Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/NQ-ND

Hà Giang, ngày 21 tháng 7 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cLuật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020,

Căn cứ Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội phê duyệt chtrương đầu tư chương trình mục tu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cNghị quyết số 80/NQ - CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hưng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/NQ - CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 100/TTr - UBND ngày 05/7/2016 của UBND tỉnh về Phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 và Báo cáo thẩm tra số 05/BC - BDT ngày 18/6/2016 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh;

Hội đồng nhân dân tnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, ci thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân đặc biệt là ở các địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận một cách tốt nhất đến các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin).

2. Mục tiêu cụ th.

2.1. Thực hiện giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 4%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm trên 6%/năm; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo;

2.2. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội, tăng thu nhập của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng lên 2 lần so với năm 2015 (Năm 2015 khoảng 6,1 triệu đng/năm);

2.3. Phấn đấu trên 98,2% người dân tham gia BHYT, 100% hộ gia đình có người ốm đau được được đưa đi khám chữa bệnh; tỷ lệ huy động trẻ t6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%, tỷ lệ học sinh hoàn thành cấp trung học phthông và tương đương đạt trên 75%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 45%; 100% hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 không có khả năng tự cải thiện nhà ở được hỗ trợ xóa nhà tạm; trên 90% dân số thành thị được sdụng nước sạch, 86% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 90% hộ gia đình ở khu vực nông thôn sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% hộ dân được tiếp cận, cung cấp đầy đ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình, sách, ấn phẩm truyền thông.

2.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát trin sản xuất và dân sinh được đầu tư xây dựng phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quđời sống và phát triển sản xuất của người dân; trước hết là hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước sinh hoạt. Phấn đấu 100% thôn, bản có đường đi được xe cơ giới; 94,4% hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.

3. Các chtiêu cần đạt được đến năm 2020.

- Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 22,60%, có trên 35.000 hộ thoát nghèo bền vững (Có biểu chi tiết đính kèm);

- Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đạt 30 triệu đồng/năm;

- Phấn đấu 845.000 người tham gia BHYT;

- Tlệ huy động trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt 99%; tlệ người dân biết chữ đạt 80%;

- 4.117 hộ nghèo theo chun nghèo giai đoạn 2011 - 2015 không có khả năng tự cải thiện nhà ở, hộ gia đình chính sách người có công được hỗ trợ xóa nhà tạm;

- Trên 110.000 người dân thành thị được sử dụng nước sạch, 635.000 người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

-137.000 hộ gia đình khu vực nông thôn sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh;

- 165.000 hộ dân được tiếp cận, cung cấp đầy đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thông qua các chương trình phát thanh truyền hình, sách, n phm truyền thông.

- Phấn đu ít nhất 01 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a/2008/NQ - CP;

- 38 xã, 24 thôn bn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí của Trung ương quy định;

- 2.069 thôn, bản, tdân phố có đường đi được xe cơ giới;

- 173.000 hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

1. Đối tưng:

- Người/hộ nghèo; người/hộ cận nghèo, người/hộ mới thoát nghèo, người/hộ dân tộc thiểu số; người/hộ gia đình làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

- Xã nghèo; xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Huyện nghèo;

2. Phạm vi thực hiện chương trình: Trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

3. Thi gian thực hiện Chương trình: Từ năm 2016 - 2020.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

A. Nhiệm vụ.

1. Cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo.

1.1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Dự án trong khuôn khChương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bn vng giai đoạn 2016 - 2020;

- Dự án 1: Chương trình 30a, bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo; Hỗ trợ lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đng bào dân tộc thiểu s đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

- Dự án 2: Chương trình 135, bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn, bản đặc biệt khó khăn; Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, các thôn đặc biệt khó khăn; Nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở.

- Dự án 3: Hỗ trợ sản xuất, tăng thu nhập, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo dựa vào cộng đồng, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững trên đa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

- Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin.

