Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/2011/NQ-HĐND

Bình Thuận, ngày 15 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 2

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Kết luận số 94-KL/TU ngày 07/9/2010 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) về xóa đói, giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo và hỗ trợ nhà ở cho người nghèo;

Sau khi xem xét Tờ trình số 3147/TTr-UBND ngày 05 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh về Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Tờ trình của UBND tỉnh về Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 với các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung:

Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cho hộ nghèo, đặc biệt là những xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho hộ nghèo và thoát nghèo bền vững; góp phần thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư.

b) Mục tiêu cụ thể:

Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1,5-1,7%/năm.

2. Các chỉ tiêu cần đạt được đến năm 2015:

- Các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (16 xã) cơ bản có các công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân;

- Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả gần 15.000 ha đất sản xuất và hơn 89.000 ha rừng đã giao khoán bảo vệ, quản lý rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, tiếp tục tìm quỹ đất để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất theo điều kiện từng địa phương;

- Giải quyết cho 59.000 lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Có khoảng 30.000 lượt người nghèo được tiếp cận công tác khuyến nông - lâm - ngư - công, chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn cách làm ăn; - Có 5.000 người nghèo được hỗ trợ học nghề;

- Có 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí;

- Có 100% trẻ học mầm non, học sinh, sinh viên thuộc diện hộ nghèo được hưởng chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Có 4.500 lượt cán bộ làm công tác lao động - thương binh và xã hội và cán bộ giảm nghèo ở các cấp được tập huấn nâng cao năng lực, trong đó 95% là cán bộ cấp cơ sở;

- Tiếp tục hỗ trợ giải quyết về nhà ở cho khoảng 3.000 hộ nghèo.

3. Các giải pháp chủ yếu:

a) Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông và tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là các hộ nghèo;

b) Rà soát để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo để tạo điều kiện cho các hộ nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ xã hội, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững, không trông chờ và ỷ lại vào Nhà nước. Tập trung ưu tiên nguồn lực cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Coi trọng việc giải quyết đất ở, đất sản xuất, vốn sản xuất, việc làm và kinh nghiệm làm ăn cho các hộ nghèo còn khó khăn;

c) Tăng cường chỉ đạo, điều hành của chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể nhân dân các cấp trong tỉnh; đẩy mạnh các cuộc vận động, kết hợp nhiều biện pháp, hình thức triển khai để huy động mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ và công chức làm công tác giảm nghèo ở các cấp;

d) Ngoài ngân sách Trung ương đầu tư, nguồn vốn huy động từ cộng đồng, hàng năm ngân sách địa phương cân đối kinh phí phù hợp để thực hiện chương trình.

Điều 2. Giao trách nhiệm cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 13 tháng 7 năm 2011 và có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Hùng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị quyết 03/2011/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 2 ban hành

Số hiệu: 03/2011/NQ-HĐND
Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành: 15/07/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị quyết 03/2011/NQ-HĐND về Chương trình giảm nghèo tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX, kỳ họp thứ 2 ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…