Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2017/NQ-HĐND

Nghệ An, ngày 13 tháng 07 năm 2017

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
KHÓA XVII, KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 60/NQ-HĐND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chương trình giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An năm 2017;

Xét Tờ trình số 01/TTr-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo s 112/BC-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; ý kiến thảo luận của đại biu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành nội dung Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2016 trên địa bàn tỉnh Nghệ An của Đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh, đng thời nhn mạnh một số nội dung trọng tâm sau:

1. Đánh giá chung về những kết quả đạt được và tác động, hiệu quả từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bn vững giai đoạn 2012-2016

Trong thời gian qua, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (gọi tắt là Chương trình) đã được Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện khá nghiêm túc, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện ngày càng tốt hơn về nguồn lực để hỗ trợ cho các địa phương, người nghèo vươn lên thoát nghèo. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, shộ nghèo giảm được 105.568 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3,07%/ năm; thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh năm 2016 đạt 31,65 triệu đồng, tăng gần 1,7 lần so với năm 2011.

Kết quả thực hiện Chương trình toàn tỉnh đã góp phần thực hiện cơ bản mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo sự chuyển biến tích cực về cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin,...), bộ mặt nông thôn và min núi có nhiều đổi mới, góp phần hoàn thành mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đon 2011-2015 và giai đoạn đầu 2016 - 2020 theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, XVIII.

Các chính sách giảm nghèo cơ bản đã tạo được sức lan tỏa sâu rộng và nhận được sự đng thuận cao của các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nghèo, xã nghèo, huyện nghèo, thu hút được sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự giúp đỡ của cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Kết quả giảm nghèo nhìn chung chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn cao (9,55%, trong khi tỷ lệ bình quân chung của cả nước còn dưới 8,5%), nguy cơ tái nghèo cao; một số chỉ tiêu đ ra trong Chương trình không đạt được.

Ở một số địa phương, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo có lúc, có nơi chưa khách quan, chưa xây dựng kế hoạch, lộ trình giảm nghèo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội- công tác quản lý, điều hành thực hiện Chương trình có một số nội dung còn bất cập; mô hình giảm nghèo chưa nhiu, quy mô còn nhỏ, hiệu quả thp, công tác chỉ đạo nhân rộng mô hình còn hạn chế, phân bnguồn lực còn chậm; việc xây dựng mô hình kinh tế gia trại, trang trại chưa tt, việc lng ghép các nguồn lực đthực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo còn hạn chế; hoạt động của Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và một số huyện, xã chưa quyết liệt; công tác đào tạo nghề chưa gn chặt chẽ với giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động; công tác thanh tra, kiểm tra của một số sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp chưa thường xuyên.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, tồn tại trên là do: khó khăn chung vđiều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh; phần lớn hộ nghèo đông con, thiếu vốn, thiếu kiến thức sản xuất kinh doanh, thiếu việc làm dẫn tới thu nhập thấp; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số chính quyền trong việc thực hiện Chương trình chưa quyết liệt; năng lực điều hành, quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo của một số cán bộ, công chức còn hạn chế; một bộ phận cán bộ, công chức ở cơ sở và một số hộ nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại để được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước; nguồn lực đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện còn hạn chế, một số chính sách hỗ trợ trực tiếp không khuyến khích được sự nỗ lực vươn lên của người nghèo; một số chỉ tiêu thuộc Chương trình đề ra chưa phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương; cơ sở dữ liệu về thng kê rà soát hộ nghèo đã được xây dựng nhưng chưa triển khai do không btrí được kinh phí.

Điều 2. Nhiệm vụ và giải pháp

Để tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vng trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu y ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Rà soát, đánh giá toàn diện việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình trên địa bàn tỉnh; tng kết, đánh giá các mô hình kinh tế hiệu quả để có kế hoạch nhân rộng, tiếp tục đầu tư xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với tim năng, lợi thế của từng vùng, địa phương; nghiên cứu thay thế phương thức lựa chọn, xác định mô hình kinh tế; rà soát các cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh đ đxuất tham mưu xây dựng, bổ sung, sửa đổi kịp thời.

2. Thực hiện tốt việc lồng ghép Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững với các Chương trình khác như: Chương trình MTQG Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 theo Quyết định số 2355/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ,...); bố trí nguồn vốn đúng kế hoạch, không đdàn trải, kéo dài nhằm sớm phát huy hiệu quả.

3. Xây dựng và trình Hội đồng nhân dân tỉnh (kỳ họp cuối năm 2017) thông qua Nghị quyết quy định nguyên tc, tiêu chí, định mức phân b vn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo Quyết định số 48/2016/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ).

4 Triển khai kịp thời Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC- BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ vcơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; triển khai có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế, làng ngh, làng có nghề, mô hình kinh tế chất lượng cao nhằm chuyn đi mô hình tăng trưởng nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó chú trọng việc triển khai chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, xem đây là giải pháp quan trọng trong giải quyết việc làm, giảm nghèo bn vững, đng thời tăng cường tuyên truyền, đu tranh phòng ngừa các hành vi tiêu cực, lừa đảo trong xuất khẩu lao động.

6. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi và tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.

7. Triển khai hệ thống phần mềm quản lý, theo dõi thông tin chi tiết về hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

8. Tiếp tục vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhận giúp đỡ, hỗ trợ các huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua các cuộc vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, “Tết vì người nghèo”; phân công hợp lý các tổ chức, đơn vị giúp đỡ huyện nghèo, xã nghèo đ tránh tình trạng có địa phương được giúp đỡ nhiều, có địa phương ít hoặc không được giúp đỡ.

9. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vthực hiện Chương trình đến tận cán bộ và Nhân dân đnắm vững mục đích, ý nghĩa công tác giảm nghèo bn vững; nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện Chương trình, nhất là công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực giảm nghèo bn vững đảm bảo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; thường xuyên rà soát, kịp thời kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện Chương trình làm cơ sở đánh giá, bình xét thi đua hng năm; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình, chú trọng công tác điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đảm bảo khách quan, công bng, không đxảy ra khiếu kiện; đánh giá phân loại hộ nghèo theo từng nhóm hộ, xác định rõ nguyên nhân nghèo đcó giải pháp hỗ trợ phù hợp; động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập ththực hiện tt, đng thời xử lý nghiêm đối với những tập th, cá nhân sai phạm.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Hằng năm, tại kỳ họp cuối năm, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Nghị quyết này đng thời với báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị quyết s100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khoá XVII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 7 năm 2017./.

 


Nơi nhận:
 - Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ (để b/c);
- B
Tư pháp (Cục KTVB); Bộ LĐ-TB và XH; BNN và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; Cục thi hành án dân sự tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành, thị;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website: http://dbndnghean.vn;

CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Sơn

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND về tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu: 12/2017/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
Người ký: Nguyễn Xuân Sơn
Ngày ban hành: 13/07/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND về tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…