- Dự án 5: Nâng cao năng lực, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

1.2. Các chính sách, dự án giảm nghèo khác

1.2.1 Chính sách tín dụng hộ nghèo.

- Cung cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh Đoàn Thanh niên). Thực hiện cho vay đi với hộ nghèo thông qua Ttiết kiệm và vay vốn có sự chỉ đạo chặt chẽ và phê duyệt của UBND xã; sự quản lý, giám sát của trưng thôn trong việc s dng vốn vay của người nghèo. Quy mô món vay và thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm thông qua Tổ tiết kiệm và vay vn, giúp hộ nghèo có ý thức tiết kiệm, sử dụng vốn đúng mục đích, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ việc sử dụng vn vay ca hộ nghèo thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền cấp thôn bản, UBND cấp xã để hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay sai mục đích, không hiệu quả.

- Xây dựng cơ chế phối hợp cung cấp tín dụng với hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm... tạo điều kiện để vốn vay phát huy hiệu quả.

1.2.2. Hỗ trợ sn xut, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người nghèo.

- Đi mới phương thức hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyn giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, kết hp với hỗ trợ đất ở, đất sản xuất đối với hộ nghèo theo quy định; đầu tư nhân rộng các mô hình sinh kế giảm nghèo bn vững. Hỗ trợ kết nối hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo với thị trường thông qua phát triển các mô hình liên kết cung cp dịch vụ với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiu s, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã, thôn, bn đặc biệt khó khăn thông qua đổi mới toàn diện và thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề gắn với xuất khu lao động và đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trong và ngoài tỉnh, chính sách hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu lao động đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, phát triển các làng nghề truyền thống, các hợp tác xã, kết ni và trợ giúp lao động nghèo tìm kiếm việc làm n định.

1.2.3. Chính sách trợ giúp xã hội

Tổ chức rà soát và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đề ngh, thẩm định, giải quyết kịp thời các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng, người già cô đơn, người cao tui, người khuyết tật nặng, gia đình đơn thân nghèo nuôi con nhỏ, trẻ em từ 0 đến dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, người mang thai thuộc hộ nghèo và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, thiếu đói giáp hạt... theo các chính sách hiện hành của Nhà nước, đảm bảo n định đời sống các đối tượng khó khăn yếu thế trên địa bàn tỉnh.

2. Bảo đảm cho người nghèo, hnghèo, hộ cn nghèo, hmới thoát nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

2.7. Tiếp cận dịch vụ Y tế

Triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả việc hỗ trợ mua và cấp thẻ BHYT, khám chữa bệnh cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; vận động và hỗ trợ người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình, học sinh, sinh viên tích cực tham gia BHYT; vận động các đối tượng còn lại tham gia mua thBHYT theo diện hộ gia đình. Thực hiện việc đơn giản hóa các thủ tục thanh quyết toán hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh kịp thời cho người có thẻ bảo hiểm y tế, đặc biệt là người nghèo, người dân tộc thiểu sở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tui khi đau ốm đến khám chữa bệnh nội trú hay ngoại trú cơ sở y tế công lập và dân lập theo Luật bảo hiểm Y tế. Triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh him nghèo; bệnh nhân nghèo phải điều trị nội trú từ bệnh viện tuyến huyện trở lên theo Quyết định 14/2012/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo; Tăng cường đưa Bác sỹ v tuyến xã, cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân các tuyến cơ sở. Nâng cao chất lượng và thực hiện hiệu quả chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe cho người cao tui, bà mẹ, trem và người khuyết tật; công tác y tế dự phòng và phòng chng dịch bệnh. Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các bệnh viện, các Trung tâm Y tế tuyến huyện, các Phòng khám đa khoa khu vực, các Trạm y tế ở các huyện, xã nghèo đạt Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế. Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ ở các trạm y tế xã, phòng khám khu vực để đủ điều kiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

2.2. Tiếp cận Giáo dục.

- Tổ chức triển khai thực hiện kịp thời chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông theo Nghị đnh 86/2015/NĐ - CP ngày 02/10/2015 ca Chính phủ, đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất để huy động và duy trì tỷ lệ học sinh đến lớp;

- Củng cố và phát triển các trường phthông dân tộc nội trú; trường Phổ thông dân tộc bán trú. Tổ chức thực hiện chế độ hỗ trợ tiền mặt có điều kiện cho trẻ mẫu giáo, học sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số tất cả các cấp học thuộc các trường, lớp dân tộc bán trú các huyện nghèo, xã, thôn, bản khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- Thực hiện chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở địa bàn xã, thôn, bn đặc biệt khó khăn; chính sách học bng hỗ trợ cho con em hộ nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của tnh học các trường cao đẳng, đại học theo chỉ tiêu của Bộ Giáo dục Đào tạo giao hàng năm và theo chtiêu kế hoạch tuyển sinh của tỉnh.

