Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021­-2030; Công văn số 555/LĐTBXH-BTXH ngày 03/3/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 - 2025; UBND thành phố ban hành Kế hoạch, với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các ngành, các cấp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo từng giai đoạn, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi người dân tạo sự đồng thuận của toàn xã hội về phát triển công tác xã hội, qua đó đẩy mạnh xã hội hóa nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội của người dân, góp phần thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Phấn đấu phát triển đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường và đơn vị liên quan có phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó có ít nhất từ 01 - 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, bán chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.

2. Tiếp tục nâng tỷ lệ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội lên khoảng 70% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và hội, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Củng cố và nâng cao hoạt động trung tâm công tác xã hội thành phố; phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các quận, huyện, mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác đạt 60% trở lên.

4. Tiếp tục tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn xã hội về phát triển công tác xã hội.

5. Bảo đảm 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, các đối tượng bảo trợ xã hội khác như: người cao tuổi neo đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, phụ nữ bị bạo hành... được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp từ nguồn lực xã hội hóa.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Xây dựng, ban hành văn bản về công tác xã hội áp dụng trên địa bàn thành phố theo hướng dẫn của Trung ương

a) Triển khai áp dụng mã số, ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Áp dụng tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội đang làm việc trong các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội bao gồm: các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp và các đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan theo hướng dẫn của Trung ương.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Nội vụ, các sở, ngành hội đoàn thể liên quan, các cơ sở trợ giúp xã hội cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp.

b) Tiến hành rà soát, hoàn thiện các quy định về cơ chế, chính sách phương thức quản lý, vận hành phát triển hệ thống dịch vụ công tác xã hội

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thành lập, tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội đảm bảo quy trình tiêu chuẩn tiếp nhận, trợ giúp, chăm sóc đối tượng, các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, dinh dưỡng, giáo dục, học nghề, văn hóa, thể thao, giải trí, môi trường, khuôn viên, nhà ở và quản lý hành chính tại các đơn vị, kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp;

- Triển khai thực hiện các quy định pháp luật về công tác xã hội trong trường học, bệnh viện, cơ sở y tế và trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp...

- Thực hiện quy trình quản lý trường hợp cho các nhóm đối tượng đặc thù gồm: người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người tâm thần áp dụng tại các cơ sở trợ giúp xã hội và cộng đồng;

- Thực hiện cơ chế đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ tại các cơ sở trợ giúp công lập và ngoài công lập (nếu có);

- Huy động các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tham gia phát triển công tác xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người dân.

Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế.

Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ngành hội đoàn thể liên quan, UBND các quận huyện, xã phường, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp.

2. Phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội

a) Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với tình hình thực tế tại thành phố và theo định hướng tại Quyết định số 1520/QĐ-LĐTBXH ngày 20/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội giai đoạn 2016 - 2025; vận động xã hội hóa xây dựng cơ sở chăm sóc người cao tuổi.

b) Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho các cơ sở trợ giúp công lập thực hiện cung cấp dịch vụ công tác hội đạt tiêu chuẩn quy định; bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

c) Xây dựng, củng cố, phát triển các mô hình cung cấp dịch vụ xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thốngpháp, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, ngôi nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội toàn diện, hỗ trợ sinh kế cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; lồng ghép với các chương trình, đề án của Chính phủ về người cao tuổi, trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bình đẳng giới và phát triển công tác xã hội.

d) Hình thành đường dây tư vấn (Hotline) tại các đơn vị để trợ giúp các đối tượng, người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội và các lĩnh vực trợ giúp khác.

đ) Thực hiện các loại dịch vụ công tác xã hội cho đối tượng và người dân gồm: tư vấn, tham vấn, kết nối, chuyển tuyến, trị liệu rối nhiễu tâm trí, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền...

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: các sở, ngành hội đoàn thể liên quan; UBND các quận huyện, xã phường; cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp.

3. Rà soát phát triển đội ngũ viên chức, nhân viên và cộng tác viên làm công tác xã hội tại các trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Phát triển mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội tại các đơn vị, địa phương bảo đảm mỗi đơn vị, địa phương có ít nhất từ 01 đến 02 cộng tác viên công tác xã hội theo tiêu chuẩn cộng tác viên công tác xã hội được quy định.

b) Tăng cường nâng cao năng lực và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước từ thành phố đến các địa phương và các tổ chức sự nghiệp cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, các sở, ngành liên quan và UBND các quận huyện, xã phường.

4. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội

a) Hỗ trợ đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học về công tác xã hội cho tối thiểu 25 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 05 người/năm).

b) Đào tạo kỹ năng công tác xã hội chuyên sâu trong chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng..., tối thiểu 30 người/năm; đào tạo 120 người/năm cán bộ y tế, giáo dục, lao động xã hội đang làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

c) Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho tối thiểu 500 lượt cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội về chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các lĩnh vực cung cấp dịch vụ xã hội khác.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Sở Nội vụ, các sở, ngành hội đoàn thể liên quan, UBND các quận huyện, xã phường, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các bệnh viện, Trung tâm, trạm y tế.

