HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/2021/NQ-HĐND |
Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2021 |
QUY ĐỊNH MỨC CHUẨN TRỢ GIÚP XÃ HỘI VÀ ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ HAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 06 năm 2015 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét Tờ trình số 148/TTr-UBND ngày 30/7/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị ban hành Nghị quyết quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội; Báo cáo thẩm tra số 35/BC-HĐND ngày 09/9/2021 của Ban Văn hóa - Xã hội; Báo cáo giải trình, tiếp thu số 251/BC-UBND ngày 19/9/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố; ý kiến thảo luận và biểu quyết của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội;
b) Quy định đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
b) Các đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội.
c) Các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng theo chuẩn nghèo, chuẩn cận nghèo của thành phố Hà Nội.
Điều 2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội làm căn cứ để xác định: mức trợ cấp xã hội hàng tháng; mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội; các mức trợ giúp xã hội khác.
2. Mức chuẩn trợ giúp xã hội của thành phố Hà Nội là 440.000 đồng/ tháng.
3. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng; mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội; các mức trợ giúp xã hội khác bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số.
1. Trẻ em; người từ đủ 16 đến dưới 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên, học cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất; các đối tượng này thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Mồ côi (hoặc không xác định được) cha hoặc mẹ và người còn lại là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
b) Có cha hoặc mẹ là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và người còn lại thuộc một trong các trường hợp sau: bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; đang chấp hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Có cả cha và mẹ là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng.
2. Người cao tuổi thuộc diện hộ cận nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
3. Người bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo sau đây: ung thư, suy thận phải chạy thận nhân tạo, xơ gan giai đoạn mất bù, suy tim độ 4 hoặc bệnh hiểm nghèo khác theo quy định của cơ quan y tế và là thành viên thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV/AIDS là thành viên thuộc hộ cận nghèo.
4. Hệ số để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng: Phụ lục kèm theo.
5. Trường hợp đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau, hoặc thuộc diện được hưởng nhiều chính sách trợ cấp, hỗ trợ hàng tháng theo các quy định của Thành phố thì chỉ được hưởng một chính sách, hoặc một mức hưởng cao nhất.
1. Đối tượng, nếu có nguyện vọng, được tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội
a) Trẻ em theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Nghị quyết này.
b) Trẻ em là thành viên thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo thuộc một trong các trường hợp sau: Trẻ em mồ côi (hoặc không xác định được) cha hoặc mẹ; Trẻ em có cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; Trẻ em có cha hoặc mẹ đang chấp hành án phạt tù tại trại giam (hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc); Trẻ em có cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
c) Người cao tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết này.
d) Người khuyết tật nặng thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo.
đ) Người nhiễm HIV/AIDS thuộc một trong các trường hợp sau: Là thành viên thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; từ đủ 16 tuổi trở lên đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
e) Người lang thang vô gia cư; người lang thang chưa xác định được nơi cư trú; bệnh nhân sau khi được cơ sở y tế của thành phố Hà Nội điều trị bệnh ổn định nhưng chưa xác định được nơi cư trú.
g) Trẻ em cần sự bảo vệ khẩn cấp: trẻ em có nguy cơ bị bạo lực gia đình; trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục, thân thể.
2. Hệ số để xác định mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
a) Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi.
b) Hệ số 4,0 đối với các đối tượng từ đủ 04 tuổi trở lên.
Điều 5. Nguồn kinh phí đảm bảo
1. Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo, được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm cho các quận, huyện, thị xã.
2. Kinh phí nuôi dưỡng cho các đối tượng bảo trợ xã hội đang nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội do ngân sách Thành phố đảm bảo và được bố trí trong dự toán giao cho Sở Lao động -Thương binh và Xã hội hàng năm.
3. Riêng năm 2021, kinh phí trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng được đảm bảo từ nguồn cải cách tiền lương của các quận, huyện, thị xã.
1. Mức chuẩn trợ giúp xã hội được thực hiện từ ngày 01/7/2021 (ngày Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực).
2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo tổ chức thực hiện đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách, đúng quy định và công khai, minh bạch, tránh các tiêu cực có thể xảy ra.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, các Ban Hội đồng nhân dân Thành phố, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát thực hiện Nghị quyết.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân và tham gia giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết này.
Đối tượng “người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động của thành phố Hà Nội” quy định tại Khoản 6, Điều 1 (chi tiết theo Phụ lục số 6), Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố hưởng trợ cấp theo Nghị quyết này kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 23 tháng 9 năm 2021 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 10 năm 2021./.
|
CHỦ
TỊCH |
HỆ SỐ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ TẠI CỘNG ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 của HĐND
Thành phố)
TT |
ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG |
Hệ số |
1 |
Trẻ em; người từ đủ 16 đến dưới 22 tuổi đang học văn hóa, học nghề, học tại các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên, học cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất; các đối tượng này thuộc một trong các trường hợp sau: |
|
a) Mồ côi (hoặc không xác định được) cha hoặc mẹ và người còn lại là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. |
||
b) Có cha hoặc mẹ là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng và người còn lại thuộc một trong các trường hợp sau: bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; đang chấp hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. |
||
c) Có cả cha và mẹ là người khuyết tật đang hưởng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. |
||
1.1. Dưới 4 tuổi |
2,5 |
|
1.2. Từ 4 đến dưới 16 tuổi |
1,5 |
|
1.3. Từ đủ 16 đến dưới 22 tuổi đang đi học |
1,5 |
|
2 |
Người cao tuổi thuộc diện hộ cận nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. |
|
2.1. Từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi |
2 |
|
2.2. Từ đủ 80 tuổi trở lên |
1,5 |
|
3 |
Người bị mắc một trong các bệnh hiểm nghèo sau đây: ung thư, suy thận phải chạy thận nhân tạo, xơ gan giai đoạn mất bù, suy tim độ 4 hoặc bệnh hiểm nghèo khác theo quy định của cơ quan y tế và là thành viên thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo; người nhiễm HIV/AIDS là thành viên thuộc hộ cân nghèo. |
1,5 |
Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 09/2021/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Ngọc Tuấn |
Ngày ban hành: | 23/09/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND quy định về mức chuẩn trợ giúp xã hội và đối tượng bảo trợ xã hội của thành phố Hà Nội
Chưa có Video