2.5. Nhà ở cho hộ nghèo.

Tchức thực hiện hiệu quả Đề án hỗ trợ nhà cho hộ nghèo theo Quyết định 33/2015/QĐ-TTg ngày 01/9/2015 của Thủ tưng Chính phủ và Đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục vận động nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo qua các phong trào Ngày vì người nghèo, Quỹ mái ấm công đoàn... huy động các nguồn lực bằng tiền, vật liệu, ngày công để hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở đảm bảo diện tích tối thiểu và độ bền vững nhà đáp ứng theo tiêu chí nông thôn mới. Thực hiện ưu tiên trước đối với các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (Già cả, neo đơn, tàn tật); hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; hộ gia đình sống ở vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; hộ gia đình đang sinh sống tại các thôn bản đặc biệt khó khăn; hộ gia đình đang cư trú tại các huyện nghèo.

2.4. Cung cấp nước sạch và vsinh

- Htrợ đầu tư xây dựng mới, tu sửa, nâng cấp hệ thống cấp và trc sinh hoạt cho dân cư nông thôn đủ dùng quanh năm và sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia thông qua các nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước, các chương trình, dự án, đóng góp của nhân dân. Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng hồ treo tại 04 huyện vùng cao.

- Vận động, tuyên truyền và hỗ trợ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiu số xây và sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

2.5. Tiếp cận về thông tin

Kết hợp nguồn vốn từ Chương trình MTQGGN và các nguồn vốn khác, xây dựng, nâng cấp, củng cố và phát triển hệ thống thông tin - truyền thông cơ s. Hỗ trợ phương tiện nghe, nhìn cho các hộ nghèo tại các vùng sâu, vùng xa. ng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động qun lý và sản xuất. Ưu tiên hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa - thông tin trên địa bàn xã/thôn gồm trạm chuyn tiếp phát thanh, hệ thống loa đài truyền thanh, điện sinh hoạt; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng xã, thôn, bn.

Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách xã hội theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 và Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020. Tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

B. Giải pháp thực hiện:

1. Tăng cường và đi mới công tác truyền thông về Chương trình giảm nghèo bền vững sâu rộng đến các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức đoàn thể, đặc biệt là các tầng lớp dân cư và người nghèo, nhằm thay đi và chuyn biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.

2. Cơ chế huy động vốn.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững theo lộ trình hàng năm và cả giai đoạn. Ưu tiên nguồn lực cho các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, gắn mục tiêu giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới:

- Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình;

- Vốn ngân sách địa phương cân đối;

- Vốn huy động cộng đồng (bao gồm cả tiền, hiện vật ngày công lao động) và doanh nghiệp;

- Vốn hợp tác quốc tế (trên cơ sở có cam kết hoặc đã có văn bản thoả thuận, ghi nh).

3. Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế: Huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tăng cường tiếp xúc và vận động, tạo cơ chế thuận lợi để các tổ chức quốc tế đầu tư vào các lĩnh vực giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản.

4. Lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo đặc thù với các dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bn vững ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn.

5. Cơ chế thực hiện.

- Trên cơ sở các chính sách, dự án, chương trình đầu tư có liên quan đến giảm nghèo, thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình. Trên cơ sở tng nguồn lực được giao, các huyện, thành phố chủ động btrí ngân sách, chỉ đạo xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể để giải quyết những nhu cầu cấp thiết theo nhng mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

- Đối với một số dự án đầu tư có quy mô nh, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chhỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân. Đối với các công trình hạ tầng cấp huyện, xã thực hiện cơ chế tạo việc làm công cho người nghèo và người dân trên địa bàn; công trình hạ tng cấp thôn, bản thực hiện cơ chế giao cho cộng đồng làm chủ đầu tư, thực hiện quản lý, duy tu, bo dưỡng sau đầu tư.

- Mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động gim nghèo từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Chuyn phương thức hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, hỗ trợ có thu hồi luân chuyn; nhân rộng mô hình Quỹ phát triển cộng đồng xã thôn nhm bảo toàn nguồn vốn, tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chđộng tham gia của người nghèo, chống tư tưởng trông chờ ỷ lại, đảm bảo tính bền vững trong giảm nghèo.

- Tiếp tục vận động và kêu gọi các Tập đoàn kinh tế, các Tng công ty nhà nước và các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế nhận hỗ trợ, giúp đhuyện, xã nghèo tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu, hỗ trliên kết phát triển sản xuất, tiêu thsản phẩm, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; đào tạo nghề và nhn lao động nghèo vào làm việc. Tăng cường tiếp xúc và vận động, tạo cơ chế thuận lợi để các tổ chức quốc tế đu tư vào các lĩnh vực giảm nghèo, tạo việc làm, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản. Đổi mới và duy trì hoạt động trợ giúp, đỡ đầu các xã đặc biệt khó khăn của các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tnh; vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ và giúp đỡ hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiu số vùng sâu, vùng xa.

- Về phân bnguồn lực: Bảo đảm công khai, minh bạch và tập trung vào các vùng khó khăn, vùng nghèo trọng đim, ưu tiên theo hình thức cuốn chiếu, bảo đảm đmức đầu tư, hỗ trợ để phát huy nhanh hiệu quả, không dàn trải. Việc phân bổ phải dựa trên hệ thống tiêu chí cụ thể cho từng loại đối tượng và từng chính sách, đề án một cách tối ưu nhất.

- Về giám sát, quản lý sử dụng nguồn lực: Bảo đảm tính dân chủ, công khai, thực hiện nguyên tc “Dân cn, dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kim tra, dân thụ hưng và dân quản lý” trong quản lý và sử dụng nguồn lực gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Thiết lập quy trình giám sát và hệ thống chỉ tu theo dõi chặt chẽ bảo đảm vn được sử dụng “đúng mục tiêu, đúng đi tượng, có hiệu quả, không thất thoát”. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng phải thực hiện nguyên tắc “xã có công trình, dân có việc làm và thu nhập, Nhà nước chhỗ trợ hiện vật là chính.

Tăng cường và đề cao vai trò giám sát của HĐND các cấp trong việc sử dụng nguồn lực của chương trình. Có cơ chế kim soát thường xuyên, định kỳ ở cấp xã, nht là xã có đầu tư cơ sở hạ tầng. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện dự án đối với các cơ quan ch trì các dự án nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư phải đem lại kết quả tương xng vi mục tiêu giảm nghèo bền vững.

- Kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm, nghiên cứu ban hành, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp khả năng nguồn lực với yêu cầu thực tin nhiệm vụ giảm nghèo bền vững của tỉnh.

6. Về nguồn nhân lực.

- Tiếp tục thực hiện chính sách tăng cường, luân chuyn cán bộ cho các xã nghèo; Đổi mới và duy trì hoạt động trợ giúp, đđầu các xã đặc biệt khó khăn xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; Từng bước nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện của đội ngũ cán bộ cấp xã, đảm bảo thực hiện hiệu quả các chương trình dự án về giảm nghèo tại cơ sở thôn, xã;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ thôn, xã có trình độ năng lực, có uy tín, nhiệt tình, năng động, có tinh thần tự nguyện cống hiến, trên cơ sở do dân lựa chọn bình bầu; tổ chức đào tạo bài bản, đào tạo chuyên sâu và có hệ thống, đảm bảo thực sự có năng lực tổ chức thực hiện các phong trào tại cơ sở.

- Tập trung nâng cao ý thức tự lc, tự cường, năng lực sản xuất kinh doanh cho người lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiu số, tạo điu kiện để các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đồng bào dân tộc thiểu s tlực vươn lên thoát nghèo bền vững.