5. Điều tra, thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển công tác xã hội

a) Điều tra, đánh giá hiện trạng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội; trên cơ sở đó xác định nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội, góp phần nâng cao năng lực thu thập, xử lý thông tin về nghề công tác xã hội và phát triển mạng lưới cán bộ, nhân viên công tác xã hội ở các cấp.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về cán bộ, nhân viên công tác xã hội phục vụ yêu cầu chỉ đạo, quản lý các cấp, các ngành, theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình.

c) Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội bảo đảm tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và chính sách, pháp luật về công tác xã hội.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ngành, hội đoàn thể liên quan, UBND các quận huyện, xã, phường, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở trợ giúp xã hội, các bệnh viện, Trung tâm, trạm y tế, hệ thống tư pháp.

6. Tuyên truyền, thông tin nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về công tác xã hội

a) Các cơ quan Báo chí, trang thông tin điện tử (Website) đẩy mạnh công tác truyền thông thông qua các tin, bài nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xã hội giúp cán bộ, công chức, viên chức và người dân tiếp cận biết cách sử dụng dịch vụ công tác xã hội, góp phần phát triển công tác xã hội trở thành một nghề.

b) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp thông qua hội nghị, hội thảo, cuộc thi tìm hiểu, nghiên cứu trao đổi học tập, băng rôn phướn, sổ tay, tờ rơi... tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách quy định của pháp luật về lĩnh vực công tác xã hội, các kỹ năng, kiến thức, các mô hình, điển hình cách làm hay về công tác xã hội và các hoạt động trợ giúp xã hội...

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể liên quan và các đơn vị, địa phương.

7. Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch

a) Thực hiện giám sát, đánh giá theo các nội dung và mục tiêu của Kế hoạch phù hợp với tình hình địa phương.

b) Giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch từ thành phố đến quận huyện, xã phường.

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp, thực hiện: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các sở, ngành liên quan.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm cho các sở, ngành, hội đoàn thể liên quan và các địa phương theo phân cấp quản lý; nguồn huy động, đóng góp hợp pháp và các nguồn viện trợ khác theo quy định của pháp luật.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai, đồng thời theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện về UBND thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Tổ chức rà soát, thống kê, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội theo quy định và hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm căn cứ tham mưu đề xuất bổ sung hoàn thiện các chính sách phát triển công tác xã hội trên địa bàn;

c) Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, cơ quan liên quan tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, đáp ứng yêu cầu trong việc can thiệp và trợ giúp cho đối tượng yếu thế tại cộng đồng;

d) Hướng dẫn xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp các dịch vụ công tác xã hội và mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; triển khai thực hiện áp dụng mã ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và chế độ phụ cấp đặc thù khác đối với công chức, viên chức làm công tác xã hội phù hợp với đặc thù nghề nghiệp theo quy định. Nghiên cứu, đề xuất ban hành xây dựng quy trình kết nối cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

2. Sở Nội vụ

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi thăng hạng nghề nghiệp đối với viên chức công tác xã hội theo quy định;

b) Hướng dẫn chức danh, mã ngạch, cơ chế chính sách tiền lương đối với viên chức, nhân viên công tác xã hội theo hướng dẫn của Trung ương;

c) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với các nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác xã hội trong trường học; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố thiết lập mạng lưới viên chức kiêm nhiệm thực hiện công tác xã hội trường học. Phối hợp với ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn, thực hành, thực tập, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về công tác xã hội trong trường học.

4. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; rà soát đề xuất xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành.

5. Sở Tư pháp

Chủ trì, thẩm định rà soát các văn bản có liên quan để phát triển nghề công tác xã hội của các đơn vị, địa phương gửi đến. Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác xã hội.

6. Công an thành phố

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành về phát triển công tác xã hội; sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc tại trại giam, trường giáo dưỡng về công tác xã hội.

7. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan thẩm định trình UBND thành phố bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan và địa phương theo quy định và hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển công tác xã hội.

9. Các sở, ban, ngành, hội đoàn thể

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; nghiên cứu, xây dựng, đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để phát triển công tác xã hội.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội

Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên chỉ đạo các cấp hội cơ sở đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về công tác xã hội; tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên tình nguyện tham gia công tác xã hội; tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển công tác xã hội ở địa phương.

11. UBND các quận huyện

a) Chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn;

b) Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, lồng ghép kinh phí các chương trình, các đề án có liên quan trên địa bàn để trợ giúp cho các đối tượng yếu thế đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, SƠ KẾT, TỔNG KẾT

Căn cứ Kế hoạch này yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể và UBND các quận, huyện xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch có liên quan khác để tổ chức triển khai nội dung theo nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, đồng thời báo cáo kết quả thực hiện năm 01 lần (vào ngày 30 tháng 11) về cơ quan thường trực là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tùy theo tình hình đơn vị, địa phương tổ chức sơ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng về thực hiện kế hoạch phát triển công tác xã hội theo hướng dẫn của Trung ương và của UBND thành phố.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH;
- TT TU, TTHĐND thành phố;
- Đoàn ĐBQH thành phố;
- Chủ tịch, PCT TT UBND TP;
- UBMTTQVN TP;
- Các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
- Lưu: VT, KGVX.

CHỦ TỊCH




Lê Trung Chinh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025

Số hiệu: 78/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Lê Trung Chinh
Ngày ban hành: 26/04/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…