hiệu lực thi hành: Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày HĐND tỉnh Sơn La khoá XII thông qua và thay thế các Nghị quyết của HĐND tỉnh Sơn La khoá XII: Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 13/3/2006 về các biện pháp cấp bách đấu tranh phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2006 - 2010; Nghị quyết số 109/2006/NQ-HĐND ngày 15/7/2006 về chính sách hỗ trợ chữa trị, cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 113/2006/NQ-HĐND ngày 15/7/2006 về việc bố trí cán bộ phòng, chống ma tuý tại xã, phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Sơn La; Nghị quyết số 158/2007/NQ-HĐND ngày 10/8/2007 về việc sửa đổi khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 109/2006/NQ-HĐND ngày 15/7/2006 về chính sách hỗ trợ chữa trị, cai nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1. HĐND tỉnh giao UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
2. HĐND tỉnh giao Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các vị đại biểu HĐND tỉnh tổ chức giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này; đồng thời phối hợp với Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và động viên mọi tầng lớp nhân dân triển khai thực hiện tốt nội dung Nghị quyết.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh kêu gọi nhân dân các dân tộc, chiến sỹ các lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân viên chức tỉnh Sơn La nêu cao tinh thần trách nhiệm, đồng tâm hiệp lực tham gia đấu tranh phòng, chống ma tuý.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh Sơn La, khoá XII, kỳ họp thứ 9 thông qua./.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 182/2007/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010
Số hiệu: | 182/2007/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Thào Xuân Sùng |
Ngày ban hành: | 10/12/2007 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 182/2007/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách đẩy mạnh công tác phòng, chống ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2010
Chưa có Video