7. Qun lý, điều hành.

- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, SKế hoạch Đầu tư là cơ quan tng hợp, Sở Lao động - TBXH là cơ quan chủ trì Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; Ban dân tộc và các ngành có liên quan là thành viên Ban chỉ đạo. Thành lập tchuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo. Cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia với các thành viên tương tự như cấp tỉnh. Cấp xã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Cấp thôn, t dân phố thành lập Ttự qun giảm nghèo bền vững.

- Xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm rõ ràng trong tham mưu đề xuất, trong tổ chức thực hiện; thường xuyên đôn đốc, định kỳ kiểm tra đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo, của từng thành viên, của từng cơ quan đơn vị, từng cp, từng ngành; kịp thời động viên khen thưởng tạo động lực tham gia thực hiện chương trình gim nghèo bền vững.

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 7 năm 2016.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVII - Kỳ họp th Hai thông qua./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Qu
c hội, Văn phòng Chính ph;
- Ban c
ông tác đại biểu - UBTVQH;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính, Lao động - TBXH;
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; UBMTTQ t
nh;
- Đo
àn ĐBQH khóa XIV tnh Hà Giang;
- Đại biểu HĐND t
nh khóa XVII;
- C
ác sở, ban, ngành, tchức chính trị - xã hội cấp tỉnh;
-
HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Hà Giang, Đ
ài PTTH tỉnh;
- C
ng TTĐT tnh, TT Công báo - Tin học tnh;
- L
ưu: VT.

CHỦ TỊCH




Thào Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH GIẢM HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/NQ-HĐND ngày 21/7/2016 của HĐND tỉnh Hà Giang)

STT

TÊN HUYỆN, THÀNH PH

Đơn vtính

Hộ nghèo đến 31/12/2015

Kế hoạch giảm hộ nghèo 2016 - 2020

Hộ nghèo đến 31/12/2020

KH năm 2016

KH m 2017

KH năm 2018

KH năm 2019

KH năm 2020

Shộ

Tlệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Số hộ

Tỷ lệ %

Shộ

Tỷ lệ %

Số h

Tỷ lệ %

Shộ

Tỷ lệ %

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

TOÀN TỈNH

Hộ

74.313

43,65

7.385

4,3

7.449

4,2

7.511

4,2

7.573

4,2

7.585

4,1

36.811

22,59

1

MÈO VẠC

Hộ

10.091

66,01

950

6,0

945

6,0

959

6,0

974

6,0

988

6,0

5.275

36,0

2

ĐNG VĂN

Hộ

10.815

71,14

956

6,0

940

6,0

954

6,0

968

6,0

983

6,0

6.015

41,1

3

YÊN MINH

Hộ

10.261

61,42

982

6,0

1.033

6,0

1.048

6,0

1.064

6,0

1.080

6,0

5.055

31,4

4

QUN BẠ

Hộ

6.784

61,17

640

6,0

686

6,0

696

6,0

706

6,0

717

6,0

3.339

31,2

5

XÍN MN

Hộ

8.102

62,22

760

6,0

805

6,0

817

6,0

829

6,0

842

6,0

4.049

32,2

6

HOÀNG SU PHÌ

Hộ

7.977

61,04

790

6,0

808

6,0

820

6,0

832

6,0

845

6,0

3.882

31,0

7

BÁC QUANG

Hộ

3.704

13,90

520

2,0

549

2,0

557

2,0

566

2,0

574

2,0

937

3,9

8

QUANG BÌNH

H

4.516

33,65

537

3,5

470

3,4

463

3,3

456

3,2

434

3,0

2.156

17,3

9

VỊ XUYÊN

Hộ

7.962

33,50

830

3,5

832

3,4

820

3,3

807

3,2

768

3,0

3.904

17,1

10

BC MÈ

Hộ

3.943

38,73

400

3,5

357

3,4

351

3,3

346

3,2

329

3,0

2.160

22,3

11

TP. HÀ GIANG

Hộ

158

1,33

20

0,2

24

0,2

25

0,2

25

0,2

26

0,2

38

0,3

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2016 về phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 18/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
Người ký: Thào Hồng Sơn
Ngày ban hành: 21/07/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2016 về phê duyệt Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…