Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4937/KH-UBND

Bình Dương, ngày 01 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Thực hiện Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở và Kế hoạch số 32-KH/TU ngày 16/6/2017 của Tỉnh ủy Bình Dương thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư (khoá XII) về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội về vị trí, vai trò của công tác thông tin cơ sở trong quá trình phát triển của đất nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng theo tinh thần Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư (khoá XII) về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; kết hợp chặt chẽ các phương tiện thông tin đại chúng với cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết chế văn hóa cơ sở để làm tốt công tác tuyên truyền. Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Trung ương, sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ nhằm thực hiện hiệu quả quy định nội dung hoạt động thông tin cơ sở và xem công tác thông tin cơ sở là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Yêu cầu

- Công tác thông tin cơ sở phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý và thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới.

- Việc triển khai thực hiện công tác thông tin cơ sở phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, thiết thực, góp phần tạo sự thống nhất và đồng thuận trong xã hội; kịp thời phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương và những thông tin, kiến thức cần thiết trong cuộc sống, lao động, sản xuất kinh doanh đến các tầng lớp nhân dân; đồng thời, chủ động đấu tranh phản bác những thông tin sai trái, bịa đặt, xuyên tạc; góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên phạm vi toàn tỉnh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại về viễn thông, công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả công tác đưa thông tin về cơ sở; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở, lồng ghép trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo

- Rà soát, củng cố tổ chức, hoạt động có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở hiện có (đài truyền thanh cấp huyện và cấp xã, đội tuyên truyền lưu động cấp huyện, điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp luật, cụm thông tin cổ động, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng, đội chiếu phim lưu động,...) nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và phù hợp với thực tế địa phương trong tình hình mới;

- Kiện toàn tổ chức và bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác thông tin cơ sở tại các cơ quan, đơn vị, ban, ngành trong toàn tỉnh;

- Quan tâm đầu tư kinh phí, lồng ghép các nguồn kinh phí thực hiện nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở được lồng ghép trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Quan tâm đầu tư các nguồn lực cho công tác thông tin cơ sở. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu, đề án đưa thông tin về cơ sở. Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thông tin cơ sở.

2. Đảm bảo công tác thông tin cơ sở hiệu quả

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư (khoá XII) về “Đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới’’; Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế hoạt động thông tin cơ sở; Kế hoạch số 32-KH/TU ngày 16/6/2017 của Tỉnh ủy Bình Dương về thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư (khoá XII) về “đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới”, xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao nhận thức trong công tác thông tin cơ sở.

- Bảo đảm thông tin thiết yếu phải kịp thời, chính xác đến với người dân.

- Hoạt động thông tin cơ sở phải tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với phong tục tập quán lành mạnh của địa phương.

3. Phương thức thực hiện

- Phối hợp tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức công tác thông tin cơ sở cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác thông tin cơ sở của địa phương.

- Tùy theo điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, địa phương chọn sử dụng hình thức cung cấp thông tin hiệu quả để thực hiện việc cung cấp các thông tin thiết yếu theo quy định tại Điều 3 Quy chế hoạt động thông tin cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016) đến người dân ở xã, phường, thị trấn.

Hình thức cung cấp thông tin bao gồm:

+ Tuyên truyền miệng (tuyên truyền viên, báo cáo viên thông tin cơ sở);

+ Tuyên truyền qua đài truyền thanh cấp huyện, đài truyền thanh cấp xã và các trạm truyền thanh ấp, khu phố;

+ Xuất bản bản tin thông tin cơ sở (bản tin giấy và bản tin điện tử);

+ Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở (sổ tay, tờ rơi, tờ gấp, tờ bướm,...);

+ Bảng tin công cộng;

+ Các hình thức hoạt động thông tin cơ sở khác như: cổ động trực quan (bảng tin điện tử, pa nô, áp phích,...), lồng ghép cung cấp thông tin vào các hoạt động, phong trào, hội họp ở xã, phường, thị trấn,...

- Các địa phương tăng cường phối hợp với các cơ quan báo chí, hệ thống đài truyền thanh tuyên truyền thông tin thiết yếu.

- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm và biểu dương khen thưởng.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí hoạt động thông tin cơ sở được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương và các nguồn kinh phí khác (chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác...).

- Căn cứ kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, văn bản quy phạm pháp luật liên quan về công tác thông tin cơ sở.

- Tổ chức cung cấp thông tin về cơ sở bằng các hình thức phù hợp để phục vụ công tác tuyên truyền; quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở tại địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cơ quan, tổ chức trong hệ thống thông tin, truyền thông xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở hàng năm và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và các ngành liên quan nghiên cứu xây dựng quy trình tiếp nhận thông tin và trả lời phản ánh của người dân thông qua công tác thông tin cơ sở, hoạt động của cổng, trang thông tin điện tử, hộp thư điện tử công vụ của các địa phương, cơ quan, đơn vị; thường xuyên nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, kiến thức cần thiết nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, góp phần ổn định tình hình tại địa phương, cơ sở.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý các trang mạng xã hội nhằm ngăn chặn, giảm thiểu việc truyền tải, tán phát những thông tin xấu, độc, đồng thời, bảo đảm quản lý thống nhất về hạ tầng thông tin ở cơ sở.

- Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước đối với các bản tin thông tin cơ sở, tài liệu không kinh doanh; hướng dẫn, định hướng công tác biên soạn và phát hành tài liệu tuyên truyền ở cơ sở theo các chương trình, đề án đưa thông tin về cơ sở.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở của các đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động thông tin cơ sở.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất cho Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sơ kết, tổng kết kế hoạch hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh giải pháp sắp xếp, tổ chức lại các thiết chế văn hóa hiện có ở cơ sở để hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và nhu cầu văn hóa gắn với thông tin cơ sở của người dân trong toàn tỉnh.

- Chỉ đạo, hướng dẫn tăng cường các hoạt động triển lãm, chiếu phim tư liệu, quảng bá văn hóa, nghệ thuật lồng ghép với công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở góp phần chăm lo tốt hơn và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, nhất là đối với công nhân tại các khu công nghiệp, người dân vùng nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương gắn với tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, học tập, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa, luyện tập thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; phát triển văn nghệ quần chúng, đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa ở cơ sở.

- Chỉ đạo hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh tăng cường bổ sung vốn tài liệu phong phú, đa dạng, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, xe sách lưu động, thường xuyên luân chuyển sách, báo đến cơ sở: các điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp luật, ... đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các thiết chế văn hóa cơ sở bảo đảm hoạt động hiệu quả.

3. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan, các địa phương tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở; phát huy vai trò của tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật gắn với thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư (khoá XII), Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, một trong những quyền cơ bản của con người đã được quy định pháp luật.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn để thực hiện Kế hoạch này từ nguồn vốn đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác do Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, quản lý.

5. Sở Tài chính

- Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn để thực hiện Kế hoạch này từ kinh phí ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các nguồn vốn khác do Sở Tài chính theo dõi, quản lý.

- Bảo đảm ngân sách nhà nước cho việc thực hiện kế hoạch thông tin cơ sở hàng năm và các chương trình, đề án liên quan đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

6. Các sở, ban, ngành có liên quan

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị để xây dựng kế hoạch tuyên truyền chính sách, pháp luật thuộc chuyên ngành quản lý đến các tầng lớp nhân dân.

- Phối hợp, đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ nhằm tăng cường đưa thông tin về cơ sở.

7. Các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử tỉnh, Đài Truyền thanh cấp huyện và cấp xã, các bản tin trên địa bàn tỉnh

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tăng cường đưa thông tin về cơ sở; chủ động triển khai và thực hiện các nội dung tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở có trọng tâm, trọng điểm theo từng năm.

- Nâng cao chất lượng các chuyên mục, chuyên đề, chương trình theo hướng đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ, nhu cầu của người dân trong tỉnh.

- Thực hiện báo cáo về công tác tuyên truyền hướng về cơ sở của cơ quan, đơn vị theo định kỳ và theo đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông (nếu có) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan định hướng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đưa thông tin về cơ sở.

- Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; đổi mới hình thức tuyên truyền nhằm đẩy mạnh đưa thông tin đến với các tầng lớp nhân dân.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm trạng của các tầng lớp nhân dân, nhất là trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm để có các giải pháp kịp thời nhằm tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

9. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở ở địa phương.

- Rà soát, củng cố, tổ chức lại bộ máy các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở hiện có nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của cấp trên.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở của địa phương.

- Tổ chức cung cấp thông tin bằng các hình thức phù hợp để phục vụ công tác tuyên truyền, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương;

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở của địa phương theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Thông tin và Truyền thông) để phục vụ công tác quản lý nhà nước;

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo thẩm quyền.

10. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách phát triển thông tin cơ sở theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về thông tin cơ sở; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở của cơ sở.

- Quy định, quản lý cụ thể việc lập bảng tin công cộng và nội dung thông tin trên bảng tin công cộng theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức cung cấp thông tin bằng các hình thức phù hợp để phục vụ công tác tuyên truyền, quản lý nội dung thông tin của hệ thống thông tin cơ sở của cơ sở; bảo đảm các yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu của hệ thống thông tin cơ sở đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân trên địa bàn, phù hợp với nội dung tại kế hoạch này và các quy định pháp luật có liên quan.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê của hệ thống thông tin cơ sở của cơ sở theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin, báo cáo, thống kê cho Ủy ban nhân dân huyện để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Hàng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo tình hình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/6), cả năm (trước ngày 10/12) hoặc đột xuất gửi về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- VPCP; Bộ TTTT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban: DVTU, TGTU;
- Các Sở, ban, ngành(20), đoàn thể(6) tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Báo BD, Đài PTTH BD, Cổng TTĐT tỉnh;
- Các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh;
- LĐVP(Lượng, Huy), Dg, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Hưng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 4937/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Số hiệu: 4937/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
Người ký: Đặng Minh Hưng
Ngày ban hành: 01/11/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 4937/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quy chế hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…